EU: Dừng áp thuế trả đũa Mỹ; Đa dạng đối tác thương mại; Siết quy định an toàn đồ chơi; Đau đầu vì Iskander-M; Macron khó thành lãnh đạo liên minh

TẠM DỪNG ÁP THUẾ TRẢ ĐŨA MỸ

Liên minh châu Âu tạm dừng các biện pháp trả đũa với thuế quan Mỹ sau lệnh dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump, đồng thời dành nhiều thời gian cho đàm phán.

Khối này dự định áp thuế đối ứng khoảng 21 tỷ euro (23,25 tỷ USD) hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 15/4 tới, để đáp trả mức thuế 25% của ông Trump đối với thép và nhôm. EU cũng dự định áp đặt thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm ngô, lúa mì, xe máy, thịt gia cầm, trái cây và quần áo.

Tuy nhiên, khối này đang xem xét lại cách phản ứng đối với thuế ô tô của Mỹ và các khoản thuế 10% còn lại đang có hiệu lực.

" Chúng tôi muốn tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán ", bà von der Leyen nói trên X. " Tuy các quốc gia thành viên EU ủng hộ mạnh mẽ việc áp thuế trả đũa Mỹ, chúng tôi tạm dừng việc này trong 90 ngày ".

Tại châu Âu, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực đồng euro tăng mạnh, chênh lệch thu hẹp lại và thị trường giảm cược vào việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu sau thông báo mới nhất của ông Trump. Cổ phiếu châu Âu nhìn chung theo đà tăng vọt.

Quyết định bất ngờ của ông Trump vào ngày 9/4 nhằm tạm dừng hầu hết các mức thuế mới mang lại sự nhẹ nhõm cho các thị trường toàn cầu bị tổn thương. Các nhà lãnh đạo quốc tế cũng rất hoan nghênh điều này. Tuy nhiên, ông Trump đang tăng cường chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Chỉ số chứng khoán Mỹ tăng vọt sau thông tin này. Niềm vui tiếp tục lan rộng vào phiên giao dịch ở châu Á và châu Âu vào ngày 10/4.

Trước khi ông Trump thay đổi quyết định, biến động về mức thuế làm mất đi hàng nghìn tỷ đô la từ các thị trường chứng khoán, dẫn đến sự tăng vọt đáng lo ngại trong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này cũng khiến Tổng thống Mỹ chú ý.

Trong khi đó, Trung Quốc bác bỏ những gì họ gọi là các mối đe dọa và tống tiền từ Washington.

Ông Trump tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ hai cho Mỹ, với việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 125% từ mức 104% được áp dụng vào ngày 9/4. Ông cũng ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp vận tải toàn cầu và khôi phục ngành đóng tàu của Mỹ.

TĂNG CƯỜNG ĐA DẠNG HÓA CÁC ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI

Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 10/4 cho biết Liên minh châu Âu (EU) và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) vừa khởi động đàm phán về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU đang nỗ lực đa dạng hóa các đối tác thương mại, đặc biệt là khi mối quan hệ với đồng minh truyền thống Mỹ trở nên khó đoán định.

Quyết định khởi động đàm phán được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa bà Ursula von der Leyen và Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Theo thông cáo của EC, điều này đánh dấu bước tiến tích cực trong quan hệ EU - UAE và cùng với việc đàm phán các hiệp định đối tác chiến lược rộng hơn, có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa EU và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Các cuộc đàm phán sắp tới sẽ tập trung vào việc tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng tái tạo, hydro xanh và nguyên liệu thô thiết yếu. Ủy viên Thương mại EU, ông Maros Sefcovic, dự kiến sẽ sớm đến khu vực để tiến hành các cuộc thảo luận.

Trong bối cảnh quan hệ giữa EU với Mỹ đang gặp nhiều thách thức, bà Ursula von der Leyen và các thành viên EC đang đẩy mạnh các chuyến công du và trao đổi nhằm mở rộng quan hệ thương mại và ngoại giao với các đối tác mới. Trong những tháng gần đây, EU đã công bố một thỏa thuận thương mại được tăng cường với Mexico, nối lại đàm phán với Malaysia và đạt được thỏa thuận mới với khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Á cũng đã diễn ra vào tuần trước tại Uzbekistan, với sự tham dự của 5 quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Động thái này được xem là nỗ lực của EU nhằm khẳng định vị thế trong khu vực.

Bà Ursula von der Leyen cũng cho biết đã có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Canada và New Zealand, hai quốc gia mà EU đã ký kết các thỏa thuận thương mại.

SIẾT CHẶT QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỒ CHƠI

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ về quy định mới nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn đối với đồ chơi lưu hành trên thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU).

Quy định này không chỉ củng cố những tiêu chuẩn an toàn hiện hành, vốn được xem là nghiêm ngặt bậc nhất thế giới, mà còn mở rộng phạm vi kiểm soát đối với các hóa chất độc hại, đồng thời tăng cường cơ chế giám sát và truy xuất thông tin thông qua hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số.

Theo ông Krzysztof Paszyk, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan, nước hiện giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, an toàn cho trẻ em luôn phải được đặt lên hàng đầu. Quy định mới thể hiện cách tiếp cận lập pháp hiện đại và cân bằng, vừa bảo vệ sức khỏe trẻ em, vừa đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và duy trì sức cạnh tranh của thị trường châu Âu.

Một trong những điểm đột phá của quy định mới là việc mở rộng lệnh cấm đối với các chất gây ung thư, đột biến gene và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (CMRs), bao gồm cả các chất gây rối loạn nội tiết và chất gây dị ứng qua da.

Đặc biệt, tất cả các loại đồ chơi có xử lý bằng chất diệt sinh vật, thường được sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật gây hại, sẽ bị cấm, trừ những sản phẩm được thiết kế để sử dụng ngoài trời.

Ngoài ra, hương liệu gây dị ứng và các chất bảo quản mạnh cũng sẽ bị cấm hoàn toàn trong đồ chơi dành cho trẻ dưới 3 tuổi hoặc các sản phẩm có thể đưa vào miệng. Quy định cũng áp đặt lệnh cấm có giới hạn đối với PFAS, nhóm hóa chất được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” vì khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và cơ thể con người. Một số PFAS đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư và rối loạn nội tiết. Những ngoại lệ chỉ áp dụng cho các bộ phận điện tử cần thiết của đồ chơi mà trẻ không thể tiếp xúc.

Một điểm mới quan trọng khác là việc triển khai "hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số", một công cụ giúp cơ quan hải quan và cơ quan giám sát thị trường dễ dàng truy cập thông tin an toàn của sản phẩm thông qua hệ thống quét mã số.

Công nghệ này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra sản phẩm nhập khẩu mà còn tăng tính minh bạch cho người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm quyền bảo mật của doanh nghiệp.

Thỏa thuận mới cũng xác định rõ nghĩa vụ pháp lý của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng đồ chơi, từ nhà sản xuất, nhà phân phối cho đến nhà bán lẻ, bao gồm cả các sàn thương mại điện tử. Các cảnh báo an toàn cũng sẽ được chuẩn hóa để trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn trên bao bì sản phẩm.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thích ứng, EU thiết lập giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 4 năm rưỡi kể từ khi quy định được chính thức ban hành.

Hiện tại, văn bản thỏa thuận cần được Hội đồng và Nghị viện châu Âu thông qua chính thức trước khi có hiệu lực.

Đề xuất về quy định mới này được EC đưa ra từ tháng 7/2023, nhằm cụ thể hóa Chiến lược Hóa chất vì Môi trường Bền vững của EU. Quy định không chỉ là bước tiến trong bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất – trẻ em – mà còn khẳng định vai trò tiên phong của EU trong việc tạo ra một thị trường an toàn, minh bạch và có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng.

CƠN ĐAU ĐẦU MANG TÊN ISKANDER-M

Hệ thống phòng không châu Âu dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước tên lửa của Nga khi thua kém hơn về nhiều chỉ số quan trọng.

Theo tờ Meta Defense của Pháp, hiện không chỉ có Pháp mà các nước châu Âu cũng đang khiếp sợ trước loạt vũ khí tiên tiến của Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo Iskander-M khi chúng đã chứng minh được sức mạnh khủng khiếp trong cuộc xung đột Ukraine.

"Trong cuộc xung đột với Nga thấy mình dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết khi đứng trước mối đe dọa mà họ chưa chuẩn bị đầy đủ để đối mặt. Ngày nay lực lượng vũ trang châu Âu đang vận hành chưa đến 50 hệ thống phòng không tầm xa Patriot, SAMP/T và S-300, trong số đó chỉ có một nửa có thể đối phó được với các loại tên lửa như Iskander-M", bài báo cho biết.

Theo ấn phẩm này, tình hình sẽ tồi tệ hơn vào năm 2029 vì chỉ có 35 phần trăm hệ thống vũ khí đất-đối-không đang triển khai ở châu Âu là của châu Âu. "Theo học thuyết của Mỹ, phòng không chưa bao giờ là thế mạnh thực sự của quân đội châu Âu", bài viết nêu rõ.

Vào tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã yêu cầu EU từ nay đến năm 2030 phải tăng cường đầu tư sản xuất các tổ hợp phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa, đạn dược, tất cả các loại máy bay không người lái hiện đại và phương tiện chống máy bay không người lái.

Trước đó, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Pháp hiện là Tổng Tư lệnh tối cao phụ trách cải cách của NATO, Đô đốc Pierre Vandier, thừa nhận rằng châu Âu không theo kịp sự phát triển về công nghệ quân sự và mất quá nhiều năm để chế tạo các hệ thống vũ khí, đó là lý do vì sao chúng lỗi thời ngay từ lúc xuất xưởng.

Cùng với thông tin của Meta Defense, Bộ tư lệnh không quân miền tây Ukraine cũng vừa công bố thành tích đánh chặn tên lửa Nga của phòng không Ukraine cho thấy sự bất lực của vũ khí phương Tây trong việc đối phó với Iskander-M.

"Trong cuộc tấn công tháng 3, Nga phóng 35 tên lửa hành trình Kh-101/55SM, 8 quả đạn Kalibr, 3 tên lửa đạn đạo Iskander-M, 4 tên lửa phòng không S-300 hoán cải, 8 tên lửa hành trình chiến thuật Kh-59/69 và 194 máy bay không người lái (UAV) tự sát cùng mồi bẫy.

Các đơn vị phòng không đã chặn được 25 tên lửa Kh-101/55SM, toàn bộ 8 quả đạn Kalibr, một tên lửa Kh-59/69 và 100 UAV tự sát", cơ quan này cho hay.

Tuy nhiên, Bộ tư lệnh không quân miền tây Ukraine không hề nói đến thành tích đối đầu với Iskander-M. Lực lượng Nga thường xuyên tập kích lực lượng Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, do đây là loại vũ khí có thời gian phản ứng nhanh và rất khó bị đánh chặn.

Viện Nghiên cứu Kiel có trụ sở tại Đức cho biết, tỷ lệ đánh chặn thành công của Ukraine trong năm nay là 50% đối với tên lửa hành trình Kalibr, 22% với tên lửa chiến thuật Kh-59/69 phóng từ máy bay và chỉ chưa đạt 4% với tên lửa đạn đạo như Iskander-M.

Cơ quan này cho biết thêm, hệ thống IRIS-T mới thực hiện vụ đánh chặn thành công tên lửa hành trình Nga hồi giữa tháng 3 được đánh giá là vũ khí xứng đáng thay thế Patriot do Mỹ sản xuất và có thể đối phó được với Iskander-M.

Mỗi tổ hợp IRIS-T hoàn chỉnh gồm một xe chỉ huy, một radar đa năng TRML-4D cùng ba xe phóng với tối đa 24 quả đạn. Biến thể IRIS-T SLM có tầm bắn khoảng 40 km, chuyên đối phó máy bay, trực thăng, UAV hoặc một số loại tên lửa.

Đức cam kết cung cấp 12 hệ thống tầm trung IRIS-T SLM và 24 bệ phóng thuộc phiên bản tầm ngắn IRIS-T SLS cho Ukraine, trong đó ba tổ hợp SLM và hai bệ phóng SLS đã được chuyển giao trong giai đoạn 2022-2023.

IRIS-T được coi là một trong những lá chắn phòng không hiện đại nhất của Ukraine, giúp nước này lấp khoảng trống phòng thủ. Các chỉ huy quân đội Ukraine từng tuyên bố hệ thống này đánh chặn được 100% mục tiêu trong quá trình tham chiến.

Tuy nhiên, quân đội Nga từng nhiều lần công bố video tập kích các trận địa IRIS-T, phá hủy không ít tổ hợp đánh chặn này.

ÔNG MACRON KHÓ THÀNH LÃNH ĐẠO LIÊN MINH

Chỉ còn 2 năm trong nhiệm kỳ tổng thống để hiện thực hóa tầm nhìn của Pháp về châu Âu, giới quan sát cho rằng ông Emmanuel Macron đang đẩy mạnh nỗ lực tăng cường sức ảnh hưởng địa chính trị nhằm củng cố vai trò lãnh đạo quốc gia hạt nhân duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) giữa thời điểm quan trọng. Tuy nhiên, mọi việc sẽ không dễ dàng.

Thay đổi bộ mặt lãnh đạo châu Âu

Trong nhiều năm, Ðức được coi là “ngọn hải đăng” về sức mạnh chính trị lẫn kinh tế ở châu Âu với người đứng đầu là Thủ tướng Angela Merkel đã chèo chống giúp Berlin và khu vực vượt qua hàng loạt cuộc khủng hoảng bao gồm “cú sốc” tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và vấn đề nhập cư. Năm 2021, bà Merkel rút khỏi chính trường sau 16 năm cầm quyền và sự bất ổn kéo dài của chính phủ trung tả kế nhiệm đã dần làm suy giảm vai trò “dẫn dắt thế giới tự do” của Ðức tại Brussels.

Hiện Ðức không có chính phủ sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 2. Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) do ông Friedrich Merz làm thủ lĩnh và đảng Dân chủ Xã hội Ðức (SPD) vẫn đang đàm phán để lập chính phủ liên minh. Trái với bất ổn ở Berlin, Tổng thống Macron vốn quen với đấu đá trên chính trường Pháp đã định vị mình như đại diện duy nhất của châu Âu trong bối cảnh khu vực đang đối mặt nhiều sức ép từ học thuyết “Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Theo chuyên gia Gesine Weber, châu Âu đã trở nên “rất Pháp” trong 5 năm qua khi Tổng thống Macron nỗ lực thúc đẩy lợi ích của Brussels theo lợi ích của Paris và ngược lại. Ðơn cử như lĩnh vực an ninh, các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem xét tăng chi tiêu quân sự và con đường tự chủ chiến lược như Pháp đã nhiều lần đề xuất. Những tuần gần đây, Paris đưa trở lại bàn đàm phán vấn đề mở rộng lá chắn hạt nhân của Pháp sang các nước châu Âu nhằm đối phó nguy cơ Mỹ giảm cam kết an ninh đối với lục địa già. Tổng thống Macron cũng sẵn sàng trở thành người đại diện và thúc đẩy lợi ích của châu Âu trong tiến trình giải quyết xung đột Nga - Ukraine và gần đây là cuộc chiến thuế quan với Nhà Trắng.

Những câu hỏi về “lãnh đạo duy nhất” của châu Âu

Dựa vào môi trường địa chính trị hiện có, nhà nghiên cứu Jacob Ross về quan hệ Pháp - Ðức tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Ðức (DGAP) cho biết Paris đang có vị thế rất tốt để dẫn dắt châu Âu vượt qua giai đoạn chia rẽ. Ít nhất trong cuộc chiến thuế quan với Mỹ, mối quan hệ trước đây với Tổng thống Trump có thể giúp ông Macron xây dựng vai trò người đối thoại chính của châu Âu. Trong đó, thông điệp được gửi đi rất rõ ràng, đó là tìm kiếm vị thế lớn hơn của châu Âu trên chính trường quốc tế nhưng theo một cách độc lập chứ không phải thông qua góc nhìn lấy Washington làm trung tâm.

Ðối với các tham vọng của người đứng đầu Ðiện Élysée, giới chuyên gia cho rằng chỉ quan điểm tự chủ không đủ để Pháp khẳng định vị thế lãnh đạo duy nhất của châu Âu. Trước tiên, nước này đang ở trong tình thế rất khó khăn khi nợ công tiếp tục tăng với dự báo chiếm 120% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào 2027. Tình hình trên khiến Paris khó lòng xoay xở trong nhiệm vụ mở rộng ngân sách quốc gia, bao gồm ngân sách quốc phòng. Ngoài ra, việc Mỹ vẫn là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) và chưa có dấu hiệu rút quân khỏi châu Âu khiến ý định mở rộng lá chắn hạt nhân của Pháp trở thành chủ đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một rào cản khác đối với tầm nhìn ủng hộ châu Âu của Tổng thống Macron là sự trỗi dậy của đối thủ từng theo chủ nghĩa hoài nghi EU Marine Le Pen, người đang tìm cách biến bản án cấm ra tranh cử vào năm 2027 thành động lực chính trị. Nếu phe cực hữu lãnh đạo trong tương lai, khả năng toàn bộ kế hoạch của ông Macron sẽ bị hủy bỏ.

Tóm lại, ở giai đoạn căng thẳng như bây giờ, các nhà phân tích cho rằng rất ít khả năng xuất hiện một nhân vật lãnh đạo châu Âu nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên khắp lục địa và trường quốc tế giống như Thủ tướng Ðức Merkel. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ và Tây Âu xấu đi, xung đột với Nga ở phía Ðông vẫn tiếp diễn và sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy cùng các đảng cực hữu, người Pháp thay vào đó cần duy trì quan hệ mạnh mẽ với Ðức. Trong tương lai gần, hai nước có thể xem xét tăng cường quan hệ với một đồng minh hùng mạnh khác bên kia eo biển Manche, củng cố liên minh truyền thống Anh - Pháp - Ðức như lựa chọn tốt nhất cho châu Âu.

Nguồn: CafeF; Báo Mới; Báo Tin Tức; Soha; Báo Cần Thơ

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Bài Tập Ép Bụng làm Mạnh Tỳ Vị Gan Khoẻ hạ Chỉ Số Đường Chữa Khỏi Tiểu Đường

Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.

Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược

Hội Người Việt Nam Leipzig e.V. tổ chức TẾT ẤT TỴ 2025

Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8

Đức Việt Online

Lên đầu trang