- Thời sự
- Người Việt hải ngoại
Liên quan đến vụ phát hiện thi thể một người đàn ông Việt Nam trong xe ô tô bị cháy tại thị trấn Otaki, tỉnh Chiba hồi tháng 2 năm nay, cảnh sát đã bắt giữ 5 người Việt với cáo buộc cướp điện thoại di động và các tài sản khác của nạn nhân.
Theo các nhà điều tra, nạn nhân được cho là đã có tranh chấp về tiền bạc với nhóm người này. Cảnh sát đang điều tra chi tiết về cái chết của nạn nhân.
Thi thể của anh Bui Quang Tung, 29 tuổi, sống tại thành phố Yachiyo, đã được phát hiện trong chiếc xe bị cháy trên sườn núi ở thị trấn Otaki vào tháng 2 năm nay. Theo các nhà điều tra, giữa anh Tung với một nhóm người Việt Nam khác đã xảy ra tranh chấp về tiền bạc. Vào ngày trước khi phát hiện thi thể, anh đã bị bắt đi từ nhà bằng ô tô.
Cũng theo điều tra sau đó, trước khi anh Tung bị bắt đi, nhóm 5 người này đã xông vào nhà anh, cướp tài sản như điện thoại di động và nhẫn. Cho đến ngày 14/11, cảnh sát đã bắt giữ nhóm này với cáo buộc cướp tài sản.
Cảnh sát cho biết 5 người bị bắt đều mang quốc tịch Việt Nam, trong đó có Tu Minh Hai, 23 tuổi, không rõ địa chỉ và nghề nghiệp. Khi cướp tài sản, nhóm này được cho là đã dùng dao đe dọa và hành hung nạn nhân như đánh vào mặt.
Nghi ngờ nhóm 5 người này biết về vụ bắt cóc, cái chết cũng như các tình tiết liên quan đến việc phi tang thi thể anh Tung, cảnh sát đang điều tra chi tiết vụ việc.
Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến quá trình điều tra, cảnh sát không tiết lộ nhóm này có thừa nhận các cáo buộc hay không.
Sinh ra trong một gia đình gốc Việt giàu truyền thống, Stéphanie Đỗ luôn nỗ lực hết mình trên đất Pháp và từ những thành tựu đó, hướng về đóng góp cho quê hương Việt Nam.
Stéphanie Đỗ sinh ngày 20/12/1979 tại Sài Gòn. Cô sang Pháp năm 11 tuổi; đến năm 2017, cô trở thành Nghị sĩ quốc hội của 68 triệu công dân và cũng là nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên.
Hành trình truyền cảm hứng của cô được kể lại qua tiểu sử Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên. Trong đó, độc giả thấy được một cô gái kiên cường, luôn nỗ lực trong mọi việc từ học tập đến sự nghiệp. Và hơn cả, nơi cô luôn tràn đầy khát khao cống hiến và đóng góp cho cộng đồng - điều đã thôi thúc Stéphanie bước vào sự nghiệp chính trị nhiều thách thức.
Chia sẻ với Tri thức - ZNews, Stéphanie bày tỏ tấm lòng hướng về quê hương và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của quan hệ ngoại giao Việt - Pháp.
Làm việc kỷ luật, không ngừng cố gắng
- Một ngày bình thường của chị diễn ra như thế nào? Chị có thể chia sẻ về công việc hiện tại của chị tại Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp?
- Ngày của Stéphanie bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho con gái để đưa bé đến trường, trước khi đến công ty. Sau đó, tôi tiếp tục một ngày làm việc năng động và hiệu quả. Tôi có khá ít thời gian nghỉ ngơi vì khối lượng công việc lớn, các nhiệm vụ phức tạp, lịch trình dày đặc và trách nhiệm của tôi với vai trò lãnh đạo.
Vào buổi tối, tôi ăn tối cùng mẹ tôi, chồng tôi và con gái. Sau đó tôi dành một giờ để thư giãn và chăm sóc bản thân, chẳng hạn tập thể dục. Cuối buổi tối là một chuỗi các hoạt động: họp chính trị, tham gia các tổ chức xã hội, hoặc làm việc cho công ty của tôi chuyên về tư vấn giữa Pháp và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên môn.
- Bắt đầu công việc tại Bộ vào năm 2014, dù có khoảng thời gian tập trung cho sự nghiệp chính trị nhưng đến nay cũng gần tròn 10 năm chị làm việc trong cơ quan hành chính của Pháp. Chị đã nhận được những cơ hội và đối mặt với những thách thức gì trong quãng thời gian này, và đạt được những thành tựu ra sao?
- Trước khi gia nhập Cơ quan Công nghệ Thông tin Tài chính Nhà nước (AIFE) thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính, tôi đã làm việc hơn 10 năm tại các công ty tư vấn nổi tiếng, quy mô top 5 thế giới, như Capgemini và Mazars. Tại đó, tôi đã lên đến vị trí Quản lý Tư vấn, với trách nhiệm lãnh đạo các đội ngũ tư vấn trẻ. Tôi có cơ hội tham gia vào các dự án chiến lược cho các khách hàng lớn, từ đó tích lũy được kinh nghiệm vững vàng trong việc quản lý các nhiệm vụ phức tạp và quy mô lớn.
Với nền tảng kinh nghiệm đó, tôi gia nhập AIFE, có nhiệm vụ dẫn dắt các dự án chiến lược và tham vọng cho Nhà nước. Trong số các dự án này, tôi đã đóng góp tích cực vào việc triển khai dự án Chorus, một hệ thống giúp quản lý toàn bộ các chức năng ngân sách và kế toán của Nhà nước.
Tôi cũng đã tham gia vào việc triển khai Chorus Pro, một nền tảng cho phép nộp, quản lý và theo dõi hóa đơn, cũng như cung cấp thông tin thanh toán cho các nhà cung cấp. Ngoài ra, tôi đã làm việc trong dự án Thông báo Công khai, nhằm thông báo cho các ứng viên tiềm năng về các cuộc đấu thầu công cho các hợp đồng công.
Thành công của những dự án này có ý nghĩa quan trọng với AIFE và các bộ ngành, do đó cũng mang lại cho tôi cảm giác có thành tựu. Qua đó, tôi đã đóng góp trực tiếp vào việc phụng sự cộng đồng và nước Pháp.
- Chị có những kế hoạch gì cho công việc và sự nghiệp trong những năm sắp tới?
- Tôi chưa bao giờ dừng lại. Tôi vẫn tiếp tục hoạt động trong đảng chính trị của mình. Hơn nữa, tôi vẫn đảm nhận vai trò là đại biểu hội đồng thành phố Lognes.
Việc Tổng thống Cộng hòa Emmanuel Macron giải tán Quốc hội vào tháng 6 vừa qua đã thúc đẩy tôi ra tranh cử lại. Tôi đạt được một kết quả đáng hài lòng với vị trí thứ ba. Hiện tại, tôi tập trung vào nhiệm vụ tại địa phương và luôn chú ý đến những cột mốc chính trị quan trọng sắp tới.
- Tháng 10 vừa qua, Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Theo chị, điều này sẽ mang đến những thay đổi chính yếu nào trong quan hệ hợp tác giữa hai nước?
- Điều này tiếp nối các sáng kiến được Tổng thống Emmanuel Macron phát động từ năm 2018 cùng nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và được củng cố trong chuyến thăm chính thức đến Pháp vào tháng 10 vừa qua của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tuyên bố chung tham vọng đóng góp vào sự thịnh vượng của Pháp và Việt Nam.
Những ưu tiên hàng đầu là tiếp tục đấu tranh chống biến đổi khí hậu và giảm nghèo, hợp tác trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Cuối năm nay, Cơ quan Phát triển Pháp sẽ khởi động dự án đầu tiên với Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm hiện đại hóa lưới điện.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nước. Cụ thể, tháng 12 sắp tới sẽ diễn ra Hội nghị One Water Summit và tháng 6/2025 diễn ra Hội nghị Liên hợp quốc về Đại dương tại Nice.
Song song, hai nước sẽ tiếp tục phát triển và đầu tư các dự án chung trong các lĩnh vực hàng không, cơ sở hạ tầng, y tế, quốc phòng, nông nghiệp và năng lượng. Sáng kiến Choose France (Hãy chọn nước Pháp - PV) sẽ mở cửa cho các dự án do doanh nghiệp Việt Nam triển khai, khuyến khích doanh nhân Việt Nam đến đầu tư tại Pháp.
Một điểm nhấn khác là hai nước sẽ tăng cường trao đổi học thuật, hợp tác giáo dục, hợp tác di sản và bảo tàng, giảng dạy tiếng Pháp, giao lưu, gặp gỡ giữa các nghệ sĩ, nhà khoa học...
Luôn hướng về Việt Nam
- Là một người gốc Việt tại Pháp, chị dự định sẽ đóng góp như thế nào cho mối quan hệ vừa được nâng tầm này?
- Như các bạn đã biết, tôi là nữ đại biểu người Pháp gốc Việt đầu tiên tại Pháp và là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Pháp-Việt tại Quốc hội. Tôi không ngừng cống hiến tích cực trong việc tăng cường mối quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam kể từ năm 2017, vì tôi mang trong trái tim mình tình yêu vô điều kiện đối với cả hai đất nước.
Những đóng góp của tôi đã được công nhận ở cấp cao nhất của cả hai quốc gia. Chính vì vậy mà Tổng thống Cộng hòa Emmanuel Macron đã viết lời tựa dài 4 trang trong cuốn tự truyện của tôi, như một sự ghi nhận đối với cống hiến của tôi trong suốt nhiệm kỳ của mình.
Tháng 8 vừa qua, tôi cũng rất vinh dự được Tổng Bí thư Tô Lâm (vào thời điểm đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - PV) mời đến Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam cùng 60 kiều bào tiêu biểu khác. Tôi là một trong 5 đại diện từ 5 quốc gia khác nhau được vinh dự phát biểu kết luận sau những ngày chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị Thế giới và Diễn đàn các trí thức và chuyên gia gốc Việt.
Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực, sử dụng kinh nghiệm và mạng lưới của mình để tăng cường quan hệ giữa Pháp và Việt Nam với tất cả nhiệt huyết và tận tâm.
- Dường như vài năm gần đây, tiếng Pháp được thế hệ trẻ tại Việt Nam quan tâm trở lại. Theo chị, thành thạo tiếng Pháp sẽ mở ra cơ hội gì cho thanh niên Việt Nam tại Pháp, những ai mong muốn đến Pháp hoặc bước ra thế giới?
- Như các bạn đã biết, tôi là một người sang Pháp, học tập và phấn đấu với hy vọng thành công để ngày nào đó có thể đóng góp vào việc tăng cường mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Chính vì vậy, sau khi cuốn sách của tôi phát hành tại Việt Nam, tôi đã có cơ hội giới thiệu sách đến độc giả qua hai buổi tọa đàm, một tại Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội và một tại Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF) tại TP.HCM.
Trong tự truyện của mình, tôi mô tả những cơ hội và chìa khóa thành công mà việc thành thạo tiếng Pháp mang lại cho sinh viên Việt Nam ở Pháp. Trong đó bao gồm việc tiếp cận các trường đại học hàng đầu của Pháp với chi phí thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác tương đương. Bằng cấp của Pháp sau đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam.
- Xa quê hương từ năm 11 tuổi, nhưng chị rất thành thạo tiếng Việt, lại giúp đỡ chồng và con tìm về ngôn ngữ nguồn cội. Chị duy trì việc học tiếng Việt ra sao?
- Đó là một truyền thống. Tôi duy trì tiếng Việt bằng cách xem những bộ phim kiếm hiệp, phim Hàn Quốc lồng tiếng Việt. Tôi đã lớn lên cùng những bộ phim kiếm hiệp dài tập mà bà mình xem khi còn ở Việt Nam, và thói quen này tiếp tục khi tôi đến Pháp. Vào những năm 80 và 90, Việt Nam rất hiếm các bộ phim kiếm hiệp dài tập. Trong những năm gần đây, tôi đã bắt đầu xem các bộ phim Việt Nam, nhưng chủ yếu là các phim ngắn hoặc phim điện ảnh.
- Chị chia sẻ trong hồi ký Đường tới quốc hội của nữ nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên rằng chị được rèn luyện thói quen đọc sách từ nhỏ. Những cuốn sách đã đóng vai trò ra sao trong việc hình thành con người chị bây giờ?
- Khi còn nhỏ, tôi thường đọc những cuốn sách của ông cố nội, và khi đến Pháp, tôi đã khám phá các tác phẩm của những tác giả Pháp nổi tiếng. Nhờ đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách của ông cố nội, tôi đã học cách quan sát cuộc sống một cách triết lý, biết cách trung dung nhìn nhận mọi tình huống.
Từ đó tôi suy ngẫm về cách để đóng góp cho xã hội và giúp đỡ các thế hệ tương lai vươn lên. Điều này cũng dạy tôi không bao giờ đặt ra giới hạn trong việc thực hiện ước mơ của mình, vì cuối cùng, chúng ta luôn học hỏi từ những thất bại của mình.
Ông cố nội tôi dạy tiếng Pháp và tiếng Việt tại Trường Trung học Pháp Jean-Jacques Rousseau, nay là Trường THPT Lê Quý Đôn. Cụ còn là nhà văn và triết gia, nổi tiếng với những tác phẩm phản ánh những lời dạy về cuộc sống và triết học qua thơ ca, tục ngữ.
Cụ đóng vai trò quan trọng trong hành trình phát triển của chữ viết tiếng Việt hiện đại, với việc phổ cập chữ Quốc ngữ. Cụ đã được trao tặng Bắc đẩu bội tinh vì những đóng góp của mình. Ngày nay, công trạng của cụ được vinh danh bởi con đường mang tên cụ ở quận 1, TP.HCM.
àm Vĩnh Hưng đệ đơn lên tòa án Mỹ khởi kiện đòi bồi thường về vụ tai nạn hồi đầu năm 2024 khiến nam ca sĩ bị thương tật ở chân, gây ảnh hưởng nặng nề đến việc đi lại và sức khỏe.
Theo nguồn tin riêng của Báo Thanh Niên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính thức nộp đơn kiện lên tòa thượng thẩm bang California (Mỹ) trụ sở tại Orange County kiện ông Gerard Richard Williams III (tức chồng của ca sĩ hải ngoại Bích Tuyền).
Theo đơn kiện, ông Gerard Richard Williams III đã tắc trách trong việc đảm bảo an toàn cho khách mời trong một sự kiện riêng tư ở bang California (Mỹ), bồn phun nước bị sập khiến ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị thương nặng và phải nhập viện.
Cụ thể, trong đơn kiện nộp lên tòa án có nội dung như sau: vào ngày 19.2.2024, ông Gerard Richard Williams III đã sử dụng một đài phun nước bằng bê tông sai mục đích, đó là làm sân khấu và bàn để các loại đồ uống trong bữa tiệc. Điều này khiến bồn phun nước bị đổ, rơi trúng chân của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Hậu quả, giọng ca Bình minh sẽ mang em đi bị thương nặng, phải cắt bỏ một vài ngón chân.
Ngoài ra, trong đơn kiện còn nêu rõ ông Gerard Richard Williams III đã không thực hiện quy trình kiểm tra và bảo trì tài sản thường xuyên, tạo ra môi trường làm việc không an toàn cho khách mời. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã yêu cầu bồi thường thiệt hại về chi phí y tế, mất show diễn và tổn thương tinh thần do tai nạn này gây ra.
Vụ án sẽ được đưa ra giải quyết vào năm 2025 để xác định các bước tiếp theo trong quá trình xét xử.
Theo một luật sư tại bang California (Mỹ) khi trao đổi với Thanh Niên, những vụ kiện tai nạn cá nhân nộp lên tòa án ở khu vực này với mức bồi thường thiệt hại trên 25.000 USD (khoảng hơn 625 triệu đồng) sẽ có khung giá đòi bồi thường dựa vào các bằng chứng thiệt hại/tổn thất. Hiện vụ kiện thu hút sự quan tâm lớn trong cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Ở Mỹ, nhiều gia đình có xu hướng mua bảo hiểm tai nạn tại nhà. Khi đó, khách đến nhà có rủi ro gặp tai nạn sẽ nhận được bồi thường. Nếu mức bồi thường này không thỏa đáng, người bị tai nạn có thể nộp đơn kiện chủ nhà, và chủ nhà sẽ có căn cứ để làm việc với hãng bảo hiểm. Những vụ kiện này được gọi là "willing defendant".
Hồi tháng 2.2024, phía ê-kíp của Đàm Vĩnh Hưng xác nhận nam ca sĩ gặp tai nạn phải hủy 2 liveshow mang tên Ngày em thắp sao trời dự kiến tổ chức vào tháng 3.2024 tại Hà Nội và TP.HCM cùng nhiều lịch trình khác.
Sở cảnh sát thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Mỹ) hôm 14.11 thông báo đình chỉ công tác đối với cảnh sát Joseph Gibson, người đã quật ngã một cụ ông gốc Việt khiến nạn nhân bị xuất huyết não, nứt xương cổ đến mức vẫn chưa thể xuất viện.
Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn 2 tuần rưỡi kể từ khi bị cảnh sát Gibson quật xuống đất trong một vụ chặn xe nhằm xử phạt vi phạm giao thông.
Vụ việc diễn ra hôm 27.10 và phía Sở cảnh sát thành phố Oklahoma vừa công bố đoạn clip ghi lại từ camera trên người cảnh sát viên.
Đoạn clip bắt đầu với cảnh cảnh sát Gibson giải thích cho cụ ông tên Lich Vu đang ngồi trong xe rằng ông phải nhận vé phạt vì quay đầu xe không đúng cách.
Có vẻ như đã xảy ra rào cản ngôn ngữ giữa hai bên và ông Vu từ chối ký vào giấy phạt. Sau đó, ông Vu ra khỏi xe và tiếp tục tranh luận với cảnh sát.
Cảnh sát Gibson khăng khăng nói rằng nếu ông Vu không ký vào giấy phạt, ông sẽ phải ra tòa. “Tôi sẵn sàng hầu tòa”, ông Vu nói.
Họ tiếp tục tranh cãi và ông Vu yêu cầu cảnh sát Gibson hãy “im lặng” trong khi dùng ngón tay đẩy vào ngực của đối phương.
Cảnh sát Gibson đã quật ông Vu xuống đất khiến đầu ông va chạm với mặt đất.
Vợ ông Vu đi chung xe yêu cầu cảnh sát Gibson gọi xe cứu thương cho chồng bà trong khi viên cảnh sát tiếp tục còng tay ông Vu, khi đó trong tình trạng có vẻ như bất tỉnh.
Con gái ông Vu sau đó thông báo trên mạng xã hội Instagram rằng cha cô vốn dĩ không được khỏe vì bị ung thư xương. Cú quật của viên cảnh sát đã khiến ông bị xuất huyết não và nứt xương cổ. Hiện bệnh nhân vẫn phải nằm viện điều trị.
Sau khi đoạn clip được công bố, cảnh sát Gibson bị đình chỉ công tác chờ điều tra.
Nguồn: NHK World; Zing News; Thanh Niên; Việt Nam
Người Việt hải ngoại: Gây tai nạn, người phụ nữ bị kiện ở Mỹ; Tỷ phú bị người mẫu Mỹ kiện; Vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền
Người Việt hải ngoại: Đêm lo lắng tại Hàn Quốc; Cơ hội vàng cho chuyên gia AI Việt Nam làm việc tại Nhật Bản
Người Việt hải ngoại: Phở vươn tầm thế giới; 38 người ‘mất tích’ ở đảo Jeju; Làm giả thẻ My Number ở Nhật; Ngọc Quyên đón Noel ở Mỹ
Người Việt hải ngoại: ‘Chào tân sinh viên’ tại Nga; Chàng trai Pháp tìm mẹ ruột ở Bắc Kạn; Một quản lý bị bắt ở Lào
Người Việt hải ngoại: Kịch tính bầu cử ở Mỹ; Người đầu tiên thắng giải TechWomen 100; Đột nhập nhà dân, 3 người bị bắt ở Ibaraki
Người Việt hải ngoại: Hỗ trợ trẻ em tại Hungary; Phó giáo sư tại Nam Úc; Derek Trần tuyên bố chiến thắng; Du học sinh khiếu nại công ty Nhật
Người Việt hải ngoại: Đại hội bóng đá tại Nhật; Cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột; Nữ nghệ sĩ guitar làm say đắm công chúng Bỉ
Người Việt hải ngoại: Chi đậm cho lễ Tạ ơn; ‘Hoa văn hóa’ tại Úc; Nữ khoa học gia cấp cao ở Mỹ; 4 điểm tập kết trộm cắp tại Nhật
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá