- Thời sự
- EU
(Ảnh minh họa).
Hướng tới một nền công nghiệp xanh là mục tiêu toàn bộ 27 nước thành viên EU sẽ cần hướng tới vì mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050.
Kế hoạch công nghiệp xanh của châu Âu
Thoả thuận Xanh châu Âu, sau 4 năm tập trung cho lĩnh vực năng lượng tái tạo đang chuyển sang bước tiếp theo, tập trung vào ngành công nghiệp nặng. Đây là phát biểu mới nhất được bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu đưa ra tại "Thông điệp liên minh 2023" trước Nghị viện châu Âu tuần qua.
Ra mắt vào cuối năm 2019, Thỏa thuận Xanh được coi là "chiến lược tăng trưởng mới" của châu Âu và là công cụ nhằm cụ thể hoá các mục tiêu khí hậu trong mọi hoạt động kinh tế. Giai đoạn tiếp theo của Thoả thuận Xanh chính là đẩy mạnh một nền công nghiệp xanh. Hiểu đơn giản đây sẽ là quá trình cải tổ ngành công nghiệp nặng cho phù hợp với mục tiêu giảm thải. Kế hoạch công nghiệp xanh của EU bao gồm 4 nội dung chính.
Thứ nhất là tăng tốc cấp phép. Theo đó, một dự luật sẽ được ban hành giúp tăng tốc cấp phép cho các nhà sản xuất sở hữu công nghệ như thu hồi và lưu trữ carbon, năng lượng tái tạo, sản xuất hydro và pin tái tạo.
Nội dung thứ hai là bổ sung trợ cấp, tăng cường hỗ trợ đầu tư vào năng lượng tái tạo hoặc công nghiệp khử carbon. Các quỹ hiện có của EU có thể cung cấp các khoản trợ cấp khoảng 250 tỷ Euro.
Thứ ba là nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tăng cường công nhận bằng cấp trên toàn khối và từ các nước thứ ba liên quan đến công nghiệp xanh.
Nội dung cuối cùng trong bản kế hoạch công nghiệp xanh châu Âu là thúc đẩy thương mại. EC sẽ đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận thương mại để nhanh chóng đảm bảo các nguồn cung cần thiết về nguyên liệu thô quan trọng trong ngành công nghiệp xanh.
Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết: "Ngành công nghiệp châu Âu đang cho thấy đã sẵn sàng tăng tốc quá trình chuyển đổi. Thực tế đã chứng minh rằng, hiện đại hóa và giảm phát thải có thể song hành. Trong 5 năm qua, số lượng nhà máy thép sạch tại Liên minh châu Âu đã tăng từ không có nhà máy nào lên 38 nhà máy. Từ gió đến thép, từ pin cho tới ô tô điện, tham vọng của chúng tôi rất rõ ràng, tương lai của ngành công nghệ sạch châu Âu phải được tạo ra ở châu Âu - đó là nhiệm vụ của chúng ta".
Công nghiệp luyện kim châu Âu phục hồi
Cũng trong bài phát biểu mới nhất của Chủ tịch Ủy ban châu Âu tuần qua, để thúc đẩy kế hoạch công nghiệp xanh này, 2 đạo luật chi tiết sẽ được cụ thể hoá và đưa ra bỏ phiếu. Đó là Đạo luật Công nghiệp Net-Zero và Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng. Hai đạo luật này nằm trong 2/4 nội dung chính của kế hoạch công nghiệp xanh.
Luyện kim là ngành công nghiệp đang chứng kiến những thay đổi tích cực theo hướng xanh hóa. Các nước châu Âu đang nỗ lực hồi sinh công nghiệp luyện kim, theo những chuẩn mực mới về môi trường và khí hậu. Sản xuất nhôm thép ngay trong lãnh thổ của mình trở nên quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu, trong bối cảnh kinh tế thế giới phân mảnh.
Cách làm của châu Âu lúc này là sản phẩm nào bên ngoài rẻ hơn thì vẫn tiếp tục nhập khẩu nhưng với những đòi hỏi khắt khe thông qua Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM). Cùng với đó là luôn sẵn sàng tự sản xuất được ngay với một nguồn năng lượng sạch nếu nguồn cung bị gián đoạn.
Châu Âu hướng tới công nghiệp luyện kim bằng năng lượng sạch
Châu Âu trong vài chục năm qua đã chủ động tăng nhập khẩu nhôm thép, đồng thời thu hẹp công nghiệp luyện kim tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm và làm hỏng cảnh quan. Nhưng bây giờ ngay cả các nước Bắc Âu giàu có và nổi tiếng thân thiện môi trường cũng phải hồi sinh ngành luyện kim.
Tờ Vastra Nyland ra tại Phần Lan cho biết, một công ty Na Uy đang dự định xây dựng nhà máy luyện thép ven bờ biển phía Nam Phần Lan với đầu tư ban đầu 4 tỷ Euro - lớn nhất từ trước đến nay ở Phần Lan.
Dự kiến nhà máy luyện thép sẽ sử dụng nguồn điện dồi dào từ các turbine gió dọc bờ biển và sẽ vận hành trong ba năm nữa. Bài báo viết: Dự án có ý nghĩa đặc biệt, hồi sinh ngành thép ở Phần Lan và Bắc Âu, mở đầu quá trình tái công nghiệp hóa sau một thời gian dài phi công nghiệp hóa.
Dự án luyện kim được hưởng trợ cấp của chính phủ Phần lan và của Liên minh châu Âu y như dự án nâng cấp các lò cao tại Italy. Tờ Mặt trời 24h viết: Tập đoàn thép Acciaierie d'Italy đã thông báo trong năm nay sẽ khôi phục hoạt động của lò cao luyện thép, dự kiến sản lượng năm nay 4 triệu tấn và nâng lên 5 triệu tấn trong năm sau 2024 bằng nguồn năng lượng sạch.
Tập đoàn này tham vọng cùng với khôi phục lò cao, sẽ là quá trình tái công nghiệp hoá và chuyển đổi môi trường của toàn bộ khu gang thép với các nhà máy được kết nối trong hệ thống cảng biển, hậu cần và các khu công nghiệp khác.
Cũng ở Nam Âu, Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha vừa phê duyệt tài trợ 3 dự án công nghiệp của tỉnh Aragon, theo tờ El Periódico của nước này. Trong lĩnh vực luyện kim, Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ xây dựng một nhà máy tái chế phế liệu thành nhôm cuộn, công suất 25.000 tấn, tổng vốn đầu tư 42 triệu Euro.
Bộ Công nghiệp Tây Ban Nha nhấn mạnh rằng Quỹ Hỗ trợ đầu tư công nghiệp vừa ra đời thể hiện quyết tâm của Chính phủ Tây Ban Nha thúc đẩy quá trình tái công nghiệp hóa.
Đầu tư luyện kim tại châu Âu tất nhiên tốn kém hơn rất nhiều so với nhập khẩu nhôm thép. Nhưng để tránh lệ thuộc, bắt buộc phải luôn luôn sẵn sàng, phòng khi nguồn cung gián đoạn. Tờ Le Figaro của Pháp có bài "Nước Pháp chật vật khôi phục khả năng cạnh tranh công nghiệp".
Chi phí nhân công quá cao, tới gần 40 Euro cho một giờ lao động, chi phí năng lượng không nhỏ, lại phải tuân thủ vô số điều luật bắt buộc giữ sạch nguồn nước, xử lý phế liệu, hạn chế bụi, giảm khí thải, ngăn tiếng ồn… ngành luyện kim châu Âu hồi phục là vì mục tiêu giảm lệ thuộc, chứ khó có thể cạnh tranh được với nhôm thép bên ngoài.
Rõ ràng, hướng tới một nền công nghiệp xanh là mục tiêu mà toàn bộ 27 nước thành viên EU sẽ cần hướng tới vì mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050. Tuy nhiên, quá trình này sẽ cần thời gian, bởi để vừa tự chủ sản xuất, vừa tuân thủ các quy định môi trường trong các thoả thuận xanh sẽ là bài toán cần nhiều lời giải.
"Xanh được mà cạnh tranh được" là một đề bài khó. Ngành công nghiệp châu Âu hướng tới xanh hơn lại phải đủ rẻ để cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu, trước hết là mặt hàng nhôm thép.
Ngày 5/10, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm giảm nguy cơ châu Âu quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo Reuters, một tài liệu được chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, EU có thể sẽ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về pin lithium-ion và pin nhiên liệu vào năm 2030 giống như từng phụ thuộc vào Nga về năng lượng trước cuộc xung đột ở Ukraine, trừ khi khối này thực hiện các biện pháp mạnh mẽ.
Tài liệu mà Reuters có được sẽ là cơ sở để thảo luận về an ninh kinh tế của châu Âu trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU tại Granada, Tây Ban Nha vào ngày 5/10.
Lo lắng trước ảnh hưởng toàn cầu và sức nặng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về các đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm giảm nguy cơ châu lục này quá phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng thời đa dạng hóa nhu cầu sang châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Tài liệu cho biết, do tính chất không liên tục của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc gió, châu Âu sẽ cần những biện pháp lưu trữ năng lượng nhằm đạt được mục tiêu phát thải carbon dioxide bằng 0 vào năm 2050.
Tài liệu, do Chủ tịch luân phiên EU Tây Ban Nha chuẩn bị, viết: “Điều này sẽ làm tăng vọt nhu cầu của chúng ta về pin lithium-ion, pin nhiên liệu và máy điện phân, dự kiến sẽ tăng từ 10 đến 30 lần trong những năm tới.”
Mặc dù EU có vị thế vững chắc trong giai đoạn trung gian và lắp ráp sản xuất máy điện phân, với hơn 50% thị phần toàn cầu; nhưng EU lại phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về pin nhiên liệu và pin lithium-ion rất quan trọng đối với xe điện.
“Nếu không thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, hệ sinh thái năng lượng châu Âu có thể phụ thuộc vào Trung Quốc vào năm 2030 với một bản chất khác, nhưng có mức độ nghiêm trọng tương tự, như từng phụ thuộc vào Nga trước cuộc xung đột Ukraine”, tài liệu viết.
Theo EC, vào năm 2021, một năm trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt, 27% lượng dầu nhập khẩu và 46% lượng than nhập khẩu của EU đến từ Nga.
Việc chấm dứt hầu hết hoạt động mua năng lượng từ Nga đã gây ra cú sốc về giá năng lượng ở EU và lạm phát tiêu dùng gia tăng, buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu phải tăng mạnh lãi suất trong một động thái kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Tài liệu của Chủ tịch luân phiên EU Tây Ban Nha cho biết, pin lithium-ion và pin nhiên liệu không phải là lĩnh vực dễ bị tổn thương duy nhất của EU.
Tài liệu cho biết: “Một kịch bản tương tự có thể xảy ra trong không gian công nghệ kỹ thuật số. Các dự báo cho thấy nhu cầu về các thiết bị kỹ thuật số như cảm biến, máy bay không người lái, máy chủ dữ liệu, thiết bị lưu trữ và mạng truyền dẫn dữ liệu sẽ tăng mạnh trong thập kỷ này.”
“EU có vị thế tương đối mạnh trong một số lĩnh vực, nhưng lại bộc lộ những điểm yếu đáng kể trong các lĩnh vực khác”, tài liệu viết.
Tài liệu nhận định, đến năm 2030, sự phụ thuộc ngoại khối này có thể cản trở nghiêm trọng việc tăng năng suất mà ngành công nghiệp và dịch vụ châu Âu yêu cầu khẩn cấp, đồng thời có thể cản trở quá trình hiện đại hóa các hệ thống nông nghiệp cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
(Ảnh minh họa).
EC và các chính phủ EU đang thảo luận về những thay đổi trong khuôn khổ có tính đến sự khác biệt lớn về mức nợ và tăng trưởng kinh tế giữa các nước EU trong khi vẫn đảm bảo đối xử bình đẳng.
Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/9 đã ủng hộ lộ trình kêu gọi cải cách các quy định tài chính trong khuôn khổ Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định vào cuối năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis thừa nhận đây có thể là một thách thức.
Tuy nhiên, Tây Ban Nha - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đã nhất trí với khung thời gian này, và các bộ trưởng đã xác định cách thức thực hiện lộ trình.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha cho biết có thể cần đàm phán thêm tại Hội nghị bộ trưởng tài chính sắp tới vào tháng Mười.
Trước đó, các quy định tài chính của EU được đặt ra để đảm bảo giá trị của đồng euro, với mức giới hạn thâm hụt ngân sách là 3% GDP và giới hạn nợ công là 60% GDP.
Tuy nhiên, hầu hết các nước thành viên EU đều vượt giới hạn này trong bối cảnh hai năm đại dịch COVID-19 và khủng hoảng giá năng lượng đã buộc các chính phủ phải chi tiêu rất lớn.
Chính vì thế, EC và các chính phủ EU đang thảo luận về những thay đổi trong khuôn khổ có tính đến sự khác biệt lớn về mức nợ và tăng trưởng kinh tế giữa các nước EU trong khi vẫn đảm bảo đối xử bình đẳng.
Bất đồng lớn nhất hiện nay là Đức muốn áp dụng các tiêu chuẩn giảm nợ hàng năm giống nhau với tất cả các nước thành viên, trong khi Pháp lại cho rằng các giải pháp giảm nợ cần được đàm phán riêng rẽ là tốt nhất, do chính sách chung áp dụng với tất cả các nước đã không còn hiệu quả.
Chủ tịch Thượng viện Ba Lan kêu gọi chính phủ công bố những gì họ đã biết về vụ bê bối mua thị thực vào nước này.
Ông Tomasz Grodzki cho biết vụ bê bối này đang hủy hoại uy tín quốc tế của Ba Lan, vốn được coi là một nền dân chủ có trách nhiệm.
Chính phủ chỉ mới công bố một số ít chi tiết, nhưng truyền thông đưa tin các di dân đã trả tới 5.000 USD mỗi người để đẩy nhanh quá trình xin thị thực lao động của họ.
Cho đến nay đã có bảy người bị buộc tội nhưng không có ai là quan chức nhà nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Piotr Wawrzyk đã bị sa thải vào tuần trước sau những cáo buộc.
Việc sa thải ông diễn ra cùng ngày Cục Phòng chống Tham nhũng (CBA) của Ba Lan tiến hành khám xét Bộ Ngoại giao. Giám đốc bộ phận pháp chế của Bộ cũng đã bị sa thải.
Bộ đang phải đối mặt với cuộc thanh tra liên quan đến vụ bê bối và nói họ sẽ chấm dứt toàn bộ các hợp đồng với các công ty bên ngoài mà Bộ ký nhằm thay mặt Bộ xử lý các đơn xin thị thực kể từ năm 2011.
Các nghị sĩ đối lập cho biết có tới 250.000 thị thực cho người châu Á và châu Phi đã được cấp trái phép bởi các công ty này.
Chính phủ không thống nhất ý kiến về con số này, nói rằng chỉ có vài trăm visa đã được cấp sai.
Bán visa khống?
“Bất cứ ai muốn đi từ Châu Phi đến Ba Lan đều đến đại sứ quán của chúng tôi, mua thị thực đã đóng dấu sẵn tại một quầy đặc biệt, điền thông tin chi tiết của họ rồi lên đường khởi hành thôi! Chính sách di cư của PiS [đảng cầm quyền] là vậy đó,” Donald Tusk, lãnh đạo của đảng đối lập Civic Platform viết trên X (trước đây là Twitter).
Theo truyền thông Ba Lan, vụ việc không chỉ liên quan tới visa nhập cảnh vào khối Schengen mà Ba Lan là thành viên, mà còn có thể liên quan tới Hoa Kỳ.
Trang Onet.pl nêu cáo buộc rằng Thứ trưởng Piotr Wawrzyk, người vừa bị sa thải và “nhập viện vì lý do sức khoẻ” chắc hẳn phải biết về một đường dây cấp thị thực châu Âu cho người di cư châu Á và châu Phi để họ tới Mexico rồi trốn vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Còn nhà báo Patryk Slowik viết cho trang wp.pl thì nói theo điều tra của ông “toàn bộ lãnh đạo Bộ Ngoại giao Ba Lan phải biết về vụ tham nhũng visa này từ lâu”.
Các báo Ba Lan yêu cầu chính quyền rà soát lại hoạt động lãnh sự ở các đại sứ quán nước này tại châu Á, châu Phi.
“Vụ việc đang hủy hoại danh tiếng của đất nước chúng ta, vốn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng dân chủ thế giới tự do, và gây nguy hiểm cho an ninh của chúng ta, do đó nó phải được giải thích cặn kẽ,” ông Grodzki, Chủ tịch Thượng viện Ba Lan, phát biểu trên truyền hình hôm thứ Sáu.
"Đây là vụ bê bối lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỷ 21. Tham nhũng ở cấp chính quyền cao nhất, mang đến mối đe dọa trực tiếp cho tất cả chúng ta."
Bộ trưởng Tư pháp Zbigniew Ziobro sau đó nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức nhà nước TVP Info rằng ông Grodzki đang phóng đại vấn đề.
CBA cho biết họ biết đến chuyện này lần đầu tiên vào tháng 7/2022 và đã nỗ lực xác minh kể từ đó.
Vụ bê bối có nguy cơ làm hoen ố lập trường chống nhập cư của PiS trước cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra trong một tháng nữa.
PiS đang tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng xảy ra, và mặc dù họ hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng không rõ liệu họ có thể giành được đa số hoàn toàn mà họ cần để nắm quyền hay không.
(Ảnh minh họa).
Thủ tướng Italy cảnh báo "tương lai châu Âu đang bị đe dọa" vì làn song di cư bất hợp pháp, kêu gọi EU chung tay đối phó với tình hình.
Hàng nghìn người di cư trên các con thuyền từ bờ biển Bắc Phi đã cập bến hòn đảo Lampedusa, cực nam Italy, trong tuần qua, gây ra một cuộc khủng hoảng làm dấy lên tranh cãi về việc phân chia trách nhiệm giữa các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Tại cuộc họp báo với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong chuyến thăm hòn đảo Lampedusa trên Địa Trung Hải ngày 17/9, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cho biết khối cần hợp tác để đối mặt với những thách thức của tình trạng di cư không kiểm soát.
"Tương lai mà châu Âu mong muốn cho chính mình đang bị đe dọa vì tương lai châu Âu phụ thuộc vào khả năng đương đầu với những thách thức lớn của chúng ta", bà nói.
Theo cơ quan di cư Liên Hợp Quốc, từ 11 đến 13/9, khoảng 8.500 người đã đến đảo Lampedusa trên 199 chiếc thuyền. Con số này nhiều hơn toàn bộ dân số trên đảo.
"Nhập cư bất hợp pháp là một thách thức và cần có phản ứng của cả châu Âu", bà von der Leyen nói, đồng thời kêu gọi các thành viên khác trong khối tiếp nhận một số người di cư.
"Chúng tôi đang làm mọi việc trong khả năng", Thủ tướng Meloni đáp lại.
Hội Chữ thập đỏ Italy, nơi điều hành trung tâm di cư đang bị quá tải ở Lampedusa, cho biết hiện tại, nơi đây tiếp nhận 1.500 người di cư lưu trú mặc dù sức chứa của cơ sở chỉ là 400 người.
Thực tế cho thấy việc chuyển người di cư đến Sicily và đất liền không theo kịp dòng người mới đến. Mặt khác, cư dân địa phương đang tỏ ra không hài lòng trước việc hòn đảo của họ bị quá tải bởi dòng người di cư.
Hồi tháng 7, Chủ tịch von der Leyen, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Thủ tướng Meloni, đã đạt được thỏa thuận với Tunisia nhằm hạn chế dòng người di cư bất thường từ quốc gia Bắc Phi này.
Dù vậy trong năm nay, hơn 127.000 người di cư đã đến bờ biển Italy, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Theo cơ quan theo dõi di cư của Liên Hợp Quốc, hơn 2.000 người đã thiệt mạng khi đi từ Bắc Phi đến Italy và Malta.
EU đang nỗ lực cải tổ các quy định về cách xử lý dòng người di cư. Tại Pháp, các thành viên cực hữu nói rằng họ không nên cho phép bất kỳ người di cư nào từ Lampedusa vượt biên giới Italy sang nước này. Tuy nhiên, các nguồn tin chính phủ Pháp cho biết Thủ tướng Meloni và Tổng thống Emmanuel Macron đã thảo luận và nhất trí về việc cần "tăng cường hợp tác ở cấp độ châu Âu" để xử lý vấn đề.
Nguồn: VTV; Soha; VietnamPlus; BBC; Vnexpress
EU: Nâng lãi suất lịch sử; Cải cách thị trường điện; Làn sóng cấm iPhone 12; Đổ tiền vào hệ thống phòng thủ; Ba Lan cảnh báo Ukraine
EU: Bội thu du lịch; Đồng Euro 'rơi' liên tiếp; Cho thu điện thoại, ô tô Nga; 2 đạo luật mới; Anh trở lại dự án Horizon
EU: Giá khí đốt tăng vọt; Mạnh tay với các hãng công nghệ; Đua hạ giá xe điện; Phải dựa TQ để thoát Nga; Pháp gặp rắc rối mới
EU: Bỏ chuyến bay ngắn; Hít thở không khí ô nhiễm; Khủng hoảng năng lượng; Phát triển tên lửa hạng nặng; Câu hỏi mở rộng liên minh
EU: Điện mặt trời 'kêu cứu'; Kinh tế đang xấu đi; Anh coi TQ là 'đe dọa'; 1 thị trấn thành dòng sông đỏ; Dân Ý cắt giảm phần ăn
EU: Sinh viên thiếu chỗ ở; Căng thẳng với Thổ; Pháp đóng khu trượt tuyết, siêu thị dán mác 'lừa đảo'; Vụ sáp nhập ITA- Lufthansa
EU: Tập ứng phó những 'vị khách không mời'; Phạt TikTok; 'Lục đục' vì Ukraine; Đàm phán TQ về AI; Anh đang mất dần các quán bia
EU: Vay tiền từ dân; Giáng đòn lên xe điện TQ; Chia rẽ vì thuế ô tô điện; Bao giờ sẵn sàng mở rộng; Séc tăng mua dầu Nga
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá