Luật mới tháng 10.2022 - Kỳ III  Lao động và chủ lao động cần biết: Sắc lệnh và biện pháp An toàn Lao động Covid-19 từ 01.10.2022

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Mùa thu đã đến, cùng với đó là nỗi sợ hãi về một làn sóng Covid-19 tái bùng phát. Để các doanh nghiệp có thể đảm bảo an toàn lao động và tránh ngừng hoạt động, họ cần linh hoạt điều chỉnh các biện pháp của mình cho phù hợp với tình hình lây nhiễm. Tháng trước, các nhà lập pháp đã một lần nữa điều chỉnh Sắc lệnh An toàn Lao động Covid-19 (die Sars-CoV-2-Arbeitsschutzverordnung), có hiệu lực từ ngày 01.10.2022, được tổng hợp dưới đây.

1- Xây dựng biện pháp vệ sinh doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá nguy cơ của doanh nghiệp

Trên cơ sở đánh giá nguy cơ theo Điều § 5 và §6 của Sắc lệnh An toàn Lao động, người sử dụng lao động phải xác định và thực hiện các biện pháp vệ sinh bảo vệ cần thiết (Hygienekonzept) để chống lây nhiễm người lao động. Việc tuân thủ biện pháp vệ sinh này phải được đảm bảo mọi lúc mọi nơi, tức là cả trong giờ nghỉ giải lao lẫn trong khi làm việc. Biện pháp này phải hướng nhân viên biết và thực hiện ngay tại nơi làm việc.

2- Những biện pháp cần phải được tính đến:

- Duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 mét giữa hai người.

- Đảm bảo vệ sinh tay.

- Tuân thủ quy ước ho và hắt hơi.

- Thông gió cho không gian trong nhà thích hợp, để bảo vệ chống lây nhiễm.

- Tránh hoặc ít nhất là giảm các tiếp xúc cá nhân.

3- Trách nhiệm làm việc văn phòng tại nhà

Từ mùa đông năm ngoái, trách nhiệm này vẫn còn hiệu lực. Tùy từng công việc thích hợp, người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên công việc văn phòng làm việc tại nhà nếu không có lý do cản trở bất khả kháng.

4- Trách nhiệm đeo khẩu trang tái áp dụng khi không thể tuân thủ khoảng cách tối thiểu

Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá nguy cơ rủi ro: Nếu nhiều người ở trong một không gian hạn chế trong phòng cùng t lúc hoặc nếu buộc phải tiếp xúc cơ thể gần hơn do tính chất của lao động, mà do vậy không thể duy trì khoảng cách 1,5 m, thì người sử dụng lao động phải cung cấp khẩu trang y tế. Nhân viên sau đó phải thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc.

5- Người sử dụng lao động không phải cung cấp xét nghiệm Covid-19 cho người lao động

Trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động phải cung cấp dụng cụ xét nghiệm Covid-19 cho người lao động theo quy định trước đây không còn nữa. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động xem xét thấy cần thiết thì vẫn có thể cung cấp dụng cụ xét nghiệm cho người lao động.

6- Tạo điều kiện cho người lao động đi tiêm phòng

Như Luật An toàn Lao động Covid-19 trước đây, người sử dụng lao động phải bố trí thời gian cho người lao động đi tiêm phòng Covid-19 trong giờ làm việc. Nếu có bác sĩ công ty thực hiện tiêm phòng, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được tiêm phòng tại công ty.

(Xem thêm

=> Luật mới tháng 10.2022 - Kỳ II Tăng mức lương tối thiểu; Phạt sai phạm; Điều chỉnh hợp đồng; Lao động làm thêm; Thương lượng hợp đồng).

=> Tổng hợp các quy định Covid-19 Thu Đông 2022 từ 01.10 - Những câu hỏi và trả lời (Bản tổng hợp cả 2 Phần I & II).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang