- Thời sự
- Việt Nam
Nhiều nhà làm phim Việt Nam nỗ lực khai thác đề tài mới lạ nhưng đến nay, hầu như chưa tác phẩm nào đạt được doanh thu như kỳ vọng
Phim "Người mặt trời" do đạo diễn Timothy Linh Bùi thực hiện, sẽ ra rạp vào ngày 8-12, là tác phẩm khai thác về ma cà rồng bối cảnh Việt Nam.
Ám ảnh thất thu phòng vé
"Người mặt trời" thuộc thể loại phim tâm lý, giật gân, hành động. Nội dung phim xoay quanh hai anh em ma cà rồng là Marco (Thuận Nguyễn đóng) và Nhật (Trần Ngọc Vàng), sống ẩn dật suốt 400 năm qua, tồn tại song song trong thế giới loài người. Phim còn có sự tham gia của Chi Pu và Thạch Kim Long.
Theo đạo diễn Timothy Linh Bùi, ngoài việc sử dụng những công nghệ quay phim tiên tiến và đội ngũ hiệu ứng - hậu kỳ hùng hậu, ê-kíp sản xuất còn phải tìm kiếm các địa điểm quay phù hợp để tạo nên một thế giới ma cà rồng giả tưởng nhưng vẫn mang những nét đặc trưng của Việt Nam.
Hình tượng ma cà rồng đã được khai thác rất nhiều trong điện ảnh thế giới nhưng với điện ảnh Việt, đến nay chỉ có "Cậu chủ ma cà rồng" của đạo diễn Trần Nhân Kiên. Với kịch bản không hấp dẫn, cách thể hiện xa lạ, thiếu sự đầu tư từ bối cảnh đến phục trang..., phim này được xem là "thảm họa điện ảnh" và thất thu phòng vé.
Vì thế, "Người mặt trời" ngay từ khi công bố dự án đã dẫn đến tranh luận trái chiều. Một số ý kiến cho rằng ma cà rồng vốn xa lạ với văn hóa Việt, rất khó thuyết phục được khán giả tin rằng có ma cà rồng tại nước ta nếu không tạo nên bối cảnh hợp lý về nguồn gốc của chúng.
"Tôi biết ma cà rồng không có trong văn hóa Việt nhưng khi nói chuyện với người Việt thì rất nhiều người biết đến ma cà rồng. Nó không quá xa lạ nhưng tôi phải tìm cách để kể câu chuyện sao cho nhiều người tin rằng có ma cà rồng ở Việt Nam và họ thấy hợp lý" - đạo diễn Timothy Linh Bùi bày tỏ.
Theo Timothy Linh Bùi, "Người mặt trời" khai thác hình tượng ma cà rồng nhưng đó chỉ là bề nổi. Ẩn bên trong là câu chuyện về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu... vốn gần gũi, quen thuộc với khán giả Việt.
Nhiều phim Việt khác cũng nỗ lực khai thác đề tài mới lạ, như: "Lôi báo", "Cù lao xác sống", "Bến phà xác sống", "Fanti", "Live - Phát trực tiếp"... Tất cả đều thất bại do nội dung không hấp dẫn, chưa bảo đảm chất lượng cả về nội dung lẫn hình thức. Việc chưa có tác phẩm nào tạo được thành công doanh thu, mang đến ấn tượng tích cực là nguyên nhân khiến nhiều người thiếu niềm tin với các phim Việt khai thác đề tài mới lạ.
Thiếu câu chuyện hay
Nhà làm phim Việt tiếp cận và khai thác các đề tài mới lạ, những hình tượng phổ biến của điện ảnh thế giới là điều hiển nhiên khi thị trường phim phát triển. Tuy nhiên, việc khai thác thế nào để thành công, tránh thất bại là điều không dễ dàng mà trong tiến trình chinh phục khán giả, nhà làm phim phải vượt qua.
Nguyên nhân thất bại của các phim Việt đề tài mới lạ thời gian qua được người trong giới nhận định là do thiếu câu chuyện hay. Trong khi đó, việc đầu tư về bối cảnh, kỹ xảo... đều chưa thể sánh với điện ảnh trong khu vực.
Phim "Lôi báo" - do Victor Vũ đạo diễn - kể về chàng họa sĩ Tâm (Cường Seven thủ vai) có vợ con hạnh phúc thì nhận được hung tin bị ung thư phổi. Tâm được ông Mã (Hoàng Sơn đóng) thực hiện ca phẫu thuật đổi đầu với thân xác của một thanh niên bí ẩn vừa thiệt mạng sau vụ thanh toán băng đảng. Phim mạnh về hành động nhưng lại dàn trải nội dung, không đẩy được cảm xúc cao trào, dẫn đến lưng chừng và gãy vụn. Tác phẩm thiếu chiều sâu và là nguyên nhân dẫn đến thất bại doanh thu dù kinh phí thực hiện lên đến 30 tỉ đồng.
"Cù lao xác sống" của đạo diễn Nguyễn Thành Nam thu hút sự chú ý vì là phim kinh dị đề tài xác sống đầu tiên của Việt Nam ra rạp. Tuy nhiên, phim này cũng thất thu phòng vé bởi kịch bản rối rắm, phi lý, nhiều chi tiết thừa, không mang đến sự hấp dẫn; các phần hóa trang, kỹ xảo cũng không thuyết phục.
Phim "Fanti" của đạo diễn Andy Nguyễn và phim "Live - Phát trực tiếp" của đạo diễn Khương Ngọc khai thác về thế giới ảo, mặt trái của mạng xã hội. Tuy nhiên, cả 2 phim này cùng gặp phải vấn đề về kịch bản khi ôm đồm tình tiết dẫn đến thiếu sự tập trung, không đủ sức thuyết phục.
Theo nhiều nhà chuyên môn, các phim Việt đề tài mới lạ trước đây thất bại là do kịch bản chưa đủ hay, câu chuyện chưa đủ thuyết phục chứ không liên quan gì đến đề tài quá mới mẻ với khán giả. Bởi lẽ, chuyện "cũ người mới ta" là bình thường ở thị trường phim. Nhiều nước, như Hàn Quốc, cũng có những tác phẩm khai thác các hình tượng xác sống và rất thành công, chẳng hạn phim "Train to Busan".
Không chỉ nghệ sĩ nữ mà nhiều sao nam cũng đang bị quấy rối tình dục. Tuy nhiên, thủ phạm trong các vụ việc dường như không nhận thức được hành vi của mình.
Xã hội từ lâu đã nhận thức phụ nữ thường là nạn nhân của quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Nhưng thực tế từ những năm đầu của thập niên 2000, một nghiên cứu mới Amy Blackstone - trợ lý giáo sư xã hội học của Umaine (Mỹ) - đã cho thấy nam thanh niên bị quấy rối tình dục nhiều hơn mọi người nghĩ.
Có lẽ cũng bởi tình trạng quấy rối tình dục nam giới vẫn bị xem nhẹ, nên nhiều nghệ sĩ nam ở cả Việt Nam lẫn trên thế giới vẫn thường xuyên gặp tình trạng này.
Wren Evans, MONO, HIEUTHUHAI bị quấy rối
Hành vi quấy rối bằng hành động trực tiếp hoặc phổ biến nhất là bình luận trên mạng xã hội thậm chí được đưa ra bởi các khán giả nữ. Họ coi đó là những lời nói đùa vô hại mà không hay biết thực chất đây cũng có thể được xem như quấy rối tình dục nếu hành vi nghiêm trọng.
Khi đang biểu diễn trong một sự kiện tối 15/11, nam ca sĩ Wren Evans hoảng hốt khi một khán giả nữ bất ngờ đưa tay tháo thắt lưng của anh. Sau khi đoạn video ghi lại khoảnh khắc trên lan truyền, nhiều khán giả bức xúc với hành vi của fan nữ.
Họ cũng đặt câu hỏi nếu đổi Wren Evans thành một nghệ sĩ nữ và người thực hiện hành vi là nam giới thì người trên liệu có nhận hậu quả nghiêm trọng hơn.
Từ đây, nhiều khán giả cho rằng sự riêng tư của nghệ sĩ nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Họ thường xuyên bị quấy rối tình dục nhưng cả người thực hiện hành vi lẫn nhiều tài khoản mạng xã hội lại chỉ coi đó như trò đùa.
MONO hay HIEUTHUHAI là hai trong những ca sĩ nam nổi tiếng nhất hiện nay. Họ có ngoại hình điển trai lẫn phong cách trình diễn lôi cuốn, do đó cả hai thường trở thành đối tượng bị quấy rối trên mạng xã hội.
Họ thường nhận rất nhiều bình luận nhạy cảm từ khán giả. Khi đi diễn, các ca sĩ này cũng thường xuyên bị khán giả đụng chạm cơ thể.
Vô vàn nạn nhân nam giới
Nghệ sĩ người Nigeria Ruger đã rút ngắn buổi biểu diễn tại một sự kiện sau khi bị fan nữ tấn công tình dục. Một người phụ nữ ở hàng ghế đầu đã nắm lấy bộ phận sinh dục của Ruger khi anh biểu diễn trước đám đông tại sự kiện Đêm Công nghiệp ở Nigeria. Ruger tức giận lao ra khỏi sân khấu ngay sau khi vụ việc xảy ra.
Theo Korea Times , một video đăng trên trang Facebook của SNL với tiêu đề "Hậu trường của B1A4 tại SNL Korea" đã dấy lên tranh cãi dữ dội tại Hàn Quốc. Trong video, một số nhân viên nữ, trong đó có diễn viên hài Lee Se Young, bất ngờ chạm vào vùng cơ thể nhạy cảm của các thành viên B1A4 rồi bỏ chạy. Hành động trên khiến các thành viên B1A4 sốc.
SNL Korea sau đó xin lỗi B1A4 và người hâm mộ vì "hành vi cực đoan" của dàn diễn viên nhưng không gọi đó là quấy rối tình dục. Điều đó đã đổ thêm dầu vào lửa khiến cộng đồng mạng Hàn Quốc phẫn nộ. Phần đông khán giả nhận định hành vi của Lee Se Young rõ ràng quấy rối tình dục chứ không đơn thuần chỉ là một hành vi bất cẩn.
Sự việc khiến Lee Se Young bị tẩy chay và phải ở ẩn suốt thời gian dài. Nữ diễn viên hài Park Na Rae thậm chí bị cảnh sát điều tra vì có những lời nói thô thiển, 18+ khi nói về Kai (EXO) trong chương trình Hey Na Rae. Cảnh sát sau quá trình điều tra phán Park Na Rae vô tội nhưng sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp của nữ diễn viên.
Fan cuồng bất chấp nhiều thủ đoạn tiếp cận, quấy rối tình dục thành viên EXO. Một số fan girl thậm chí cải trang thành con trai để lẻn vào nhà vệ sinh nam cùng EXO. Điều này khiến các thành viên luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ, thậm chí phải che chắn cho nhau khi đi vệ sinh. Quyền riêng tư của các chàng trai đã bị sasaeng fan xâm phạm nghiêm trọng.
Theo truyền thống, quấy rối tình dục thường được coi là hành động của đàn ông để gây áp lực lên phụ nữ. Nhiều người vẫn quen coi đàn ông là kẻ quấy rối hơn là bị quấy rối.
Nhưng trong khi phụ nữ tiếp tục là mục tiêu quấy rối, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện nam thanh niên cũng có nhiều khả năng bị quấy rối tình dục. Thậm chí, số vụ án nam giới là nạn nhân của tội phạm tình dục ngày càng gia tăng.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu giáo dục và đào tạo nghề Hàn Quốc từ năm 2017, tình trạng quấy rối tình dục tại nơi làm việc đe dọa cả lao động nam và nữ. Thậm chí, số vụ quấy rối tình dục liên quan đến nạn nhân nam trung bình là 6,79 lần trong khoảng thời gian 6 tháng, cao hơn nữ (5,79 lần).
Và không chỉ nữ giới mà cả nam giới cũng chịu tổn thương nghiêm trọng vì hành vi quấy rối tình dục. Cựu thủ lĩnh Teen Top C.A.P - tên thật Bang Min Su cho biết các thần tượng phải đối mặt với vô vàn khó khăn ở hậu trường và việc khiến họ bị ảnh hưởng sức khỏe tinh thần nghiêm trọng nhất là quấy rối tình dục.
"Họ chạm vào mông bạn và một số người thậm chí để lộ ngực của họ cho bạn xem. Trời ạ, đó là lúc bạn bắt đầu mất tinh thần. Đó là lúc bạn bắt đầu nghi ngờ liệu công việc này có dành cho mình hay không", C.A.P chia sẻ.
Trước đây, trên Shinhwa Broadcast, thành viên Andy của Shinhwa bị trói, sờ soạng nhiều bộ phận trên cơ thể và pha trò đùa về tình dục. G-Dragon bất ngờ bị fan hôn trong buổi fanmeeting ở Hong Kong.
Những ngày này, tại các sự kiện ký tặng fan, ngày càng có nhiều yêu cầu về tiếp xúc cơ thể, chẳng hạn chạm vào má hay cầm tay. Dù bị vệ sĩ khống chế nhưng các thần tượng không còn cách nào khác là chấp nhận.
Những quan niệm sai lầm về bạo lực tình dục nam giới
Chosun đưa tin theo Trung tâm Hỗ trợ Tổng hợp Nạn nhân Bạo lực Tình dục, số nạn nhân nam ngày càng tăng từ 1.019 năm 2015 lên 1.057 năm 2016 và 1.117 năm 2017. Năm 2017, 10,2% trong số 1.117 vụ bạo lực tình dục, thủ phạm là nữ.
Tờ Chosun nhận định nạn nhân nam của bạo lực tình dục phải chịu những tổn thương thứ cấp, chẳng hạn bị những người xung quanh nghi ngờ hoặc chỉ trích về bản dạng giới tính vì thiếu nam tính.
Bởi họ bị ràng buộc bởi nhận thức xã hội này nên thường không thể diễn đạt chính xác cảm giác xấu hổ hoặc cô lập. Vì những cái nhìn tiêu cực về nạn nhân nam nên họ ngần ngại khai báo.
Sau khi bị quấy rối, Wren Evans chia sẻ trên story: “Bạn nào quay được đoạn Wren bị cởi thắt lưng thì đừng đăng lên nhé. May vẫn còn quần. Wren không muốn mọi người tìm danh tính hay bất cứ gì khác”.
Nạn nhân nam của bạo lực tình dục chịu tổn thương về cả thể chất và tinh thần không kém gì nạn nhân nữ. Chosun nhận định 70% nạn nhân nam trả lời họ từng trải qua cảm giác căm ghét và 17,3% trải qua nỗi lo sợ cho sự an toàn cá nhân (theo điều tra của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình về bạo lực tình dục).
Tội phạm tình dục đối với phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn nhưng chúng ta không được quên tội phạm tình dục mà nam giới là nạn nhân vẫn tiếp tục xảy ra. Điều quan trọng là thủ phạm dù là nam hay nữ đều tồn tại và nạn nhân phải chịu tổn thương vô cùng to lớn về thể xác và tinh thần, Chosun viết.
“Chúng ta cần thừa nhận bạo lực tình dục là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, và chúng ta cần thay đổi quan niệm sai lầm, đồng thời cần tăng cường trừng phạt, tích cực thực hiện các hệ thống cứu trợ nạn nhân”, theo tờ Chosun.
Trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều bác sĩ, giáo sư tự xưng, để rao giảng kiến thức và bán thuốc, rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Người người, nhà nhà rao giảng kiến thức, "bán thuốc như bán rau" tràn lan TikTok
Chỉ cần lên TikTok thời gian gần đây, người dùng sẽ thấy vô số những chuyên gia, bác sĩ online tự vỗ ngực xưng, tiếng tăm lẫy lừng. Điển hình nhất trong thời điểm này không thể không nhắc đến, chính là "bác sĩ Hà Duy Thọ".
Trên TikTok, thậm chí cả YouTube, Facebook, cùng với việc bán thuốc mang "thương hiệu" của mình, ông Thọ chia sẻ rất nhiều kiến thức từ dinh dưỡng đến chăm sóc da...
Vị chuyên gia với danh xưng trên mạng là "giáo sư", "bác sĩ dinh dưỡng" có những phát ngôn cực kỳ gây hoang mang, điển hình như: "Rót ra chén nước mắm, ăn không hết cái lấy đồ đậy lại, 4 tiếng đồng hồ sau thì có chất gây ra ung thư", "... đường là nguyên nhân gây ra ung thư, đường là nguyên nhân gây ra cơ thể âm và gây ra đủ chứng bệnh trong cơ thể..." hay "ăn phở và uống trà đá dễ gây ra ung thư vì trà đá lạnh làm đông mỡ béo lại, bám dính vào vách dạ dày, ruột"...
Đây không phải là trường hợp duy nhất tự nhận mình là chuyên gia với những phát ngôn gây sốc. Mạng xã hội Tiktoker luôn không thiếu những trường hợp như này. Dr Cương hay còn gọi nhiều người gọi là "thầy" Nguyễn Duy Cương, người nghĩ ra phương pháp lọc máu làm trẻ hóa con người chỉ với hơn 450.000.000VNĐ tại Ba Lan, 250.000.000 VNĐ tại Việt Nam, chính là ví dụ khác. Vị "chuyên gia" này không ngừng phát ngôn từ những thói quen chăm sóc sức khỏe, tập luyện đến nuôi con khỏe, dạy con khôn... Nhất là ở mảng nuôi dạy con, Dr Cương không ngừng đưa ra những "kiến thức dọa dẫm" khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Đáng nói, khi tiến hành điều tra, những vị "bác sĩ online" như ông Hà Duy Thọ, Nguyễn Duy Cương... chưa được cấp phép hành nghề bác sĩ, không được khám chữa bệnh và bán thuốc cho người dân. Thậm chí, trong một bài trả lời trên báo Dân Trí mới đây, ông Hà Duy Thọ thừa nhận bản thân không có bằng cấp chuyên môn bác sĩ cũng như chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, mà chỉ từng đi học y.
Giờ đây, chỉ cần lên mạng xã hội, những "bác sĩ online" như thế này không phải là ít. Họ dễ dàng nói mọi thứ, miễn làm sao đạt được mục đích và bán sản phẩm cho những người nhẹ dạ cả tin.
Nhắc đến "bác sĩ online", chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến trào lưu "nhà tôi 3 đời chữa bệnh". Không ai biết họ được đào tạo ra sao, có chuyên môn như thế nào nhưng các thầy lang này ngày nào cũng lên mạng rao giảng kiến thức, bốc thuốc và bán thuốc. Tất cả những căn bệnh đều được đẩy lùi nhờ cái mác "nhà tôi 3 đời chữa bệnh" với các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, kèm lời quảng cáo quen thuộc như "chữa dứt điểm các bệnh xương khớp, sỏi mật, sỏi thận, tiểu đường, hen suyễn, viêm xoang, thậm chí chữa được cả ung thư…".
Có lẽ chưa bao giờ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Cũng chưa bao giờ, "bác sĩ online", những con người bình thường chẳng ai biết đến, chẳng có học hàm học vị, chuyên môn thực tế, bỗng vươn mình làm giàu không khó dưới mác giáo sư, chuyên gia tự phong. Chỉ cần một bước tự xưng, "bác sĩ online" mọc lên nhan nhản như nấm trong thời điểm hiện tại. Cứ khoác áo blouse lên người, chia sẻ dăm ba bài kiến thức, họ tự nhận mình là thầy thuốc, ngang nhiên khám chữa bệnh và bốc thuốc, bán đủ loại thuốc điều trị cả những bệnh nan y như ung thư…
Hậu quả khôn lường do dùng thuốc theo "bác sĩ online" - Khi niềm tin của người bệnh bị đặt nhầm chỗ
"Bác sĩ online" xưng gì cứ xưng, nhận gì cứ nhận nhưng đau lòng nhất, đáng sợ nhất là người bệnh nghe rồi tin ngay, không cần kiểm chứng. Những video chia sẻ thu hút hàng trăm hàng nghìn người quan tâm, những lời bình luận gật gù đầy tán thưởng… khiến người xem cảm thấy đầy tin tưởng. Không biết sau những phát ngôn đó, trong hàng nghìn những cái gật gù đó sẽ có bao nhiêu người tìm đến "bác sĩ online" để được tư vấn và mất một số tiền không hề nhỏ để mua thuốc chữa bệnh?
Chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể về người dùng thuốc kiểu này qua mạng. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì mỗi tháng tại đây vẫn tiếp nhận hàng chục bệnh nhân bị suy gan, suy thận, hoại tử… do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thủng dạ dày khi dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận những trường hợp trẻ bị suy thận nặng do dùng thuốc không rõ xuất xứ được quảng cáo từ "bác sĩ online" trên mạng…
Đây chỉ là một vài thông tin được công khai trước dư luận. Không biết trong thực tế sẽ còn bao nhiêu người bệnh đặt niềm tin mù quáng vào những thầy thuốc online trên mạng xã hội? Không biết có bao nhiêu người đang ngồi xem, đang ngấm ngầm tin tưởng và bấm nút gọi tư vấn, xin mua thuốc để cứu lấy bản thân? Và không biết có bao nhiêu người đang gặp họa nhưng âm thầm chịu đựng không dám kể với ai?
BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) khẳng định, đó chưa phải là điều đáng sợ nhất. "Hậu quả đầu tiên của việc này chính là mất niềm tin, đôi khi điều này còn lớn hơn mọi thứ khác. Rồi người ta sẽ chẳng còn biết phải tin vào ai. Kế đó là ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền bạc, thời gian... ", chuyên gia chia sẻ.
Lời khuyên của chuyên gia: Đã có bệnh thì phải vào bệnh viện, cơ sở uy tín để điều trị!
Theo BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược), hiện nay tình trạng "bác sĩ online" rất phổ biến trên mạng xã hội, nhất là Tiktok. Người dân cần hết sức tỉnh táo, tránh tiền mất tật mang.
BS Huy nhận định, điều sợ nhất là nhiều người không phải bác sĩ nhưng giả danh bác sĩ để lên mạng xã hội lừa đảo. Và cũng chẳng cần nhận là bác sĩ, nhiều người còn tự cho mình là chuyên gia về sức khoẻ, chia sẻ rất nhiều thông tin sai lệch, để lại nhiều hậu quả. Ví dụ như vụ thải độc đại tràng bằng cà phê cũng đã để lại hậu quả đáng tiếc cho nhiều nạn nhân. Đây không phải là chuyện lạ gây bất ngờ, việc gian lận lừa đảo xuất hiện ở tất cả mọi nơi và mọi ngành nghề. Do đó quan trọng vẫn là người xem tự phải có tư duy phản biện và cảnh giác với những thông tin trên mạng.
"Đã có bệnh thì phải đi bệnh viện, đi khám chữa tại những cơ sở uy tín với những bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm. Tuyệt đối không bỏ qua việc này và tin theo những bác sĩ online tự xưng", chuyên gia khẳng định.
Theo BS Huy, đối với những bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, gút..., người dân nên nhớ y văn khẳng định không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể theo dõi, hạn chế phát triển, giảm biến chứng bệnh. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Do đó tuyệt đối không nghe theo bất cứ lời rao giảng kiến thức hay loại thuốc nào có khả năng chữa khỏi những căn bệnh này hoàn toàn. Việc mong muốn khỏi bệnh nhanh, dứt điểm khiến nhiều bệnh nhân tin dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc từ giới "bác sĩ online", có thể khiến tiền mất tật mang.
"Người dân nên đi bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất. Không nên nóng vội trong quá trình chữa bệnh. Thuốc nào dùng cũng cần có thời gian, có sự theo dõi, điều chỉnh từ bác sĩ chuyên khoa mới có hiệu quả tốt nhất. Tuyệt đối không nên tin và không được tin những người không có chuyên môn, bằng cấp kê thuốc, dù đó là loại thuốc nào, được quảng cáo hiệu quả thần kỳ đến đâu", BS Huy nhấn mạnh.
Chuyên gia nhấn mạnh, người dân nói chung rất cần tư duy phản biện. Mọi thông tin đều chỉ là tham khảo. Có bệnh cần tới cơ sở y tế là khám và điều trị. Đặc biệt đối với các bệnh lý mạn tính, không nên nghe các quảng cáo có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Theo nội dung phản ánh đến Báo Tiền Phong, chị T. cho biết đã bị bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương dùng một tay thực hiện thủ thuật phá thai 21 tuần tuổi đồng thời còn “vẽ bệnh, moi tiền” khiến chị T bức xúc.Đại diện phòng khám nói gì về việc này?
Mang thai 21 tuần vì hoàn cảnh riêng của bản thân, chị P.T.T (32 tuổi, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương) phải quyết định bỏ con. Ngày 14/10, chị đến Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương (Thuận An, Bình Dương) phá thai. Nữ bệnh nhân cho biết đã chọn gói dịch vụ 21,9 triệu đồng sau khi bác sĩ của phòng khám là Nguyễn Thị Nga khẳng định việc bỏ thai sẽ hoàn tất trong thời gian từ 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, 6 ngày sau khi chị được bác sĩ tiêm và truyền thuốc thai vẫn chưa lưu.
Theo lời bệnh nhân, ngày 20/10 bác sĩ bị thương một bên tay trái, dùng một tay còn lại lấy thuốc đồng thời sử dụng ống tiêm với cây kim dài để bơm thuốc trực tiếp vào cuống rốn nhằm thúc đẩy quá trình thai lưu. Chị T cho biết: “Mũi tiêm thứ nhất bị lệch khiến tôi vô cùng đau đớn, thuốc phụt hết ra ngoài. Tôi đề nghị để người khác thực hiện nhưng BS Nga nói “chỉ có mình bác làm”. Sau đó, bà tiếp tục dùng một tay, sử dụng cây kim dài, tiêm mũi thứ hai vào vùng bụng của tôi”.
Theo phản ánh của người bệnh, tối cùng ngày phòng khám đề nghị chị lưu lại để theo dõi. Sang ngày 21/10 chị có biểu hiện đau đớn dữ dội nên đã đề nghị nhân viên y tế hỗ trợ. “Lúc này bác sĩ tư vấn tôi nên chuyển sang gói 37 triệu là phương pháp không đau và tốt hơn cho sức khỏe. Trong lúc quá đau, tôi đã đồng ý mức giá mới. Tuy nhiên, sau đó họ chẳng hỗ trợ gì mà đưa cho tôi một cái chậu, tự vượt cạn trong đau đớn tột cùng cả thể xác lẫn tinh thần” – chị T cho biết.
Từ số tiền thỏa thuận theo gói dịch vụ ban đầu là 21,9 triệu đồng, theo thông tin từ bệnh nhân, khi hoàn tất việc phá thai chị đã phải đóng cho phòng khám gần 45 triệu đồng. Sau khi ổn định sức khỏe, bệnh nhân trở lại phòng khám xin các giấy tờ liên quan đến việc khám chữa bệnh để đi làm thủ tục hưởng bảo hiểm nhưng không được phòng khám cung cấp.
Phòng khám nói gì?
Sau khi tiếp nhận đơn thư của người bệnh, ngày 13/11 phóng viên đã trực tiếp đến làm việc, chuyển nội dung khiếu nại tới phòng khám. Ngày 15/11, đại diện phòng khám là ông Hoàng Đại Nam, Trưởng phòng Nhân sự Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương đã đến văn phòng Báo Tiền Phong tại TPHCM cung cấp các thông tin liên quan.
Ông Nam cho biết, người khám và điều trị cho bệnh nhân là BS Nguyễn Thị Nga, mới ký hợp đồng làm việc tại phòng khám 10 ngày. Nguyên nhân BS Nga dùng một tay để bơm thuốc cho người bệnh là do trong thời gian điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ bị tai nạn giao thông khiến một tay bị thương.
“Sau khi bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân T thì ban giám đốc phòng khám mới nắm được thông tin. Lãnh đạo phòng khám đã yêu cầu các phòng ban tập hợp, báo cáo, giải trình. Đến hôm nay, phòng khám thừa nhận sự việc có xảy ra tại phòng khám. Phòng khám ghi nhận và thừa nhận sai sót do có sự buông lỏng về mặt quản lý dẫn đến tình huống không mong muốn mà bệnh nhân phản ánh” – ông Nam nói.
Theo thông tin ông Nam cung cấp, Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương được Sở Y tế tỉnh Bình Dương cấp phép thực hiện dịch vụ phá thai, tuy nhiên chỉ được phép phá thai từ 7 tuần tuổi trở xuống. Phía phòng khám đang cung cấp thông tin cho Thanh tra Sở Y tế để xác định thời điểm phá thai, tuổi thai chính xác của thai nhi là bao nhiêu tuần. Ông Nam thẳng thắn nhìn nhận: “Nếu sự việc diễn ra như bệnh nhân phản ánh thì đây là vấn đề thiếu đạo đức, thiếu nhân văn, đi ngược lại chủ trương của lãnh đạo phòng khám. Chúng tôi đang nỗ lực liên hệ với người bệnh để tìm giải pháp hỗ trợ và giải quyết vụ việc”.
Về chi phí bất hợp lý bệnh nhân đã chi trả, đại diện phòng khám cho biết các dịch vụ bệnh nhân đã thanh toán là không phù hợp với bảng giá niêm yết đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Phòng khám đang tiến hành kiểm tra, rà soát và bước đầu xác định việc chuyển tiền được gửi đến một tài khoản cá nhân, sự việc đang được tiếp tục làm rõ.
“Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã yêu cầu phòng khám báo cáo sự việc và đang trong quá trình xử lý. Nội dung bệnh nhân phản ánh xảy ra tại phòng khám, nhân sự khám chữa bệnh có hành vi vi phạm cũng là của phòng khám. Đây có thể là lỗi do cá nhân nhưng phòng khám vẫn nhận trách nhiệm trước pháp luật về vụ việc này” – ông Nam nói.
Liên quan đến phản ánh của bệnh nhân T, trao đổi với phóng viên, ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, sở đã tiếp nhận đơn phản ánh của bệnh nhân. Sở đã mời bệnh nhân đến làm việc để tiến hành xác minh theo nội dung đơn và sẽ cung cấp thông tin đến báo sau khi có kết luận, xử lý.
Nguồn: Người Lao Động; Soha; Kenh14; Tiền Phong
NSƯT Đỗ Kỷ kêu cứu; Trào lưu ca sĩ kiêm nhạc sĩ; Hố 'tử thần' nuốt nhà dân; Vụ đưa con đi chữa bệnh nhận về hũ tro cốt
Nhát dao đoạn tuyệt tình anh em; Lãnh án vì dọa 'tự thiêu' cùng con; Trả thù cho em gái bị đánh; Đồng tiền chia lìa 'khúc ruột'
'Cuồng' hàng xách tay; Cảnh báo thị trường tổ yến; Sở hữu chéo, doanh nghiệp 'ma'; Người mua nhà 'kiệt sức' đòi quyền lợi
DN gặp khó về vốn; Hàng quán thi nhau đóng cửa; Cho vay kinh doanh BĐS tăng vọt; Tết này có thiếu tàu, xe?
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt; Xóa tư cách chức vụ 2 cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh; Gia đình kiệt quệ vì sốt xuất huyết
Lê Dương Bảo Lâm bị đồn ngoại tình; Phim Việt đang thừa 'cảnh nóng'; Vụ 17 học sinh ngộ độc; Vụ cô gái lây truyền HIV
Lùm xùm giải thưởng Bùi Lan Hương; Nhiều nghệ sĩ rơi vào trầm cảm; Cháy hàng nghìn m2 rừng; Sai phạm chuyển cấp cứu tư nhân
Không có 'bão' mua sắm Black Friday; Vạch trần 'chiêu' gian lận thuế; Đất nền 'nóng' trở lại; Chặn lừa đảo từ xa trong BĐS
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá