Luật Lưu Trú Aufenthaltsgesetz – AufenthG

Lời nói đầu

Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần:

Phần 1: Luật Lưu trú.

Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do của công dân EU.

Phần 3: Thay đổi Luật Xét tỵ nạn.

Phần 4: Thay đổi Luật Đăng kiểm người nước ngoài.

Phần 5: Thay đổi Luật Quốc tịch.

Phần 6: Thay đổi Luật Liên bang về người Đức bị xua đuổi.

Phần 7: Thay đổi Luật Về vị trí pháp lý của người nước ngoài không quê hương ở Đức.

Phần 8: Thay đổi Luật Trợ cấp người xin tỵ nạn.

Phần 9: Thay đổi Quyển 3 Bộ Luật Xã hội.

Phần 10: Thay đổi những luật liên quan đến phụ, trợ cấp và xã hội khác.

Phần 11: Thay đổi những luật khác.

Phần 12: Thay đổi văn bản dưới luật.

Phần 13: Điều chỉnh lại văn bản dưới luật đã thay đổi.

Phần 14: Công báo.

Phần 15: Có hiệu lực và hết hiệu lực.

Luật Nhập cư được phôi thai từ ý tưởng của Thủ tướng Schröder muốn mời chuyên gia tin học các nước sang Đức làm việc, khi ông thăm Hội chợ CeBIT Hannover ngày 23.02.2000. Ngày 12.09.2000, một ủy ban của Chính phủ được thành lập do bà Süssmuth - Cựu Chủ tịch Quốc Hội Đức đứng đầu có nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề nhập cư các chuyên gia nước ngoài, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng Luật Nhập cư. Ngày 28.05.2001, Liên Đảng cầm quyền SPD và Grünen thông qua kế hoạch xây dựng Luật Nhập cư. Dự Luật được Bộ trưởng Nội vụ Schily soạn thảo xong ngày 03.08.2001. Ngày 1.3.2002 Dự Luật Nhập cư được thông qua Quốc hội, nhờ đảng SPD và Grünen chiếm đa số. Dự Luật được trình Thượng Viện biểu quyết, chuẩn y vào ngày 22.3.2002. Khi biểu quyết, bang Brandenburg đã không bỏ đồng phiếu, nhưng Thống đốc Berlin, ông Wowereilt, giữ ghế Chủ tịch Thượng viện lại coi đó là phiếu thuận. Ngày 20.06.2002 Tổng thống Rau ký thông qua Luật Nhập cư nhưng lại chuyển sang Tòa án Hiến pháp Liên bang yêu cầu xem xét tính hợp hiến trong thủ tục thông qua Dự Luật. Ngày 18.12.2002, Tòa án Hiến pháp Liên bang tuyên bố không thể coi phiếu của bang Brandenburg là phiếu thuận, và Dự Luật Nhập cư phải làm lại thủ tục từ đầu. Ngày 29.05.2003, dựa vào sức mạnh đa số của Đảng SPD và Grünen trong Quốc hội, Dự luật được Quốc hội thông qua lần 2 không sửa chữa. Nhưng Dự luật đã bị Thượng viện do đảng CDU/CSU chiếm đa số phủ quyết ngày 20.6.2003. Chính phủ buộc phải chuyển Dự Luật sang Ủy ban Điều phối Lưỡng viện thương thảo. Qúa trình thương thảo bắt đầu từ 29.11.2003, ngày Bộ trưởng Nội vụ Schilly bật đèn xanh sẵn sàng thương lượng với CDU/CSU về những vấn đề CDU/CSU không nhất trí, trải qua nhiều lần bế tắc, thậm chí có lúc tưởng tan vỡ, như khi đảng Grünen tuyên bố ngừng thương thảo ngày 03.05.2004, đến ngày 25.05.2004, Thủ tướng Schröder mới thỏa thuận được với đảng CDU/CSU 8 nguyên tắc cơ bản hoàn chỉnh Dự Luật Nhập cư. Nhờ đó, Dự Luật Nhập cư được Ủy ban Lưỡng viện hoàn tất vào ngày 30.06.2004, thông qua Quốc hội ngày 02.07.2004, được Thượng viện chuẩn y ngày 09.07.2004, và có hiệu lực từ ngày 01.01.2005. Tính ra, từ khi phôi thai đến khi có hiệu lực, Luật Nhập cư trải qua một thời gian ngót 5 năm.

Phần Luật Lưu trú ban hành lần đầu năm 2005, bản in PDF dài 64 trang; sau khi được tiếp tục sửa đổi đăng công báo ngày 25.02.2008 và sửa lần cuối cùng ngày 20.07.2017 dài lên 115 trang, tính ra gần gấp đôi; được thay đổi, bổ sung thêm nhiều Điều, Đoạn, Điểm, Câu, chi tiết chặt chẽ hơn trước. Khi áp dụng, nếu không để ý tới sự thay đổi trên có thể sẽ bị vướng mắc, khó khăn, sai sót tới mức thậm chí không thể làm lại được.

Luật Lưu trú điều chỉnh toàn bộ mối quan hệ về lưu trú của người nước ngoài ở Đức, bao gồm 10 chương với 107 điều khoản (chưa tính điều khoản phụ). Trong 1 chương có thể có nhiều mục, trong 1 mục có thể có nhiều điều, trong 1 điều có thể có nhiều Đoạn, trong Đoạn có Điểm, tất cả được đánh thứ tự theo số hoặc theo vần chữ cái. Trong 1 Đoạn, Điểm có thể có nhiều Câu, nhưng cũng có trường hợp một Câu bao gồm nhiều Điểm, vì vậy Câu không thể đánh số, nhưng vẫn được nêu số thứ tự của nó khi cần nhắc lại. Điều đó đòi hỏi người đọc lúc gặp số thứ tự của Câu phải tự tìm.

Văn bản luật sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành luật và có cách hành văn đặc thù của nó. Hơn nữa, giữa tiếng Đức và tiếng Việt có nhiều khái niệm được biểu đạt bằng những từ không thể chuyển ngữ tương đương. Vì vậy, một mặt, bản dịch cố gắng giữ nguyên cách diễn đạt của nguyên bản, nhất là đối với ngắt Câu, xuống dòng trong Câu, đặc biệt không tách Câu hay dồn Câu; mặt khác, cuối bản dịch được bổ sung phần chú giải (mỗi chú giải đều đánh số thứ tự, có dấu chấm sao, để trong ngoặc đơn), để làm rõ nghĩa các khái niệm về luật hoặc giải thích ngắn những từ dùng khó hiểu. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong việc hiểu chính xác từng Câu chữ của một văn bản luật, nhất lại là văn bản luật dịch.

Qúy độc giả cần tìm hiểu thêm hoặc giải đáp xin mời liên hệ với Toà soạn, qua E-Mail, điện thoại (xem dữ liệu Toà soạn nằm ở dưới chân trang www.Viet Duc Online.de).

Chương I Những quy định chung

Điều §1 Mục đích và phạm vi áp dụng

Điều §2 Quy định các khái niệm

Chương 2 Vào nước Đức và lưu trú ở Đức

***Mục 1 Tổng quát

Điều §3 Trách nhiệm có hộ chiếu

Điều §4 Đòi hỏi có giấy phép lưu trú

Điều §5 Những điều kiện chung để được cấp giấy phép lưu trú

Điều §6 Thị thực

Điều §7 Tạm trú

Điều §8 Gia hạn tạm trú

Điều §9 Thường trú

Điều §9a Thường trú EG

Điều §9b Tính tổng hợp thời gian lưu trú

Điều §9c Chi phí cuộc sống

Điều §10 Dạng thức lưu trú khi xin tỵ nạn

Điều §11 Cấm vào và lưu trú ở Đức

Điều §12 Phạm vi áp dụng; quy định bổ sung

Điều §12a Quy định chỗ ở

***Mục 2 Vào nước Đức

Điều §13 Qua biên giới

Điều §14 Vào nước Đức không giấy phép; Thị thực ngoại lệ

Điều §15 Trả lại

Điều §15a Phân bố người nước ngoài vào Đức không giấy phép

***Mục 3 Lưu trú với mục đích đào tạo

Điều §16 Học đại học

Điều §16a Chuyển đổi trong đào tạo đại học

Điều §16b Tham gia khoá học tiếng và học phổ thông

Điều §17 Mục đích đào tạo khác

Điều §17a Công nhận bằng cấp học nghề nước ngoài

Điều §17b Thực tập bậc Đại học ở EU

***Mục 4 Lưu trú với mục đích lao động hưởng lương

Điều §18 Lao động hưởng lương

Điều §18a Giấy phép tạm trú cấp cho người tạm dung có trình độ nghề nghiệp bậc cao để lao động

Điều §18b Giấy phép thường trú cấp cho sinh viên tốt nghiệp Đại học Đức

Điều §18c Giấy phép tạm trú để tìm việc đối với lao động bậc cao

Điều §18d Lao động thiện nguyện ở châu Âu

Điều §19 Giấy phép thường trú cho lao động bậc cao

Điều §19a Cấp giấy phép lưu trú Thẻ Xanh EU (Blau Karte EU)

Điều §19b Cấp thẻ ICT-Karte cho lao động điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Điều §19c Điều chuyển ngắn hạn đối với lao động trong nội bộ doanh nghiệp

Điều §19d Thẻ Mobiler-ICT-Karte

Điều §20 Nghiên cứu khoa học

Điều §20a Công tác khoa học ngắn hạn

Điều §20b Giấy phép lưu trú cho công tác khoa học

Điều §20c Từ chối cấp giấy phép lưu trú đối với nhà khoa học, sinh viên, học sinh, thực tập sinh, học tiếng và hoạt động thiện nguyện

Điều §21 Lao động kinh doanh

***Mục 5 Lưu trú vì công ước quốc tế, lý do nhân đạo và chính trị

Điều §22 Tiếp nhận ngoài nước

Điều §23 Đảm bảo lưu trú bởi cơ quan hành chính cao nhất của Tiểu bang; tiếp nhận vì lợi ích chính trị đặc biệt; tiếp nhận người lánh nạn.

Điều §23a Đảm bảo lưu trú trong trường hợp khó khăn đặc biệt

Điều §24 Đảm bảo lưu trú cho người được bảo vệ tạm thời

Điều §25 Lưu trú vì lý do nhân đạo

Điều §25a Bảo đảm lưu trú cho thanh thiếu niên hoà nhập tốt

Điều §25b Bảo đảm lưu trú cho trường hợp hoà nhập muộn

Điều §26 Thời gian lưu trú

***Mục 6 Lưu trú vì lý do gia đình

Điều §27 Nguyên tắc cơ bản về đoàn tụ gia đình

Điều §28 Đoàn tụ gia đình với người Đức

Điều §29 Đoàn tụ gia đình với người nước ngoài ở Đức

Điều §30 Đoàn tụ vợ chồng

Điều §31 Quyền lưu trú độc lập của vợ/chồng

Điều §32 Đoàn tụ con cái

Điều §33 Sinh con tại Đức

Điều §34 Quyền lưu trú con cái

Điều §35 Quyền lưu trú độc lập và vô thời hạn của trẻ em

Điều §36 Đoàn tụ cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình

***Mục 7 Quyền lưu trú đặc biệt

Điều §37 Quyền trở lại Đức

Điều §38 Dạng lưu trú cho người Đức trước kia

Điều §38a Giấy phép tạm trú cho những người có quyền lưu trú lâu dài tại những nước thành viên khác của EU

***Mục 8 Sự tham gia của Cơ quan Lao động Liên bang

Điều §39 Chấp thuận đối với lao động nước ngoài hưởng lương

Điều §40 Lý do từ chối

Điều §41 Hủy bỏ chấp thuận và tước quyền lưu trú

Điều §42 Trao quyền ban hành văn bản dưới luật và ra chỉ thị

Chương 3 Hoà nhập

Điều §43 Khóa học hòa nhập

Điều §44 Quyền tham gia khóa học hòa nhập

Điều §44a Trách nhiệm tham gia khóa học hòa nhập

Điều §45 Chương trình hòa nhập

Điều §45a Hỗ trợ tiếng Đức về nghề nghiệp; Trao quyền ban hành văn bản dưới luật

Chương 4 Các quy định đối với quyết định hành chính

Điều §46 Ra quyết định hành chính

Điều §47 Cấm và giới hạn hoạt động chính trị

Điều §47a Trách nhiệm hợp tác; đối chiếu ảnh

Điều §48 Trách nhiệm có giấy tùy thân

Điều §48a Lưu giữ các dữ liệu tìm kiếm

Điều §49 Kiểm tra và lưu giữ bảo vệ bằng chứng nhân thân

Điều §49a Tập hợp hồ sơ tìm thấy

Điều §49b Nội dung lưu giữ hồ sơ tìm thấy

Chương 5 Chấm dứt lưu trú

***Mục 1 Xác định lý do phải ra khỏi nước Đức

Điều §50 Trách nhiệm ra khỏi nước Đức

Điều §51 Chấm dứt lưu trú hợp pháp; tiếp tục thực hiện quyết định hạn chế

Điều §52 Thu hồi giấy phép lưu trú

Điều §53 Yêu cầu ra khỏi nước Đức

Điều §54 Cân nhắc lợi ích khi yêu cầu ra khỏi nước Đức

Điều §55 Cân nhắc lợi ích khi cho lưu trú tiếp

Điều §56 Giám sát người phảira khỏi nước Đức vì lý do an ninh

Điều §56a Giám sát lưu trú bằng điện tử; trao quyền ra văn bản dưới luật

***Mục 2 Thi hành trách nhiệm ra khỏi nước Đức

Điều §57 Trục xuất trở lại

Điều §58 Trục xuất về nước

Điều §58a Ban hành lệnh trục xuất

Điều §59 Cảnh báo trục xuất

Điều §60 Cấm trục xuất

Điều §60a Đình chỉ tạm thời trục xuất - tạm dung

Điều §61 Giới hạn phạm vi lưu trú, chỗ ở, nơi tập trung để trục xuất

Điều §62 Tạm giam người bị trục xuất

Điều §62a Thực hiện lệnh tạm giam để trục xuất

Điều §62b Cưỡng chế về nước

Chương 6 Trách nhiệm và lệ phí

Điều §63 Trách nhiệm của các công ty vận tải

Điều §64 Trách nhiệm chuyên chở trở lại của công ty vận tải

Điều §65 Trách nhiệm công ty quản lý sân bay

Điều §66 Người chịu phí tổn; biện pháp bảo đảm

Điều §67 Mức độ chịu trách nhiệm đối với phí tổn

Điều §68 Chịu trách nhiệm đối với chi phí cho cuộc sống

Điều §68a Quy định trong thời hạn quá độ đối với người chịu trách nhiệm

Điều §69 Lệ phí

Điều §70 Quá thời hiệu

Chương 7 Quy định thủ tục pháp lý

***Mục 1 Các chức trách

Điều §71 Chức trách

Điều §71a Chức trách và truyền đạt

Điều §72 Yêu cầu tham gia

Điều §72a Đối chiếu dữ liệu visa vì mục đích an ninh

Điều §73 Các đòi hỏi tham gia khác trong thủ tục xét cấp vi sa, tỵ nạn và cấp giấp phép lưu trú

Điều §73a Thông báo khi cấp vi sa

Điều §73b Kiểm tra độ chắc chắn đối với nhân viên và cơ quan xét cấp vi sa

Điều §73c Phối hợp với các cơ quan bên ngoài

Điều §74 Tham gia của Liên bang; thẩm quyền ra chỉ thị

***Mục 1a Qúa cảnh

Điều §74a Đưa người nước ngoài qúa cảnh

***Mục 2 Cơ quan Liên bang về di cư và lánh nạn

Điều §75 Nhiệm vụ

Điều §76 Hủy bỏ

***Mục 3 Thủ tục hành chính

Điều §77 Văn bản; ngoại lệ

Điều §78 Tài liệu lưu trữ dạng điện tử và xử lý

Điều §78a Mẫu in sẵn giấy phép lưu trú trong trường hợp ngoại lệ, giấy thay thế chứng minh thư và các giấy chứng nhận

Điều §79 Quyết định lưu trú

Điều §80 Năng lực hành vi

Điều §81 Đệ đơn xin giấy phép lưu trú

Điều §82 Vai trò hợp tác của người nước ngoài

Điều §83 Giới hạn việc chống lại

Điều §84 Hiệu lực chống lại và kiện tụng

Điều §85 Tính thời gian lưu trú

Điều §85a Thủ tục xử lý những nghi vấn cụ thể đối với lạm dụng quan hệ cha con được thừa nhận

***Mục 4 Bảo vệ dữ liệu

Điều §86 Thu thập dữ liệu liên quan đến cá nhân

Điều §87 Chuyển giao dữ liệu cho Sở Ngoại kiều

Điều §88 Chuyển giao dữ liệu trong trường hợp vận dụng quy định đặc biệt

Điều §89 Thủ tục áp dụng các biện pháp kiểm tra, xác định và lưu giữ dữ liệu nhân thân

Điều §89a Các quy định thủ tục pháp lý lưu giữ hồ sơ tìm được

Điều §90 Giao nhận dữ liệu qua Sở Ngoại kiều

Điều §90a Thông báo của Sở Ngoại kiều đến cơ quan đăng ký hộ khẩu

Điều §90b Đối chiếu dữ liệu giữa Sở Ngoại kiều và cơ quan đăng ký hộ khẩu

Điều §90c Chuyển giao dữ liệu khi cấp vi sa bởi cơ quan ngoại giao ở nước ngoài

Điều §91 Lưu giữ và xóa bỏ các dữ liệu liên quan đến cá nhân

Điều §91a Vào sổ đăng kiểm để bảo vệ tạm thời

Điều §91b Chuyển giao dữ liệu qua cơ quan Liên bang về di cư và lánh nạn

Điều §91c Thông tin trong phạm vi EU để thực hiện quy phạm EU 2003/109/EG trong phạm vi EU

Điều §91d Thông tin để thực hiện quy phạm 2016/801

Điều §91e Quy định về đăng kiểm đối với trường hợp được bảo vệ tạm thời và chuyển giao dữ liệu trong EU

Điều § 91f Thông tin về thực hiện Quy phạm EU 2009/50/EG

Điều §91g Thông tin về thực hiện Quy phạm EU 2014/66/EU

Chương 8 Đặc trách nhập cư, lánh nạn và hoà nhập

Điều §92 Cơ quan Đặc trách

Điều §93 Nhiệm vụ

Điều §94 Thẩm quyền

Chương 9 Quy định phạt tù và phạt tiền

Điều §95 Quy định hình phạt

Điều §96 Đưa người nước ngoài nhập cư trái phép

Điều §97 Đưa người với hậu qủa chết người; kinh doanh đưa người có tổ chức

Điều §98 Quy định phạt tiền

Chương 9a Hậu quả pháp lý đối với lao động chui

Điều §98a Tiền thù lao

Điều §98b Nhà nước cắt tiền ưu đãi

Điều §98c Cắt quyền tham gia đấu thầu hợp đồng nhà nước

Chương 10 Trao quyền ra văn bản; quy định trong thời gian qúa độ và kết thúc

Điều §99 Trao quyền ra văn bản

Điều §100 Điều chỉnh thích ứng về mặt ngôn ngữ

Điều §101 Tiếp tục quyền lưu trú đã có

Điều §102 Áp dụng tiếp tục các biện pháp pháp lý đối với người nước ngoài, cách tính thời hạn

Điều §103 Vận dụng luật đã ban hành từ trước đến nay

Điều §104 Quy chế qúa độ

Điều §104a Quy định đối với các trường hợp đã lâu

Điều §104b Quyền lưu trú cho trẻ em đã hoà nhập của những người tạm dung

Điều §105 (Bỏ)

Điều §105a Quy định về biện pháp hành chính

Điều §105b Quy định quá độ về dạng thức lưu trú theo mẫu thống nhất

Điều §105c Chuyển sang biện pháp giám sát người nước ngoài bị yêu cầu về nước vì lý do an ninh

Điều §106 Hạn chế quyền cơ bản

Điều §107 Điều khoản dành cho các thành phố trực thuộc Liên bang

***(Xem chi chi tiết tại đường Link => Luật Lưu trú AufenthG )

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Sổ tay: Bảng phạt vi phạm Luật Giao thông Bußgeldkatalog 2024 – PHẦN V Bảng phạt lái xe trong tình trạng say rượu

11/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Luật mới và sửa đổi tháng 09.2024: PHẦN II – Thuế; Lò sưởi; Khí thải ô tô; Bầu cử; Quyết toán Hỗ trợ Covid-19; Hiến tạng; Vườn tược…

10/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Luật mới và sửa đổi trong tháng 09.2024: PHẦN I Hành khách hàng không cần biết, quy định hành lý xách tay

03/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Nhập cư

Người tị nạn cần biết: Điều kiện bị hồi hương nhưng không thể trục xuất; Quận München không thể tiếp nhận người tị nạn nữa

15/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Nhập cư vào Đức cần biết: Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser ra chỉ thị kiểm soát toàn bộ biên giới Đức

10/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Điểm nóng khu phố Phoenix, Hamburg: Nổ súngtrên đường phố giữa ban ngày; Thủ thuật 4 người Afghanistan nhập cư vào Đức, có người đón

29/08/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Người Việt ở Đức

BTC Lễ Hội Bia Tháng Mười tại Berlin dành cho Người Việt THƯ CẢM ƠN

19/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Nhà hàng Kim Long mới ở Baden-Württemberg tuyển dụng thợ nấu từ Việt Nam; Chuyển giao thế hệ, nhà hàng Sen khai trương ở Brandenburg

18/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Tết Trung Thu hướng về vùng lũ của kiều bào tại Đức ở Berlin và Cottbus

18/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Chính trị - Xã hội

Đức: Tăng cường kiểm soát biên giới; Đầu tư 120 tỷ euro giảm phát thải khí nhà kính; Thủ tướng nói thẳng với Ukraine

18/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Đức: Vất cả tìm kiếm sự hợp tác ở Trung Á; Hướng tiếp cận công bằng với người di cư

17/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Đức: Lo làn sóng tị nạn nếu cắt viện trợ Ukraine; Tuyên bố thủ phạm phá hoại Nord Stream; Tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan

16/09/2024

  Lời nói đầu Luật Lưu trú là một phần của Luật Nhập cư gồm 15 phần: Phần 1: Luật Lưu trú. Phần 2: Luật Về lưu trú, đi lại tự do

Lên đầu trang