Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Từ 1.8.2024, khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực, những dự án triển khai chậm quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư sẽ bị thu hồi mà không được bồi thường.
Thiếu chế tài đối với cán bộ làm chậm dự án
Cụ thể, các trường hợp đất được nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, sẽ bị thu hồi. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ, chủ đầu tư được gia hạn không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất.
Những quy định này buộc doanh nghiệp (DN) phải tính toán thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện dự án và khắc phục những sự chậm chạp trước đây. Đặc biệt, sẽ chế tài rất mạnh đối với DN, những dự án bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Thắng nhận xét: Những nội dung trên có từ thời luật Đất đai 2003, luật Đất đai 2013 và nay là luật Đất đai 2024. Tuy nhiên luật Đất đai 2024 có những điểm mới hơn là áp dụng chế tài luôn đối với những dự án chuyển mục đích, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong khi pháp luật trước đây chỉ áp dụng thu hồi do vi phạm đối với dự án được giao đất, cho thuê đất.
Tuy nhiên, luật Đất đai 2024 quy định hết thời hạn sử dụng đất thì DN được gia hạn thêm tối đa 24 tháng và phải nộp thêm tiền. Đây cũng là hướng mở cho DN bởi có đến 48 tháng, tức 4 năm để hoàn thành các thủ tục nhằm triển khai dự án. Không những vậy, luật cũng đưa ra những điều kiện chậm do bất khả kháng như thiên tai, địch họa và nếu chứng minh được dự án chậm do lỗi của cơ quan chức năng, lỗi của những người thực thi công vụ thì sẽ không bị thu hồi.
"Dù vậy, luật lại không quy định việc chế tài, xử lý đối với những người gây ra sự chậm trễ, kéo dài của dự án. Trong thực tế, DN nào cũng muốn dự án xong pháp lý càng sớm càng tốt để có thể triển khai xây dựng, bán hàng, thu hồi vốn. Ngay cả không xây dựng, việc xong sớm thủ tục pháp lý thì DN cũng có thể đem dự án đi cầm cố, thế chấp để vay tiền. Hoặc nếu không, nhà đầu tư cũng đem bán, chuyển nhượng dự án, có giá hơn. Nên về cơ bản DN nào cũng muốn dự án càng nhanh càng tốt, không DN nào muốn ngâm dự án, kéo dài", ông Nguyễn Văn Thắng phân tích.
Dự án đầu tư công chậm phải xử lý người chịu trách nhiệm
Từ một góc nhìn khác, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng chưa có sự công bằng giữa các dự án của DN tư nhân và các dự án đầu tư công của nhà nước. Thực tế cho thấy các dự án của DN tư luôn mong muốn đưa đất vào khai thác, sử dụng càng nhanh càng tốt. Bởi dự án bị "ngâm" càng lâu, để kéo dài thì DN càng chịu nhiều thiệt hại khi đa số tiền làm dự án là vốn huy động, vay tiền ngân hàng. Dự án để lâu thêm một ngày là chi phí vốn đội lên, khiến giá thành tăng cao, giảm sự cạnh tranh. Còn đa số các dự án "treo" hiện nay là các dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách. Đặc biệt là những dự án hạ tầng, công trình công cộng, giáo dục, y tế… thường kéo dài lê thê cả trước và sau khi dự án được triển khai. Điều này không chỉ gây lãng phí về nguồn lực đất đai mà cả với ngân sách nhà nước khi đa phần các dự án kéo dài thì vốn bị đội lên gấp nhiều lần so với ban đầu.
"Luật quy định nếu quá 5 năm dự án không thực hiện sẽ bị thu hồi, nhưng rất ít dự án đầu tư công chậm triển khai bị thu hồi. Điển hình như các tuyến metro, các tuyến đường vành đai, đường cao tốc… Thiết nghĩ trong luật hoặc các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2024 phải quy định rõ trách nhiệm và chế tài mạnh mẽ đối với những dự án đầu tư công bị chậm, kéo dài. Trong đó cần quy định cụ thể những cá nhân, tổ chức nào làm chậm sẽ bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự vì gây thất thoát, lãng phí ngân sách. Bởi lãng phí như một căn bệnh, có thể nguy hại hơn cả tham ô, tham nhũng. Có mạnh tay như vậy mới công bằng cho DN, cho người dân và nhà nước. Đồng thời giúp đẩy nhanh các dự án đầu tư công, tránh gây lãng phí kéo dài như thời gian qua từng vấp phải", luật sư Trần Minh Cường nêu quan điểm.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đồng tình với quy định trên nhằm chế tài những DN, tổ chức chỉ muốn đầu cơ đất đai, không đưa đất vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, những dự án được giao đất, cho thuê đất kéo dài lê thê, qua nhiều năm mà lỗi do DN gây ra thì nhà nước thu hồi đất, thu hồi dự án và không bồi thường là đúng. Nhưng nếu là đất của DN tự bỏ tiền ra mua và chứng minh được dự án bị kéo dài là do lỗi của các cơ quan chức năng, của những người thực thi pháp luật, thì đương nhiên không thể thu hồi. Bởi để có được một dự án DN phải bỏ ra hàng trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng để đi mua đất, đi giải phóng mặt bằng nhưng không phải lỗi của DN mà thu hồi dự án là "giết chết" DN. Chính vì vậy cần quy định rõ hơn, cụ thể hơn những trường hợp thu hồi dự án, không thể đánh đồng hay "vơ đũa cả nắm".
Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân tại Hà Nội đang rất cao, trên địa bàn thành phố vẫn có nhiều tòa nhà tái định cư bỏ hoang.
Ba tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên) được xây dựng và lần lượt hoàn thiện từ năm 2001 - 2006, do Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3, trước đây là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án hơn 1.292 tỉ đồng.
Dự án dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng trong Khu đô thị Sài Đồng.
Theo ghi nhận của Lao Động ngày 8.7, sau nhiều năm hoàn thiện, ba tòa nhà 6 tầng, với hơn 150 căn hộ vẫn bị bỏ hoang, không có người dân dọn đến sinh sống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ tại đây.
Đến năm 2017, Hanco 3 từng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ ba tòa nhà tái định cư tại Sài Đồng.
Trước đề xuất trên, Thành ủy Hà Nội đã ra văn bản số 1274 ngày 18.7.2017 yêu cầu chủ đầu tư lập hai phương án: Một là cải tạo, sửa chữa khu nhà để làm nhà ở xã hội. Hai là phá bỏ hoàn toàn để xây dựng quỹ nhà mới.
Tương tự, khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh cũng bị bỏ hoang hơn 1 thập kỷ, không có người ở.
Đầu năm 2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 168/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm".
Giai đoạn I của đề án (2009-2015) thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).
Giai đoạn II của đề án (2013-2020) thực hiện di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới Thượng Thanh, Long Biên. Quỹ đất dùng để xây dựng khu nhà giãn dân phố cổ tại phường Thượng Thanh rộng khoảng 30 ha, có vị trí đẹp.
Đề án giãn dân phố cổ giai đoạn II đã kết thúc vào năm 2020, tổng mức đầu tư ước tính cho dự án là hơn 4.900 tỉ đồng.
Kế hoạch đề ra là vậy, nhưng thực tế người dân lại không mặn mà. Đây cũng là vấn đề chung của nhiều người dân phố cổ khi họ đã quen với cuộc sống bám trụ tại các ngóc ngách trong lòng phố.
Đa số người dân cho rằng, họ sẵn sàng rời đi nhưng không mong muốn sống trong một căn nhà tiện nghi, rộng rãi mà tương lai lại bất định, không có kinh tế và kế sinh nhai.
Tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 khóa XV, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, hiện nay tại các khu đô thị lớn, nhiều nhà tái định cư đã xuống cấp, ít người dân về ở, thậm chí bị bỏ trống.
“Hàng vạn căn hộ tái định cư không có người ở, bị hoang hóa, xuống cấp đang làm lãng phí nguồn lực tài chính công, trong khi người dân thì vẫn còn thiếu chỗ ở” - đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên nói.
Có 7 dự án giao thông kết nối vùng giữa TPHCM và Long An được đề xuất kinh phí gần 48.000 tỷ đồng, nhằm kéo giảm ùn tắc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa hai địa phương.
Đây là các dự án nằm trong danh mục 88 công trình quan trọng vừa được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) trình UBND TPHCM ban hành kế hoạch đầu tư, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2024-2030.
Các dự án này bao gồm:
Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến giáp ranh Long An): Cửa ngõ phía tây, quốc lộ 1 - đoạn qua huyện Bình Chánh (TPHCM) dài gần 9,6km - hiện "ngạt thở" vì áp lực giao thông.
Trong đó, đoạn từ đường Kinh Dương Vương đến giáp ranh Long An có chiều rộng chỉ khoảng 20m, quy mô 4-6 làn xe nên thường xuyên ùn tắc, nhất là dịp lễ tết. Đồng thời, do không có dải phân cách giữa ô tô và xe máy nên tình hình trật tự an toàn giao thông ở đây rất phức tạp.
Đây là 1 trong 5 dự án được đầu tư nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu đã được UBND TPHCM ban hành kế hoạch triển khai.
Dự án được áp dụng hợp đồng BOT theo chính sách đặc thù tại Nghị quyết 98, sẽ mở rộng quốc lộ 1 lên 52-60m, quy mô 8 làn xe. Tổng mức đầu tư hơn 12.800 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.700 tỷ. Ngân sách TPHCM sẽ góp 9.700 tỷ (chiếm 70%), còn lại do nhà đầu tư huy động.
Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM, đoạn qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn): Theo quy hoạch, Đường vành đai 4 TPHCM có tổng chiều dài hơn 200km đi qua 5 tỉnh, thành phố là Bà Rịa - Vũng Tàu (18,7km), Đồng Nai (45,6km), Bình Dương (47,45km), TPHCM (17,3km) và Long An (78,3km).
Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 127.000 tỷ đồng, các địa phương thống nhất quy mô tối thiểu 4 làn xe, có làn dừng xe khẩn cấp bố trí liên tục và dải phân cách giữa 2 chiều xe chạy... Giai đoạn này cũng sẽ giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch 8 làn xe để thuận lợi cho việc mở rộng trong tương lai.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM, đoạn qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) có chiều dài 17,3km qua địa bàn huyện Củ Chi. Sở GTVT đề xuất giai đoạn 1 đầu tư quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh (có làn dừng khẩn cấp toàn tuyến). Thành phố sẽ giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch 74,5m, mức đầu tư dự kiến trên 14.000 tỷ đồng gồm vốn ngân sách thành phố hơn 7.251 tỷ và nhà đầu tư huy động vốn hơn 6.800 tỷ.
Xây dựng đường song hành Phan Văn Hớn: Dự án này qua huyện Hóc Môn, có chiều dài 8,5km, quy mô rộng 30m với tổng mức đầu tư 3.720 tỷ đồng. Điểm đầu kết nối quốc lộ 1 và điểm cuối giao với đường Vành đai 3 TPHCM.
Theo Sở GTVT, việc xây dựng tuyến song hành Phan Văn Hớn thuận lợi do đi qua đất nông nghiệp, chưa có nhiều công trình, dễ giải phóng mặt bằng. Đường mới khi hoàn thành giúp chia sẻ lưu lượng xe với đường Phan Văn Hớn hiện hữu đang quá tải. Tuyến này còn được kỳ vọng tạo động lực giúp phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM và Long An.
Đầu tư xây dựng quốc lộ 50B: Đoạn 5,8km qua địa bàn huyện Bình Chánh (TPHCM) thuộc tổng thể dự án xây mới tuyến quốc lộ 50B tạo thành trục động lực liên kết vùng TPHCM - Long An - Tiền Giang.
Theo Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, quốc lộ 50B sẽ kết nối TPHCM với các tỉnh Long An và Tiền Giang, dài gần 55km (đoạn qua Long An hơn 35km, Tiền Giang hơn 14km và TPHCM 5,8km). Đây là dự án xây dựng mới, có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 20.000 tỷ đồng.
Trong đề xuất của Sở GTVT, đoạn tuyến qua huyện Bình Chánh sẽ có chiều dài 5,8km, rộng 40m, tổng mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng.
Đoạn này sẽ hợp phần toàn tuyến quốc lộ 50B tạo trục kết nối giao thông với các tuyến Vành đai 3 TPHCM, Vành đai 4 TPHCM, góp phần tăng cường kết nối tới các cửa ngõ quốc tế bằng đường biển (cảng Hiệp Phước, cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép, cảng Long An) và đường hàng không (sân bay quốc tế Long Thành).
Xây dựng đường trục Đông Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt) nối dài từ quốc lộ 1 đến Long An: Đường Võ Văn Kiệt từ cầu Calmette (quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh), nằm trong trục đại lộ Đông - Tây của TPHCM, có chiều dài gần 13km, rộng 60m (đáp ứng 6-10 làn xe). Đường thông xe năm 2009 và được xem là tuyến đường huyết mạch, liên kết TPHCM với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo đề xuất của Sở GTVT, đường Võ Văn Kiệt được kéo dài đến khu vực Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô ở huyện Đức Hòa (Long An), có chiều dài 12,2km và bề mặt cắt ngang đồng bộ với hiện trạng đang được khai thác rộng 60m.
Giai đoạn 1, TPHCM sẽ giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy hoạch rộng 60m; xây dựng đường hai bên, mỗi đường rộng 14,5m; phần đất dự trữ ở giữa rộng 31m. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5.200 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), bao gồm 50% vốn ngân sách thành phố và 50% vốn nhà đầu tư huy động.
Xây dựng đường mở mới phía Tây Bắc: Tuyến này được đề xuất mở mới qua huyện Bình Chánh để kết nối với tỉnh Long An. Quy mô đầu tư tuyến dài 10km, rộng 40m với điểm đầu ở đường Vành đai 2 và điểm cuối giáp Long An, kinh phí dự kiến 5.200 tỷ đồng. Dự án này được đề xuất theo hình thức PPP, trong đó 3.900 tỷ đồng vốn ngân sách thành phố và 1.300 tỷ vốn của nhà đầu tư cân đối.
Xây cầu Rạch Dơi: Dự án này qua địa phận huyện Nhà Bè với tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng. Quy mô phần cầu dài 451,9m, rộng 15m. Điểm đầu dự án tại huyện Nhà Bè (TPHCM) và điểm cuối tại Cần Giuộc (Long An).
Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 với tổng vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 5/7/2024 phê duyệt danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Theo Quyết định, danh mục 5 dự án thu hút đầu tư lĩnh vực giao thông vận tải được phê duyệt trong năm 2024 gồm: Dự án Xây dựng Cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đương nối từ cảng hàng không Sa Pa; Dự án Đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (Đường cao tốc Lào Cai - Lai Châu đoạn Cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa); Dự án Cảng cạn Đông Phố Mới; Dự án Cảng cạn Kim Thành - Bản Vược; Dự án Cảng cạn Cảng hàng không Sa Pa.
Tổng vốn đầu tư của cả 5 dự án nói trên là 20.000 tỷ đồng với diện tích sử dụng khoảng 551 ha.
Theo đó, dự án trọng điểm nhất chính là Cảng hàng không Sa Pa vị trí tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Dự kiến Cảng Hàng không Sa Pa dự kiến được xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4C. Giai đoạn 1 có công suất 1,5 triệu hành khách/năm và sân bay quân sự cấp II.
Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm. Diện tích sử dụng đất của dự án này lên đến 371 ha. Hiện Lào Cai đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án với 295,2 ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 6.948,845 tỷ đồng.
Hiện nay, Lào Cai là tỉnh duy nhất cả nước có đầy đủ các loại hình giao thông kết nối với biên giới ngay tại tỉnh lỵ với đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đặc biệt trong tương lai, Lào Cai sẽ là địa phương hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Sân bay Sa Pa khi được đi vào hoạt động sẽ giúp kết nối với trung tâm kinh tế lớn của miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu kết nối đến một số sân bay quốc tế. Do vậy, việc triển khai xây dựng sân bay Sa Pa có ý nghĩa rất tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai nói riêng và của vùng nói chung.
Sau khi đi vào sử dụng, cảng hàng không Sa Pa sẽ là sân bay lớn nhất Tây Bắc hiếm hoi trong cả nước sở hữu sân bay quốc tế với công suất khai thác lên đến 3 triệu khách/năm vào năm 2025.
Tiếp theo là dự án đường nối từ cảng hàng không Sa Pa đến thị xã Sa Pa (thuộc đường cao tốc Lào Cai - Lai Châu) có chiều dài khoảng 66km. Dự án có diện tích sử dụng đất 150ha (chưa giải phóng mặt bằng) và tổng mức đầu tư 13.000 tỷ đồng.
Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80 QCVM 115:2024/BGTVT có tốc độ thiết kế 80km/h (đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn có tốc độ thiết kế 60km/h).
Dự án cảng cạn Đông Phố Mới có diện tích sử dụng đất 5ha là dự án thứ 3 tại TP. Lào Cai với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng. Dự án có các hạng mục chính gồm xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 65.000TEU/năm.
Bên cạnh đó, dự án Cảng cạn Đông Phố Mới cũng có hệ thống kho tổng hợp; hệ thống bãi container; hệ thống bãi tổng hợp; hệ thống đường nội bộ, bãi tập kết xe; phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật; tường rào, cây xanh. Diện tích sử dụng đất của Cảng khoảng 5 ha. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 50 tỷ đồng.
Dự án Cảng cạn Kim Thành - Bản Vược (thành phố Lào Cai) có quy mô đầu tư: xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 100.000TEU/năm đến 150.000 TEU/năm.
Dự kiến, diện tích sử dụng đất khoảng 15ha. Trong đó, đầu tư xây dựng các công trình chính hạ tầng cảng cạn, như: văn phòng làm việc, khu dịch vụ kho hàng tổng hợp, bãi container, khu kiểm hóa hải quan, khu xử lý chiếu xạ hàng hóa, khu sửa chữa, bảo trì container,... Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khác, kho bãi phụ trợ cho hoạt động cảng cạn. Tổng mức đầu tư dự kiến 150 tỷ đồng. Lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Cuối cùng là dự án cảng cạn cảng hàng không Sa Pa có diện tích sử dụng đất khoảng 10ha tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, hiện chưa giải phóng mặt bằng. Dự án sẽ xây dựng hệ thống kho, bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ, phương tiện xếp dỡ đáp ứng lượng hàng thông qua khoảng 85.000-100.000TEU/năm.
Tại văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng, là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin dự án thu hút đầu tư khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát đầu tư.
Nguồn: Thanh Niên; Lao Động; Vietnamnet; CafeF
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Nam thanh niên hiếp dâm nữ sinh; Thiếu nữ dùng mưu thoát kẻ hiếp dâm; Bé gái bị cha dượng bạo hành; Bé trai bị bỏ rơi trong đêm rét
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá