- Thời sự
- Việt Nam
Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách nổi bật liên quan đến kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực.
Quy định mới về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2024/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Theo Nghị định, đối tượng áp dụng là: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm: Doanh nghiệp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (gọi tắt là công ty nhà nước); Doanh nghiệp do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (gọi tắt là công ty con chưa chuyển đổi).
Quy định về can thiệp thị trường ngoại hối trong nước
Ngày 9/8/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 43/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/9/2024.
Theo đó, quy định can thiệp thị trường ngoại hối trong nước như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường trong nước thông qua các hình thức sau:
1.1 Mua, bán ngoại tệ với đồng Việt Nam dưới hình thức mua, bán ngoại tệ giao ngay; mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; mua, bán quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ hoặc các hình thức mua bán khác do Thống đốc quyết định;
1.2 Hoán đổi ngoại tệ với đồng Việt Nam;
1.3 Các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước:
- Báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được quy định tại điểm 1.3;
- Trình Thống đốc quyết định các hình thức mua bán khác được quy định tại điểm 1.1;
- Đề xuất phương án can thiệp thị trường trong nước báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt.
3. Việc bán ngoại tệ cho các dự án đã được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ.
4. Nội dung phương án can thiệp thị trường trong nước bao gồm: Thời gian can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá can thiệp, số lượng ngoại tệ can thiệp, hình thức can thiệp, đối tác thực hiện can thiệp và các nội dung khác có liên quan.
5. Cơ sở xây dựng phương án can thiệp thị trường trong nước:
- Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá;
- Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Các nội dung có liên quan về tình hình thị trường ngoại tệ và/hoặc tình hình thanh khoản đồng Việt Nam;
- Các yếu tố khác (nếu cần thiết).
6. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện phương án can thiệp thị trường trong nước đã được phê duyệt.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Ngày 15/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Quyết định này quy định về chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ để cho vay đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 2 loại công trình, bao gồm: Công trình cấp nước quy mô hộ gia đình; công trình vệ sinh môi trường hộ gia đình.
Đối tượng được vay vốn là hộ gia đình cư trú tại vùng nông thôn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Điều kiện vay vốn là đối tượng này phải cư trú tại địa phương thuộc vùng nông thôn chưa có công trình cấp nước, vệ sinh hộ gia đình hoặc có nhưng bị hư hỏng và cần xây mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa.
Mức cho vay tối đa là 25 triệu đồng/loại công trình/khách hàng trong thời hạn vay tối đa là 5 năm (tức 60 tháng) với lãi suất như sau: Lãi suất cho vay: 9,0%/năm; lãi suất quá hạn: 130% lãi suất cho vay. Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg có hiệu lực từ 2/9/2024.
Phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BCT ngày 30/7/2024 quy định tính toán giá bán điện bình quân, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024.
Thông tư 09/2024/TT-BCT hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Thông tư gồm 3 chương, 15 điều, áp dụng cho EVN và các đơn vị thành viên, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, Thông tư hướng dẫn chi tiết về phương pháp lập giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm cũng như công thức tính toán để có kết quả giá điện cuối cùng.
Theo đó, giá bán điện bình quân hằng năm và trong năm được tính toán dựa trên các chi phí khâu phát điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí điều hành - quản lý ngành trong giá bán điện bình quân hằng năm/trong năm.
Để có cơ sở tính toán, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể phương pháp lập tổng chi phí của các khâu: Phát điện; truyền tải; dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; dịch vụ phân phối - bán lẻ điện; dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực; chi phí điều hành - quản lý ngành và lợi nhuận định mức...
Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương việc kiểm tra, rà soát và giám sát phương án giá bán điện bình quân do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng, điều chỉnh theo quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg và quy định tại Thông tư này.
Hướng dẫn quản lý tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 57/2024/TT-BTC ngày 1/8/2024 hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/9/2024.
Theo Thông tư, Bên ký quỹ là tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động chôn lấp chất thải theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Bên nhận ký quỹ là Quỹ Bảo vệ môi trường.
Tiền ký quỹ là khoản tiền bên ký quỹ gửi vào bên nhận ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường và xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
Bên nhận ký quỹ phải gửi toàn bộ tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ riêng mở tại ngân hàng thương mại. Tài khoản ký quỹ là tài khoản độc lập với các tài khoản khác tại ngân hàng thương mại của bên nhận ký quỹ và theo dõi chi tiết tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ của từng dự án, tổ chức, cá nhân ký quỹ.
Tiền từ tài khoản ký quỹ chỉ được phép chi ra khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 37, Điều 76 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (nếu có) và quy chế nội bộ về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của bên nhận ký quỹ.
Tiền ký quỹ và tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ được bên nhận ký quỹ gửi tại các ngân hàng thương mại.
Lãi suất tiền ký quỹ bên nhận ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ.
Lãi suất tiền ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 37 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Lãi suất tiền ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ đối với hoạt động chôn lấp chất thải thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 76 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo và ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo), bên nhận ký quỹ phải gửi Thông báo số dư ký quỹ và tiền lãi ký quỹ phải trả cho bên ký quỹ tại thời điểm 30 tháng 6 và 31 tháng 12 của năm báo cáo theo Phụ lục 3 của Thông tư này và công khai trên trang thông tin điện tử hoặc tại Trụ sở của bên nhận ký quỹ. Đối với báo cáo năm, bên nhận ký quỹ phải gửi kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ phải được thuyết minh chi tiết tình hình tăng, giảm trong Báo cáo tài chính hằng năm của bên nhận ký quỹ. Bên nhận ký quỹ phải thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính hằng năm theo quy định của pháp luật.
Việc kiểm toán, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của bên nhận ký quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Không chỉ những khu vực thấp trũng, nước đã tràn lên cả vùng núi cao, tới những nơi trước nay chưa bao giờ trải qua chuyện ngập. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng ngập lụt lan nhanh và rộng khắp cả nước.
Ngập không chừa vùng nào
7 giờ sáng qua 30.8, thông tin đầu tiên trong ngày mà chị Thu Hương (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) tìm kiếm trên các trang báo điện tử là dự báo thời tiết. Thấy dự báo Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi, chị vội nhắn tin hẹn đối tác luôn vào buổi sáng, thay vì ăn trưa như dự kiến. Nguyên nhân là chiều hôm trước (29.8), chị Hương đã phải trải qua một trận mưa ngập kinh hoàng trên đường từ cơ quan chạy tới điểm hẹn. Khoảng gần 13 giờ, cơn mưa trắng trời bất ngờ đổ xuống tầm tã. Vừa kịp ghé vào gầm cầu vượt Ngã tư Sở để mặc áo mưa, chị Hương đã ướt hết áo. Chạy vội tới điểm hẹn, lúc đi tới đường Hoàng Văn Thái (Q.Thanh Xuân), nước đã lút tới quá nửa bánh xe.
"Lúc đó chỉ sợ có ai dừng lại hay tạt ngang mà mình phải chống chân xuống đất thì coi như toi đời. Đến nơi, từ trên xuống dưới ướt như chuột lột, nước mưa hòa cùng nước cống bẩn kinh khủng. Mưa bất ngờ quá nên mình cũng không kịp chuẩn bị trước để dời hẹn. Nay đi đâu cứ phải xem dự báo thời tiết từ sớm, chứ ở mấy chỗ rốn ngập như thế này, sợ lắm", chị Hương cám cảnh.
Suốt 1 tuần qua, những trận mưa lớn đổ xuống liên tiếp biến nhiều tuyến đường từ ngoại thành tới trung tâm TP.Hà Nội thành biển nước. Có những cơn mưa xuyên đêm với lượng mưa lớn bao trùm cả thành phố. Tại khu vực Đan Phượng hay Phú Xuyên, có những cơn mưa lớn với vũ lượng lên tới 233 - 247 mm, rất hiếm gặp. Khu vực trung tâm gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng… cũng không thoát khỏi tình trạng ngập úng với lượng mưa đo được lên tới hơn 100 mm.
Hình ảnh các phương tiện chết máy hàng loạt, người dân Hà Nội bì bõm dắt xe lội nước nhanh chóng nhận được sự đồng cảm từ những người dân các tỉnh thành miền Nam. Đến giờ, sự việc hàng chục bình gas trôi lênh đênh trên đường N3 (P.Mỹ Phước, TP.Bến Cát, Bình Dương) vẫn còn gây ám ảnh với nhiều người. Mưa lớn, nước ngập cuốn trôi các bình gas của một công ty sản xuất bình gas ở P.Mỹ Phước, trong khi trên đường NB16 gần đó, cũng bị nước mưa cuốn trôi nhưng không phải bình gas mà là cả chiếc ô tô.
Người dân xung quanh phải hỗ trợ tài xế "bơi" giữa đường để đẩy chiếc xe về điểm có thể cố định. Cùng với đó, hàng loạt xe máy chết máy phải chờ xe chuyên dụng của lực lượng chức năng đưa tới vùng an toàn. Gần đây, tỉnh Bình Dương liên tục xảy ra mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi bị ngập nặng. TP.HCM rồi đến Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu…, ngập úng đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân tất cả các đô thị vùng Đông Nam bộ.
Chưa dừng lại ở vùng đồng bằng, trung du, nước còn kéo ra tới miền biển. Ghi nhận vào chiều 28.8, mưa lớn kéo dài từ 27.8 đã khiến 230 căn nhà trên địa bàn H.Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị ngập. Trong đó, 48 căn nhà ngập sâu phải di dời người và tài sản, 1 căn nhà bị hư hỏng, tốc mái. Đặc biệt, cả vườn thanh long và nhà dân ở khu vực ven đường ĐT 719B đoạn xã Hàm Mỹ cũng bị nước nhấn chìm, khiến bà con nông dân khốn đốn. Tiến về vùng biển miền Trung, 2 năm gần đây, Đà Nẵng liên tục chứng kiến những trận mưa vượt ngưỡng lịch sử, gây ngập lụt nhiều tuyến đường khắp TP. Khái niệm "hễ mưa là ngập" từ TP.HCM giờ đã lan ra tới TP biển miền Trung, thậm chí có những khu phố còn được ghi nhận ngập tới gần 2 m.
Đô thị ngập, vùng biển ngập, đến cả những vùng núi cao như Đà Lạt, Tây nguyên, các tỉnh miền núi phía bắc cũng không thoát. Mấy ngày qua, hình ảnh thầy Hoàng Văn Việt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Vinh (xóm Lũng Nặm, xã Quang Vinh, H.Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) phải bơi vào kiểm tra tài sản, thiết bị giáo dục trong trường, được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Ít ai có thể hình dung đến cả vùng núi cao Đông Bắc cũng có những khu vực ngập sâu như vậy. Tốc độ thoát nước ở khu vực này còn chậm hơn các đô thị vùng trũng rất nhiều. Bước qua ngày thứ 5 sau cơn mưa, gần như cả xã vùng cao này vẫn đang chìm trong biển nước, chỉ có hai xóm với khoảng 140 hộ dân không bị ngập. Tuy nhiên, với việc các vùng xung quanh ngập nặng, hai xóm này bị cô lập tới gần 1 tuần.
Phía dưới, tỉnh Thái Nguyên cũng đang oằn mình chống lũ. Mưa lớn không chỉ gây ngập sâu mà còn làm sập một cây cầu dân sinh, chia cắt khoảng 30 hộ dân thuộc tổ dân phố Thống Nhất, TT.Quân Chu. Nhiều cầu tràn khác tại khu vực này cũng bị ngập, nước chảy siết. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng, hư hại.
Do biến đổi khí hậu hay đô thị hóa quá nhanh?
Theo các chuyên gia, ngập lụt, sụt lún đang ngày càng lan rộng, lan nhanh một phần là do hệ lụy từ biến đổi khí hậu. Mưa lũ tràn về từ tháng 4 thay vì thường là tháng 8, mùa mưa nhưng nắng nóng phủ rộng, nhiệt độ mùa đông xuống thấp hơn, mùa hè lại lên cao hơn và kéo dài... ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, thậm chí là dị biệt. Chuyên gia khí tượng thủy văn Lê Thị Xuân Lan nhìn nhận những diễn biến cực đoan của thời tiết là biểu hiện rõ nét của tác động từ biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên, điều lo ngại nhất không phải là lượng mưa tăng lên bao nhiêu, nước biển dâng lên bao nhiêu mà chính là những thiên tai dị thường ngoài tầm kiểm soát.
Nếu ngày trước, lượng mưa trung bình năm đo được khoảng 2.000 mm, bây giờ đạt 2.100 - 2.200 mm. Đáng lo ngại là mưa gió đi về các thái cực, lúc ít quá, lúc lại đổ xuống nhiều quá. Hay như nước triều dâng, thay vì lên đỉnh vào tháng 11, tháng 12 thì nay có thời điểm lại lên cao ngay từ tháng 9. Diễn biến thời tiết cực đoan khiến các biện pháp ứng phó rất bị động. Cùng lúc nếu mưa ào xuống, triều ào lên thì không hệ thống thoát nước nào chịu nổi, không thể tránh khỏi ngập.
Bên cạnh đó, theo bà Lê Thị Xuân Lan, tại các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM và các đô thị đang phát triển như Bình Dương, Đồng Nai…, tình trạng bê tông hóa diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Cao ốc, nhà cao tầng không chỉ khiến hiệu ứng nhiệt tăng lên, lưu thông không khí bị cản lại mà còn lấp hết các đường thoát nước tự nhiên, gây ngập úng triền miên. Đô thị hóa nhanh cũng để lại hệ lụy khi quy hoạch lệch pha giữa giao thông và xây dựng, hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa, dòng chảy bị lấn chiếm.
Đồng tình rằng tốc độ đô thị hóa là một phần nguyên nhân dẫn đến tốc độ thoát nước trong những cơn mưa lớn tại các TP chậm hơn, gây ngập úng cục bộ, song, TS Nguyễn Hữu Nguyên, hội viên Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, cho rằng yếu tố lớn nhất vẫn là do hệ quả của biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Hữu Nguyên lý giải: Trước đây khi các đô thị có nhiều không gian thoát nước tự nhiên hơn thì thực tế diện tích đất ngấm nước có thể hấp thụ được khoảng trên dưới 10%. Sau đó, khi đô thị phát triển, các công trình mới mọc lên, mưa to mới ngập thì bê tông hóa có thể coi là yếu tố quyết định gây ngập.
Tuy nhiên, với diễn tiến khí hậu biến đổi, nước biển dâng lên thì giả sử giờ có bỏ hết bê tông đi thì nước biển vẫn dâng, triều cường vẫn lên, các đô thị vẫn ngập. Còn đối với các vùng đất cao như Đà Lạt, Tây nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên… thì do hệ thống thoát nước chưa theo kịp diễn biến của thiên nhiên. "Đây là những khu vực cao, dễ thoát nước, trước chưa ngập bao giờ nên chính quyền địa phương cũng chủ quan. Nhưng, giờ thiên tai bất thường, mưa lớn hơn, nhiều hơn, hệ thống thoát nước chưa đạt yêu cầu, chưa kịp duy tu sửa chữa, nâng cấp, nên ngập thôi", TS Nguyễn Hữu Nguyên chỉ rõ.
Tăng không gian thoát nước, dứt điểm các công trình lớn
Theo thống kê, Hà Nội, TP.HCM và các địa phương mỗi năm đều chi ngân sách lớn để triển khai nhiều giải pháp chống ngập như nâng cấp hệ thống cống thoát nước, cống kiểm soát triều, đê bao, xây dựng bản đồ số về các điểm ngập, sử dụng "siêu máy bơm" chống ngập… Thế nhưng, cứ điểm ngập này được xóa thì nước lại tràn sang điểm khác, ngập vẫn hoàn ngập.
Chuyên gia đô thị - KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng gốc rễ của vấn đề là do phát triển đô thị thiếu bền vững, thiếu quy hoạch không gian dành cho nước. Cụ thể, thiếu bền vững là hạ tầng thoát nước không tương xứng với diện tích sàn mét vuông đất tăng thêm. Thậm chí nhiều khu vực chỉ xây nhà mà không có hạ tầng thoát nước. Cùng với đó, các địa phương phát triển bê tông hóa cao nhưng lại dành rất ít không gian xanh cho mặt nước. Điều này sẽ đặc biệt nghiêm trọng hơn với những vùng đất cao bởi có thêm yếu tố về độ dốc, nước không có chỗ thấm, theo dốc đổ xuống sẽ càng khó thoát, sinh ra lũ…
Với góc nhìn như vậy, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng TP.HCM nói riêng cũng như các đô thị mới nói chung muốn giải quyết tận gốc vấn đề ngập lụt thì cần rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian và phát triển hạ tầng, cơ cấu lại tổ chức quản lý đô thị, trong đó quy hoạch lại không gian dành cho nước. Những khu vực đang có công viên bị lấn chiếm, sông hồ bị lấp… thì nên trả lại không gian xanh. Ở những khu vực đã xây dựng dày đặc, không còn diện tích, không gian xanh mặt nước nữa thì buộc phải có những giải pháp công trình như xây hồ điều tiết ngầm. Song song, cơ cấu lại tổ chức quản lý đô thị cũng như cách thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hữu Nguyên đặc biệt nhấn mạnh cần triển khai hiệu quả các công trình chống ngập theo nguyên tắc kết hợp quy mô công trình từ lớn đến trung đến nhỏ. Cụ thể, để giải quyết phần thoát nước thì cần rà soát, hoàn thiện, nâng cấp toàn bộ hệ thống thoát nước theo kịch bản những cơn mưa sẽ ngày càng lớn hơn, lượng nước nhiều hơn. Đối với các trường hợp nước ngập do triều như tại TP.HCM, phải tính toán tới những công trình đê bao, nếu không làm đê bọc hết được phía tây TP thì có thể làm từng khu vực, kết hợp với máy bơm hay những công trình nhỏ tại nhà dân do người dân tự khắc phục.
"Chúng ta không thể đôn nền toàn TP, cũng không thể dời TP đi chỗ khác hay mong hết ngập hoàn toàn được. Phải xác định sống chung, nhưng không có nghĩa là cứ để nước ngập hết đường, hết nhà, mà sống chung theo nghĩa tìm cách khắc phục thường xuyên. Mỗi nhà dân, người dân tự có ý thức, có phương án chống ngập tràn vào nhà mình; còn TP thì phải có những công trình trung, công trình lớn tiêu thoát nước, ngăn triều dựa trên những kịch bản thiên tai xấu nhất. Quan trọng là tiến độ các dự án phải được đảm bảo, làm nhanh, làm đúng hạn, dứt điểm, không để lỗi thời", TS Nguyễn Hữu Nguyên nêu ý kiến.
Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng cố tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa gửi văn bản đến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) để tham gia ý kiến về phương án đầu tư dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng do UBND TP. Đà Nẵng đề xuất.
Theo đề xuất của UBND TP. Đà Nẵng, dự án sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn.
Ở giai đoạn đầu, ga hành khách mới sẽ được xây dựng tại vị trí cạnh Hồ Trung Nghĩa, nhằm thay thế ga Đà Nẵng hiện tại, trong khi ga hàng hóa sẽ được di dời về ga Kim Liên.
Giai đoạn tiếp theo sẽ tập trung vào việc khai thác và tận dụng kết cấu hạ tầng đường sắt đã đầu tư để phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã thống nhất với đề xuất của UBND TP. Đà Nẵng về quy mô đầu tư. Tuy vậy, có đề nghị khi nâng cấp ga hàng hóa Kim Liên và xây dựng đường sắt kết nối xuống cảng Liên Chiểu, cần đảm bảo tuyến đường sắt tiếp cận được tới mép cảng, như đã nêu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Điều này nhằm đảm bảo việc khai thác, xếp dỡ, và chuyển tải hàng hóa giữa đường sắt và đường biển diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Về thiết kế ga hàng hóa Kim Liên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất rà soát để đảm bảo thống nhất với nội dung quy hoạch ga Kim Liên, thuộc Quy hoạch một số ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối, và ga liên vận quốc tế do Bộ GTVT đang triển khai.
Đồng thời, UBND TP. Đà Nẵng cần xem xét lại quy mô và phạm vi đường lánh nạn, đảm bảo an toàn tại ga, cũng như diện tích mặt bằng để xây dựng cơ sở chỉnh bị và sửa chữa đầu máy, toa xe nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải đường sắt trong tương lai.
Đối với ga hành khách mới tại Hồ Trung Nghĩa, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đề nghị UBND TP. Đà Nẵng xem xét bố trí trạm chỉnh bị đầu máy và toa xe tàu khách để phục vụ các tác nghiệp kỹ thuật, đồng thời cần kiểm toán năng lực thiết kế của ga, đặc biệt khi lượng tàu khách tăng cao.
Trước đó, vào đầu tháng 8/2024, UBND TP. Đà Nẵng đã đề nghị Bộ GTVT đóng góp ý kiến về nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga Đà Nẵng để hoàn thiện và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án di dời ga Đà Nẵng sẽ được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 giữ nguyên hướng tuyến đường sắt hiện tại, trong khi nhánh đường sắt từ ga Thanh Khê sẽ được chuyển đổi thành đường sắt đô thị. Nhà ga hành khách mới sẽ được xây dựng cách ga Đà Nẵng hiện hữu khoảng 4,2 km tại khu vực Hồ Trung Nghĩa, với diện tích khoảng 3.000 m² và cao 10 tầng.
Dự án cũng sẽ xây dựng quảng trường nhà ga kết hợp với công viên hồ Tây, cùng với nâng cấp ga Kim Liên thành ga khu đoạn với công suất xếp dỡ khoảng 500.000 tấn/năm. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 2.293 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 781 tỷ đồng và chi phí xây dựng, thiết bị khoảng 1.190 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ di dời tuyến ga và đường sắt khu vực TP. Đà Nẵng theo quy hoạch, trong đó sẽ xây dựng ga hành khách mới tại xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, bao gồm ga đường sắt quốc gia và ga đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Chi phí ước tính cho giai đoạn 2 là 3.812 tỷ đồng, đưa tổng chi phí của cả dự án lên 9.045 tỷ đồng, được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Được biết, Ga Đà Nẵng được xây dựng và khánh thành vào năm 1902 theo kiến trúc thống nhất từ Nam chí Bắc. Ga Đà Nẵng cách ga Hà Nội 791km về phía Bắc, cách ga Vinh 472km về phía Bắc, cách ga Huế 103km về phía Nam.
Từng bị xử phạt về hành vi xây dựng trái phép, một doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) lại tiếp tục xây dựng loạt công trình không phép ở Khu công nghiệp Phong Điền, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, TT-Huế.
Ngày 29/8, nguồn thông tin từ Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết, tại Dự án nhà máy Kanglongda Huế thuộc Khu công nghiệp Phong Điền xảy ra tình trạng xây dựng loạt công trình chưa được cấp giấy phép xây dựng trong giai đoạn 2 của dự án.
BQL Khu kinh tế , công nghiệp tỉnh TT-Huế đã yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Công nghệ bảo hộ Kanglongda Việt Nam (viết tắt là Kanglongda Việt Nam) dừng thi công để đơn vị chức năng kiểm tra, đánh giá và có phương án xử lý, thậm chí buộc tháo dỡ nếu công trình không phù hợp quy hoạch chi tiết.
Theo BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế, dự án Nhà máy Kanglongda Huế được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu ngày 26/9/2019, chứng nhận thay đổi lần 1 ngày 9/8/2022.
Dự án thực hiện trên diện tích đất khoảng 35,6 ha, chia làm 3 giai đoạn, tổng vốn đầu tư hơn 4.812 tỷ đồng. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất găng tay sử dụng 1 lần; găng tay bảo hộ lao động đa chức năng; sản xuất sợi polyethylen; xây dựng trung tâm nghiên cứu các sản phẩm găng tay sử dụng một lần, sợi polyethylen, găng tay bảo hộ lao động đa chức năng…
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết, đến nay dự án Nhà máy Kanglongda Huế đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, với vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng và vận hành thử.
Riêng giai đoạn 2 của dự án, mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng, nhưng chủ đầu tư dự án vẫn chỉ đạo nhà thầu thi công nhiều hạng mục công trình không phép.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong , tại công trường Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2 xuất hiện nhiều công trình, nhà xưởng quy mô lớn được xây dựng khi chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng , như kho hàng, ký túc xá, căng tin, nhà để xe, nhà lò hơi 75 tấn, nhà lò hơi 130 tấn, kho than, hệ thống xử lý nước thải, các nhà xưởng, dây chuyền hàng...
Sau khi phát hiện, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế đã yêu cầu chủ đầu tư dừng xây dựng các công trình khi chưa có giấy phép xây dựng.
“Liên quan đến các công trình xây dựng trái phép của giai đoạn 2, Ban sẽ rà soát, kiểm tra. Nếu các công trình phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500, phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thì sẽ ghi nhận và cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trường hợp không phù hợp thì sẽ chỉ đạo tháo dỡ ”, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế thông tin.
Đại diện BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế cho biết thêm, thời gian tới, đơn vị tiếp tục rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, lập biên bản và đề xuất xử phạt về lĩnh vực đầu tư. Sau khi xử phạt xong, Ban mới xem xét điều chỉnh tiến độ đầu tư, cấp giấy phép xây dựng.
Được biết, trước đó, Kanglongda Việt Nam từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính vì xây dựng công trình khi chưa được cấp giấy phép xây dựng.
Cụ thể, UBND huyện Phong Điền từng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Kanglongda Việt Nam số tiền 130 triệu đồng vì tổ chức thi công xây dựng loạt công trình không có giấy phép xây dựng theo quy định tại lô CN 05, Khu công nghiệp Phong Điền.
Ngoài bị phạt tiền, Công ty Kanglongda Việt Nam còn bị UBND huyện Phong Điền buộc dừng thi công đối với những công trình xây dựng không phép. Kanglongda Việt Nam cũng từng bị Cục Cảnh sát về Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ xử phạt 23 triệu đồng do thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Nguồn: Người Đưa Tin; Thanh Niên; Người Quan Sát; Soha
Chiếc xe 'tự bỏ chạy', để chủ nhân bơ vơ; Khẩn cấp cảnh báo siêu bão; Lũ cát ở Mũi Né lại tràn xuống đường; Nhành cây rơi đè 1 người tử vong
Loạt bị cáo lộ tài sản 'khủng' sau khi bị bắt; Đại án Xuyên Việt Oil; Bài toán phủ sóng metro; Đà Nẵng tan nát dự án công viên rồng
345 người chết & mất tích vì bão lũ; Phía sau 12.000 trang sao kê 'lòng tốt'; Hơn 500 hộ dân khốn khổ vì… nước sạch
Tiền tỷ 'bay' theo siêu bão; Dư địa mới cho gạo Việt; Làn sóng 'găm hàng' BĐS rồi để 'hoang' chờ tăng giá; 'Choáng' giá nhà chung cư
Mang phim đi chiếu xứ người; Trà Ngọc Hằng bị tuyên phạt; Khánh Vy giữa những tranh cãi; Loạt sinh viên nhập viện bất thường
Phẫn nộ clip 'Quả báo Làng Nủ'; Vụ học sinh bị ô tô cán chết; Chuyện muôn thuở mỗi mùa từ thiện; Sập hầm cầu chui đang thi công
Kỳ Duyên trợn mắt, mua may quay cuồng; Trấn Thành thắng lớn; Lũ miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục; Giao thông tê liệt vì lũ dữ
Ngọc Trinh đã biết sợ; Kỳ Duyên nổi giận; Nghịch lý Cánh Diều Vàng 2024; Loạt chương trình bị hủy vì siêu bão
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá