- Thời sự
- Thế giới
Một vụ xả súng đêm ngày 21/9 (theo giờ địa phương) đã khiến 4 người chết và 18 người bị thương ở Birmingham thuộc bang Alabama, Mỹ.
Cảnh sát địa phương cho biết, một nhóm các kẻ tình nghi đã bắn vào một đám đông tại một địa điểm công cộng và bỏ trốn sau đó. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng và 18 người bị thương trong vụ xả súng.
Các lực lượng chức năng cho rằng vụ xả súng là có chủ ý và người được coi là mục tiêu chính của vụ xả súng là một trong các nạn nhân đã thiệt mạng. Hơn 100 vỏ đạn đã được thu tại hiện trường và cảnh sát cho biết các nghi phạm có thể đã sử dụng một khẩu súng máy trong vụ tấn công. Hiện cảnh sát chưa xác định được danh tính hay bắt giữ được các nghi phạm trong vụ xả súng.
Thị trưởng thành phố Birmingham, ông Randall Woodfin đã kêu gọi chấm dứt bạo lực súng đạn và cho biết ông tiên hàng đầu của ông là an toàn công cộng.
Mỹ từ đầu năm tới nay đã ghi nhận hơn 400 vụ xả súng hàng loạt và ít nhất 4 người bị thương hoặc tử vong trong mỗi vụ.
Gần một nửa (43%-49%) tổng lượng nhập khẩu hàng tháng của Mỹ dự kiến sẽ bị ảnh hưởng, tương đương hàng tỷ USD kim ngạch thương mại.
Các Giám đốc điều hành của Cảng New York và New Jersey cho biết họ đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc đình công có thể xảy ra của Hiệp hội Công nhân Bốc xếp Quốc tế (ILA), công đoàn lớn nhất ở Bắc Mỹ và đại diện cho hơn 85.000 người lao động.
Cuộc đình công dự kiến sẽ khiến 5 trong số 10 cảng bận rộn nhất ở Bắc Mỹ cùng tổng cộng 36 cảng dọc theo bờ Đông và Vùng Vịnh có nguy cơ bị đóng cửa vào ngày 1/10.
Ước tính 43% - 49% tổng lượng hàng nhập khẩu của Mỹ và dòng chảy thương mại trị giá hàng tỷ USD mỗi tháng đang bị đe dọa khi thời hạn 1/10 sắp tới gần mà yêu cầu mức lương tốt hơn và không sử dụng hệ thống tự động hóa của công đoàn không được đáp ứng.
Beth Rooney, Giám đốc cảng của Cơ quan Cảng New York và New Jersey, tiết lộ các hãng vận tải biển và nhà điều hành riêng lẻ đã thông báo sẽ giảm hoạt động để tránh tình trạng quá tải container.
Cảng New York/New Jersey đã tham gia thảo luận với các hãng vận tải biển và nhà điều hành về việc quản lý hàng hóa trước khi xảy ra gián đoạn, đảm bảo các biện pháp thích hợp được áp dụng để hoàn tất việc vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng trước khi ngừng hoạt động.
Trong một bài đăng trên blog gần đây, phó Chủ tịch Jim Mancini phụ trách bộ phận Vận tải trên mặt đất Bắc Mỹ của CH Robinson viết rằng không chỉ các công ty và nhà cung cấp Mỹ bị ảnh hưởng mà cả chuỗi cung ứng trên khắp châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh và châu Á cũng sẽ bị liên lụy.
Ông nói: “Mặc dù khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thường có nhiều lựa chọn hơn để chuyển hàng hóa sang bờ Tây, nhưng hơn một nửa hàng hóa ô tô nhập khẩu hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào bờ Đông. Hiện tại, chỉ có 2 tuyến dịch vụ container hoạt động giữa châu Âu và bờ Tây Mỹ”.
Một phân tích của Mitre được ủy quyền bởi Phòng Thương mại Mỹ ước tính rằng một cuộc đình công kéo dài 30 ngày tập trung tại các cảng New York và New Jersey có thể gây ra tác động kinh tế lên tới 641 triệu USD/ngày.
Tại Virginia, tác động kinh tế dự kiến là 600 triệu USD/ngày, hoặc khoảng 18 tỷ USD trong 30 ngày. Tác động xuất khẩu tại các hoạt động ở Houston có thể lên tới 51 triệu USD/ngày và 41,5 triệu USD/ngày đối với hàng nhập khẩu.
Hồi tháng 6, ILA đã hủy bỏ các cuộc đàm phán vào tháng 7 với Liên minh Hàng hải Mỹ - đại diện cho quyền sở hữu cảng - sau khi công đoàn phát hiện ra công nghệ tự động đang được APM Terminals và Maersk (công ty vận tải biển lớn thứ 2 thế giới) sử dụng để xử lý xe tải tại các cảng mà không cần người lao động.
Chủ tịch ILA Harold Daggett tuyên bố vào ngày 5/8 rằng các thành viên ủng hộ 100% ban lãnh đạo ILA và quyết định đình công vào ngày 1/10 nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.
Trong khi đó, phó Chủ tịch ILA Dennis Daggett đã gọi hệ thống tự động hóa đang được triển khai tại một số cảng là "ung thư" trong một video công bố vào ngày 18/9. "Chúng tôi sẽ không để căn bệnh ung thư đó xâm nhập vào bờ Đông", ông nói.
Cuộc chiến lao động mới nhất này là một phần trong làn sóng đấu tranh của công nhân ở những năm gần đây - ảnh hưởng đến nhiều ngành như cảng biển, đường sắt và logistics trên toàn thế giới, từ châu Âu đến bờ Tây nước Mỹ.
Cuộc chiến đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi đại dịch xảy ra và trong bối cảnh lạm phát cao, và khi ngày càng nhiều cảng tìm cách sử dụng tự động hóa như một phần cho các giải pháp logistics của họ.
Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết bà ủng hộ ngân hàng trung ương hạ lãi suất ở mức thấp hơn so với quyết định vừa được đưa ra.
Tại cuộc họp chính sách tuần này, Thống đốc Fed Michelle Bowman là quan chức ngân hàng trung ương đầu tiên phản đối quyết định được Chủ tịch Fed đưa ra. Bà là quan chức FED đầu tiên làm việc này kể từ năm 2005 tới nay. Bà vẫn ủng hộ việc hạ lãi suất ở mức thấp hơn.
Fed quyết định cắt giảm lãi suất ở mức 0,5% vào ngày 18/9, thay vì mức giảm như thông thường là 0,25%. Đây cũng là lần nới lỏng chính sách đầu tiên trong 4 năm của Fed.
Trong khi đó, Bowman cho biết bà ủng hộ mức cắt giảm thấp hơn vì lo ngại rằng mức 50 điểm cơ bản “có thể được cho là tuyên bố chiến thắng sớm” trước lạm phát.
Bà Bowman được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào hội đồng quản trị của Fed năm 2018. Bà từng là một nhân viên ngân hàng ở thị trấn nhỏ tại Kansas, sau đó trở thành uỷ viên ngân hàng của tiểu bang.
Hôm thứ Sáu, bà cho biết rằng tốc độ hạ lãi suất chậm hơn sẽ tránh việc thúc đẩy nhu cầu không cần thiết.
Lạm phát hiện đang ở mức gần 2,5%, cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của Fed. Bowman cho biết bà không phản động thái hạ lãi suất nếu điều đó đảm bảo triển vọng lạm phát đang đi đúng hướng.
Thống đốc Fed nói: “Chúng tôi vẫn chưa đạt được mục tiêu lạm phát. Tôi tin rằng việc di chuyển với tốc độ vừa phải, hướng tới lập trường chính sách trung lập hơn sẽ đảm bảo sự tiến triển hơn nữa trong lộ trình đưa lạm phát xuống 2%.”
Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan thiết lập lãi suất, có 12 thành viên có quyền bỏ phiếu, gồm 7 Thống đốc Fed, Chủ tịch Fed New York và một nhóm luân phiên gồm 4 chủ tịch Fed khác. Vị trí thống đốc Fed được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ xen kẽ.
Dù sự bất đồng quan điểm giữa các quan chức là điều phổ biến, song không có thống đốc nào có quan điểm trái chiều trong suốt 19 năm cho đến tuần này.
Hơn nữa, Chủ tịch Fed Jerome Powell chưa phải đối mặt với tình trạng bất đồng quan điểm về quyết định chính sách từ bất kỳ thành viên có quyền bỏ phiếu nào trong 17 cuộc họp gần đây nhất. Điều này cũng tương tự với thời điểm từ tháng 8/2003 đến tháng 8/2005 khi cựu Chủ tịch Fed Alan Greenspan điều hành ngân hàng trung ương.
Lần các thống đốc Fed bất đồng quan điểm gần đây nhất là vào tháng 9/2005. Khi đó, Mark Olson phản đối việc tăng lãi suất vì ông cho rằng ngân hàng trung ương nên theo dõi tác động kinh tế từ cơn bão Katrina.
Vì các thống đốc Fed chưa từng bất đồng quan điểm trong suốt 19 năm, nên chắc chắn đây sẽ là vấn đề lớn ở thời điểm này, theo Esther George, cựu Chủ tịch Fed Kansas City.
Tại một cuộc họp báo hồi tháng 7, ông Powell đã trấn an thị trường mức độ nhất trí trong thời gian gần đây trong nội bộ ngân hàng trung ương. Ông nói: “Những bất đồng quan điểm có xảy ra, nhưng điều đó sẽ ổn. Không một cá nhân nào có quyền bác bỏ. Vì thế, vấn đề chỉ là ai sẽ bỏ phiếu ủng hộ và phản đối.”
Sau quyết định được đưa ra hôm 18/9, ông Powell cho biết việc hạ lãi suất 50 điểm cơ bản được đa số các quan chức ủng hộ. Ông cũng trích dẫn các dự báo về lãi suất, cho thấy cả 19 nhà hoạch định chính sách tham gia cuộc họp của FOMC đều cho rằng lãi suất thấp hơn trong năm nay là phù hợp.
Thống đốc Fed Christopher Waller đã bày tỏ quan điểm ủng hộ với quyết định của Fed. Ông nói: “50 là con số phù hợp. Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ, lạm phát giảm và chúng tôi muốn duy trì tình hình như vậy.”
Trong khi đó, Bowman đã đưa ra nhiều bài phát biểu chi tiết về một loạt các ván đề chính sách nhưng không được các nhà phân tích về chính sách nhận định là người có ảnh hưởng đặc biệt đến việc định hình các quyết định về chính sách tiền tệ.
"Tôi ghét Trump, bà ấy lại thích ông ta, nhưng chúng tôi đều nghĩ rằng ông ta đã dàn dựng các vụ ám sát."
Wild Mother (Tạm dịch: Người mẹ nơi hoang dã) - tên trên mạng của một người phụ nữ tên là Desirée - sống ở vùng núi bang Colorado, nơi bà đăng cho 80.000 người theo dõi các video về sức khỏe toàn diện và cách nuôi dạy cô con gái nhỏ của mình. Bà muốn cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.
Cách đó 70 dặm (khoảng 112 km) về phía bắc, ở vùng ngoại ô thành phố Denver (bang Colorado), là nơi sinh sống của Camille - một người ủng hộ nhiệt thành cho bình đẳng giới và chủng tộc. Bà sống với đàn chó cứu hộ và bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ trong 15 năm qua.
Hai người phụ nữ này có quan điểm chính trị trái ngược nhau, nhưng họ đều tin rằng các vụ ám sát cựu Tổng thống Trump đã được dàn dựng.
Cả hai nói rằng họ có quan điểm như vậy về các vụ ám sát sau khi đọc nhiều bài viết trên mạng xã hội.
Phóng viên BBC đã đến bang Colorado để sản xuất podcast Tại sao bạn ghét tôi? (Why Do You Hate Me?). Tiểu bang này là nơi chứa đầy các thuyết âm mưu về việc cuộc bầu cử năm 2020 bị gian lận. BBC muốn tìm hiểu vì sao những thuyết âm mưu không có bằng chứng về việc dàn dựng vụ ám sát lại lan truyền rộng như vậy và hậu quả của các thuyết âm mưu này đối với những người như Camille và Wild Mother.
Hàng chục bài đăng không có bằng chứng mà phóng viên BBC tìm thấy - cho rằng cả hai vụ việc đều được dàn dựng - đã thu hút hơn 30 triệu lượt xem trên X (trước đây là Twitter).
Một số bài đăng như vậy đến từ các tài khoản chống ông Trump. Nhưng những tài khoản này dường như không khi nào chia sẻ các thuyết âm mưu như vậy trước đây. Một số bài chia sẻ khác thì đến từ những người ủng hộ vị cựu tổng thống Mỹ.
Đối với Camille, người theo phe Dân chủ, thì nhóm của ông Trump đã dàn dựng điều này để tăng cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Wild Mother thì tin rằng chính nhóm của ông Trump đã dàn dựng vụ tấn công để đổ lỗi cho những kẻ thù trong "Nhà nước Ngầm". Bà đã theo dõi QAnon - một phong trào ủng hộ thuyết âm mưu vô căn cứ cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump đang tham gia vào một cuộc chiến bí mật chống lại một nhóm tinh hoa gồm những kẻ ấu dâm thờ Satan.
Nhà nước Ngầm được cho là một liên minh mờ ám của các cơ quan an ninh và tình báo tìm cách ngăn chặn một số chính trị gia.
Không có bằng chứng nào củng cố cho bất kỳ thuyết âm mưu nào của những người phụ nữ này.
Việc dàn dựng các sự kiện để thao túng công chúng là một ý tưởng kinh điển trong sách lược về thuyết âm mưu. Wild Mother nói rằng bà thường xuyên suy nghĩ như thế.
Đối với Camille, đây là lần đầu tiên bà sử dụng từ "dàn dựng" để nói về một sự kiện như vậy. Bà luôn tin rằng Covid-19 là có thật và bà phản đối mạnh mẽ những tuyên bố sai sự thật rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị gian lận.
Nhưng vào ngày 13/7 năm nay, khi bà ở nhà, xem ti vi trực tiếp cảnh ông Donald Trump bị bắn tại một cuộc vận động tranh cử tại bang Pennsylvania, bà đã nghĩ ngay:
"Ồ, đó là dàn dựng."
Cách ông Trump đứng và giơ nắm đấm lên không trung đã khiến bà Camille nghi ngờ.
Bà đã có những câu hỏi về việc làm sao Mật vụ Mỹ lại để vụ nổ súng xảy ra. Giám đốc của cơ quan này đã từ chức vì những sai sót trong ngày hôm đó.
Kẻ nổ súng là một thanh niên 20 tuổi có tên Thomas Matthew Crooks, người đã bị lính bắn tỉa của Mật vụ Mỹ hạ gục. Động cơ của Crooks vẫn chưa được giải đáp - điều này dấy lên nhiều câu hỏi hơn. Do đó, bà Camille tiếp tục trăn trở.
Vì hoài nghi về vụ nổ súng này, bà Camille chuyển sang X để tìm thêm câu trả lời.
Trong những năm trước vụ nổ súng, bà đã dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội này. Bà quan tâm đến các tài khoản chống ông Trump, ủng hộ Đảng Dân chủ và đã theo dõi một số tài khoản như vậy.
"Tôi phải thừa nhận rằng hiện tại tôi dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và nó đã đi vào tâm trí của tôi, đó là một vấn đề," bà nói với BBC.
Những thay đổi gần đây về tính năng đề xuất "Dành cho bạn" trên mạng xã hội X giúp Camille xem được thêm nhiều bài đăng từ các tài khoản mà bà không theo dõi. Tuy nhiên, các bài viết này cũng được thuật toán sắp xếp cho phù hợp với quan điểm chính trị của bà. Rất nhiều tài khoản trong số này đã trả phí để có dấu tick xanh, khiến các bài đăng của họ trở nên nổi bật hơn.
Do đó, sau vụ ám sát hụt đầu tiên, các bài viết cho rằng vụ việc được dàn dựng đã xuất hiện đầy trên bản tin của Camille. Không những thế, chúng còn khá thuyết phục vì chúng đến từ các tài khoản có chung quan điểm với bà Camille về cựu Tổng thống Trump.
Hầu hết các công ty truyền thông xã hội cho biết họ có hướng dẫn để bảo vệ người dùng và giảm nội dung có hại. X đã không trả lời yêu cầu bình luận của BBC về vấn đề này.
'Giống như đang xem chương trình ảo thuật'
Wild Mother đã chuyển sang mạng xã hội để tìm kiếm cộng đồng của mình vì ở ngoài đời thực, bà bị gọi là kẻ lập dị, người ngoài hành tinh, viên kim cương thô (chỉ những người tốt bụng nhưng có vẻ ngoài khó gây thiện cảm).
Bà đã thu hút được hàng ngàn người theo dõi.
Khi trò chuyện với phóng viên BBC dưới thác nước ở thị trấn nhỏ mà bà gọi là nhà, bà đã giải thích cách bà bắt đầu chia sẻ quan điểm của mình về chữa trị thuận tự nhiên và việc làm mẹ vào năm 2021.
Sau đó, bà bắt đầu đăng tải các lý thuyết chưa được chứng minh về những sự kiện nổi tiếng - chẳng hạn như về sức khỏe của Vương phi xứ Wales (Vương quốc Anh) hay vụ sập cầu Baltimore (bang Maryland) vào đầu năm nay. Bà dần thấy lượt xem và lượt thích của tăng lên.
Bà thừa nhận mình đắm chìm trong cái mà bà gọi là "ý tưởng thay thế về thực tại" từ khi còn nhỏ và tin rằng mọi người đã bị lừa dối về những gì thực sự đã xảy ra khi John F Kennedy bị ám sát vào những năm 1960, khi vụ 11/9 xảy ra vào năm 2001 và trong đại dịch Covid-19.
Bà thích ông Trump khi bà bắt đầu dành nhiều thời gian trên mạng hơn trong thời gian đại dịch và tiếp xúc với phong trào QAnon.
Là một người mẹ, bà đặc biệt quan tâm đến những cáo buộc liên quan đến lạm dụng trẻ em và nạn buôn người mà những người ủng hộ QAnon thường nói đến.
“Tôi không thể tin nổi những điều kinh hoàng mà tôi đang được nghe kể lại, những điều đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Điều đó khiến tôi thực sự sốc. Chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ những đứa trẻ vô tội,” Wild Mother nói.
Những người ủng hộ QAnon nằm trong đám đông xông vào Điện Capitol ngày 6/1/2021 nhằm phản đối chiến thắng của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.
Giờ đây, Wild Mother tin vào giả thuyết mà bà thấy trên mạng xã hội rằng vụ nổ súng vào ông Trump hồi tháng 7 đã được dàn dựng để đổ lỗi cho Nhà nước Ngầm.
Nhưng Wild Mother nói thêm rằng theo các bài đăng mà bà thấy trên mạng, "những người tốt trong quân đội", được gọi là Mũ Trắng, đã thực hiện các hoạt động bí mật để chống lại Nhà nước Ngầm.
Và một giả thuyết được đề xuất trên trang mạng xã hội của bà cho rằng vụ ám sát vào tháng 7 là do Mũ Trắng dàn dựng để cho công chúng thấy mối đe dọa mà ông Trump đang phải đối mặt.
Wild Mother không chắc rằng các giả thuyết QAnon có đúng hay không nhưng bà biết những gì mình muốn tin.
"Tôi nghĩ nước Mỹ cần được giải cứu khỏi chính phủ ngay bây giờ. Đây là một mớ hỗn độn khủng khiếp. Một mớ hỗn độn khủng khiếp," bà nói.
Khi Wild Mother đặt câu hỏi liệu một sự kiện được đề xuất trên trang của bà có thể được dàn dựng hay không, có vẻ như đối với bà thì bất kỳ sự việc nào đều có thể được dàn dựng.
"Giống như hồi nhỏ bạn đi xem ảo thuật và bạn phát hiện ra ảo thuật gia dùng mẹo chứ chẳng có phép thuật nào cả. Sau đó, mỗi lần đi xem ảo thuật, bạn sẽ biết họ đang làm gì," bà nói với BBC.
Khi cả Camille và Wild Mother đắm chìm sâu hơn vào mạng xã hội, những niềm tin mà họ tiếp thu khiến mối quan hệ của họ ngoài đời thực bị rạn nứt.
Bà Camille thấy khó trò chuyện với một số người thân trong gia đình ủng hộ Trump, trong khi Wild Mother nói điều đó phần nào khiến bà chia tay với người chồng cũ, người mà bà cho là phản đối mạnh mẽ các thuyết âm mưu.
"Điều đó có gây khó khăn không? Có. Nó có tạo ra rạn nứt không? Có thể đó là một trong những điều đã kết thúc cuộc hôn nhân của tôi không? Có thể," Wild Mother chia sẻ.
Trong khi đó, Camille cũng thấy mình bị cuốn vào những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội X khiến bà phải cảnh giác ngoài đời thực.
"Điều đó hơi đáng sợ vì tôi cảm thấy rằng mỗi lần ra khỏi nhà, tôi đều có thể dính vào một cuộc xung đột nào đó," bà nói.
Bầu không khí hoài nghi và xung đột này không chỉ gây hậu quả cho cuộc sống cá nhân của những người phụ nữ này mà còn cho cả xã hội.
Các viên chức, nhân viên bầu cử và các chính trị gia trên khắp nước Mỹ thấy mình trở thành đối tượng của sự thù hận và đe dọa do có niềm tin rộng rãi rằng hầu như mọi thứ - bao gồm cả bầu cử - đều bị gian lận và dàn dựng.
Đối với Wild Mother, mọi người đang "đi trên một ranh giới rất mong manh" giữa việc tìm kiếm công lý và các hành vi gây hại.
"Không phải bằng cách viết thư cho các thượng nghị sĩ và gọi họ bằng những cái tên phân biệt chủng tộc. Nhưng nếu bạn là người thực sự nghiên cứu và phát hiện ra vấn đề, liệu tôi có đồng tình rằng bạn nên lên tiếng không? Chắc chắn là có rồi," bà nói.
"Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có cách để làm điều đó."
Trong khi Wild Mother và Camille nói rằng họ chưa bao giờ đe dọa bất kỳ ai thì sự ngờ vực do các bản tin được đề xuất trên mạng xã hội gây ra đã làm xói mòn niềm tin của họ vào xã hội và các thể chế của nó.
Camille, người rất phản đối các thuyết âm mưu, giờ đây thấy mình đang sử dụng ngôn từ của chúng.
Bà dường như là một trong số nhiều người bị lôi kéo vào lối suy nghĩ này - bởi vụ ám sát hồi tháng 7/2024 và thuật toán truyền thông xã hội đã kéo mọi người vào sâu hơn thế giới mạng, tách biệt khỏi thực tế.
Ngày 20-9, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) công bố sẽ trích hơn 3 tỉ USD cho 25 dự án được chọn lọc tại 14 tiểu bang trên toàn nước Mỹ để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất pin xe điện tiên tiến và các vật liệu pin khác.
Số tiền này được trích từ ngân sách theo Luật Cơ sở hạ tầng, và động thái này của DOE là một phần trong chương trình nghị sự Đầu tư vào nước Mỹ của chính quyền Biden - Harris.
Washington tăng tốc
Tạp chí Newsweek cùng ngày 20-9 đánh giá động thái trên của Mỹ nhằm mục đích giảm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất pin toàn cầu - một lĩnh vực chủ chốt trong ngành sản xuất xe điện và các linh kiện điện tử khác.
"Chúng ta đang ở trong thời kỳ phục hồi sản xuất tại Mỹ và chương trình nghị sự Đầu tư vào nước Mỹ của chính quyền Biden - Harris tiếp tục thổi luồng sinh khí mới vào các cộng đồng kinh tế địa phương trên khắp nước Mỹ.
Bằng cách đưa Mỹ lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất pin tiên tiến, chúng ta đang tạo ra những công việc có mức lương cao, củng cố vị trí dẫn đầu kinh tế toàn cầu, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch", Bộ trưởng DOE Jennifer M. Granholm cho biết.
Khoản tài trợ 3 tỉ USD đánh dấu vòng tài trợ thứ hai theo Luật Cơ sở hạ tầng năm 2021. Trước đó hồi tháng 7, chính quyền Biden đã tài trợ 1,8 tỉ USD cho 14 dự án được phân bổ trên toàn quốc. Vòng tài trợ thứ hai có giá trị gần gấp đôi so với vòng đầu tiên, tuy nhiên con số 3 tỉ USD vẫn ít hơn dự kiến do một số dự án bị rút hoặc từ chối trong quá trình đàm phán.
Theo bà Jennifer M. Granholm, không có gì khó khăn hơn cho ngành công nghiệp sản xuất nhưng còn hơn là mất việc làm vào tay các đối thủ nước ngoài. Bà khẳng định ngay cả khi các đối thủ nặng ký như Trung Quốc đầu tư mạnh vào xe điện thì các khoản tài trợ liên bang sẽ "đảm bảo ngành công nghiệp ô tô của Mỹ vẫn có khả năng cạnh tranh".
Bên cạnh đó, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Lael Brainard khẳng định Tổng thống Joe Biden sẽ không ngừng nỗ lực để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Các khoản tài trợ sẽ đưa nước Mỹ tới gần mục tiêu của chính quyền Biden hiện tại là xây dựng chuỗi cung ứng toàn diện cho pin và các khoáng sản quan trọng tại Mỹ. Bà Brainard nhấn mạnh sáng kiến trên rất cần thiết để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong các lĩnh vực then chốt này.
Giá xe điện Trung Quốc vẫn hời
Theo bà Brainard, Trung Quốc đã thâu tóm thị trường tinh chế và chế biến các khoáng sản như lithium (nguyên liệu để sản xuất pin xe điện), các nguyên tố đất hiếm và gallium, đồng thời cũng thống trị ngành sản xuất pin. Chính điều này đã khiến Mỹ và các đồng minh dễ tổn thương hơn khi phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Do đó, Washington hồi tuần trước đã phản ứng lại bằng cách tăng thuế đối với các mặt hàng khoáng sản quan trọng nhập khẩu từ Trung Quốc như than chì - vốn được sử dụng trong ngành sản xuất xe điện. Ngoài ra, Tổng thống Biden đã công bố mức thuế mới tăng gấp bốn lần, tương đương 100%, đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào tháng 5 nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô trong nước, theo tờ New York Times.
Các chuyên gia nhận định ngành sản xuất Trung Quốc nói chung và xe điện Trung Quốc nói riêng luôn là một trong những mối quan tâm lớn của Mỹ. Không chỉ riêng ông Biden, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ xem xét áp mức thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này nếu ông quay trở lại Nhà Trắng vào cuối năm nay.
Theo báo The Diplomat, việc áp mức thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc báo hiệu thời điểm quan trọng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Mức thuế mới có thể đem lại hiệu quả tạm thời bằng cách bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài, nhưng không giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ làm suy yếu khả năng cạnh tranh lâu dài của xe điện Mỹ.
Không chỉ vậy, bất chấp mức thuế cao không tưởng, một số xe điện của Trung Quốc vẫn rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Cụ thể, giá thấp nhất của một chiếc xe điện BYD xuất khẩu sang Mỹ là 12.000 USD, ngay cả khi áp mức thuế 100% thì chiếc xe điện này vẫn có giá dưới 24.000 USD - mức giá gần như thấp nhất thị trường.
Trong khi đó, một chiếc xe điện Tesla - hãng xe điện hàng đầu của Mỹ - thường khó có giá dưới 30.000 USD. Ông Joe McCabe - giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu AutoForecast Solutions (Mỹ) - nhấn mạnh các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có vẻ như không quá quan tâm đến lợi nhuận trong ngắn hạn.
Theo báo Nikkei Asia, một trong những vấn đề dẫn tới mức giá xe điện của các nhà sản xuất Mỹ thiếu cạnh tranh đến từ pin - bộ phận chiếm 30% chi phí xe điện. Mỹ dường như khá chậm chạp trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào pin Trung Quốc. Đây cũng là một trong những lý do chính quyền Biden ngày 20-9 công bố khoản tài trợ mới nhất 3 tỉ USD vào lĩnh vực pin.
Ngoài ra, giới quan sát quốc tế đánh giá Washington đã chậm chân so với đối thủ trong việc phát triển chuỗi cung ứng xe điện. Trong khi đó, Bắc Kinh lại chú trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện suốt hơn một thập niên qua với mức đầu tư hơn 230 tỉ USD, theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, có trụ sở tại Mỹ) hồi tháng 6.
Nguồn: Soha; Người Quan Sát; CafeF; BBC; Tuổi Trẻ
Mỹ: Chấn động vụ án Diddy; Biden lộ ‘phát ngôn kín’; Thất bại của Mật vụ; Trump & trò lừa tiền mã hóa; ‘Lá bài’ kinh tế của Trump
Sông Amazon hạn hán; Siêu giàu tăng mạnh; Loạt nhà máy lọc dầu phá sản; Ukraine xong 'kế hoạch chiến thắng'; Hezbollah hỗn loạn
Kinh tế Israel oằn mình; Địa ngục đã chuẩn bị; Thủ lĩnh Hezbollah bị ám sát; Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS; 2.000 lính Ukraine bị vây
Dấu ấn năng lượng của BRICS; Khó chồng khó cho Nga; Cuộc chiến ở Sudan; Tình hình kiểm soát Ukrainsk; Ngăn cuộc chiến ở Liban
Mỹ: Bão Helene càn quét; Giáng đòn lên ô tô TQ; Tình hình các bang chiến địa; Trừng phạt Venezuela; Điều chỉnh lực lượng ở Trung Đông
'Vũ khí hóa' chuỗi cung ứng; 'Cơn đau đầu' mới ở Nga; Đột phá bất thành ở Kursk; Vụ tấn công chấn động; Israel- Hezbollah trả đũa lẫn nhau
TQ tung chính sách kinh tế; TQ thể hiện sức mạnh; Đông Bắc Á 'oằn mình' chống lũ; Ukraine 'tất tay' tại Kursk; Israel không kích Lebanon
Mỹ: Giảm lãi suất; Cú sốc vụ Trump bị ám sát hụt; Trump 'mắc bẫy' Harris; Giữ vị thế ở Trung Đông; Bác đề xuất lập NATO của châu Á
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá