Lướt FB: Câu chuyện du học nghề ở Đức

Rầm rộ

Phong trào du học nghề Đức hiện nay ở Viêt Nam đang phát triển „ rầm rộ“ chưa từng có, đến cả trưởng thôn cũng tham gia tư vấn. Các trung tâm mọc ra như nấm.Hàng ngày mình nhận không ít hơn 10 cuộc gọi để nhờ tư vấn, tuy nhiên khi mình nói chuyện thi một số không tin như là „ Sao Thầy có cách nhìn khác so với các trung tâm“, nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Sự thật là sau các buổi phỏng vấn các em đã có bằng B1, mình nhận ra rằng khả năng tiếng của các em còn yếu quá để có thể tham gia học nghề ngay. Nhiều em khi đến gặp doanh nghiệp họ nói còn không hiểu gì cả.

Học sinh Đức

Các em học sinh ở Đức sau khi tốt nghiệp phổ thông hệ 12 năm (Gymnasium), hoặc hệ 10 năm (Real/Mittelschule) thường xin phép bố mẹ đi thực tâp hoặc đi làm ở các cơ sở mà các em có dự định sau này học nghề, nếu định học điều dưỡng thường xin và bệnh viện, viện dưỡng lão thực tập ít nhất 8 tuần. Các em học sinh thường xin làm việc ở các nhà hàng, khách sạn. Điều đó có nghĩa là trước khi vào học nghề các em đã có một ít kinh nghiệp thực tế, và đã nắm được quy trình (Arbeitsablauf). Có em còn xin bố mẹ đi trải nghiệm, đến ở và sinh hoạt ở nhiều nước, đi đến đâu xin việc làm để trang trải cuộc sống, một năm sau mới xin vào học nghề.

Phỏng vấn

Thường trong các buổi phỏng vấn với doanh nghiệp họ đều hỏi câu: „ Haben Sie Erfahrungen in diesem Bereich“? (ngài có những kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này). Nhiều em trả lời không có, thì coi như là trượt phỏng vấn. Cũng có em hỏi „ Thầy ơi em đi sang để học sao họ lại đòi hỏi có kinh nghiệm“. Thực tế đào tạo nghề ở Đức là „duale Ausbildung“ ( đào tạo kép),, nên họ ưu tiên chọn các em đã có kinh nghiệm.

Kỹ năng mềm

Như vậy điều kiện cần và đủ để đi du học nghề ở Đức là tiếng Đức và kỹ năng sống (hay ở nhà thường gọi là kỹ năng mềm). Nguyên nhân chính dẫn đến việc các em bị sa thải (Kündigung) là nằm ở trong 2 điều kiện này. Kỹ năng sống bắt đầu ở tính kỷ luật, có nghĩa là phải đi làm đúng giờ. Họ hẹn 7 giờ thì phải đến trước 15 phút để chuẩn bị và vào làm việc đúng 7:00 giờ. Và phải rèn luyện để chịu áp lực trong công việc. Nhiều em vừa mới sang được một tháng đã kêu công việc áp lực quá muốn chuyển doanh nghiệp. Thực tế công việc là nhiều áp lực và có chuyển đến nơi khác cũng vậy thôi.

Kỹ năng mềm còn được thể hiện văn hóa giao tiếp, phải biết cảm ơn (Dankeschön) khi mình nhờ ai đó việc gì, hoặc khi làm phiền họ phải có lời xin lỗi ( Entschuldigung).

Lỗi rất nhỏ

Có em mắc phải những lỗi rất nhỏ (các em không nghĩ đến), nghĩ mình làm việc rất bình thường mà lại bị sa thải. Nhiều em vừa mới sang đi học một thời gian ngắn đã phàn nàn, công việc áp lực, đồng nghiệp không thân thiện, sếp quá nghiêm khắc… Nếu có kỹ năng sống tốt các em sẽ xử lý được ngay các tình huống trên. Ngạn ngữ Đức có câu „ wie du mir, so ich dir“ (bạn đối xử với tôi thế nào thì tôi với bạn như thế).

Giá trị bản thân

Bước đầu tiên khi làm ở doanh nghiệp các em phải làm sao chứng minh được giá trị của bản thân. Vài tháng trước đây một em học sinh vì lý do gia đình xin chuyển đến một vùng khác, mà bà giám đốc doanh nghiệp đã gọi điện cho mình nhờ nói làm sao để em ấy không chuyển mà ở lại với họ. Điều đó có nghĩa là em ấy đã tạo ra giá trị của mình đối với doanh nghiệp.

Mấu chốt là học tiếng và rèn luyện

Đến Đức đi học nghề là phải tính đến làm việc áp lực, vất vả. Không nên đặt quyền lợi kinh tế lên hàng đầu trong thời gian 2-3 năm học nghề. Cái mấu chốt là các em phải học tiếng và rèn luyện. Các em còn hơn 40 năm nữa để kiếm tiền, nếu như học hành thành đạt. Không có cái gì tự nhiên mà có, nếu như mình không cố gắng rèn luyện.

Nguồn: FB

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang