Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Theo chuyên gia, người tiêu dùng có thể gặp nhiều rủi ro và nguy cơ khi mua thịt bò giá rẻ bán trên mạng xã hội bởi đó là những sản phẩm không được kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giá rẻ bằng một nửa hàng chính ngạch
Thị trường thực phẩm sát Tết Nguyên đán đang dần sôi động, đặc biệt là trên các "chợ mạng". Thịt bò Aukobe Úc với giá rẻ chỉ 250.000 đồng/kg cho loại lõi vai khoanh tròn với những vân mỡ cẩm thạch được chị Hoàng Thanh Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) rao bán trên facebook cá nhân.
Đi kèm với các bài đăng, chị Vân luôn nhấn mạnh rằng đây là thịt bò thượng hạng hàng hiếm, khi đem áp chảo hoặc nướng cùng gia vị nhẹ nhàng có thể tận hưởng trọn miếng "bò tan chảy" tuyệt đỉnh. Loại thịt bò này được nhập khẩu từ Úc, không có thường xuyên. Dịp cận Tết Ất Tỵ này, kho tổng báo có hàng nên chị tranh thủ nhập về bán.
Đang vào mùa tiệc tùng cuối năm nên bò Aukobe rất được ưa chuộng. Loại thịt này được cắt sẵn khoanh tròn trọng lượng 250 gram/miếng, hợp với làm món nướng BBQ, áp chảo hay xào lúc lắc... Theo đó, mỗi ngày chị bán được khoảng 70-80kg thịt bò loại này.
Không chỉ chị Vân, giới buôn bán online không ngừng quảng cáo với những lời hoa mỹ như: thịt bò thượng hạng, thịt bò ngon nhất thế giới, vân mỡ cẩm thạch giúp miếng thịt bò mềm ngọt và tan chảy khi ăn... Thay vì có giá tiền triệu, giá thịt bò Aukobe Úc lại rẻ giật mình, chỉ 220.000-270.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thu Hằng, quản lý một chuỗi cửa hàng thực phẩm tại Hà Nội cho biết, Aukobe là tên gọi dành cho loại thịt bò được sản xuất theo quy trình chăn nuôi dựa trên kỹ thuật Wagyu trứ danh của Nhật Bản, kết hợp với quy trình chăn nuôi tiên tiến của Úc. Giống bò Aukobe cũng được lai tạo từ bò Wagyu Nhật Bản với bò Angus của Úc, sau đó được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo chất lượng thịt đạt chuẩn cao nhất.
Tuy nhiên, thịt bò Aukobe tự nhiên, nhập chính ngạch thường có giá dao động từ 500.000 đồng đến khoảng 1 triệu đồng/kg tùy loại. Còn với thịt bò Aukobe giá rẻ hiện nay, có thể là hàng sắp hết hạn sử dụng, được các kho hàng xả hàng. Ngoài ra, trên thế giới còn có công nghệ bơm mỡ vào thịt bò để tạo ra những lớp mỡ đan xen phần nạc mà mọi người hay gọi là vân cẩm thạch.
Theo TS Nguyễn Minh Đăng, chuyên gia về chăn nuôi, thịt bò công nghệ Aukobe của Úc cũng được ứng dụng kỹ thuật pique để tạo những vân mỡ cẩm thạch đẹp mắt, đồng thời tạo nên độ mọng nước, mềm ngọt. Theo đó, các tảng thịt bò đã được pha cắt tươi sống, người thợ sẽ lọc đi mỡ thừa rồi dùng kỹ thuật Pique để bơm cấy chính phần mỡ đã lọc ra vào miếng thịt bò nạc.
Không chỉ có dòng thịt bò công nghệ Aukobe, ở Úc công nghệ cấy mỡ tạo vân cẩm thạch còn được áp dụng trên thịt bò Hokubee nổi tiếng. Vì sử dụng công nghệ bơm mỡ vào phần thịt nạc nên khi để dã đông rồi chế biến, miếng thịt bò sẽ hơi bở ra chứ không liên kết chặt chẽ như miếng thịt bò tự nhiên. Do đó, giá thành của những loại thịt bò này cũng rẻ hơn rất nhiều.
Cách chọn thịt bò nhập khẩu đúng chuẩn
Tại Việt Nam, bò Kobe được các đơn vị nhập khẩu chính ngạch từ Nhật giá vài triệu đồng một kg. Thậm chí, loại thượng hạng được lấy từ phần thăn nội thuộc giống bò đen Tajima, giá khoảng 18 triệu đồng. Phần thịt này, mỗi con bò chỉ có khoảng 3-4 kg.
Ông Dương Văn Hùng, Phó Chủ tịch Liên chi hội đầu bếp Việt Nam cho biết, thị trường thịt bò nhập khẩu hiện có nhiều nguồn. Nguồn thứ nhất là một số công ty chuyên nhập khẩu theo đường chính ngạch, nhập nguyên con về Việt Nam để giết mổ hoặc các sản phẩm thịt bò từ các nước Mỹ, Úc, Cannada, Nhật bản... Nguồn thứ hai là một số nhà hàng, khách sạn.. được cấp phép cũng tự nhập khẩu thịt bò. Nguồn thứ ba là thịt bò nhập lậu, từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hoặc châu Á về Việt Nam.
Phẩm cấp các loại thịt bò nhập khẩu khác nhau nên giá cả cũng khác nhau. Với thịt bò xác định được rất rõ về nguồn gốc, có chất lượng cao, được giết mổ theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thường có giá bán cao, thậm chí rất cao, chắc chắn không có giá dưới 200.000đ/kg. Thịt bò giá rẻ thì chất lượng cũng sẽ tương đương.
Theo chuyên gia, người tiêu dùng có thể gặp nhiều rủi ro và nguy cơ khi mua thịt bò giá rẻ bán trên mạng xã hội. Bởi đó là những sản phẩm không được kiểm soát về nguồn gốc, xuất xứ cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, khi chế biến, sẽ không đảm bảo về chất lượng, cảm quan, màu sắc, hương vị của món ăn. Ngoài ra, thực phẩm không đảm bảo chất lượng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
"Nếu muốn mua thịt bò nhập khẩu, người nội trợ nên chọn mua của các công ty chuyên kinh doanh, phân phối sản phẩm này và đã được cơ quan chức năng cấp phép. Thịt bò nhập khẩu cũng có hai loại: một là thịt mát, tức là sản phẩm vẫn có độ đàn hồi; hai là thịt đông lạnh, tức là được cấp đông cứng. Khi mua, bạn nên chú ý xem bao gói của sản phẩm còn nguyên vẹn hay không, ngày sản xuất, hạn sử dụng thế nào. Đồng thời quan sát màu sắc của sản phẩm, thịt mát phải có màu đỏ hồng, vân mỡ rõ ràng, không bị chảy nước, không có mùi lạ", ông Dương Văn Hùng hướng dẫn.
Khác với thị trường Tết Ất Tỵ khi các mặt hàng độc lạ và đắt đỏ được săn đón, năm 2024, người tiêu dùng thoả sức săn mua nhiều loại hải sản “quý tộc” siêu rẻ, sinh vật ngoại lai Trung Quốc vì bán tràn ngập chợ Việt.
Tháng 6 năm nay, trên khắp các chợ hải sản online, tôm hùm đất Trung Quốc được rao bán la liệt với số lượng lớn. Thậm chí, để nhấn mạnh độ tươi ngon, dân buôn còn cam kết bao tôm sống khỏe cả tuần khi thả trong bể nước, ở trên cạn không có nước sống được cả ngày.
Loại tôm hùm này chỉ nhỏ như tôm thẻ ở nước ta, thịt khá ít. Tuy nhiên, chúng được quảng cáo khi nấu chín có màu đỏ vô cùng hấp dẫn, thịt chắc và ngọt. Khách mua về có thể chế biến món tôm hùm xốt bơ tỏi, xốt me hoặc xào cay,...
Tuy nhiên, ở nước ta, tôm hùm đất thuộc hàng cấm buôn bán. Chúng là sinh vật ngoại lai với đặc tính sinh sống đáng sợ, là mối đe dọa lớn với ngành nông nghiệp. Thế nhưng, dân buôn vẫn nhập về bán bất chấp, giá từ 360.000-400.000 đồng/kg, còn người mua vẫn vô tư ăn.
Ngay sau đó, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) phải yêu cầu hải quan các địa phương tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất Trung Quốc. Cùng với đó, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.
Nhìn lại năm 2024, thị trường tiêu dùng Việt không chỉ nổi lên với sinh vật ngoại lai Trung Quốc, các loại hải sản cao cấp, hàng “quý tộc” cũng dội chợ với giá siêu rẻ.
Đơn cử, hồi tháng 3 năm nay, đuôi tôm hùm Úc bất ngờ xuất hiện tại chợ Việt. Đây vốn là loại hải sản nhập khẩu cao cấp khi giá hàng nguyên con tươi sống dao động từ 1,7-2 triệu đồng/kg.
Vậy mà, người tiêu dùng Việt có thể mua riêng phần đuôi tôm hùm (phần tập trung nhiều thịt tôm nhất) với giá chỉ 340.000-350.000 đồng/kg cho loại 3-5 đuôi/kg. Đến đầu tháng 9, trên “chợ mạng” lại rầm rộ rao bán loại hải sản này.
Theo anh Trương Văn Sang - chủ một cửa hàng hải sản ở Hoàng Mai (Hà Nội) - hải sản cao cấp bán giá rẻ có nhiều nguyên nhân, như vào mùa cao điểm đánh bắt, hàng đông lạnh sắp hết hạn sử dụng hay hàng bị lỗi. Với đuôi tôm hùm Úc đông lạnh giá siêu rẻ bán la liệt chợ, anh cho hay đã mua về ăn thử nhưng thấy chất lượng không ổn định, độ thơm ngon không được như kỳ vọng nên không nhập về bán lẻ.
Hay như tôm hùm bông - loại hải sản được ví chỉ dành cho giới nhà giàu do có giá vô cùng đắt đỏ - thì giữa tháng 6 năm nay cũng đổ bộ chợ với giá phổ biến từ 350.000-480.000 đồng/kg, tùy loại. Trong khi đó, đuôi tôm hùm bông loại 3-4 đuôi/kg có giá 450.000 đồng/kg.
Nguyên nhân loại hải sản cao cấp này đổ bộ chợ Hà Nội với giá bán rẻ là vì ở các vùng nuôi bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, tôm nuôi mật độ dày bị thiếu oxy nên ngộp chết. Các vựa nuôi đành phải đem ủ đá hoặc cấp đông bán với giá rẻ.
Cùng thời điểm, tôm hùm Alaska sống khỏe nhưng giá chưa đến 350.000-400.000 đồng/con trọng lượng 5-6 lạng, được rao bán khắp chợ online. Có những đầu mối bán được 1.000-3.000 con tôm hùm Alaska mỗi tuần.
Sau những đợt đổ bộ liên tục của các loại tôm hùm từ hàng nhập khẩu đến hàng nội địa, nửa cuối năm nay, người tiêu dùng lại thỏa sức ăn bào ngư - món đặc sản “quý tộc” với giá rẻ như rau.
Tại các chợ hải sản trực tuyến với hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, bào ngư hàng sống loại nhỏ được rao bán với giá chỉ 10.000-15.000 đồng/con, rẻ hơn cả giá rau muống. Nếu tính theo trọng lượng 1kg, bào ngư có giá 250.000 đồng/kg.
Tương tự, cua lông - món ăn “quý tộc” ở Trung Quốc trước kia chỉ dành cho giới thượng lưu với giá vài trăm nghìn cho đến gần 1 triệu đồng/con, cuối tháng 8 vừa qua cũng tràn sang chợ Việt và được dân buôn rao bán giá phổ biến ở mức 50.000-70.000 đồng/con loại 100-140 gram/con.
Lý giải cho một năm hải sản cao cấp, hàng "quý tộc" liên tục đổ bộ thị trường với giá rẻ bất ngờ, giới buôn bán hải sản cho rằng, ngoài vấn đề về chất lượng, theo quy luật thị trường thì khi cung nhiều giá sẽ rẻ và ngược lại. Ví như trước kia, bào ngư được đánh bắt tự nhiên, hàng khan hiếm nên giá siêu đắt đỏ. Nay có rất nhiều vùng nuôi trồng bào ngư với sản lượng lớn, giá cũng rẻ hơn.
Ngoài ra, thay vì chỉ làm hàng cao cấp, người dân cũng chủ động nuôi nhiều loại khác nhau để phục vụ khách hàng ở các phân khúc. Thế nên, với bào ngư hay cua lông, bên cạnh loại có giá đắt đỏ thì cũng có hàng giá bèo.
Những ngày cao điểm mua sắm Tết Ất Tỵ, thị trường hải sản vẫn tấp nập khách mua bán. Thế nhưng, không còn thấy các loại hải sản cao cấp hay hàng quý tộc bán với giá rẻ nữa. Thay vào đó, đuôi tôm hùm Úc được các cửa hàng chào bán với giá từ 2,7-3 triệu đồng/kg, bào ngư Hàn Quốc và bào ngư Úc giá dao động từ 900.000 đồng đến 3,5 triệu đồng/kg, tùy loại.
Giá thịt heo bán lẻ vẫn đang tăng từ 20 - 30% trong khi giá heo hơi có dấu hiệu hạ nhiệt. Tình hình này khiến nhiều người lo ngại giá thịt heo vào dịp tết sẽ tăng mạnh khi nhu cầu cao lên.
Giá thịt heo bình ổn cũng tăng
Sáng sớm cuối tuần, tại khu vực bán sỉ thịt heo ở chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) vẫn nhộn nhịp kinh doanh. Chị Ngọc, một tiểu thương tại đây, cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt heo khoảng nửa tháng gần đây tăng cao. Có đêm chị bán cả trăm con, nhiều khách quen đặt hàng tranh mua nên chỉ tới khoảng 3 - 4 giờ sáng là đã hết hàng.
Đại diện Ban Quản lý chợ đầu mối Hóc Môn cũng nhìn nhận giá heo thịt, heo mảnh gần đây tăng cao. Mặc dù lượng thịt heo về chợ không giảm, dao động từ 4.700 - 6.000 con/đêm, tương đương 350 - 450 tấn/ngày đêm, nhưng do nhu cầu tăng cao nên đã xuất hiện tình trạng khan hàng, cháy hàng. Một số tiểu thương đã điều chỉnh giá thịt bán lẻ tăng từ 20 - 30% so với thời điểm cách đây 1 tuần. Cụ thể, mặt hàng sườn non hiện bán với giá từ 180.000 - 190.000 đồng/kg, thịt ba rọi có giá 150.000 - 170.000 đồng/kg…
Theo Sở Tài chính TP.HCM, kể từ thời điểm điều chỉnh giá ngày 23.11 đến nay, giá heo hơi tăng liên tục trên cả nước. Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi 67.000 - 69.000 đồng/kg, trước đây 62.000 - 64.000 đồng/kg; khu vực miền Nam giá heo hơi 63.000 - 67.000 đồng/kg, trước đây 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến giá heo hơi tăng cao là do nhu cầu cuối năm, cận Tết Nguyên đán lượng tiêu thụ thịt heo tăng mạnh, đặc biệt tại các thành phố lớn. Các đơn vị sản xuất thực phẩm đẩy mạnh thu mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm chế biến phục vụ người dân trong dịp tết. Thêm nữa, do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi phức tạp đã tác động đến tâm lý của người chăn nuôi. Do đó, hiện nay xảy ra tình trạng một lượng lớn heo nhỏ bán chạy dịch ra thị trường, kết hợp xu hướng giảm đàn ở một số doanh nghiệp (DN) lớn, dẫn đến nguồn cung heo đủ trọng lượng xuất chuồng bị thiếu hụt.
Trước diễn biến này, các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường đã đề nghị điều chỉnh giá thịt heo bình ổn thị trường do giá nguyên liệu đầu vào biến động so với thời điểm điều chỉnh đầu chương trình. Các đơn vị đề nghị tăng giá từ 4.000 - 7.000 đồng/kg tùy loại. Do đó, giá các mặt hàng thịt heo bình ổn thị trường sẽ được điều chỉnh tăng từ 3.000 - 6.000 đồng/kg tùy loại, mức giá mới được áp dụng từ ngày 30.12.2024. Cụ thể, giá thịt heo bình ổn (sau khi điều chỉnh) như sau: nạc vai, đùi từ 162.000 đồng/kg tăng lên 166.000 đồng/kg, thịt cốt lết từ 142.000 đồng/kg tăng lên 147.000 đồng/kg. Thịt heo đùi từ 122.000 đồng/kg tăng lên 125.000 đồng/kg, thịt vai từ 138.000 đồng/kg tăng lên 144.000 đồng/kg… Mức giá này vẫn đảm bảo thấp hơn giá bình quân các mặt hàng cùng loại trên thị trường từ 5 - 25%, đáp ứng đúng quy định của chương trình.
Có kịp giảm trước tết?
Trên thị trường cả nước, giá thu mua heo hơi sau thời gian tăng nhanh đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Những ngày cuối tuần, giá heo hơi không biến động và duy trì quanh mốc bình quân 66.800 đồng/kg, thậm chí một số công ty lớn còn điều chỉnh giảm xuống 1.000 đồng/kg. Lý giải tình trạng này, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: Giá thịt heo tăng nóng trên thị trường trong mấy ngày qua chứng tỏ nguồn cung vẫn đang thiếu. Hiện đang là thời điểm các DN chế biến đẩy mạnh thu mua để trong 2 - 3 tuần tới đưa nguồn sản phẩm ra thị trường nên nguồn nguyên liệu bị hút hàng.
Vì thế, trong vài ngày tới, giá heo hơi sẽ có thêm biến động. Tuy nhiên, giá heo hơi chỉ có thể dao động quanh mốc 70.000 đồng/kg trong thời gian ngắn, chứ còn về lâu dài sẽ khó tăng cao hơn bởi các DN lớn sẽ có những điều chỉnh để kiềm chế, tránh tăng quá cao, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng. "Nhiều người dự báo giá heo hơi sẽ tăng lên đến mức 80.000 đồng/kg như thời điểm cách đây 4 năm, nhưng theo tôi thì khó có khả năng này xảy ra, bởi nguồn cung trong nước vẫn còn dồi dào. Bên cạnh đó còn có thịt đông lạnh nhập khẩu và thịt heo sống nhập qua biên giới. Hiện nay chênh lệch giá heo hơi trong nước và các nước khác trong khu vực khá lớn, mặc dù cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát nhập lậu nhưng với lợi nhuận hấp dẫn, các thương lái sẽ tìm nhiều cách để đưa heo sống vào tiêu thụ nội địa", ông Đoán nói.
Cùng quan điểm trên, trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc Công ty Chăn nuôi C.P VN, nhận định: "Do dịch tả heo châu Phi cùng các bệnh khác tái phát trong thời điểm tháng 9, tháng 10 và thiệt hại từ bão số 3 (Yagi) khiến đàn heo giảm, nguồn cung bị hụt đã đẩy giá heo hơi tăng. Trong hơn nửa tháng qua, nhu cầu thu mua nguyên liệu để chế biến phục vụ tết tăng cao, giá heo hơi vì thế cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, trước tết vài tuần thì hàng hóa chế biến đã phải chuẩn bị sẵn sàng, nhu cầu nguyên liệu không còn "nóng" nữa thì giá thịt heo sẽ giảm. Đồng thời, khi người chăn nuôi đẩy các lô heo dự kiến bán tết ra thị trường nhiều hơn thì nguồn cung sẽ không thiếu và giá heo sẽ hạ nhiệt".
"Theo kinh nghiệm của tôi, trước Tết Nguyên đán từ một tháng đến một tháng rưỡi là đỉnh điểm của giá heo, sau đó giá sẽ chựng lại và giảm dần. Chưa kể năm nay kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên có khả năng sức tiêu thụ thịt heo trong những ngày tết không tăng cao", ông Lê Xuân Huy dự báo.
Ông Phan Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty Vissan, cho biết: Công ty dự kiến mùa tết năm nay sẽ cung cấp gần 930 tấn thực phẩm tươi sống, tăng 5% và 3.700 tấn thực phẩm chế biến, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trước, trong và sau tết, công ty đã tiến hành dự trữ nguyên liệu tăng từ 10 - 20% và sẵn sàng ứng phó các trường hợp thiếu hụt nguồn cung. Mặc dù giá heo hơi tăng cao nhưng Vissan cũng cho biết sẽ đồng hành cùng người tiêu dùng, áp dụng chương trình khuyến mãi hằng tuần với mức ưu đãi từ 10 - 20% cho một số sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt, từ 27 - 29 tháng chạp, công ty sẽ áp dụng các chương trình giảm giá sâu, lên đến 30%, dành cho khách hàng mua sắm tết muộn.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và xuất khẩu trực tuyến đang mở ra cơ hội "vàng" cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn mình tiếp cận thị trường toàn cầu.
Cơ hội "vàng" không thể bỏ lỡ
Theo thống kê, hơn 17 triệu sản phẩm Việt được xuất khẩu trực tuyến, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số đối tác. Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 26%.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mây tre, Công ty sản xuất và xuất khẩu Mây tre (Hà Nội) có quy mô nhỏ, nguồn tài chính chưa lớn và ổn định…Trong nhiều năm qua, sản phẩm công ty sản xuất ra chỉ phục vụ thị trường trong nước và theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, khi biết đến thương mại điện tử xuyên biên giới, công ty đã nhanh chóng xây dựng hệ thống mạng, quảng bá sả phẩm trên các sàn thương mại online và bước đầu đã có được những đơn hàng xuất khẩu từ năm 2024.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty sản xuất và xuất khẩu Mây tre (Hà Nội) chia sẻ, nếu như thời gian trước đây, để xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố nền tảng tốn kém chi phí và gặp không ít khó khăn lớn trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường… thì đến nay, nhờ có thương mại điện tử, doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn người tiêu dùng trên toàn thế giới, qua đó có thể xuất khẩu trực tuyến một cách đơn giản, dễ dàng. Có thể nói, thương mại điện tử xuyên biên giới là con đường nhanh nhất để đưa hàng hóa ra thế giới và là "cứu cánh" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh thương mại hóa, toàn cầu hóa.
Bàn về câu chuyện này, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, xuất khẩu trực tuyến là xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp ngày càng thấy rõ không thể đi ngoài xu thế nếu muốn tồn tại và phát triển. "Thương mại điện tử xuyên biên giới là phương thức đa dạng hoá kênh và cách thức để doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và đơn hàng nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể ngồi một chỗ và nhờ công nghệ để tiếp cận tới mọi thị trường, thực hiện các giao dịch kinh doanh hiệu quả. Việt Nam đang ở "giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng trưởng và doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này, nhất là khu vực DNNVV", ông Phong nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên VTV Times, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia và thích ứng tốt với xu hướng thương mại điện tử xuyên biên giới. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đã đạt mức thâm nhập khá cao trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Theo thống kê từ khảo sát, có tới hơn một nửa doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến qua thương mại điện tử, số còn lại sử dụng website hoặc ứng dụng tự xây dựng.
"Việt Nam có thuận lợi lớn khi tỷ lệ dùng mạng xã hội cao, thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ và Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Hệ thống chính sách pháp luật được hoàn thiện, môi trường kinh doanh minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến, giao dịch thông suốt và an toàn. Bên cạnh đó, nước ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có nhiều cam kết và cơ hội tham gia mở rộng thương mại điện tử với các quốc gia thành viên. Trước hết là được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan, ưu đãi thủ tục hải quan theo các điều khoản cam kết chung của các FTA…Do đó, các doanh nghiệp đều có cơ hội bình đẳng vươn tới thương mại toàn cầu trên tất cả các góc độ, thời gian, không gian nếu biết chủ động nắm bắt", bà Oanh phân tích thêm.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang gì để lên "cao tốc" thương mại điện tử xuyên biên giới?
Dù có nhiều thuận lợi, song, theo các chuyên gia, DNNVV hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, triển khai ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới do hạn chế về kiến thức và kỹ năng số, năng lực cạnh tranh chưa cao, thiếu thông tin thị trường, pháp lý, thuế quan, logistics. Đặc biệt, những yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu khiến doanh nghiệp chưa thể đáp ứng trong "một sớm một chiều".
"Chúng ta đều nhìn thấy, lợi thế là hàng Việt hiện tại chính là về giá cả, về chủng loại sản phẩm và mẫu mã. Nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu tiếp cận, học hỏi và ứng dụng những xu hướng mới vào trong thiết kế để tạo ra những sản phẩm đa dạng, nâng cao năng lực cạnh tranh...Tuy nhiên, vẫn còn đa số DNNVV chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường và gặp khó khăn trong việc thu thập, phân tích dữ liệu để hiểu rõ thị trường quốc tế...", ông Phong đánh giá.
Để đưa sản phẩm của mình đi xa hơn trên thị trường quốc tế, cộng đồng DNNVV phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao về chất lượng sản phẩm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu của đối tác và liên tục tìm cách hạ giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh đối với đối thủ. Chìa khóa giải quyết bài toán này chính là đầu tư máy móc công nghệ tiên tiến hơn và biết cách xây dựng, quảng bá thương hiệu hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng băn khoăn với những hợp đồng hàng hóa, trị giá lớn thì việc giao dịch qua sàn thương mại điện tử chưa thuận tiện, do những hạn chế trong việc thu phí cao, giới hạn giá trị giao dịch...
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số cho hay, để phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới trong thời gian tới, ngành Công thương sẽ đẩy mạnh kết nối khai báo thuế cho thương mại điện tử xuyên biên giới và tập trung phát triển, tối ưu hóa hệ thống logistics, thanh toán phục vụ thương mại điện tử xuyên biên giới…Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan, hiệp hội, ngành hàng để hỗ trợ DNNVV và siêu nhỏ tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trực tuyến, đưa hàng Việt hiện diện nhiều hơn tại thị trường quốc tế...
Nguồn: Báo Mới; Vietnamnet; Thanh Niên; CafeF
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Tên máu lạnh giết mẹ và vợ con; Ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền; Nhiều quý bà bị cướp sau ‘mây mưa’; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá