- Thời sự
- Việt Nam
Việc tách A0 ra khỏi EVN để thành lập NSMO được kỳ vọng sẽ giúp thị trường điện minh bạch hơn.
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được chuyển về Bộ Công Thương trở thành Công ty TNHH MTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Đây được xem là bước chuyển mình để đảm bảo Việt Nam có được một thị trường điện cạnh tranh và minh bạch, công bằng hơn và cùng đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia thị trường.
Tròn vai "nhạc trưởng" của hệ thống điện Việt Nam
NSMO là cơ quan điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực theo quy định tại Luật Điện lực và pháp luật liên quan. Với vốn điều lệ là 776 tỷ đồng, NMSO tiếp nhận nguyên trạng A0 từ EVN.
Trước khi được tách ra khỏi EVN và chuyển giao về Bộ Công Thương, nhiều quan điểm cho rằng: A0 trực thuộc EVN đang nắm vai trò “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, ưu ái doanh nghiệp trong ngành và không minh bạch trong huy động nguồn điện.
Theo TS, Nguyễn Huy Hoạch, chuyên gia từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, việc tách A0 ra khỏi EVN để thành lập NSMO được kỳ vọng sẽ giúp thị trường điện minh bạch hơn. Người dân và các doanh nghiệp hy vọng công tác vận hành hệ thống điện, thị trường điện của NSMO sẽ đảm bảo tính minh bạch, không chịu tác động của EVN như là một bên tham gia có đặc quyền.
Mặt khác, EVN sẽ không còn phải mang tiếng “độc quyền” trong con mắt của các doanh nghiệp tham gia thị trường điện và khách hàng sử dụng điện.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, NSMO sẽ kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của A0. Đó là đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu phụ tải của nền kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Đến thời điểm hiện nay, thị trường bán buôn điện đã được triển khai giữa các tổng công ty phân phối và một số nhà máy điện trong nội bộ của EVN, chiếm tỷ lệ 37% nguồn điện toàn hệ thống. Việc mua, bán điện trực tiếp của các tổng công ty điện lực từ các nhà máy chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ từ 5-10% với giá dựa trên giá hạch toán nội bộ và phân bổ chi phí, chứ chưa phải được chào mua, bán trên thị trường điện. Vì vậy, quy định về thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu minh bạch trong hoạt động thị trường điện với xã hội.
TS Nguyễn Huy Hoạch cho rằng, sau khi NSMO vận hành, EVN sẽ không còn giữ vai trò là nhà mua điện duy nhất, không còn độc quyền vận hành hệ thống. Các nguồn điện sẽ được huy động trên cơ sở chào giá cạnh tranh, công khai, minh bạch để tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới đây cũng bày tỏ, việc điều độ, vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia an toàn, ổn định và tin cậy là công việc rất hệ trọng, thuộc thẩm quyền, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo đảm khách quan, công bằng, công tâm giữa các đối tượng chịu sự tác động.
Với nhiệm vụ là "nhạc trưởng" của hệ thống điện Việt Nam, NSMO tiếp tục có nhiệm vụ lập phương thức chỉ huy vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu an toàn, ổn định, tin cậy, điều hành giao dịch thị trường điện đảm bảo công bằng, minh bạch.
Các điều kiện "cần" và "đủ"
Nghị định 80/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/7/2024 cho thấy, thị trường sẽ xuất hiện người mua mới (ngoài EVN) là các khách hàng sử dụng điện lớn (tiêu thụ từ 200.000 kWh/năm) và “đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền mua điện từ các tổng công ty điện lực”.
TS. Nguyễn Huy Hoạch cho rằng, đối với thị trường điện cạnh tranh, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (tháng 8/2024) nêu nguyên tắc hoạt động là bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh.
Đồng thời, tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện cạnh tranh. Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường điện cạnh tranh nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.
"Nguyên tắc và mục tiêu là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, thực tế triển khai đầu tư các loại hình nguồn điện cho thấy, từ nay đến năm 2030 Việt Nam sẽ khan hiếm nguồn, nên người bán, người mua không có nhiều lựa chọn", TS. Nguyễn Huy Hoạch cho hay.
Để đảm bảo đủ điện cung cấp cho hệ thống từ nay đến năm 2030 cần thực hiện tốt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW, tăng gần gấp đôi so với công suất hiện nay.
Với điện gió ngoài khơi là loại hình mới nên đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa triển khai lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án nguồn điện này. Còn thủy điện tích năng, như Bác Ái, Phước Hòa đều chưa thể đưa ngay vào vận hành trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, cả với loại hình nguồn điện mới hay loại hình nguồn điện quen thuộc, khả năng đưa các dự án này vào vận hành năm 2030 đang là một câu hỏi lớn.
Các chuyên gia cho rằng, để NSMO hoàn thành tốt vai trò của mình cần cân đối cung, cầu, nghĩa là tạo điều kiện về pháp lý để huy động các nguồn đầu tư, có đủ nguồn điện tham gia thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, để bảo đảm cho NSMO tiếp tục vận hành ổn định, liên tục, hiệu quả sau chuyển giao, NSMO khẩn trương phối hợp chặt chẽ với EVN hoàn thành dự thảo Quy chế chế phối hợp hoạt động, vận hành giữa hai bên theo mô hình mới.
EVN tiếp tục hoàn thành dứt điểm các công trình, dự án đang triển khai trước khi bàn giao chuyển về NSMO theo quy định của pháp luật; tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ, toàn diện với NSMO trong điều hành hệ thống điện và thị trường điện, bảo đảm ổn định, hiệu quả.
7 tháng năm 2024, cơ quan thuế trên toàn quốc đã giải quyết 677.148/725.759 hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán. Như vậy, hiện còn 48.611 hồ sơ đang chờ giải quyết.
4 tháng qua, hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn 'bặt vô âm tín'
Làm việc trong một cơ quan báo chí, những năm trước đây, chị Nguyễn Thu Trang (trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) vốn không quá để ý tới việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân do ủy quyền cho cơ quan thực hiện.
Năm nay, chị Trang tự đi quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Qua tra cứu, chị phát hiện, vài năm gần đây, mỗi năm chị đều được hoàn khoảng 2 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân.
Tự khai báo hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân qua ứng dụng eTax Mobile từ ngày 3.5 để nhận lại số tiền hoàn thuế cho 2 năm 2021 và 2022, sau khi khai báo, hệ thống có gửi phản hồi đã tiếp nhận hồ sơ của chị Trang. "Tuy nhiên, từ đó tới nay, tôi không nhận được bất kỳ thông tin gì, hồ sơ đề nghị hoàn thuế của tôi chưa được giải quyết gì thêm. Không biết tôi sẽ phải chờ đợi như thế này đến bao giờ", chị Trang nói.
Thời gian qua, không ít trường hợp phản ánh tình trạng mòn mỏi chờ hoàn thuế thu nhập cá nhân. Gửi phản hồi tới Thanh Niên, có trường hợp thông tin dù đã nhận được quyết định hoàn thuế, nhưng thực tế vẫn chưa được hoàn.
Cạnh đó, có trường hợp người nộp thuế cần bổ sung hồ sơ, đã cố gắng bổ sung hồ sơ qua kênh khai báo online nhưng nhiều lần không thành công; khi gọi điện tới số điện thoại của cục thuế để tìm kiếm sự hỗ trợ thì không ai tiếp nhận cuộc gọi, thành ra việc hoàn thuế gặp khó khăn, bế tắc.
Chị Nguyễn Thùy Linh (trú Q.Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chị vừa nhận số tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân cho năm 2023 là hơn 6 triệu đồng. Tuy nhiên, việc tự làm thủ tục đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân khiến chị khá bối rối.
"Thủ tục làm hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân không đơn giản. Tôi đã từng ra chi cục thuế ngồi chờ cán bộ thuế hướng dẫn để làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân, song sau đó quá trình khai báo nhiều trường thông tin phức tạp, cuối cùng vẫn không thành công.
Sau quá trình loay hoay, tôi cùng nhiều đồng nghiệp đã quyết định thuê dịch vụ làm thủ tục khai báo hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân. Chi phí thuê là 500.000 đồng/hồ sơ", chị Linh nói.
Hơn 48.600 hồ sơ đề nghị hoàn thuế đang chờ giải quyết
Theo Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong 7 tháng năm 2024, cơ quan thuế trên toàn quốc đã tiếp nhận 725.759 hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả, đã giải quyết được 677.148 hồ sơ (tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023) với tổng số tiền thuế thu nhập cá nhân được hoàn là hơn 2.360 tỉ đồng. Như vậy, hiện còn 48.611 hồ sơ đang chờ giải quyết.
Trong đó, Cục Thuế TP.Hà Nội tiếp nhận 175.723 hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân và đã giải quyết được 165.639 hồ sơ, với số tiền thuế thu nhập cá nhân được hoàn là hơn 573 tỉ đồng.
Tại Cục Thuế TP.HCM, số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân cục thuế đã tiếp nhận là 217.193 hồ sơ, kết quả đã giải quyết được 189.166 hồ sơ với số tiền hoàn thuế là hơn 574 tỉ đồng.
Đề cập tới những nguyên nhân mấu chốt dẫn tới việc chậm giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân thời gian qua, trao đổi với Thanh Niên, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, các quy định pháp luật, quy trình liên quan đến quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân đã được xây dựng và ban hành đầy đủ.
Tuy nhiên, người nộp thuế là cá nhân khó nắm được rõ các quy định cụ thể liên quan đến hoàn thuế thu nhập cá nhân. Điều này dẫn đến việc kê khai sai, không đầy đủ các nguồn thu nhập, số thuế đã được khấu trừ, kê khai giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc không đúng quy định, nộp hồ sơ không đúng cơ quan thuế…
"Do đó, cơ quan thuế cũng cần thực hiện các bước kiểm tra, đối chiếu để kiểm soát rủi ro, đảm bảo kết quả xử lý hồ sơ", đại diện Tổng cục Thuế nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, ngành thuế các cấp đã đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, giải quyết hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Tổng cục Thuế khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế các cấp giải quyết hoàn thuế thu nhập cá nhân kịp thời và đúng quy định, cũng như tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
Cạnh đó, ngành thuế đã và đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật để đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân được thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Biên Hòa – Vũng Tàu sau khi đưa vào khai thác không chỉ góp phần giảm tải cho các tuyến quốc lộ 1A, 51 mà còn tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương như Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và liên vùng.
Thúc đẩy kinh tế - xã hội
Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài 99 km, kết nối hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai, đi qua địa phận các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận và các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, thị xã Long Khánh của tỉnh Đồng Nai. Được khởi công vào cuối tháng 9/2020 với tổng vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, công trình có quy mô 6 làn xe, hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối tháng 4/2023. Theo ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, sau khi đưa vào khai thác, cao tốc này rút ngắn 50% thời gian di chuyển từ TPHCM đi Phan Thiết và ngược lại (hiện nay chỉ còn mất hơn 2 giờ).
Ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, năm 2023 địa phương có 2 tuyến cao tốc là Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi vào hoạt động, đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí cửa ngõ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đi qua cửa ngõ hơn 20 triệu dân như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... việc có tuyến cao tốc Bắc - Nam xuyên qua sẽ tạo nên thị trường rất năng động. Riêng với Bình Thuận, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây kết nối với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây tạo ra cơ hội để tỉnh tiếp cận thị trường rộng lớn TPHCM, cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư quan tâm tới Bình Thuận, phát triển lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch, đô thị nhà ở…
Theo ông Minh, Bình Thuận đã nhìn thấy cơ hội từ tuyến cao tốc và chuẩn bị từ trước. Để phát huy lợi thế và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã quy hoạch lại không gian ven biển để phát triển bài bản hơn. Bình Thuận nâng cấp, mở rộng tuyến đường 719 ven biển chạy song hành với đường 719B đoạn TP Phan Thiết đi Kê Gà với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, đồng thời đẩy mạnh những loại hình du lịch đang có sức hấp dẫn du khách như du lịch thể thao biển, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, thể thao bãi biển…
Hai tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi vào hoạt động tạo điều kiện cho du lịch Bình Thuận tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2023, lần đầu tiên Bình Thuận đón hơn 8,5 triệu lượt du khách với tổng doanh thu du lịch đạt trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2022, trở thành một trong 9 tỉnh, thành có doanh thu du lịch cao nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm nay, cả tỉnh đón 4.585.000 lượt khách, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 11.832 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải cũng khởi sắc khi đạt 7,8 triệu hành khách (tăng gần 20% so với cùng kỳ), doanh thu đạt hơn 735 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2023).
Là một trong những địa phương hưởng lợi từ đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, công trình không chỉ giúp giảm tải áp lực về ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1A mà còn là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của địa phương. Đón “sóng” cao tốc, huyện Xuân Lộc đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất các khu vực hồ Núi Le và hồ Gia Ui để mời gọi đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Huyện cũng đề xuất UBND tỉnh Đồng Nai cho cập nhật vào quy hoạch vùng dự án Khu phức hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng khu vực núi Chứa Chan và đang mời gọi đầu tư hạ tầng các dự án công nghiệp, trong đó có Khu công nghiệp Xuân Lộc (mở rộng 166 ha), Cụm Công nghiệp Xuân Hưng (mở rộng 63 ha)…
Mở ra nhiều cơ hội phát triển
Hiệu quả cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đem lại khiến niềm mong mỏi dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, giai đoạn 1 sớm về đích của người dân hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu càng trở nên mãnh liệt hơn. Bởi lẽ: Quốc lộ 51, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai là tuyến đường độc đạo từ Đồng Nai đi Bà Rịa - Vũng Tàu thường xuyên quá tải, ùn tắc giao thông. Trong đó nghiêm trọng nhất là tại nút giao quốc lộ 51 - đường Ngô Quyền (TP. Biên Hòa), nút giao 25B và điểm giao với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km (qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km, qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 19,5 km), đầu tư theo quy mô đường cao tốc vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô giai đoạn 1 từ 4 - 6 làn xe và giai đoạn hoàn thiện từ 6 - 8 làn xe. Tổng mức đầu tư của dự án gần 18.000 tỷ đồng, gồm 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 dài 16 km, do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan chủ quản với tổng mức đầu tư 6.012 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 dài hơn 18 km, do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan chủ quản, tổng mức đầu tư 6.852 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 dài khoảng 19,5 km, do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan chủ quản có tổng mức đầu tư 4.964 tỷ đồng.
“Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mở ra cơ hội đầu tư vào khu vực miền Nam Trung bộ, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra trên quốc lộ 1, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giữa khu vực đầu mối trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực miền Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ…”
Ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Dự án đã khởi công xây dựng vào ngày 18/6/2023 và dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2026. Sau khi hoàn thành tuyến cao tốc này, thời gian chạy xe từ TPHCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến sẽ rút ngắn còn khoảng 70 phút thay vì 150 phút như hiện nay. Công trình sau hoàn thành sẽ kết nối các tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành (đang triển khai) và các tuyến đường nối vào sân bay Long Thành hình thành một trục giao thông xương sống giải quyết tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 51. Ngành công nghiệp không khói vốn là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được dự báo sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ.
Quan trọng hơn, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sau khi hoàn thành sẽ giải quyết bài toán giao thông liên vùng, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp,
UBND huyện Chư Sê sẽ tiến hành đấu thầu lại sau khi việc đấu thầu được phản ánh đã thi công trước khi có kết quả đấu thầu.
Ngày 2-9, Báo Người Lao Động đã nhận được văn bản cung cấp thông tin liên quan đến việc đấu thầu gói thầu "Lắp đặt bổ sung quạt cho hội trường lớn, Trung tâm Chính trị huyện Chư Sê" từ UBND huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Trước đó, Báo Người Lao Động đã nhiều bài viết thông tin gói thầu "Lắp đặt bổ sung quạt cho hội trường lớn, Trung tâm Chính trị huyện Chư Sê" có dấu hiệu thông thầu khi thầu đã hoàn thành thi công, lắp đặt trước khi có kết quả trúng thầu.
Sau khi các bài viết thông tin, kết quả trúng thầu đã bị hủy bỏ, đơn vị thi công tháo dỡ toàn bộ số quạt đã được lắp đặt.
Tại cuộc họp báo Quý III do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức, phóng viên đã đề nghị được cung cấp các thông tin về gói thầu; lý do thi công trước khi có kết quả đấu thầu; việc xử lý của cơ quan chức năng nếu có dấu hiệu vi phạm.
Sau khi UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo, bà Rmah H Bé Nét, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê đã ký văn bản trả lời các nội dung mà phóng viên đề cập.
Theo đó, cuối năm 2023, UBND huyện Chư Sê đã giao kinh phí lắp đặt bổ sung quạt cho Hội trường lớn cho Trung tâm chính trị huyện. Ngày 8-4, Trung tâm Chính trị có quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu và đăng tải hồ sơ mời thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đến 8 giờ sáng 17-4, ngừng nhận hồ sơ, mở thầu. Một ngày sau gói thầu được mở, kết quả Công ty TNHH MTV Quảng cáo Phong Phú là đơn vị trúng thầu.
Theo UBND huyện Chư Sê, "việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo theo đúng quy định của mạng đấu thầu quốc gia không có dấu thông thầu, vi phạm pháp luật".
Theo UBND huyện Chư Sê, sau khi lắp đặt xong và tiến hành cho chạy thử hệ thống quạt thấy sức quay của 22 cái quạt lớn làm rung nhẹ đà trần không đảm bảo an toàn, cần phải gia cố thêm sắt giằng để đảm bảo an toàn khi hoạt động.
Sau khi trao đổi thỏa thuận thì hai bên không thống nhất được nội dung gia cố thêm sắt giằng để đảm bảo an toàn khi sử dụng nên thống nhất hủy gói thầu.
Đến thời điểm hiện nay, Trung tâm chính trị huyện Chư Sê chưa thanh toán tạm ứng hay giải ngân bắt kỳ hạng mục nào của gói thầu trên. Hiện gói thầu đã được hủy và chuẩn bị tiến hành đầu thầu lại theo đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: Bnews; Thanh Niên; CafeF; Soha
Chiếc xe 'tự bỏ chạy', để chủ nhân bơ vơ; Khẩn cấp cảnh báo siêu bão; Lũ cát ở Mũi Né lại tràn xuống đường; Nhành cây rơi đè 1 người tử vong
Loạt bị cáo lộ tài sản 'khủng' sau khi bị bắt; Đại án Xuyên Việt Oil; Bài toán phủ sóng metro; Đà Nẵng tan nát dự án công viên rồng
345 người chết & mất tích vì bão lũ; Phía sau 12.000 trang sao kê 'lòng tốt'; Hơn 500 hộ dân khốn khổ vì… nước sạch
Tiền tỷ 'bay' theo siêu bão; Dư địa mới cho gạo Việt; Làn sóng 'găm hàng' BĐS rồi để 'hoang' chờ tăng giá; 'Choáng' giá nhà chung cư
Mang phim đi chiếu xứ người; Trà Ngọc Hằng bị tuyên phạt; Khánh Vy giữa những tranh cãi; Loạt sinh viên nhập viện bất thường
Phẫn nộ clip 'Quả báo Làng Nủ'; Vụ học sinh bị ô tô cán chết; Chuyện muôn thuở mỗi mùa từ thiện; Sập hầm cầu chui đang thi công
Kỳ Duyên trợn mắt, mua may quay cuồng; Trấn Thành thắng lớn; Lũ miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục; Giao thông tê liệt vì lũ dữ
Ngọc Trinh đã biết sợ; Kỳ Duyên nổi giận; Nghịch lý Cánh Diều Vàng 2024; Loạt chương trình bị hủy vì siêu bão
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá