Thị trường Du học Việt Nam trên thế giới; Phụ huynh cần biết cơ hội và thách thức du học ở Mỹ

Du học sinh Việt nhảy múa tại trường đại học Hàn.

Thị trường Du học Việt Nam trên thế giới

Báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ vừa được công bố vào tháng 11-2023 cho thấy trong năm học 2022 - 2023, có 21.900 sinh viên Việt Nam đến Mỹ du học. Con số này tăng 5,7% so với năm học trước và tiếp tục đà tăng sau dịch COVID-19.

Tuy nhiên, số du học sinh Việt Nam đến Mỹ vẫn chưa bằng so với cột mốc trước đại dịch. Cũng theo báo cáo Open Doors vào năm học 2018 - 2019, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 24.392 người.

Việt Nam những năm qua là nước có du học sinh đến Mỹ nhiều nhất Đông Nam Á

Chẳng hạn theo báo cáo Open Doors mới nhất trong năm học 2022 - 2023, Việt Nam vào top 5 nước có số sinh viên đến Mỹ nhiều nhất, chiếm 2% tổng số sinh viên quốc tế đến xứ cờ hoa.

Xếp trên trong top 5 lần lượt là các nước Trung Quốc (27%), Ấn Độ (25%), Hàn Quốc (4%) và Canada (3%).

Du học sinh tại Úc

Tại Úc, số liệu do cơ quan giáo dục nước này thống kê đến tháng 9-2023 cho thấy Việt Nam có 29.693 du học sinh đến Úc. Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số các quốc gia có sinh viên theo học ở Úc nhiều nhất.

Dẫn đầu số sinh viên quốc tế ở Úc là Trung Quốc và Ấn Độ, với lần lượt 159.485 và 122.391 du học sinh.

Tại Canada

Du học sinh Việt Nam cũng nằm trong top dẫn đầu. Dữ liệu phân tích của Statista cho thấy trong năm 2022, Việt Nam xếp thứ 8 trong tổng số các quốc gia có nhiều du học sinh đến Canada nhất, với 16.130 người (2022).

Đến Canada du học nhiều nhất là Ấn Độ với 319.000 người. Du học sinh Philippines đến Canada xếp thứ 3 với 32.425 người.

Tại Hàn Quốc

Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) thống kê đến tháng 4-2022, có 37.940 du học sinh Việt Nam đang học ở Hàn Quốc.

Như vậy, trong tổng số 166.869 sinh viên quốc tế đến Hàn Quốc được thống kê, Việt Nam chiếm đến 22,7%.

Sinh viên Việt Nam đến Hàn theo học nhiều bậc học từ cao đẳng, đại học đến sau đại học, đặc biệt con số không nhỏ học tiếng Hàn.

Tại Nhật

Thống kê của cơ quan giáo dục nước này cho thấy tính đến năm 2022, Việt Nam có đến 37.405 sinh viên quốc tế đang theo học ở đất nước mặt trời mọc. Tương tự ở Hàn Quốc, số lượng này bao gồm nhiều bậc học từ cao đẳng, đại học, sau đại học đến cả những chương trình học tiếng Nhật.

Việt Nam là nước có du học sinh đến Nhật đông thứ hai, chỉ sau Trung Quốc (103.882 người). Tiếp theo đó lần lượt là các nước Nepal (24.257 người), Hàn Quốc (13.701 người) và Indonesia (5.763 người).

Trung Quốc

Thống kê từ tháng 9-2021 đến tháng 9-2022 được Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra cho thấy có khoảng 27.000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở nước này. Con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2018, thời điểm ghi nhận khoảng 11.000 sinh viên Việt Nam học tại Trung Quốc.

Trong khi đó, thị trường du học Đài Loan đón sinh viên quốc tế từ Việt Nam đông nhất.

Trung tâm Dữ liệu Giáo dục Đài Loan phân tích đến cuối năm 2022, có hơn 23.700 người Việt học tập tại Đài Loan, bao gồm khoảng 7.000 người học các chương trình tiếng Trung, chương trình trao đổi và 16.000 người học các chương trình cấp bằng.

So với năm 2021, số du học sinh Việt Nam đến Đài Loan đã tăng đến 26%.

Phụ huynh cần biết: Cơ hội và thách thức du học ở Mỹ

Đại học Harvard tại Mỹ nắm giữ Quỹ đào tạo năm nay là 50,3 tỷ USD

Cả nước Lào làm ăn mãi một năm chỉ ra 13,6 tỷ usd GDP, của Căm Phu Chia mà oách nhất thì cỡ 30,7 tỷ usd cho năm nay. Cả hai nước này cộng lại chưa bằng các thể loại tiền hiến tặng mà Đại học Harvard tại Mỹ nắm giữ năm nay là 50,3 tỷ usd.

Nếu tính ra thì số tiền này cao hơn GDP của từng nước trong số 120 nước trên thế giới. Mỗi năm hiện nay Harvard dành 850 triệu USD hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Sinh viên từ các gia đình có thu nhập hằng năm dưới 85.000 USD mà đậu vô trường này, bất cứ dân xứ nào trên toàn cầu, cũng được học bổng toàn phần lo tất từ a tới z luôn. Tính ra tiền Việt thì nhà nào kiếm ra 85 ngàn usd năm ( khoảng 2,1 tỷ) là giàu quá rồi đó. Nhưng vì sao họ cho? Là vì với họ 85 ngàn usd năm là chuẩn thu nhập của nhà nghèo 1 năm.

Mỹ với mô hình đô thị đại học

Mỹ có rất nhiều đại học giàu có, đặc biệt là các đại học tư. Mà mức độ giàu có này hiếm có các nước nào sánh nổi. Vì ở nhiều nước các đại học lớn và danh tiếng nhất lại là đại học công. Ví dụ Canada, Úc, Anh, New Zealand và EU. Thêm vào cả các xứ Á châu như Nhật, Hàn, Sing, Malay, Đài Loan luôn cho đủ bộ.

Hơn nữa, Mỹ là quốc gia duy nhất đi đầu và đứng đầu thế giới về mô hình đô thị đại học. Tức là vào thăm đa số đại học của họ sẽ choáng vì quá to đẹp rộng rãi mênh mông bể sở. Diện tích 1 trường cỡ vài trăm hay vài ngàn ha không ít. Trường bự nhất là 7000 ha mà có 4000 sinh viên thôi. Và các trường lớn đều là các thành phố đại học nằm riêng biệt với các khu đô thị hành chính hay thương mại, công nghiệp. Những đô thị đại học này có chừng 100 ngàn dân đổ lại là sinh viên, giảng viên, gia đình giảng viên và nhân viên sinh sống và làm việc, học tập.

Vì vậy sinh viên Mỹ có nơi ăn ở rất rộng rãi thoáng đạt đẹp đẽ trong trường, ít nhất 2-3 năm thì mới chuyển ra ngoài sống. Trong khi sinh viên các nước còn lại chủ yếu thuê nhà dân sống vì ký túc xá hầu như không có hay có mà quá nhỏ. Thành ra trừ học ở các vùng xa vùng ngoại ô còn lại sinh viên, nhất là người từ xa tới học mà gia đình không dư giả phải sống trong những căn phòng bé tí chật chội và thiếu tiện nghi, chưa kể thành phần xung quanh phức tạp.

Nhưng khi phải ra ngoài sống thì các cháu đa số cũng sống thoải mái vì họ có ký túc xá tư giá phải chăng. Là vì đô thị đại học tách ra nên không làm cho giá nhà đất leo thang như nếu ở trong 1 thành phố thông thường.

Đô thị đại học tạo công ăn việc làm

Kế đó, vì có thành phố đại học nên những nơi này của Mỹ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho sinh viên ngay tại chỗ. Vì vậy du sinh có thể làm luôn trong trường mà không phải lang thang làm chân tay bên ngoài như đa số các xứ còn lại. Du sinh tại Mỹ chỉ được ra ngoài trường làm nếu làm đúng việc được học. Quy định này khiến cho du sinh Mỹ có môi trường làm việc khá tốt, văn minh lịch sự. Họ không phải lăn lộn làm trang trại hay bưng bê dọn dẹp và làm các việc linh tinh như hầu hết du sinh các xứ khác vốn khá mệt mỏi và phức tạp, lại không đem lại kinh nghiệm nghề nghiệp nào cho các cháu khi đi làm chính thức.

Quy định nghiêm đối với du học sinh

Dù thuộc nước nào cũng cho du sinh làm thêm tối đa 20 giờ một tuần vào kỳ đi học ( nghỉ hè có thể làm toàn thời gian theo quy định). Nhưng Mỹ yêu cầu du sinh nào muốn đi làm thêm thì phải có kết quả học tập đạt yêu cầu mới cho làm. Và nếu du sinh nào có điểm xấu thì họ không tái cấp visa hàng năm. Những quy định này buộc các cháu phải học chứ không chạy theo tiền bạc quá đà bỏ luôn học, khi đó phải thi lại, học lại từ đầu từng môn và trượt luôn hay bị đuổi học là rất khổ. Trong khi hầu hết các nơi còn lại cho du sinh tự giác tự lo. Thành ra nhiều cháu qua lo đi làm bận quá bỏ học. Kết quả sau dang dở không bằng cấp, mà tiền bạc thì làm lao động chân tay ráo mồ hôi là hết cũng không có gì.

Cơ hội thực tập lương cao 5 – 6 ngàn USD tháng

Mỹ cũng là quốc gia mà nếu du sinh thi đậu việc thực tập có lương ở các tập đoàn lớn lương rất cao. Họ cho lãnh vài ngàn USD tháng, có cháu lãnh cả 5-6 ngàn tháng là bình thường. Do đó cháu nào giỏi có việc làm lúc đi học, dù làm trong kỳ thực tập hay kỳ Coop đều rất khỏe.

Quốc gia số 1 thu hút nhân tài và đào thải những học sinh sống dựa vào cha mẹ

Mỹ là quốc gia số 1 thế giới cho môi trường cạnh tranh rất mạnh mẽ, thu hút nhân tài, tạo mọi điều kiện cho những học sinh xuất sắc, trung thực, thông minh, chăm chỉ, linh hoạt, cần mẫn... Thế nên cháu nào phù hợp thì coi đó là tuyệt vời và tha hồ nhận học bổng khi đi học, lương cao, phúc lợi tốt khi đi làm. Cháu nào không phù hợp thì sẽ thấy nhọc quá mà chẳng tới đâu là vì các cháu này thích lươn khươn học cho vui làm kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Mấy cháu này nhà tha hồ còng lưng ra mà đóng tiền nuôi và ngày nào cũng nín thở cầu cho nó học xong để thoát nạn.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ đầu tư cho con du học

Do đó nên cha mẹ nào muốn con đi du học thì phải lo chuẩn bị thật tốt cho con từ sớm, càng sớm càng tốt và thậm chí từ cấp tiểu học là tốt nhất. Còn nếu đứa nào học hành láng cháng thích quậy hơn học, thích làm theo cảm xúc mà bỏ qua sự nghiêm túc phấn đấu thì cứ cho ở nhà ngay và luôn. Tiền dư ra thì làm việc khác có ích hơn cho các cháu đó đi du học.

Nguồn: MSN & FB Nguyễn Thị Bích Hậu

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang