Mang tiền các loại ra khỏi Đức và các nước EU cần biết: Trách nhiệm khai báo, thủ tục, hướng dẫn (TIẾP THEO KÌ TRƯỚC)

Hải quan Zoll dùng chó nghiệp vụ ngửi tiền.

Quy định đặc biệt đối với chuyến bay giữa các nước thứ 3 quá cảnh tại một nước EU

Trách nhiệm khai báo tiền mặt từ 10.000 EUR trở lên cũng áp dụng cho hành khách hàng không xuất phát từ và đến các nước thứ ba quá cảnh tại sân bay của một nước EU, được thực hiện trước khi bay tiếp, tại nơi kiểm tra hải quan.

Những phương tiện thanh toán tương đương phải khai báo

-Sổ Tiết kiệm.

-Đá quý (thô hoặc cắt), chẳng hạn như kim cương, hồng ngọc, ngọc bích hoặc ngọc lục bảo.

-Vàng các dạng.

-Tiền xu có hàm lượng vàng dưới 90%.

-Vàng không đúc dưới dạng thỏi, hoặc cục có hàm lượng vàng dưới 99,5%.

-Các kim loại quý khác, như bạch kim hoặc bạc.

Lưu ý:

Đồ trang sức và các hàng hóa khác làm bằng kim loại quý hoặc đá quý không được coi là phương tiện thanh toán tương đương và do đó không có trách nhiệm khai báo. Tuy nhiên, vẫn phải được khai báo khi phải ghi tờ khai hải quan.

Trách nhiệm khai miệng về các phương tiện thanh toán tương đương

Các phương tiện thanh toán tương đương phải được báo cáo bằng miệng khi rời Đức nếu bị hải quan thẩm vấn.

Lưu ý:

Khi bị kiểm tra, hành khách có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng tiền mặt và các phương tiện thanh toán tương đương, cũng như nguồn gốc của chúng, chủ sở hữu thụ hưởng và mục đích sử dụng, nếu cần phải gửi tài liệu chứng minh. Quy định trên cũng được áp dụng, ngay cả khi không vượt quá giới hạn giá trị 10.000 euro cho tiền mặt hoặc các phương tiện thanh toán tương đương.

Hậu quả khi vi phạm trách nhiệm khai báo

Nếu hành khách không kê khai hoặc không báo cáo lượng tiền mặt cũng như phương tiện thanh toán tương đương theo quy định nói trên, hoặc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, sẽ bị xử lí vi phạm hành chính Ordnungswidrig. Hành vi vi phạm hành chính có thể bị phạt tiền lên tới một triệu euro.

Ngoài ra những người không có nơi ở cố định hay tạm thời ở Đức, khi vi phạm phải đóng trước một số tiền nhất định để bảo đảm chi phí cho việc thực hiện các thủ tục tố tụng phạt tiền. Số tiền nộp trước này không phải tiền phạt, mà nhằm để thực hiện thủ tục tố tụng phạt tiền và phải nộp cho cơ quan hải quan có thẩm quyền. Số tiền được tính theo mức phạt tiền dự kiến và chi phí tố tụng.

Khi kết thúc thủ tục tố tụng phạt tiền, số tiền nộp trước sẽ được khấu trừ vào mức tiền phạt chính thức. Nếu số tiền nộp trước cao hơn mức phạt thì số dư sẽ được hoàn trả lại.

Lưu ý

Cơ quan Hải quan Đức cung cấp thông tin về các quy định tiền mặt và phương tiện thanh toán tương đương phải tuân thủ khi rời khỏi Đức.

Hướng dẫn quy định tiền mặt khi đi du lịch ở từng quốc gia khác nhau, có thể lấy thông tin từ cơ quan đại diện ngoại giao Đức ở nước đó, hoặc tìm kiếm từ khóa trên Internet để biết thông tin du lịch cụ thể của từng quốc gia do Bộ Ngoại giao Liên bang Đức công bố.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang