Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Trong 2025, chiến trường chính của các chuỗi cà phê Việt Nam chính là ở khu vực cận thành thị và tỉnh lẻ. Sự bành trướng lên 815 cửa hàng của chuỗi tiên phong Highlands Coffee chứng minh: người tiêu dùng ở hai khu vực này đã sẵn sàng chi trả từ 50.000 đồng để mua 1 ly cà phê. Với sự co cụm của The Coffee House, hậu trường của các chuỗi lớn đang khá cân sức - cân tài.
Khác với các ngành khác, trong năm 2024, thị trường chuỗi cà phê trung và cao cấp của Việt Nam đã hoạt động hết sức sôi nổi – theo chiều hướng tích cực hơn là tiêu cực.
Dẫn đầu thị trường này vẫn là Highlands Coffee. Theo báo cáo của Vietdata, Highlands Coffee là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam, nắm giữ 12% thị phần năm 2023. Chuỗi cà phê này có sự bứt tốc về doanh thu, đặc biệt sau dịch Covid-19. Năm 2021, Highlands Coffee thu về hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu. Giai đoạn 2019-2020, chuỗi này duy trì trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm.
Hiện tại, Highlands Coffee đang hữu mạng lưới lên 815 cửa hàng tại Việt Nam và Philippines. Trong đó, 682 cửa hàng thuộc sở hữu của JFC và 133 cửa hàng được vận hành theo mô hình nhượng quyền.
Mới đây, Highlands Coffee bắt đầu triển khai hàng loạt cabin mini bán đồ uống cạnh các cây xăng. So với việc đầu tư một cửa hàng truyền thống, việc mở cabin cà phê với ưu thế chi phí đầu tư thấp, linh hoạt trong việc chọn vị trí, phục vụ nhu cầu take-away. Điều này giúp Highlands thâm nhập thị trường ngách, phục vụ khách hàng di chuyển mà không phải chịu áp lực về doanh thu từ bán hàng tại chỗ.
Mô hình được cho là học hỏi từ thành công của Amazon Coffee tại Thái Lan, nơi chuỗi cửa hàng đặt trạm khắp các trạm dừng chân và cây xăng, thu về lượng lớn khách trung thành nhờ vị trí tiện lợi.
Theo thông tin từ Amazon Coffee, với mô hình phủ sóng thương hiệu cà phê ở cây xăng và điểm dần chân, doanh nghiệp mở 4.552 cửa hàng trên 11 thị trường trên toàn cầu. Mạng lưới hoạt động quốc tế của Café Amazon hiện bao gồm gần 400 địa điểm tại Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Oman, Philippines, Ả Rập Xê Út và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Amazon Coffee không quá nổi trội. Từ 28 cửa hàng năm 2023 nay chuỗi còn 24 cửa hàng và hoạt động chủ yếu ở TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận bằng cách đi theo hệ thống siêu thị của Central Retail như GO!. Cuối năm 2022 thương hiệu đã có 20 cửa hàng, nên có thể nói, ông lớn đến từ Thái Langần như dậm chân tại chỗ trong 2 năm qua.
Những cái tên đáng chú ý khác chắc chắn không thể không nhắc tới là Starbucks, Phúc Long hay "tân binh" Katinat. Cả ba đang nỗ lực tăng sự hiện diện của mình càng nhiều càng tốt ở khắp Việt Nam. Với khoảng cách rất lớn so với "kẻ dẫn đầu" Highlands Coffee, cả ba đang tập trung vào mục tiêu thực tế hơn: giành lấy vị trí thứ 2 và 3 trên thị trường.
Nết xét ở bình diện này, chưa ai thật sự bứt phá, khi Phúc Long có trên 167 cửa hàng/23 tỉnh thành, Starbucks có 125/16 tỉnh thành, Trung Nguyên Legend có 106 cửa hàng trải dài từ Bắc Kạn đến Phú Quốc và Katinat có 93/13 tỉnh thành. Cộng Caphe nhờ nhượng quyền, hiện cũng đã có 95 cửa hàng trên toàn cầu: 66 cửa hàng tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam và 23 cửa hàng ở Hàn Quốc, 3 ở Malaysia, 2 ở Canada và 1 ở Đài Loan.
Với mật độ quán cà phê đã tương đối bão hòa tại các khu vực trung tâm đô thị loại I, chiến trường chính trong năm 2025 và tương lai của các chuỗi này sẽ dời về vùng cận thành thị và thành phố loại II và III. Đây không chỉ là xu hướng chung của ngành chuỗi cà phê mà còn là của ngành bán lẻ Việt Nam ở mảng dược phẩm/siêu thị trong tương lai gần.
The Coffee House có lẽ đang là nốt trầm duy nhất trên bản nhạc khá vui nhộn này. Từ 150 cửa hàng cuối năm 2022, The Coffee House hiện chỉ còn lại 94 cửa hàng và rời bỏ khá nhiều thị trường từng được xem là trọng điểm trước đây như Đà Nẵng, Cần Thơ. Dường như, The Coffee House đã chấp nhận rút lui khỏi cuộc đua chỉ dành cho giới ‘con nhà giàu’ này.
Các chuỗi cà phê trung và cao cấp đang tiến về vùng ven và tỉnh lẻ như vũ bão
“Trong năm 2025 và nhiều năm tới, các DN bán lẻ sẽ thâm nhập sâu hơn và chuẩn bị cạnh tranh mạnh mẽ ở khu vực cận thành thị - sub-urban. Tương lai của bán lẻ sẽ ở các huyện ở thành phố lớn như Hóc Môn, Củ Chi và Nhà Bè cũng như các thị trấn – thị tứ. Đây sẽ là thị trường tăng trưởng cao nhất trong ngành bán lẻ ở tương lai.
Mặc dù thị trường bán lẻ của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng về dài hạn thì nó tiềm năng nhất Đông Nam Á”, Chuyên gia về bán lẻ Phạm Trọng Chinh cho biết trong một sự kiện gần đây do BSA tổ chức.
Để chứng minh cho nhận định nói trên, chúng ta có thể nhìn vào tiến trình mở cửa hàng mới của các thương hiệu hàng đầu trong vài năm gần đây. Mặc dù Vinhome Grand Park nằm ở rìa quận 9 xa xôi song vẫn thu hút được Phúc Long, Starbucks, Highlands Coffee, Trung Nguyên E-Coffee về mở quán.
Tháng 9/2024, Starbucks tự hào công bố cửa hàng đầu tiên ở Đà Lạt tại vị trí đắc địa ngay chợ trung tâm; thì tháng 11/2024, Highlands cũng đáp trả rằng mình vừa mở thêm cửa hàng thứ 3 tại Đà Lạt ngay biểu tượng ‘nụ hoa atiso’. Katinat cũng mở cửa hàng đầu tiên tại Đà Lạt trong năm 2023, trong khi Cộng và Phúc Long đến đây từ năm 2020.
Có thể nói, các chuỗi cà phê đã chuẩn bị cho tiến trình mở cõi của mình từ lâu và mỗi thương hiệu lựa chọn một phương án khác nhau.
Highlands Coffee chọn nhượng quyền với sự hậu thuẫn của ông lớn từ Philippines - Jollibee. Tập đoàn Trung Nguyên cũng chọn phương án nhượng quyền cho chuỗi E-Coffee. Starbucks là ‘địa phương hoá’ menu hơn. Trong khi Phúc Long chọn tích hợp vào hệ thống WinMart và vừa mời được cựu CEO của Starbucks Việt Nam Patricia Marques về làm lãnh đạo…
Nếu miêu tả thị trường chuỗi cà phê Việt Nam trong năm 2024 như một cuộc thi sắc đẹp, thì có thể tóm lược rằng: Katinat đã ‘dậy thì thành công’ và hết sức quyến rũ nhờ biết cách make-up và tập luyện; ‘Công chúa’ Starbucks kiêu kỳ đã trở nên bình dị và gần gũi hơn; Phúc Long thể hiện quyết tâm ganh đua bằng cách thuê ‘PT xịn’; các 'hoa khôi' Cộng và Trung Nguyên Legend lấn saan chinh phục thị trường ngoại.
Highlands Coffee vẫn chưa có đối thủ xứng tầm ở phân khúc nhượng quyền của mình
Nói về mô hình mở rộng ra khắp Việt Nam, chúng ta sẽ chia ra hai kiểu là thương hiệu cho phép nhượng quyền và tự phát triển.
Trong nhánh nhượng quyền, dù Highlands Coffee không tạo ra một mô hình cà phê có đầu tư nhẹ hơn như cách Trung Nguyên đã làm, song họ lại phát triển khủng khiếp nhất. Hệ thống có trên 815 so với 500 quán cuối 2022. Với tốc độ tăng trưởng hằng năm như thế này, Highlands Coffee gần như nắm chắc ngôi vương.
Để nhận quyền kinh doanh Highlands Coffee không dễ, đối tác phải nắm trong tay từ 3 đến 5 tỷ đồng, nhưng họ vẫn chưa có đối thủ xứng tầm ở phân khúc này. Hơn nữa, Highlands Coffee cũng đang làm rất tốt khía cạnh tối ưu chi phí bằng cách cắt giảm tối đa các chi phí có thể cắt giảm: menu tinh gọn - rất ít khi ra món mới, dùng chỉ duy nhất ly nhựa để tăng tần suất bán hàng và giảm chi phí nhân sự, tự xây nhà máy rang xay cà phê, gần như không đổ tiền làm thương hiệu…
Lúc ra mô hình E-Coffee vào 8/2019, Trung Nguyên đã đặt kế hoạch sẽ có 3.000 cửa hàng trên khắp cả nước sau 1 năm nhưng giờ họ mới chỉ có 548 cửa hàng (theo website thương hiệu).
Trung Nguyên liên tục làm marketing – sale qua từng năm để giúp E-Coffee tăng tốc càng nhanh càng tốt, nhưng thực tế là chuỗi này không thể chạy nhanh như Tập đoàn kỳ vọng, bởi lượng ‘người đến – người đi’ đều lớn. Nguyên nhân nữa là họ bị cạnh tranh gay gắt bởi các mô hình nhượng quyền gọn nhẹ tương tự như Milano, Viva Star, Guta, Laha, Ông Bầu…
Sau khi quyết định chọn mô hình E-Coffee đánh thị trường Việt Nam, Trung Nguyên mang mô hình Legend ra đánh thế giới. Hiện, Trung Nguyên Legend có 21 cửa hàng tại Trung Quốc – 10 trong đó là nhượng quyền, 4 cửa hàng ở Mỹ. Trước đó, họ từng công bố kế hoạch mở 100 cửa hàng trong năm 2024 và 1.000 cửa hàng ở tương lai tại Trung Quốc.
Phúc Long – Starbucks – Katinat đang tranh đua quyết liệt
Với Phúc Long, họ từng kỳ vọng vào phương án mô hình gọn nhẹ tích hợp vào hệ thống siêu thị WinMart, có thể giúp Phúc Long vươn đến mọi ngõ ngách Việt Nam nhanh chóng, nhưng thực tế thị trường cho thấy: thử nghiệm này chưa thành công. Có một thực tế là khi người tiêu dùng đến các cửa hàng cà phê trung và cao cấp, cái họ mua đầu tiên là chỗ ngồi và không gian, dịch vụ sau đó mới đến thức uống.
Mới đây, Phúc Long đã không giấu diếm ý định sẽ nhượng quyền thương hiệu trong tương lai để nhanh chóng chạm đến con số 500 cửa hàng như Highlands đang làm. Về hoạt động nhượng quyền, Masan không thiếu kinh nghiệm và nguồn lực, khi họ đang làm điều đó với WinMart. Có lẽ, cái mà Phúc Long kỳ vọng khi thuê bà Patricia Marques về làm CEO là muốn tăng chất lượng phục vụ và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình.
Starbucks cũng đang nhượng quyền ở thị trường Việt Nam và bên nhận quyền chính là Maxim’s Group. Maxim’s Group thành lập vào năm 1956, là một trong những tập đoàn về ẩm thực hàng đầu HongKong khi đang quản lý và phát triển tầm 20 thương hiệu trong lĩnh vực F&B – tương ứng khoảng 2.000 cửa hàng. Mô hình kinh doanh của Maxim's Group khá tương đồng với Golden Gate Group ở Việt Nam.
Maxim's Group là bên nhận quyền kinh doanh chuỗi Starbucks ở Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Lào, Hong Kong và Macau (Trung Quốc). Vào tháng 9/2024, Maxim’s Group cho biết đã mở được khoảng 1.000 cửa hàng Starbucks và hơn một nửa nằm ở Thái Lan. Thời điểm còn tại vị ở Starbucks, bà Patricia Marques chính là người của Maxim’s Group.
Nếu nhìn theo tiến trình hợp tác giữa Maxim’s Group và Starbucks, chúng ta có thể thấy là Tập đoàn đến từ HongKong này đã rất bền bỉ để xây dựng được niềm tin của Starbucks theo thời gian. Năm 2000, họ nhận quyền phát triển thương hiệu Starbucks tại HongKong và lần lượt nhận quyền phát triển 6 thị trường còn lại qua từng năm. Họ mở cửa hàng Starbucks đầu tiên ở Lào trong năm 2022.
Sau thành công ở thị trường Thái Lan, uy tín của Maxim’s Group trong mắt Starbucks đã tăng lên và được ưu tiên khi đến hợp tác nhận quyền.
Starbucks mở rộng đến Thái Lan vào năm 1998. Đến năm 2019, lúc Starbucks có khoảng 317 cửa hàng, Maxim’s Group đã hợp tác với DN lâu đời đến từ Singapore là F&N Retail Connection Co., Ltd. thành lập công ty con tên Coffee Concepts Thailand nhằm phát triển chuỗi Starbucks ở thị trường này. Coffee Concepts Thailand đang có ý định tăng lên 800 cửa hàng ở Thái Lan vào năm 2030.
Ở thị trường Thái Lan, Starbucks đang đứng thứ tư về số lượng và số 3 về mức độ yêu thích. Về số lượng, theo thống kê của World Coffee Portal, tính đến tháng 6/2024: đứng nhất vẫn là Cafe Amazon với 4.159 cửa hàng, thứ hai là Inthanin Coffee – 1.020 cửa hàng và PunThai Coffee – 1.000 cửa hàng. Cả 3 chuỗi này đều được hậu thuẫn hoặc hợp tác tích hợp vào các hệ thống trạm xăng của các thương hiệu xăng dầu hàng đầu Thái Lan.
Theo đó, hiện Thái Lan có 8.350 cửa hàng cà phê, nhiều thứ 3 Đông Á, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Dự báo lượng quán cà phê của Thái Lan sẽ tăng lên 9.590 vào năm 2029.
Còn theo một khảo sát của YouGov, Café Amazon đang là chuỗi phổ biến nhất Thái Lan khi có tới 61% người tiêu dùng ở đây cho biết thường uống nó, tiếp theo là All Café trong hệ thống 7-Eleven có tỷ lệ 44%, Starbucks đứng thứ 3 với 32%.
Nếu lấy Thái Lan làm hệ quy chiếu, thì con số 125 cửa hàng của Starbucks tại Việt Nam là vô cùng khiêm tốn. Thái Lan có 70 triệu dân – Việt Nam có 100 triệu dân, mức sống của người Việt Nam đang gần ngang bằng Thái Lan, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và người Việt Nam cũng rất yêu cà phê, ngoài Highlands Coffee thì không có chuỗi cà phê nào thực sự vượt trội nữa.
Từ thực tế này, không có gì ngạc nhiên khi Starbucks cũng đang rất tích cực tham gia vào cuộc đua mở cửa hàng khắp Việt Nam trong vài năm gần đây. Ngoài lần đầu thuê một CEO người bản địa, họ cũng rất vui vẻ trong câu chuyện ‘địa phương hóa’ menu cũng như các chương trình sale-marketing để bắt kịp xu hướng thị trường, thu hút thêm tệp khách hàng trẻ và có hình ảnh thân thiện hơn khi đến những vùng ven trung tâm hoặc tỉnh lẻ.
Bắt đầu bằng việc cho phép truy cập internet liên tục thay vì 1 tiếng/lần và phải có mã code, menu Starbucks hiện còn thêm các món hot-trend ở thị trường Việt như Cà phê dừa, Cà phê muối, Cà phê jelly, Trà sữa caramel nướng… hay chương trình marketing có ‘ly đổi màu’. Nhìn vào những chuyển động này, chúng ta có thể thấy sự 'học hỏi' đáng kể từ các đối thủ.
Giống như Phúc Long, Katinat vẫn đang tự phát triển chuỗi của mình chứ không nhượng quyền. Sau 1 năm 2024 chạy hết tốc lực, chuỗi này cũng đang gần chạm đến con số 100 cửa hàng. Cuối năm 2021, họ mới có 10 cửa hàng và với việc không nhượng quyền mà vẫn mở trung bình gần 30 cửa hàng khắp Việt Nam trong 1 năm, đây là một nỗ lực to lớn của Katinat. Trong 2 năm 2023 – 2024, dù đã rất cố gắng thì Starbucks Việt Nam cũng chỉ mở được thêm 38 cửa hàng.
Sau lưng Highlands Coffee là Jollibee, sau lưng Phúc Long là Masan, sau lưng Starbucks là Maxim's Group, còn sau lưng Katinat là nhà đầu tư lớn Trương Nguyễn Thiên Kim (vợ của ông Tô Hải - Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán Vietcap). Thế trận của các chuỗi cà phê lớn nhất đang khá cân sức cân tài.
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đến nay, nhiều đường bay nội địa đã kín chỗ và giá vé máy bay đang tăng dần từng ngày.
Dữ liệu khảo sát giá vé cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ở giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, giá vé máy bay nhiều chặng từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh được các hãng hàng không niêm yết ở mức cao, thậm chí nhiều chặng đã "cháy vé" ở hạng phổ thông.
Cụ thể, ngày 22/1/2025 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch), chặng TP Hồ Chí Minh - Vinh, TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa hay chặng bay trục chính như TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, giá vé hạng phổ thông cơ bản hiện đang được các hãng hàng không niêm yết khoảng 2,9 triệu đồng.
Trong khi đó, ngày 25/1/2025 (ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ), nhiều chặng bay như TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh - Huế, TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh - Vinh đều đang "cháy vé".
Tuy nhiên, xuất phát từ việc nhu cầu di chuyển về quê đón Tết ở các tỉnh phía Bắc tăng cao dẫn đến việc các hãng hàng không phải thực hiện nhiều chuyến bay rỗng (ferry) từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung quay đầu về TP Hồ Chí Minh nên giá vé ở chiều ngược lại từ các tỉnh như Buôn Mê Thuột, Huế, Thanh Hóa, Pleiku, Đồng Hới, Chu Lai… đi TP Hồ Chí Minh đang thể hiện xu hướng giá trái ngược rõ rệt.
Ngày 22/1/2025, ngày 25/1/2025 cũng như ngày 27/1/2025 (ngày 28 tháng Chạp), trên các chặng này, cả Vietnam Airlines và Vietjet Air đều niêm yết mức giá thấp hơn hẳn, chỉ từ 90 nghìn đồng.
Tiêu biểu, các chặng bay từ Hải Phòng, Vinh, Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, VietjetAir tung ra giá vé khuyến mãi chỉ từ 0 đồng. Bamboo Airways và Vietravel Airlines cũng cung ứng giá vé hấp dẫn, chỉ từ 25 nghìn đồng trên các chặng từ Đà Nẵng, Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh.
Khác với chặng bay đi/đến TP Hồ Chí Minh, ở giai đoạn trước Tết, trên chặng bay du lịch như Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Quy Nhơn, Hà Nội - Phú Quốc, giá vé chiều đi và về được ghi nhận không có sự chênh lệch đáng kể, dao động chỉ từ gần 1 đến 3 triệu đồng tùy chặng.
Tuy nhiên, vào ngày 25/01/2025, trên một số chặng bay như Hà Nội - Quy Nhơn, Hà Nội - Phú Quốc… hiện ghi nhận đã hết vé hạng phổ thông của một số hãng.
Sau kỳ nghỉ lễ, khi người dân bắt đầu trở lại làm việc, giá vé chiều từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung vào TP Hồ Chí Minh lại có sự đảo chiều.
Ngày 2/2/2025, ngày kết thúc kỳ nghỉ lễ, tình trạng hết vé được ghi nhận tại nhiều chặng từ Buôn Mê Thuột, Huế, Nha Trang, Thanh Hóa, Pleiku, Đồng Hỏi, Vinh, Chu Lai…đi TP Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày này, trên các chặng bay từ các điểm du lịch như Quy Nhơn, Phú Quốc… về Hà Nội, một số hãng cũng đã hết vé.
Ngày 8/2/2025, ngày nghỉ cuối tuần đầu tiên sau kì nghỉ, giá vé vẫn thể hiện xu hướng lệch đầu, khi các chặng bay từ TP Hồ Chí Minh đi các cảng hàng không, sân bay như: Đà Nẵng, Pleiku, Vinh, Nội Bài… được các hãng niêm yết chỉ từ 0 đồng, trong khi chiều ngược lại, giá vé duy trì ở mức cao.
Khai thác 24/24 giờ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu bay đêm
Để đáp ứng nhu cầu đi lại cao dịp Tết, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các cảng hàng không như Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa triển khai khai thác 24/24 giờ, phục vụ bay đêm.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng và đảm bảo kết nối giao thông đường bộ với hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tại các tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ triển khai các giải pháp phục vụ Tết 2025, kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải như taxi, xe công nghệ tăng thời gian hoạt động, tăng số lượng phương tiện, tăng tần suất xe buýt để phục vụ hành khách, đặc biệt là hành khách trên các chuyến bay đêm đi, đến cảng hàng không....
Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam nghiên cứu, xem xét bổ sung chuyến bay đối với các đường bay hiện đã đầy chỗ từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào các ngày cận Tết trên cơ sở phù hợp với năng lực khai thác, hạ tầng cảng hàng không và đảm bảo an toàn, an ninh.
Giá lúa gạo nội địa và xuất khẩu đang ở mức thấp nhất 2 năm qua, trong khi vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm cũng mới bắt đầu, khiến nhiều nông dân lo lắng. Tuy nhiên, dự báo năm 2025 nhu cầu vẫn ở mức cao, nên nhiều ý kiến cho rằng cần có giải pháp chặn đà rơi của giá lúa gạo để chờ cơ hội ở giai đoạn sau.
Giá gạo chạm đáy, vì sao?
Nếu hai cái tết gần đây giá lúa liên tục tăng, nông dân hồ hởi đón năm mới thì năm nay ngược lại, giá lúa những ngày này lại liên tục giảm. Ông Nguyễn Thành An, nông dân xã Tân Tuyến (H.Tri Tôn, An Giang), cho biết: Vụ thu đông vừa qua giá các giống lúa hạt dài như OM hay ĐT khoảng 8.000 - 9.000 đồng/kg. Còn thời điểm hiện tại mới chớm vào vụ đông xuân nhưng giá lúa liên tục giảm, chỉ còn khoảng 7.000 - 7.200 đồng/kg. Mức giá hiện nay cũng thấp hơn khoảng 1.500 đồng/kg so với vụ đông xuân năm ngoái. "Hiện nay chỉ có lúa Nhật còn giữ giá khá tốt, khoảng 8.500 đồng/kg. Nhưng tôi vẫn lo giá lúa sẽ còn giảm lúc cao điểm thu hoạch vụ đông xuân sau Tết Nguyên đán, nên đã đồng ý nhận cọc bán cho thương lái giá 7.900 đồng/kg", ông An cho biết.
Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), xác nhận: Nhiều sản phẩm gạo xuất khẩu chủ lực của VN trước đây như OM 5451 có giá 640 - 650 USD/tấn thì đến cuối năm 2024 chỉ còn khoảng 560 USD/tấn và hiện tại còn khoảng 540 USD/tấn. Tương tự, gạo ĐT8 trước đó từ 660 - 670 USD/tấn, đến cuối năm 2024 giảm còn 570 USD/tấn và hiện nay khoảng 550 USD/tấn. "Thị trường vắng người mua, đặc biệt khách hàng lớn nhất là Philippines cũng đang trong giai đoạn nghỉ tết. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của VN bắt đầu thu hoạch khiến nguồn cung tăng nên giá giảm. Do giá gạo VN và các nước cũng liên tục giảm nên các nhà nhập khẩu cũng chần chừ, nghe ngóng", ông Trọng lý giải.
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất - thương mại Phước Thành IV, phân tích: Giá lúa gạo giảm vì ngoài Philippines thì các thị trường quan trọng khác như Indonesia hay Trung Quốc cũng chưa có dấu hiệu tham gia thị trường. Khi vắng người mua thì một số người bán có tâm lý nóng vội muốn bán nhanh nên giảm giá để tăng cung. Khi giá gạo càng giảm, thị trường lại càng có tâm lý muốn mức giá tốt hơn nữa. Vòng luẩn quẩn này chịu tác động mạnh từ nguồn cung dồi dào từ thị trường Ấn Độ sau hơn 1 năm hạn chế xuất khẩu. Đáng nói, ở thời điểm hiện tại, không chỉ xuất khẩu khó khăn mà ở thị trường nội địa, sức tiêu thụ cũng chậm lại, do trước đó nhiều doanh nghiệp (DN) đã chuẩn bị xong nguồn hàng phục vụ tết. Một số địa phương ở ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm nên giá đang ở mức thấp nhất 2 năm qua. Cụ thể, giá lúa nguyên liệu IR50404 (sản xuất gạo 5% tấm) chỉ còn trên 6.000 đồng/kg, lúa giống OM 5451 còn khoảng 6.500 đồng/kg và lúa thơm khoảng 7.000 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá gạo xuất khẩu của VN giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua. Gạo 5% tấm đã giảm tổng cộng đến 25 USD, chỉ còn 473 USD/tấn, mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng khác cũng liên tục giảm giá. Không chỉ VN mà giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng lùi về mức 498 USD/tấn, hay như gạo Pakistan giảm còn 450 USD/tấn. Chỉ riêng gạo Ấn Độ tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.
Nhu cầu năm 2025 vẫn cao
Giá lúa gạo giảm khiến nông dân lo lắng, nhưng về cơ bản nhu cầu năm nay vẫn cao. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, nhu cầu tiêu thụ và thương mại gạo năm 2025 của thế giới vẫn ở mức cao. Đặc biệt thị trường lớn nhất thế giới là Philippines sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt đến con số kỷ lục là 5,4 triệu tấn. Bên cạnh đó là sự tham gia trở lại thị trường của khách hàng lớn như Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và DN, thị trường đang bị tác động mạnh bởi yếu tố chính trị từ các nước nhập khẩu lớn. Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News, phân tích: Do gạo là mặt hàng lương thực quan trọng nên các chính phủ đều muốn kiểm soát giá và đưa về mức thấp nhất có thể. Như Philippines, giữa năm ngoái chính phủ nước này giảm thuế nhập khẩu với mục đích giảm giá gạo nội địa nhưng thời gian qua giá gạo vẫn không giảm. Để đối phó vấn đề này, Philippines đã tiến hành điều tra một số DN lớn. Bên cạnh đó, nước này không cho phép DN dán nhãn gạo chất lượng cao với sản phẩm nhập khẩu nhằm tránh tình trạng nâng giá bán. Những yếu tố này làm ảnh hưởng nhiều đến sức mua của thị trường trong giai đoạn hiện tại.
Đối với nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, họ chiếm lĩnh thị trường châu Phi với giá thấp nên gạo VN cũng khó cạnh tranh. Ấn Độ cũng có thỏa thuận thương mại với sản lượng 1 triệu tấn gạo non-basmati cho thị trường Indonesia. "Phần lớn những thông tin hiện tại với thị trường gạo đều là có lợi cho người mua", bà Phan Mai Hương nhận định.
Với Indonesia, năm 2024 là nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới với sản lượng khoảng 3,7 triệu tấn. Tuy nhiên gần đây nước này liên tục tuyên bố sẽ không nhập khẩu gạo trong năm 2025. Ông Nguyễn Văn Thành cho rằng tính xác thực của những tuyên bố này cần phải có thời gian để kiểm chứng. Cũng không loại trừ khả năng đó là một đòn tâm lý trên thị trường của các nhà làm chính trị nhằm hạ cơn sốt giá gạo những năm gần đây. Với Philippines cũng vậy, họ có nhiều giải pháp mang tính chính trị để giảm nhiệt cơn sốt giá gạo như tìm kiếm các nguồn cung khác từ Ấn Độ, Pakistan và cả xả hàng dự trữ hay điều tra các nhà nhập khẩu với nghi vấn thao túng giá.
"Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng với thị trường Philippines thì gạo VN vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Do vậy, dù hiện tại chưa có đơn hàng, nhưng nhận thấy giá gạo đang ở mức đáy nên chúng tôi vẫn mua vào để chuẩn bị phục vụ thị trường xuất khẩu sắp tới, với giá gạo lứt giống 50404 là 8.000 đồng/kg, gạo OM5451 từ 9.200 - 9.300 đồng/kg và gạo thơm từ 10.000 - 10.500 đồng/kg", ông Thành nói và kiến nghị: "Ở thời điểm này, Chính phủ có thể hỗ trợ các DN đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo về vốn và lãi suất để tăng cường thu mua lúa gạo cho nông dân thì có thể chặn đợt giảm giá hiện nay".
Đồng tình quan điểm này, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VFA, lý giải: Theo dự báo của các tổ chức uy tín như Bộ Nông nghiệp Mỹ thì nhu cầu gạo thế giới trong năm 2025 vẫn cao, đặc biệt là Philippines. Do vậy các DN cần bình tĩnh, không nên chạy đua giảm giá sẽ càng làm khó cho cả ngành hàng. Hiện nay, VN sắp vào vụ đông xuân, DN cần nguồn tài chính lớn để thu mua lúa từ nông dân. Để chặn đà giảm giá hiện tại và có nguồn hàng dự trữ phục vụ nhu cầu xuất khẩu lâu dài, cần có chính sách hỗ trợ DN về vốn và lãi suất.
"Thời gian qua, chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất yêu cầu DN phải có hợp đồng cả đầu ra và đầu vào. Đây là điểm khó khăn cần được tháo gỡ. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn thẳng vào thực trạng là chúng ta bị lệ thuộc vào một vài thị trường. Về lâu dài cần nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo để đa dạng hóa thị trường", ông Đỗ Hà Nam nêu ý kiến.
Dù làn sóng trả mặt bằng ngày càng nhiều nhưng giá thuê vẫn không giảm, nguyên nhân do đâu?
Từ cuối năm 2024 đến nay, dọc các tuyến đường lớn, sầm uất ở trung tâm TP HCM như Nguyễn Huệ, Lê Lợi (quận 1), Võ Văn Tần, Hai Bà Trưng (quận 1, quận 3), Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Nguyễn Trãi (quận 5), Ba Tháng Hai (quận 10)…, ngày càng có khá nhiều mặt bằng cho thuê bị đóng cửa dù đang trong mùa kinh doanh sầm uất nhất năm. Nguyên nhân hàng đầu được chỉ ra là do giá thuê quá cao.
Mặt bằng trống, giá thuê vẫn tăng
Theo một số môi giới cho thuê mặt bằng tại TP HCM, tình trạng hàng quán, cửa hàng ế ẩm, ai cũng thấy nhưng nghịch lý là giá thuê mặt bằng vẫn không hề giảm. Hầu hết chủ nhà đều thông báo tăng giá thuê 10%-15% từ đầu năm 2025. Người kinh doanh có năn nỉ hay đàm phán, chủ nhà chỉ "bớt lộc" vài triệu đồng hoặc một vài % trong 1-2 tháng, còn tiền thuê thực tế cao hơn rất nhiều so với trước.
Anh Thái Trần, quản lý một cửa hàng thời trang nam nữ trên đường Nguyễn Trãi, cho biết đang muốn nhượng lại cửa hàng diện tích 80 m2, khi hợp đồng thuê còn tới 4 năm và giá thuê 60 triệu đồng/tháng, cọc 3 tháng. Nguyên do là "không có duyên chủ nhà" và anh có kế hoạch chuyển sang kinh doanh loại hình khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi gặng hỏi, anh Thái Trần mới nói thật là do buôn bán không thuận lời, anh nhiều lần đàm phán xin giảm giá thuê mặt bằng nhưng chủ nhà không đồng ý, mà còn báo sẽ tăng 5% từ năm 2025.
Dữ liệu từ Batdongsan.com cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2024, giá thuê nhà phố tại quận 1, 3, 10, TP Thủ Đức (quận 2 cũ) và quận Bình Thạnh tăng 10%-30%. Đáng chú ý, giá thuê trên đường Nguyễn Trãi tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm trước, khiến nhiều cửa hàng trả mặt bằng. Hiện tuyến đường này tràn ngập bảng cho thuê, với số điện thoại môi giới dán khắp mặt tiền, tạo cảnh tượng nhếch nhác.
Không riêng TP HCM, ở Hà Nội, nhiều tuyến phố thời trang ở trung tâm như: Kim Mã, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch... cửa hàng cũng đóng cửa hàng loạt. Những căn nhà mặt tiền cho thuê với giá từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng/tháng, nay bỏ trống chờ khách tới thuê. Bà Nguyễn Thị Lan, có cửa hàng 3 tầng cho thuê ở phố Kim Mã (quận Ba Đình), cho hay mặt bằng để trống 3 tháng nay, nếu có khách sẽ cho thuê được hơn 100 triệu đồng/tháng. Theo bà Lan, nhiều thương hiệu, cửa hàng trên tuyến phố này liên tục đóng cửa, rời đi. Nguyên nhân chủ yếu do kinh doanh ế ẩm nên chuyển sang bán trực tuyến chứ không hẳn vì giá mặt bằng quá cao.
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm nhà phố cho thuê ở Hà Nội và TP HCM trong quý IV đều giảm. Trong khi giá mặt bằng cho thuê nhà phố ở Hà Nội và TP HCM có xu hướng tăng liên tục từ năm 2023 đến nay. Như tại Hà Nội, quý I/2023, giá cho thuê chỉ 65 triệu đồng/căn nhà phố/tháng nhưng đến quý IV đã tăng lên 70 triệu đồng/tháng; còn ở TP HCM cũng tăng từ 65 triệu đồng/tháng lên 80 triệu đồng/tháng.
Khó tìm tiếng nói chung!
Ông Lê Đình Chung, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Phát triển bất động sản (BĐS) SGO Homes (Hà Nội), xác nhận nhà mặt phố cho thuê đang trong tình trạng ế ẩm, chỉ trục phố chính, vị trí đẹp mới thu hút được một số nhãn hàng, ngành nghề thuê. "Mặt bằng thị trường chung ảm đạm, nguyên nhân là do mua bán online phát triển mạnh nên doanh nghiệp, người bán hàng không cần mặt phố để trưng bày sản phẩm nhiều" - ông Chung cho biết.
Hơn nữa, duy trì mặt bằng kinh doanh offline có chi phí cao nên người thuê rất cân nhắc bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Chưa kể, thị trường ảm đạm, giá vẫn tăng.
Ông Chung lý giải giá cho thuê nhà mặt phố tăng là do mặt bằng giá BĐS nói chung và nhà mặt phố nói riêng tăng trong năm 2024 với con số ước tính từ 30%-50% so với năm 2023. Ví dụ, nếu giá một căn nhà phố năm 2023 là 20 tỉ đồng, nay tăng lên 30 tỉ đồng nên người cho thuê cũng kỳ vọng giá cho thuê tăng để đạt được mức sinh lời mong muốn.
Ông Nguyễn Tất Thịnh, nhà sáng lập nền tảng BĐS công nghệ HouseZy.vn, cho biết tình trạng mặt bằng ế ẩm tại TP HCM đã diễn ra nhiều năm nay, mạnh mẽ nhất là sau đại dịch COVID-19 do kinh doanh online lên ngôi, thói quen tiêu dùng, mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến những tuyến đường vốn dĩ rất "hot" trước đây trở nên ế ẩm. Cùng với đó, chủ nhà tăng giá thuê theo giá trị gia tăng của mặt bằng, bất chấp các cửa hàng, nhất là chuỗi đang có chiến lược tiết giảm chi phí dẫn đến tình trạng mặt bằng ế ẩm. "Chủ những mặt bằng đẹp tại các quận trung tâm quận 1, quận 3, quận 5... đều là người có tài chính tốt nên họ cứ tăng giá. Họ cũng biết rõ người thuê là ai. Họ thuê không chỉ để kinh doanh mà còn làm thương hiệu, điển hình như mặt bằng Hàn Thuyên (quận 1) do Starbucks Coffee trả hồi giữa năm 2024, đang có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng muốn thuê dù giá đã tăng gần chục ngàn USD so với trước. Với những mặt bằng giá trị như vậy, chủ nhà chỉ đồng ý với người chấp nhận giá họ đưa ra, chứ không bao giờ hạ giá" - ông Thịnh nói.
Ngoài ra, chủ những mặt bằng này cũng tính toán rất kỹ, nếu không cho thuê đúng đối tượng sẽ làm giảm giá trị mặt bằng, nếu cho người không đủ tiềm lực thuê, kinh doanh không ổn định, rất dễ gặp rủi ro.
Ông Phan Đình Phúc, CEO Seenee (đơn vị chuyên review các dự án, sản phẩm BĐS), cho rằng nhiều chủ nhà vẫn tăng giá thuê do so sánh lợi nhuận cho thuê với lãi suất ngân hàng, vốn đang thấp hơn. Họ cũng cân nhắc giá thuê của mình so với các mặt bằng tương tự để tránh làm giảm giá trị tài sản. Ngoài ra, vì tin vào khả năng thị trường phục hồi, các chủ nhà sẵn sàng chờ khách thuê phù hợp thay vì giảm giá, có thể ảnh hưởng đến giá thuê của cả khu vực. "Tại các quận trung tâm như quận 1, 3, 5, 10, nhiều chủ nhà có tiềm lực tài chính tốt và thường liên kết để duy trì mức giá chung. Họ lo ngại nếu một nơi giảm giá, toàn khu vực sẽ chịu tác động, khiến giá thuê và giá trị tài sản khó tăng. Trong khi đó, người thuê muốn mặt bằng đẹp với giá hợp lý, dẫn đến tình trạng không đạt thỏa thuận, mặt bằng bỏ trống kéo dài nhưng giá thuê vẫn tăng" - ông Phúc phân tích.
Các chuyên gia dự báo trong 2-3 năm tới, tình trạng mặt bằng bỏ trống tại Hà Nội, TP HCM, đặc biệt ở các quận trung tâm sẽ gia tăng do kinh tế còn khó khăn và sự chuyển dịch hành vi tiêu dùng sang mua sắm online, thương mại điện tử.
Để khắc phục, chủ nhà cần điều chỉnh giá thuê phù hợp với thị trường, giữ giá ổn định trong 3-5 năm và hỗ trợ giảm giá thuê ban đầu để khuyến khích người thuê. Về phía người thuê cũng cần chuẩn bị kế hoạch kinh doanh rõ ràng để tạo sự tin tưởng với chủ nhà, thậm chí cân nhắc chia sẻ mặt bằng với đơn vị khác nhằm giảm chi phí và rủi ro trong giai đoạn đầu.
Ông Lê Đình Chung cho rằng trong bối cảnh hiện nay, chỉ còn cách người cho thuê và người thuê chủ động bàn thảo, chia sẻ khó khăn với nhau để tìm phương án tốt nhất.
Nguồn: Market Times; Kenh14; Thanh Niên; CafeF
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Tên máu lạnh giết mẹ và vợ con; Ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền; Nhiều quý bà bị cướp sau ‘mây mưa’; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá