Nhập cư cần biết: Tổng hợp những chính sách nhập cư mới – Hỏi đáp (Phần I)

Những người phải di cư để tránh bị theo dõi về mặt chính trị, tránh đàn áp, chiến tranh cần phải được giúp đỡ nhanh chóng và không quan liêu. Để họ hòa nhập nhanh chóng lúc tiếp nhận, một quy trình có trật tự và phối hợp giữa tất cả các cơ quan nhà nước là cần thiết. Đồng thời, người dân sở tại có quyền mong đợi các chính trị gia điều chỉnh và kiểm soát nhập cư, ở Đức và châu Âu.

Những người tị nạn đến Đức từ những quốc gia nào?

Hiện tại, Đức đã tiếp nhận khoảng một triệu người từ Ukraine di tản khỏi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Nhiều người chọn lựa sống ở Berlin. Ngoài ra, những người di cư đến Đức còn từ nhiều quốc gia khác, đặc biệt hiện nay từ Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Tại sao Đức cần tiếp nhận người tị nạn?

Đó là trách nhiệm nhân đạo của chúng ta cần giúp đỡ những người rơi vào tình trạng nguy cấp một cách nhanh chóng và không quan liêu. Bất cứ ai đến Đức và đáp ứng các điều kiện cần được bảo vệ, như bị theo dõi vì lý do chính trị, đều phải tiếp nhận họ. Nước Đức đã và đang sẵn sàng hỗ trợ những người có nhu cầu cần cứu giúp. Đó là trách nhiệm toàn quốc gia mà tất cả chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương phải cùng nhau gánh vác với sự giúp đỡ của xã hội dân sự.

Đức có đủ chỗ ở tiếp nhận và chăm sóc không?

Tiếp nhận và chăm sóc người tị nạn là một nhiệm vụ phải được thực hiện tại địa phương, ở các tiểu bang. Chính phủ Liên bang cung cấp hỗ trợ toàn diện cho các tiểu bang và địa phương để tiếp nhận những người tị nạn, cung cấp chỗ ở nhân đạo cho họ. Với các quy định ngoại lệ trong Bộ luật Xây dựng, Chính phủ Liên bang đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các thành phố để tạo ra chỗ ở cho người tị nạn. Những thỏa thuận đặc biệt này sẽ được gia hạn đến cuối năm 2027. Chính phủ Liên bang cung cấp nhà đất có sẵn của Liên bang cho các thành phố sử dụng phục vụ chỗ ăn ở cho người tị nạn. Các tiểu bang và địa phương được miễn tiền thuê nhà và đất đai này. Hiện tại, Chính phủ Liên bang đang bàn giao khoảng 340 nhà đất với khoảng 70.000 chỗ ở cho các địa phương. Ngoài ra, nhiều công dân Đức đã trực tiếp tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine.

Ai gánh chịu chi phí tiếp nhận, ăn ở, chăm sóc người tị nạn?

Việc tiếp nhận, chăm sóc người tị nạn chủ yếu là trách nhiệm của các tiểu bang và địa phương. Hiến pháp quy định họ gánh chịu những chi phí này. Trước sự gia tăng mạnh về số lượng người tị nạn, Chính phủ Liên bang đã đóng góp vào chi phí của các tiểu bang và thành phố trong năm 2015/2016. Chính phủ liên bang tiếp tục cung cấp hỗ trợ sau năm 2015/2016 vì trách nhiệm quốc gia.

Quy định trên cũng áp dụng cho làn sóng tị nạn bởi hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine. Trong năm 2022 và 2023, Chính phủ Liên bang đã cung cấp hỗ trợ tài chính tiếp nhận người tị nạn khoảng 15 tỷ euro. Đồng thời, Chính phủ Liên bang hiện đang tiếp nhận trang trải nhiều hơn các chi phí mà trước đây do các tiểu bang và thành phố đảm nhận, đặc biệt trợ cấp xã hội cho người tị nạn từ Ukraine, gần như hoàn toàn được hỗ trợ bởi Chính phủ Liên bang. Kể từ năm 2020, Chính phủ Liên bang cũng đã chịu một phần chi phí ăn ở cao hơn đáng kể. Điều này sẽ làm giảm vĩnh viễn gánh nặng cho các tiểu bang và địa phương hàng tỷ Euro.

Ngoài ra, Chính phủ Liên bang sẽ tăng ngân sách tị nạn một lần cho các tiểu bang thêm một tỷ euro năm 2023. Điều này nhằm hỗ trợ các tiểu bang giảm bớt gánh nặng cho các địa phương của họ và tài trợ cho việc số hóa các cơ quan nhập cư. Bởi để giải quyết di cư là một nhiệm vụ thường trực cho tất cả các cấp chính quyền, Chính phủ Liên bang và các tiểu bang hiện muốn phân cấp về chi ngân sách cho nhiệm vụ này, có thể được điều chỉnh trong tương lai.

Những người tị nạn đến Đức nhận được loại hỗ trợ nào?

Tất cả những người sống ở Đức và có nhu cầu đều có thể nhận được hỗ trợ cho sinh kế của họ, bao gồm cả người tị nạn. Người xin tị nạn, người nước ngoài bị đình chỉ trục xuất tạm thời hoặc những người có nghĩa vụ rời khỏi đất nước, cũng như vợ / chồng và con cái của họ nhận được trợ cấp theo Đạo luật Phúc lợi dành cho người xin tị nạn Asylbewerberleistungsgesetz.

Những trợ cấp này khác nhau ở một số khía cạnh so với trợ cấp công dân Bürgergeld hoặc trợ cấp xã hội Sozialhilfe, ở các điểm sau:

- Sinh kế có thể được trợ cấp bằng hiện vật. Ví dụ, thông qua các bữa ăn tại các trung tâm tiếp nhận ban đầu và chỗ ở chung, cũng như phân phối quần áo và hoặc cấp phiếu mua hàng.

-Tỉ lệ trợ cấp trong trường hợp trợ cấp tiền mặt, sẽ thấp hơn so với tiêu chuẩn Tiền Công dân hoặc trợ cấp xã hội.

- Người xin tị nạn ban đầu không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước, văn phòng phúc lợi xã hội hoặc sở y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe cơ bản. Điều này có nghĩa là họ được điều trị bệnh cấp tính, đau và mang thai.

Những quyền lợi giảm trên được áp dụng trong thời gian 18 tháng. Trong trường hợp ở lại Đức lâu hơn, người tị nạn cũng được hưởng Tiền Công dân hoặc trợ cấp xã hội.

Người tị nạn từ Ukraine được nhận Tiền Công dân và giấy phép lao động. Ngay sau khi bắt đầu cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Liên minh châu Âu lần đầu tiên đã ban hành Nghị định Dòng người tị nạn Massenzustrom-Richtlinie vào tháng 3/2022. Chỉ thị này tồn tại trong trường hợp nhiều người tìm kiếm sự bảo vệ ở EU cùng một lúc và có cùng một lí do, ví dụ như dochiến tranh hoặc một nhóm dân cư bị đàn áp. Nghị định cho phép "bỏ qua" thủ tục tị nạn.

- Từ tháng 1.2024, những người tị nạn nhận Tiền Công dân hoặc trợ cấp xã hội và sống trong nhà ở chung được tổ chức chăm sóc đầy đủ sẽ không còn nhận được tiền mặt mua thực phẩm và phụ phí nhà ở. Vào ngày 15.12.2023, Thượng viện đã thông qua các sửa đổi tương ứng đối với Đạo luật Tiền Công dân và Trợ cấp Xã hội. Nếu cầp bằng hiện vật sẽ ở mức 186 EUR cho một người lớn. Số tiền cấp bằng hiện vật này được khấu trừ vào tiêu chuẩn Tiền Công dân hoặc trợ cấp xã hội.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang