Đức bùng phát tị nạn: Nóng nghị trường Đức bởi những giải pháp đề xuất đầy tranh cãi

Tình thế nóng bỏng nghị trường

Chính sách tị nạn một lần nữa trở thành một chủ đề tranh luận nảy lửa tại phiên họp toàn thể Hạ viện Đức Bundestag hôm qua thứ Sáu. Liên Đảng CDU/CSU muốn có một "Chính sách tổng thể Đức trong nhập cư. Trong đó có kiểm soát biên giới và trục xuất. Ở tiểu bang NRW cũng vậy, các địa phương đang lo ngại bùng phát khủng hoảng nhập cư.

Phó Chủ tịch nhóm nghị sĩ CDU/CSU Jens Spahn nhắc lại lời của Cựu Thủ tướng Merkel phát biểu trước khủng khoảng tị nạn năm 2015: Chúng tôi sẽ làm được điều đó. Bây giờ trước khả năng tái bùng phát khủng hoản tị nạn, ông sửa câu trên thành: Chúng ta không thể làm được điều đó nữa.

Các tiểu bang và địa phương đang cảnh báo về hậu quả của việc gia tăng di cư vào Đức, và 350 thị trưởng từ tiểu bang NRW đệ đơn lên Thủ hiến Tiểu bang Hendrik Wüst (CDU) kêu gọi giúp đỡ, vì chi phí chăm sóc người tị nạn đã bùng nổ và họ lo ngại ngân sách sụp đổ.

Thị trưởng Detmold cho biết: Ở Detmold, một người tị nạn tiêu tốn của thành phố 13.800 euro vào năm ngoái. Liên bang cấp ngân sách cho nhiệm này chỉ với 10.500 euro.

Đồng thời, một nghiên cứu của Viện Friedrich-Ebert-Stiftung cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ các quan điểm bài ngoại và phân biệt chủng tộc.

Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Nancy Faeser hôm thứ Sáu cảnh báo tại Bundestag một lần nữa chống lại "các giải pháp đơn giản". Sau đây là những giải pháp được đề xuất với những những mâu thuẫn lợi hại khó lường

NRW giữ số lượng đơn xin tị nạn kỷ lục - Bayern muốn giới hạn trên

Năm nay, tính tới thời điểm hiện tại, toàn nước Đức có tổng cộng 220.116 người đã nộp đơn xin tị nạn ở Đức, tăng khoảng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, hơn 42.000 thuộc tiểu bang NRW, một kỷ lục đứng đầu toàn liên bang.

Bavyern đứng vị trí tiếp theo với khoảng 31.000 người. Thủ hiến Bayern, ông Markus Söder đã đề xuất giới hạn số lượng người xin tị nạn ở mức 200.000 người mỗi năm. Đề xuất về một "giới hạn trên" cho những người xin tị nạn ở Đức không phải là mới, Thủ hiến Bayern khi đó là Horst Seehofer (CSU) đã kêu gọi như vậy vào năm 2015. Ngay cả lãnh đạo Đảng Xanh Omid Nouripour cũng đề xuất ít nhất phải có một "điểm đột phá".

Trong kế hoạch 12 điểm, mà nhóm nghị sĩ Liên minh cấm quyền đã trình bày tại Hạ viện Bundestag hôm thứ Sáu, đã đề cập tới "giới hạn trên". Tại tiểu bang NRW, Bộ trưởng Tị nạn Josefine Paul (Đảng Xanh) gần đây đã tái khẳng định tại quốc hội tiểu bang rằng nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những người bị đàn áp và khủng bố đang chạy trốn chiến tranh. Đồng thời, các thành phố NRW cũng cảnh báo trong nhiều tháng rằng trong nhiều trường hợp đơn giản là không có đủ không gian cho những người mới đến, để có thể tiếp nhận họ.

Giới hạn trên cần được ủng hộ, bởi:

-Các cơ sở tiếp nhận và hệ thống phúc lợi xã hội cũng có giới hạn của chúng.

-Các thành phố đã bị quá tải với sự nhập cảnh của những người tị nạn hiện có.

-Chủ nghĩa dân túy cánh hữu, bài ngoại và mất lòng tin vào nền dân chủ đang gia tăng.

Vấn đề khó giải quyết, vì:

-Mỗi người đều có một quyền cơ bản cá nhân kiểm tra đòi hỏi tị nạn.

-Các thỏa thuận châu Âu và quốc tế hạn chế chủ nghĩa đơn phương quốc gia tự giải quyết.

-Số người tị nạn sau đó có thể sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là vào đầu năm.

Tăng thêm các quốc gia xuất xứ an toàn (tức những nước có người tị nạn ra đi)

Các quốc gia xuất xứ an toàn là các quốc gia nơi người ta cho rằng thường không có sự đàn áp hoặc đối xử vô nhân đạo ở đó và người tị nạn không bị đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng ở quê nhà. Nghĩa là người tỵ nạn xuất xứ từ những quốc gia này không được công nhận. Hiện tại, điều này đang áp dụng trong các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, như Ghana, Senegal, Bosnia và Herzegovina, Serbia, Bắc Macedonia, Albania, Kosovo và Montenegro. Một đạo luật tương tự cũng đã được thông qua cho Gruzia và Moldova.

Cái gọi là các quốc gia Maghreb, tức là Algeria, Tunisia và Morocco, cũng nên được phân loại là quốc gia xuất xứ an toàn.

Tăng thêm các quốc gia xuất xứ an toàn, cần được ủng hộ, vì:

-Đơn xin tị nạn được xử lý nhanh hơn, sau khi bị từ chối, việc trục xuất nhanh hơn.

-Đức đang trở nên kém hấp dẫn hơn như một quốc gia đích đến cho công dân của các quốc gia này.

Khó giải quyết vì:

-Hầu hết những người tị nạn không đến từ các quốc gia xuất xứ an toàn này, mà từ Syria, Afghanistan và Iraq.

-Tunisia đặc biệt bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, và nước này được cho là đã bỏ rơi người di cư trên sa mạc, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Các thỏa thuận nhập cư

EU đã ký một tuyên bố về người tị nạn với Tunisia vào tháng Sáu. Chính phủ Đức cũng muốn mở rộng các thỏa thuận này với các nước khác. Do đó, các quốc gia có nghĩa vụ theo hợp đồng phải nhận lại những người xin tị nạn bị từ chối. Ví dụ, các thỏa thuận di cư đã được ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ và cũng được lên kế hoạch với Tunisia, đã được Chủ tịch EU Ursula von der Leyen (CDU) ký vào tháng Sáu.

Trục xuất là rất quan trọng để tăng nhiều khả năng hơn cho những người ở lại vĩnh viễn, Thủ hiến NRW Wüst nói. Theo Bộ trưởng Tị nạn Josefine Paul, các cuộc đàm phán với các quốc gia khác là hợp lý và đúng đắn để ngăn chặn tử vong ở Địa Trung Hải.

Các thỏa thuận trên cần được ủng hộ, vì

-Những kẻ buôn người khó khăn hơn trong việc đưa người tị nạn, vì chúng bị chặn lại ngay cả trước khi họ tìm đường đến châu Âu.

-Mọi người có thể đi du lịch hợp pháp đến Đức thông qua các thỏa thuận này, nhưng cũng được gửi trở lại nhanh chóng nếu đơn xin tị nạn của họ bị từ chối.

Khó giải quyết, vì

-Các thỏa thuận thường không đáng tin cậy, và vào tháng Chín, hàng ngàn người di cư đã đi cùng thuyền của họ từ Tunisia đến Ý hoặc từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp.

-Tổng thống Tunisia bị buộc tội lãnh đạo độc đoán, và ngày càng có nhiều cuộc tấn công có động cơ chủng tộc đối với người di cư ở nước này.

Kiểm soát biên giới

Tại biên giới với Ba Lan, cần có kiểm soát biên giới một lần nữa, theo đề xuất của Liên minh cầm quyền. Ví dụ, trong kế hoạch 12 điểm cho "Hiệp ước Đức về Di cư", nhóm nghị sĩ CDU / CSU tại Bundestag kêu gọi kiểm soát biên giới áp dụng tại biên giới với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ, tương tự như biên giới với Áo.

Quy định trên cần được ủng hộ, vì

-Cảnh sát Liên bang đang ghi nhận ngày càng nhiều vụ vượt biên trái phép, tháng 8 vừa qua có 14.701 người vượt biên, tăng 66% so với cùng tháng, năm 2022.

-Kiểm soát biên giới có thể ngay lập tức từ chối những người không có yêu cầu tị nạn, ngay cả trước khi họ được coi là đã nhập cảnh vào nước này.

Khó giải quyết, vì

-Kiểm soát tại biên giới, hoặc từ chối tại biên giới sau khi kiểm tra, có vấn đề về mặt pháp lý nếu không có thỏa thuận với quốc gia xuất xứ tương ứng để đưa người đó trở lại.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang