Án lệ: Thời hạn tuyên bố hủy ngang hợp đồng thuê nhà

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Theo phán quyết của toà án tối cao Liên bang ngày 13.07.2016, án số BGH: VIII ZR 296/15, nếu người thuê không trả tiền đúng hạn, người cho thuê có quyền hủy ngang hợp đồng. Tuy nhiên không nhất thiết phải tuyên bố hủy ngang hợp đồng khi nào. Bởi trong Luật thuê nhà không đưa ra thời hạn đó. Phán quyết trên phải qua tới 3 bản án, sơ thẩm, phúc thẩm tới chung thẩm, dưới đây.

Một người trông coi nhà thờ, thuê nhà ở của giáo xứ, không trả tiền thuê tháng 2 và 3.2013. Mãi đến tháng 11 năm đó, giáo xứ, mới hủy ngang hợp đồng thuê và viện tới toà án Amtsgeicht chế tài họ dọn ra khỏi nhà. Trong phiên tòa sơ thẩm, tòa Amtsgericht phán, người thuê phải dọn ra khỏi căn hộ. Tuy nhiên, người thuê không chấp thuận, chống lại bản án, kiện lên tòa án cao hơn Landgericht. Tòa Landgericht đứng về phía nguyên đơn với lập luận, quyết định hủy ngang hợp đồng để tới sau 8 tháng mới đưa ra là vô hiệu lực, do thời gian đợi quá lâu, trong khi hủy ngang mang tính khẩn cấp, ngay lập tức, mặc dù lý do hủy ngang hợp đồng là chính đáng. Lần này, phiá cho thuê không chấp nhận kiện lên toà tối cao BGH. Tòa án Liên bang BGH bác bỏ phán quyết của tòa Landgericht, phán, chủ nhà và người thuê có quyền hủy ngang hợp đồng thuê, tức không cần đưa ra thời hạn hết hợp đồng, khi có lý do quan trọng. Trên nguyên tắc, quyết định hủy ngang hợp đồng phải được đưa ra trong một thời hạn cân nhắc hợp lý sau phát hiện được nguyên nhân hủy ngang hợp đồng. Nhưng nguyên tắc đó không áp dụng trong luật thuê nhà ở Wohnaummietrecht. Điều 543, 569 Luật Dân sự quy định quyền hủy ngang hợp đồng thuê nhà, nhưng không đưa ra giới hạn thời gian cho việc ra quyết định đó khi nào. Trong cải cách Luật thuê nhà năm 2001, giới hạn về thời gian đó cố tình được bỏ qua. Khác với tòa Landgericht, tòa BGH cho rằng, 8 tháng đợi vẫn nằm trong ngưỡng thời hạn cho phép. Mặc dù thời gian đợi lâu và người thuê tiếp tục nợ tiền nhà, nhưng phía cho thuê vẫn tôn trọng người thuê nên không chấm dứt hợp đồng ngay. Tòa BGH cũng bác bỏ việc tước bỏ quyền hủy ngang hợp đồng của phía cho thuê. Theo luật, chỉ được tước bỏ quyền này, khi người thuê chứng tỏ được mình đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, người thuê không chứng minh được, do không trả tiền nhà nhiều tháng trời.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang