Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Elon Musk, một trong những cố vấn chính của Tổng thống Donad Trump, vẫn chưa vạch ra kế hoạch cụ thể nào nhằm khôi phục doanh số của Tesla.
Tỷ phú Elon Musk đang đắm chìm trong vai trò cố vấn cho Tổng thống Donald Trump trong việc cắt giảm chi tiêu chính phủ mà quên đi công việc tại Tesla giữa thời điểm đầy thách thức đối với hãng xe điện này.
Doanh số bán ô tô của Tesla đã giảm 1% trong năm 2024 dù thị trường xe điện toàn cầu tăng 25%. Nhưng Elon Musk chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nào để phục hồi doanh số. CEO Tesla cũng không cung cấp thông tin cụ thể về một mẫu xe giá rẻ mà hãng dự kiến sản xuất trong năm nay.
Nhưng kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái và sau khi ông Trump nhậm chức, Elon Musk dành phần lớn thời gian cùng với Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) nhằm thực hiện nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu và tinh giản bộ máy chính phủ.
Trong thập kỷ qua, Tesla đã phát triển từ một công ty khởi nghiệp gặp khó khăn đến “khuấy đảo” ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Tesla đã bán được hàng triệu chiếc ô tô điện và tạo ra lợi nhuận khổng lồ, buộc các nhà sản xuất ô tô lâu đời phải đầu tư hàng tỷ USD để bắt kịp. Thành công của Tesla đã được thể hiện qua giá cổ phiếu tăng vọt, giúp Elon Musk trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư và phân tích nhận thấy tỷ phú giàu nhất hành tinh này dường như đã mất hứng thú với công việc của Tesla. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hãng và ngành công nghiệp ô tô, nơi tạo việc làm cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Giá cổ phiếu của Tesla đã giảm 25% kể từ giữa tháng 12, mặc dù vẫn tăng khoảng 40% kể từ cuộc bầu cử. Nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào ông Musk. Đó là lý do tại sao Phố Wall định giá Tesla gấp 3 lần so với Toyota – nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới xét theo doanh số.
Nhiều nhà phân tích nhận thấy Musk tỏ ra không quan tâm tới hoạt động kinh doanh lớn nhất của Tesla hiện nay: bán ô tô.
Trong cuộc họp về kết quả kinh doanh quý 4 của Tesla vào tháng 1, một nhà phân tích tài chính đã đề nghị Musk làm rõ kế hoạch tăng doanh số để tận dụng lợi thế cạnh tranh của Tesla về công nghệ tự lái, tăng tốc và giảm tốc. Tuy nhiên, Musk nói mình không hiểu câu hỏi và tự tin cho biết đã có hàng triệu xe Tesla lăn bánh trên đường.
Nhưng thực tế đang rất khác. Tesla đã mất thị phần vào tay BYD tại Trung Quốc; BMW và Volkswagen tại châu Âu, cũng như và Hyundai và General Motors tại Mỹ.
Tháng 1, doanh số xe Tesla đã giảm 59% tại Đức, 63% tại Pháp và 12% tại Anh sau khi Musk bày tỏ ủng hộ các chính trị gia cánh hữu và đưa ra những tuyên bố mang tính kích động trên mạng xã hội. Doanh số xe Tesla giảm 12% vào năm 2024 tại California – nơi chiếm gần 1/3 số xe điện được bán tại Mỹ.
“Sự căm ghét là có thật”, Ross Gerber, giám đốc điều hành của Gerber Kawasaki Wealth and Investment Management, đã viết trên một bài đăng trên X cùng với bức ảnh một chiếc Cybertruck bị bôi bẩn bằng lời lẽ tục tĩu.
Nhưng phản ứng chính trị không phải là vấn đề duy nhất của công ty.
Tesla vẫn phụ thuộc vào 2 mẫu xe Model 3 và Model Y, vốn chiếm 95% tổng doanh số. Trong khi đó, BYD (Trung Quốc) có hơn chục mẫu EV, gồm loại có giá thấp hơn 20.000 USD. Trong khi đó, Model 3 có giá khởi điểm là 42.000 USD tại Mỹ, không tính khoản tín dụng thuế liên bang 7.500 USD.
Các chuyên gia trong nghành cho biết Tesla rất cần một mẫu xe rẻ hơn để khôi phục doanh số. Nhưng năm ngoái, Musk đã hoãn vô thời hạn kế hoạch sản xuất xe giá rẻ tại Monterrey (Mexico) với giá thành dự kiến 25.000 USD.
Công ty hứa sẽ bắt đầu sản xuất một mẫu xe mới vào cuối tháng 6 nhưng đến nay vẫn chưa trưng bày nguyên mẫu hoặc cung cấp thông tin chi tiết. Các nhà phân tích dự đoán mẫu xe này sẽ dựa trên Model 3 và có giá cao hơn 25.000 USD.
“Bạn nghĩ rằng họ sẽ quyết tâm và cố gắng tận dụng lợi thế dẫn đầu so với các đối thủ khác”, Michael Lenox, giáo sư kinh doanh tại Đại học Virginia cho biết. “Nhưng tình hình hiện tại đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải Musk đang mất tập trung vào Tesla không?”, ông nói.
Sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, nhiều tỉ phú Mỹ dường như giữ im lặng không đáp trả các quan điểm về khí hậu của ông Trump mà chỉ lặng lẽ tiếp tục thực hiện các dự án và hoạt động tài trợ khí hậu họ đề ra.
Trong thập niên qua, nhóm các cá nhân giàu nhất nước Mỹ – phần lớn từ ngành công nghệ – là nhóm tài trợ lớn nhất về khí hậu khi họ cam kết chi hàng tỉ USD để chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu và ngăn chặn tình trạng khủng hoảng khí hậu.
Vào năm 2020, tỉ phú Jeff Bezos – người sáng lập tập đoàn Amazon – đã cam kết 10 tỉ USD tiền của ông để thành lập Quỹ Trái đất Bezos (tổ chức từ thiện tập trung vào các vấn đề về khí hậu và thiên nhiên).
Cựu thị trưởng TP New York – tỉ phú Michael Bloomberg đã chi hơn 1 tỉ USD cho chiến dịch đóng cửa các nhà máy điện than và chặn các nhà máy hóa dầu.
Tỉ phú Bill Gates – người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft – đã rót hàng tỉ USD tài sản của ông vào Breakthrough Energy (tổ chức hoạt động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu).
Trong khi đó, tỉ phú Laurene Powell Jobs đã thành lập một quỹ để thúc đẩy các giải pháp về khí hậu và cho biết sẽ chi 3,5 tỉ USD. Còn tỉ phú công nghệ Marc Benioff – người đồng sáng lập công ty phần mềm Salesforce – đã khởi xướng một sáng kiến trồng 1.000 tỉ cây xanh.
Cùng với đó, các công ty công nghệ lớn như Google, Meta, Amazon đã đưa ra những cam kết đầy tham vọng nhằm giảm phát thải và hỗ trợ năng lượng sạch.
Tuy nhiên, tờ The New York Times lưu ý một thực tế là trong vài tuần qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm các biện pháp bảo vệ môi trường, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thực hiện các bước để hủy các chính sách khí hậu của Mỹ, hầu hết các tỉ phú này đã không lên tiếng.
Không còn lên tiếng
Năm 2017, khi ông Trump lần đầu tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris, nhiều ông trùm công nghệ đã lên tiếng phản đối quyết định này.
"Rút khỏi hiệp định khí hậu Paris là không tốt cho môi trường, không tốt cho nền kinh tế và gây nguy hiểm cho tương lai của con em chúng ta" – tỉ phú Mark Zuckerberg viết trên Facebook.
Cùng thời gian đó, ông Tim Cook – giám đốc điều hành Apple – viết trên Twitter rằng: "Quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là sai lầm đối với hành tinh của chúng ta". Trong khi đó, Giám đốc điều hành Google – ông Sundar Pichai viết trên Twitter rằng ông "thất vọng" với quyết định của ông Trump.
Ngay cả tỉ phú Elon Musk cũng phản đối động thái này. "Biến đổi khí hậu là có thật. Rời khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu không tốt cho nước Mỹ và thế giới" – ông viết trên Twitter vào năm 2017.
Trong nhiệm kỳ này thì khác. Các tỉ phú Mỹ Zuckerberg, Cook, Pichai và Bezos đã tham dự lễ nhậm chức của ông Trump. Ông Musk thậm chí đang làm việc cho chính quyền ông Trump, triển khai nhiều biện pháp để cắt giảm lực lượng lao động liên bang.
Vào những ngày trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, tỉ phú Gates đã dùng bữa tối với ông Trump tại Mar-a-Lago, bang Florida và tuyên bố ông "ấn tượng" với ông Trump.
Theo ông Aron Cramer – giám đốc điều hành của nhóm thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp BRS, một phần nguyên nhân khiến các tỉ phú cân nhắc động thái trong lần này là do ông Trump đang hành động nhanh hơn nhiều và rủi ro cũng cao hơn nhiều so với trước đây.
“Các sự kiện đang diễn ra quá nhanh và quá khó lường, đến nỗi tôi không nghĩ rằng chiến lược giữ im lặng sẽ mang lại lợi ích lâu dài” – ông nói.
Không lên tiếng nhưng vẫn giữ quan điểm
Trong ngày đầu nhậm chức, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, khởi động các kế hoạch khoan và khai thác dầu ở Alaska, dừng phê duyệt đối với các dự án điện gió mới, yêu cầu các cơ quan liên bang ngừng trợ cấp cho xe điện và dừng phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo trên đất công.
Sau loạt quyết định của ông Trump, ngoại trừ tỉ phú Bloomberg, không có tỉ phú nào trong những người kể trên đưa ra quan điểm phản đối chính quyền ông Trump. Các công ty công nghệ lớn tại Thung lũng Silicon – vốn từng cam kết giảm lượng khí thải – cũng im lặng.
Theo The New York Times, sự im lặng từ nhóm tỉ phú và thế giới công nghệ này phù hợp với xu hướng hiện tại tại Mỹ.
Thay vì phản đối chính quyền ông Trump một cách ồn ào và công khai như trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều ngành đã chọn cách ủng hộ ông Trump, hoặc ít nhất là chọn giữ im lặng. Thậm chí, Amazon, Meta, Microsoft và Google cũng nằm trong số các công ty đã quyên góp tiền cho Ủy ban nhậm chức của Tổng thống Trump.
"Các công ty và nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thấy rằng họ cần phải quyết định lằn ranh đỏ của mình là gì. Tôi không chắc họ có đang làm điều đó ngay bây giờ không" – ông Aron Cramer cho biết.
Tuy nhiên, The New York Times đã liên hệ nhiều công ty công nghệ và đa phần trong số này cho biết họ sẽ không thay đổi kế hoạch chống biến đổi khí hậu vì những chính sách của chính quyền ông Trump.
Vào tháng 1, tỉ phú Bloomberg cho biết tổ chức từ thiện của ông sẽ tham gia hỗ trợ tài trợ cho cơ quan khí hậu của Liên Hợp Quốc sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
“Người dân Mỹ vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến chống lại những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu” – ông nói.
Trong bối cảnh như vậy, ông Cramer cho biết ông mong đợi các tập đoàn lớn sẽ tiếp tục ủng hộ các dự án mà họ quan tâm, đồng thời tránh chỉ trích Tổng thống Trump.
“Cần phải nói về việc bạn ủng hộ điều gì, chứ không phải bạn chống lại ai. Đó là hai điều khác nhau” – ông nói.
Hôm qua (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump gây sốc với quyết định sa thải Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cùng 5 quan chức cấp cao trong đợt "thay máu" triệt để Lầu Năm Góc.
Trong một động thái lịch sử, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố sa thải tướng Charles "CQ" Brown - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Lisa Franchetti - Tư lệnh Hải quân, tướng James Slife - Phó tham mưu trưởng Không quân, cùng cố vấn quân pháp của 3 quân chủng Mỹ, theo Reuters hôm qua.
Quyết định bất ngờ
Khởi đầu chuỗi sa thải ở Lầu Năm Góc, Tổng thống Trump đăng bài trên mạng xã hội Truth Social về việc cách chức tướng Charles "CQ" Brown khỏi vai trò Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và đề cử trung tướng về hưu Dan "Razin" Caine thay thế. Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ không nêu tên cho biết tướng Brown bị miễn nhiệm vào thời điểm thông báo mà không cần chờ đến lúc Thượng viện Mỹ tổ chức điều trần và thông qua ứng viên mới.
Vài phút sau tuyên bố trên, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth thông báo đã sa thải Đô đốc Lisa Franchetti, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Tư lệnh Hải quân, và chịu chung số phận là tướng James Slife, người bị miễn chức Phó tham mưu trưởng Không quân. Ông Hegseth cũng cho hay đã cách chức cố vấn quân pháp của Lục quân, Hải quân và Không quân, Military.com đưa tin.
Về người thay thế tướng Brown, ông Trump, cũng là Tổng tư lệnh quân đội Mỹ, đã phá vỡ truyền thống khi đề cử vị tướng đã về hưu Caine. Theo luật, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cần phải là Phó chủ tịch, hoặc một trong các Tham mưu trưởng, hoặc một Tư lệnh lực lượng tác chiến Mỹ. Luật cũng cho phép Tổng tư lệnh quân đội Mỹ miễn trừ các yêu cầu trên trong trường hợp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.
Cả ông Trump lẫn ông Hegseth đều không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về việc cách chức hàng loạt như trên. Sự rung chuyển trong dàn lãnh đạo quân đội Mỹ cấp cao cũng diễn ra cùng ngày với tuyên bố của Lầu Năm Góc về việc vào tuần sau sẽ tiến hành sa thải 5.400 nhân viên quân sự. Đây là bước đầu tiên trong chiến dịch tinh giản biên chế, dự kiến chiếm từ 5 - 8% lực lượng nhân sự so với thời điểm trước khi cải cách.
Diễn biến ở Bộ Thương mại, USAID, FBI
Cũng trong ngày 22.2, Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ chính quyền Trump đã buộc Phó trợ lý Bộ trưởng Thương mại Matthew Borman phải từ chức sau thời gian phụ trách việc giám sát thi hành các giới hạn xuất khẩu đối với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump ở Nhà Trắng (2017-2021) và nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden (2021-2025), ông Borman giúp thực thi các sáng kiến nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận chip bán dẫn, cũng như soạn thảo các lệnh cấm vận Nga về cuộc xung đột Ukraine.
Theo các nguồn thạo tin, bà Eileen Albanese cũng rời vị trí Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia và Kiểm soát Chuyển giao Công nghệ thuộc Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại. Đây là văn phòng xử lý các giấy phép xuất khẩu cho chất bán dẫn và những sản phẩm cần kiểm soát vì lý do an ninh quốc gia.
Hôm 21.2, Thẩm phán Carl Nichols của Tòa án Quận Columbia (D.C) đã mở đường cho chính quyền Tổng thống Trump hoàn tất việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Theo AP, với phán quyết của thẩm phán Nichols, hàng ngàn viên chức USAID tại Mỹ sẽ bị sa thải, đồng thời các viên chức ở những phái bộ nước ngoài phải quay về nước trong vòng 30 ngày.
Cùng ngày, sau khi ông Kash Patel tuyên thệ nhậm chức Giám đốc FBI, cơ quan này đã điều chuyển khoảng 1.500 viên chức khỏi trụ sở ở thủ đô Washington, theo Reuters. Trong đó, khoảng 1.000 viên chức được phân bổ đến các văn phòng địa phương trên khắp nước Mỹ, và 500 người còn lại đến văn phòng ở TP.Huntsville (bang Alabama).
Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ hôm 21/2 nhằm chỉ đạo Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS ) hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược, theo một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Vị quan chức này nói rằng bản ghi nhớ an ninh quốc gia nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong khi bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa từ các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc.
Theo quan chức này, lệnh nêu rõ rằng Trung Quốc đang "lợi dụng vốn và óc sáng tạo của chúng ta để tài trợ cũng như hiện đại hóa các hoạt động quân sự, tình báo và an ninh của họ, gây ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Hoa Kỳ".
Vị quan chức này còn cho biết rằng chỉ thị nêu rõ Hoa Kỳ sẽ thiết lập các quy tắc mới "để hạn chế việc các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc khai thác vốn, công nghệ và kiến thức của mình để đảm bảo rằng chỉ những khoản đầu tư phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ mới được cho phép."
Vẫn theo vị quan chức này, chính quyền Trump sẽ xem xét các hạn chế mới hoặc mở rộng đối với đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ vào Trung Quốc trong các công nghệ nhạy cảm, bao gồm chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, v.v.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 22/2, Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ nên ngừng "chính trị hóa" và "vũ khí hóa" các vấn đề kinh tế, đồng thời cho biết rằng Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các bước đi này đe dọa làm gia tăng căng thẳng kinh tế với Trung Quốc sau khi Tổng thống Trump tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc như một trong những động thái đầu tiên của ông khi nhậm chức.
CFIUS, cơ quan giám sát đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ nhằm tìm ra rủi ro an ninh quốc gia, đã theo dõi sự sụt giảm mạnh mẽ trong đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Theo Rhodium Group, đầu tư hàng năm của Trung Quốc đã giảm từ 46 tỷ USD vào năm 2016 xuống còn dưới 5 tỷ USD vào năm 2022.
Theo thông tin từ vị quan chức trên, lệnh mới lưu ý rằng các thực thể và cá nhân nước ngoài nắm giữ khoảng 43 triệu mẫu Anh đất nông nghiệp của Hoa Kỳ, chiếm gần 2% tổng diện tích đất tại Mỹ.
Vị quan chức này nói rằng Trung Quốc sở hữu hơn 350.000 mẫu Anh đất nông nghiệp trên 27 tiểu bang của Mỹ.
Các nhóm nông dân và các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại trong những năm gần đây rằng việc mua đất của các nhà đầu tư và nước ngoài đang đẩy giá đất nông nghiệp lên cao và đe dọa an ninh quốc gia.
Vị quan chức Nhà Trắng cũng lưu ý rằng tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần nhắm mục tiêu vào các thực thể của Hoa Kỳ, bao gồm cả vụ xâm nhập mạng gần đây vào văn phòng CFIUS thuộc Bộ Tài chính, cơ quan chịu trách nhiệm xem xét các khoản đầu tư nước ngoài để tìm rủi ro an ninh quốc gia.
Ủy ban này có thể mở rộng lệnh hành pháp, được chính quyền Biden công bố vào năm 2023, để bắt đầu cấm một số khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào một số công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc và yêu cầu chính phủ thông báo về các khoản đầu tư khác.
Mỹ đã gần đạt được thỏa thuận với Ukraine về việc chia sẻ doanh thu từ khoáng sản của Ukraine, như một phần trong nỗ lực chấm dứt xung đột ở quốc gia này.
Đây là khẳng định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại 1 sự kiện ở ngoại ô Thủ đô Washington. Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh, Mỹ muốn thu hồi hàng tỷ USD viện trợ quân sự mà nước này đã cấp cho Ukraine, trong thời gian diễn ra xung đột.
“Chúng tôi đang cố gắng lấy lại số tiền đã tài trợ, hoặc đã được bảo đảm, bởi vì châu Âu đã cho Ukraine 100 tỷ USD. Mỹ đã cho Ukraine 350 tỷ USD. Nhưng ở đây, châu Âu đã cho Ukraine dưới hình thức cho vay và họ lấy lại tiền của họ. Chúng ta đã cho Ukraine dưới hình thức không có gì, vì vậy tôi muốn họ cho chúng ta một cái gì đó tương xứng với tất cả số tiền chúng ta đã bỏ ra. Chúng ta sẽ lấy lại được tiền của mình và chúng ta khá gần với một thỏa thuận khoáng sản với Ukraine hơn bao giờ hết”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói.
Trước đó, từ ngày 3/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông muốn đàm phán một thỏa thuận với Ukraine, trong đó nước này đảm bảo nguồn cung đất hiếm để đổi lấy viện trợ từ Mỹ.
Đất hiếm là khoáng sản quan trọng trong sản xuất thiết bị công nghệ cao như smartphone, pin xe điện... Mỹ có một mỏ đất hiếm với công suất rất nhỏ, mặc dù một số công ty đang nỗ lực phát triển các dự án tại quốc gia này.
Nguồn: Soha; Pháp Luật; Thanh Niên; VOA; CafeF
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Mỹ: NK thực phẩm kỷ lục; ‘Hút’ vàng từ các nước; ‘Bức tường sao kê’; Họp nội các đầu tiên của ông Trump; Khẩu chiến Trump-Zelensky
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá