- Thời sự
- Việt Nam
Nhiều phim Việt khai thác đề tài về giới nhà giàu, siêu giàu nhưng nhà sản xuất phải vượt nhiều thách thức để có được bối cảnh xa xỉ, thuyết phục được khán giả
Nếu là phim nhân vật gia cảnh bình dân, nhà sản xuất sẽ không lo ngại nhiều về chi phí đầu tư phần bối cảnh. Thế nhưng, khi đã làm phim về giới thượng lưu thì buộc mọi thứ phải xứng với hai chữ xa hoa.
Áp lực chi phí
Đưa giới giàu có cho đến siêu giàu lên màn ảnh rộng dù thời hiện đại hay cổ trang đều tốn kém chi phí bối cảnh, phục trang. Ở thời hiện đại, nhân vật giàu sang phải sống trong biệt phủ, việc thuê hoặc phục dựng mất thời gian, tiền bạc. Nếu chọn bối cảnh xưa, nhà làm phim ngoài tốn chi phí phục dựng, đầu tư phục trang còn phải mất chi phí đạo cụ, thuê xe cổ…, tất cả đều tốn kém.
Đa phần, chọn làm phim về giới giàu sang, chi phí là một trong những áp lực lớn. Nỗ lực hết mức trong nguồn ngân sách có hạn để lột tả được sự hào nhoáng là cả nỗ lực của nhà làm phim. Năm 2020, điện ảnh Việt có phim "Gái già lắm chiêu 3" của đạo diễn Bảo Nhân - Nam Cito, khai thác cuộc sống giới thượng lưu xứ Huế. Đoàn phim chọn bối cảnh là những biệt phủ, resort nổi tiếng được bố trí lại cho phù hợp. Sự sang trọng được mô tả tỉ mỉ từ bữa ăn cho đến cảnh trí và trang phục diễn viên.
Tiếp theo, khán giả được thấy một "Gái già lắm chiêu 5: Những cuộc đời vương giả" kể chuyện giới siêu giàu. Phim đầu tư chi phí bấy giờ lên đến 2 triệu USD (46 tỉ đồng), bối cảnh chính là các khách sạn 6 sao và cung điện nổi tiếng: Quần thể Đại Nội - Huế, Cung An Định. Đoàn phim cũng chi 2 tỉ đồng để dựng bối cảnh Bạch trà viên rộng 500 m2.
Tháng 10 vừa qua, phim "Cô dâu hào môn" của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng ra rạp cũng cho khán giả thấy cuộc sống giàu sang của bà Phượng (Thu Trang đóng) và con trai Bảo Hoàng (Samuel An đóng) - sở hữu tập đoàn chuyên về y tế.
Phim "Công tử Bạc Liêu", sắp ra rạp ngày 6-12, cũng về giới siêu giàu nhưng mốc thời gian cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. "Phim về giới nhà giàu hoặc siêu giàu tốn kém chi phí đầu tư hơn bình thường. Nhà của bà Phượng, Bảo Hoàng cần thiết kế nhiều, đạo cụ cũng không ít, chúng tôi tận dụng góc quay, quay nhiều bối cảnh nhỏ, nhiều nơi rồi dựng lại" - ông Will Vũ, nhà sản xuất phim "Cô dâu hào môn", chia sẻ.
Nỗ lực trong hạn chế
Với điện ảnh thế giới, phim khai thác về giới siêu giàu không hiếm nhưng điện ảnh Việt thì vẫn là đề tài không nhiều nhà làm phim chọn lựa bởi thử thách hơn so với các đề tài khác. Bên cạnh áp lực kinh phí hạn chế thì cách kể câu chuyện thuyết phục, sự linh hoạt, nỗ lực xoay chuyển trong kinh phí hạn hẹp rất quan trọng. Nếu không có sự nỗ lực này, khán giả sau khi tò mò thưởng thức phim sẽ phản ứng tiêu cực, cho rằng nhà làm phim "có tiếng nhưng không có miếng". Khi đó, những truyền miệng tiêu cực này sẽ gây phản ứng trong khán giả, ảnh hưởng doanh thu chung.
Phim "Cô dâu hào môn" cũng từng gặp phải một số chỉ trích từ khán giả rằng nhân vật được mô tả giàu có nhưng trên màn ảnh rộng thì chưa đủ độ xa hoa, hào nhoáng từ ngôi nhà cho đến khí chất diễn viên.
Nhà sản xuất Giang Hồ của phim "Công tử Bạc Liêu" cho biết phim đô thị hiện đại hay bối cảnh xưa mô tả cuộc sống người giàu hoặc giới siêu giàu đòi hỏi ê-kíp nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin, tư liệu. "Với những người bình thường hoặc nghèo khó, chúng ta có thể quan sát dễ hơn từ nhiều nơi trong cuộc sống nhưng với những người siêu giàu thì đâu thể tiếp cận họ nếu không có mối quan hệ thân tình. Vì thế, ê-kíp phải nghiên cứu kỹ và đầu tư chi phí, áp lực nhiều hơn còn là ở phần thực hiện sau khi đã có sự nghiên cứu trước" - nhà sản xuất Giang Hồ cho biết.
Trong tình thế ngân sách hạn hẹp, nhà làm phim Việt khó có thể làm các đại cảnh lớn, chỉ có thể tận dụng góc quay, nhấn vào những điểm cần nhấn. Những nội thất cần thiết quay, những cảnh cần thiết nổi bật, toát lên sự xa hoa, sang giàu thì sẽ đầu tư hơn là những cảnh khác, góc quay khác.
Bên cạnh đó, việc đầu tư nhiều vào kịch bản, cách kể chuyện mạch lạc, hợp lý, tăng độ chân thật sẽ khắc phục được hạn chế về kinh phí.
Những dự án đang lên sóng trên khung giờ vàng phim truyện VTV3 khiến khán giả không khỏi hoang mang.
Mới đây bộ phim Độc Đạo của VFC sản xuất, chiếu trên khung giờ vàng VTV3 đã chính thức khép lại. Đây cũng là sự khép lại cho bộ phim duy nhất do VFC sản xuất trên sóng VTV3 thời điểm hiện tại. Nối sóng nó và cả tác phẩm kết thúc trước đó là những bộ phim khiến khán giả phải đặt dấu hỏi lớn về tình hình hiện tại của khung phim Việt giờ vàng trên sóng VTV3.
Liên tiếp các dự án không mấy thành công về danh tiếng
Khách quan mà nói thì Độc Đạo có thể coi là dự án phim vực dậy khung giờ vàng đầu tuần của sóng VTV3. Bởi lẽ từ đầu năm đến giờ, khung giờ phim truyện này liên tiếp có những tác phẩm hoặc gây tranh cãi về chất lượng hoặc không được khán giả chú ý tới. Chuỗi những dự án lên sóng trên kênh VTV3 (khung giờ vàng tối thứ 2 - 3 - 4) lần lượt là: Chúng Ta Của 8 Năm Sau - Vui Lên Nào Anh Em Ơi - Trạm Cứu Hộ Trái Tim - Độc Đạo.
Trong đó, Chúng Ta Của 8 Năm Sau bị chê bai thậm tệ vì quyết định đổi diễn viên ở phần 2, diễn xuất của dàn cast mới và cả kịch bản đánh mất tinh thần của phần 1. Vui Lên Nào Anh Em Ơi lên sóng trong âm thầm, không mấy được khán giả và truyền thông chú ý, chất lượng kịch bản cũng không được đánh giá cao. Trạm Cứu Hộ Trái Tim bị xếp vào hàng thảm hoạ của truyền hình Việt năm nay bởi phần kịch bản, lời thoại quá dở, thậm chí một vài tình tiết còn bị cho là xúc phạm khán giả. Độc Đạo đánh dấu sự khởi sắc trở lại của khung giờ phim nhưng trên thực tế giai đoạn đầu, nó cũng không được chú ý nhiều. Phải khoảng 10 tập cuối, phim mới trở nên nổi đình đám, cả diễn xuất lẫn kịch bản đều được xếp vào hàng xuất sắc nhất khung giờ vàng phim truyện VTV năm nay.
Trong khi đó, khung giờ vàng phim VTV3 thứ 5 - 6 cũng không khá hơn là bao. Bộ phim gần nhất - Sao Kim Bắn Tim Sao Hoả không được đánh giá quá cao về chất lượng cũng chẳng hề được truyền thông và khán giả chú ý tới nhiều. Phim lên sóng và kết thúc trong âm thầm. Trước đó bộ phim Người Một Nhà có phần khởi sắc hơn, chí ít là tác phẩm này tuy không gây ra cơn sốt quá lớn nhưng được người xem đánh giá tốt, nhất là về mặt diễn xuất. Đầu năm nay chúng ta có Gặp Em Ngày Nắng - một tác phẩm tạo ra hiện tượng mà có lẽ nhà đài cũng không ngờ tới. Nói vậy bởi lẽ thực tế đây chỉ là dự án phim ngắn chiếu Tết, không được PR rầm rộ nhưng nó lại tạo ra cơn sốt không tưởng, có thể coi là phim hot nhất trên khung giờ này trong năm nay của VTV3. Đáng tiếc “mở bát” đầu năm ấn tượng nhưng có vẻ đầu xuôi nhưng đuôi chẳng chịu lọt.
Cả tuần vắng bóng VFC
Sau Sao Kim Bắn Tim Sao Hỏa, sóng VTV3 lựa chọn trình chiếu Đi Về Phía Lửa, một phim cũ lên sóng dịp Tết 2024 và là dự án không phải do VFC sản xuất. Điều này khiến khán giả khá bất ngờ. Bởi việc thiếu phim và phải chiếu phim cũ trên sóng giờ vàng không phải điều hiếm gặp nhưng đây là lần hiếm hoi nhà đài lại chiếu một bộ phim không phải do nhà đài tự sản xuất. Trước đây, giữa mỗi giai đoạn thiếu phim, nhà đài thường chọn chiếu lại các dự án phim ngắn (các dự án có ít số tập, được sản xuất cho mùa Tết). Việc chiếu một bộ phim của nhà sản xuất khác vì vậy mà đã gây ra sự bất ngờ cho không ít khán giả. Tuy nhiên bù lại, nó tránh được việc một phim cũ được chiếu đi chiếu lại quá nhiều lần trên sóng VTV3, cũng có thể coi là một phương án “chống ngán” tạm thời cho người xem trong giai đoạn VFC chưa kịp sản xuất phim mới.
Một khung giờ vắng bóng phim VFC thì khán giả có thể hiểu được nhưng sau Độc Đạo, ngay cả khung phim thứ 2 - 3 - 4 cũng chiếu một tác phẩm cũ không phải do nhà đài tự sản xuất. Tác phẩm được chọn lần này là Mẹ Ác Ma Cha Thiên Sứ, cùng nhà sản xuất với Đi Về Phía Lửa. Thế nhưng trong khi chí ít Đi Về Phía Lửa là phim của năm 2024 thì Mẹ Ác Ma Cha Thiên Sứ thậm chí còn là phim ra mắt từ cuối năm 2021. Tác phẩm này cũng có thời lượng khá dài (dài hơn Đi Về Phía Lửa) thế nên dự kiến phải sang năm mới, năm 2025, khán giả mới được thấy một phim do VFC sản xuất trên sóng VTV3 khung giờ phim đầu tuần. Dĩ nhiên đó chỉ là dự tính của khán giả còn việc sau Mẹ Ác Ma Cha Thiên Sứ, nhà đài chiếu phim tự sản xuất hay không thì vẫn phải đợi thời gian trả lời.
Hàng loạt các dự án đang sản xuất gấp rút nhưng không hẹn ngày lên sóng
Trên thực tế, VFC hiện có khá nhiều dự án đang trong giai đoạn sản xuất. Mặt Trời Lạnh và Mẹ Biển là hai dự án đã công bố tên chính thức cũng như ekip sản xuất. Hai bộ phim này quy tụ dàn ekip miền Nam và chưa ấn định ngày lên sóng trên VTV. Trong khi đó, một loạt các đạo diễn VFC cũng đang thực hiện các dự án mới. Đạo diễn Vũ Trường Khoa đang ghi hình với bộ phim mới cùng các diễn viên quen mặt là Minh Tiệp, Trần Nghĩa, Thu Quỳnh, Thái Sơn,... Đạo diễn Trịnh Lê Phong cũng đã bấm máy phim mới từ cuối tháng 9 cùng biên kịch Nguyễn Thu Thủy,…
Có thể thấy VFC đang thực hiện khá nhiều dự án mới, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc thế nhưng lại không có bộ phim nào đạt đến một mức hoàn thiện nhất định để có thể lên sóng theo hình thức cuốn chiếu (vừa quay vừa chiếu). Thực tế một vài năm trở lại đây, VTV chuộng hình thức phim này, nhà đài sẽ lên sóng phim song song trong thời gian sản xuất để kịp thời lắng nghe phản hồi của khán giả và khắc phục những điểm chưa hoàn thiện. Phải chăng giai đoạn này nhà đài đang gặp khó khăn trong các khâu xử lý hậu kỳ nên không thể phát phim dạng cuốn chiếu như thường lệ và phải chọn phương án lên sóng loạt phim của các nhà sản xuất khác?
Dĩ nhiên vấn đề đến từ đâu thì chỉ có nội bộ ekip sản xuất hiểu. Khán giả không có bất cứ câu trả lời nào cho các thắc mắc và chỉ biết hi vọng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu để khung phim 21h40 của VTV3 trở lại đúng nghĩa với khái niệm “phim giờ vàng”.
Theo hàng xóm, chủ căn nhà bị cháy ở Nha Trang (Khánh Hòa) bán đồ thờ cúng, có cả bình ô xi nên khi hỏa hoạn có tiếng nổ lớn, lửa phụt mạnh.
Chiều 28/11, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà 3 tầng khiến 4 người chết ở đường Phương Sài (phường Phương Sài, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa),
“ Phải nhanh chóng kiểm tra, khám nghiệm hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn nghiêm trọng trên. Trước mắt, chúng tôi sẽ hỗ trợ thăm hỏi, động viên gia đình gặp nạn.” – ông Tuân nói.
Là người ở có mặt ở khu vực hỏa hoạn và tham gia dập lửa khi đám cháy bùng phát, anh Nguyễn Quốc Chung cho biết, gia đình gặp nạn có 6 người, gồm hai vợ chồng, ông bà ngoại và hai cháu nhỏ. Gia đình làm nghề mở dịch vụ mai táng.
Theo anh Chung, lúc xảy ra cháy, người chồng đi làm nên không có ở nhà, khi đám cháy bùng phát ông bà ngoại và người mẹ dùng bình xịt trong nhà chữa cháy nhưng không thành.
" Sau khi đám cháy bùng phát, bà ngoại chạy lên gác lửng cứu 2 cháu, sau đó người ông cũng lên hỗ trợ, nhưng lúc này khói lửa bao trùm toàn bộ gác lửng, hơi nóng bốc lên mạnh, các nạn nhân không thể thoát ra ngoài " - anh Chung nhớ lại.
Một người dân ở đối diện ngôi nhà bị cháy cho biết, khoảng hơn 10h sáng cùng ngày, anh nhìn qua thấy ngọn lửa nhỏ kèm khói xuất hiện ở tầng triệt của ngôi nhà 3 tầng và thấy chủ nhà đang cố gắng dập lửa.
“ Khoảng vài phút sau tôi giật mình khi nghe liên tiếp nhiều tiếng nổ lớn. Do chủ nhà bán đồ thờ cúng, có cả bình ô xi để làm lễ mai táng nên nhiều tiếng nổ rất lớn, lửa phụt mạnh trước nhà khiến chúng tôi không thể tiếp cận giúp đỡ được ”- người này nói.
Có mặt tại hiện trường, thượng tá Hồ Chí Thanh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngay khi nhận được tin báo đơn vị đã huy động lực lượng đến hiện trường để dập đám cháy.
Khi tiếp cận hiện trường đám cháy rất lớn và bao trùm cả 3 tầng của ngôi nhà nên lực lượng triển khai tất cả phương tiện có thể, kể cả phá dỡ cấu kiện xây dựng để tiếp cận đám cháy.
Theo thượng tá Thanh, quá trình tiến hành chữa cháy do hàng hóa trong nhà nhiều nên công tác cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy gặp nhiều khó khăn, buộc đơn vị phải phá dở một số cấu kiện của ngôi nhà để dập lửa.
Như Báo điện tử VTC News thông tin, lúc 10h sáng 28/11, căn nhà khoảng 100 m2 mặt tiền, 3 tầng ở đường Phương Sài, phường Phương Sài , TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 4 người chết (gồm ông bà ngoại và 2 cháu nhỏ).
Tài xế Mai Đình Huấn không chú ý quan sát, lái xe đâm vào nhóm người đang đi bộ thể dục ở thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Khoảng 20h40 ngày 27/11, tại tuyến đường liên xã thuộc thôn Sơn Quang, xã Trung Sơn, xe ô tô BKS 23A-091.49 do Mai Đình Huấn (SN 1983, trú tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) va chạm với nhóm 3 người phụ nữ đi bộ thể dục.
Các nạn nhân gồm: Chị T.T.H (SN 1970), chị N.T.Đ (SN 1971), bà N.T.G (SN 1968), cùng trú tại thôn Sơn Quang, xã Trung Sơn.
Vụ tai nạn khiến chị N.T.Đ tử vong, hai người còn lại bị thương được đưa đi cấp cứu.
Thông tin ban đầu, nguyên nhân do lái xe ô tô không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn.
Công an thị xã Việt Yên đang điều tra, làm rõ vụ việc.
Nguồn: Người Lao Động; Soha; CafeF; Kenh14
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Cái giá của các ngôi sao ‘phông bạt’; Thảm họa mới của nhạc Việt; Cá chết hàng loạt, nghi bị đầu độc
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá