Ấn phẩm: Tổng hợp các quy định tiêm phòng Covid-19 Đức từ ngày  01.10.2022 - Giải thích và hướng dẫn

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Chương I: Kiến thức cơ bản

Ai có thể tiêm phòng?

Ở Đức, tất cả những ai trên 5 tuổi đều có thể tiêm phòng COVID -19. Theo Viện Robert Koch (RKI ), chỉ rất ít người không thể tiêm phòng COVID -19. Như với bất kỳ loại tiêm phòng nào, chỉ nên thực hiện tiêm phòng COVID -19 sau khi đã kiểm tra tiền sử bệnh cẩn thận. Điều quan trọng là bác sĩ tiêm phòng phải giải quyết những lo lắng hoặc dị ứng có thể xảy ra với người tiêm. Trong mọi trường hợp, thông tin kỹ thuật hiện hành và hướng dẫn sử dụng phải được tuân thủ.

Kể từ ngày 17.12.2021, trẻ 5-11 tuổi được đưa vào chiến dịch tiêm vắc xin COVID -19. Vắc xin BioNTech / Pfizer dành cho trẻ từ 5-11 tuổi đã được phê duyệt tại EU vào cuối tháng 11.2021. Tiêm phòng với liều thấp hơn ở người lớn. Vào tháng 3.2022, việc phê duyệt vắc xin Moderna đã được mở rộng để sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Theo đó, trẻ em từ 6 đến 11 tuổi được tiêm một nửa liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên, và được coi là liều tiêm phòng liều cơ bản.

Có thể tiêm phòng ở đâu?

Ở Đức có đủ vắc xin cho tất cả mọi người. Để đảm bảo dễ dàng tiếp cận với vắc xin COVID-19, có một loạt các loại vắc xin đa dạng trên toàn Liên bang. Bất kỳ ai muốn được tiêm phòng đều có thể đặt lịch hẹn tại phòng khám bác sĩ hoặc các điểm tiêm phòng hoặc các trung tâm tiêm phòng do tiểu bang thành lập. Ngoài ra, nhiều công ty cung cấp dịch vụ tiêm phòng. Các hiệu thuốc cũng có thể cung cấp vắc xin COVID -19 kể từ ngày 08.02.2022, các dược sĩ được đào tạo thích hợp được phép tiêm phòng. Với Sắc lệnh thứ năm sửa đổi Pháp lệnh Tiêm phòng Covid-19 ngày 23.05.2022, các nha sĩ đã được đào tạo phù hợp, giờ đây có thể thực hiện tiêm phòng COVID -19.

Chương II: Miễn dịch

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Cần tiêm bao nhiêu liều vắc xin để được coi là “tiêm phòng đầy đủ”?

Đạo luật Bảo vệ chống lây nhiễm, Điều §22a quy định, kể từ ngày 19.03.2022, những điều kiện nào phải được đáp ứng để được coi là đã được tiêm phòng đầy đủ.

1) Đến ngày 30.09.2022 được coi là tiêm phòng đầy đủ, khi:

a) Sau ba liều tiêm phòng.

b) Sau hai liều tiêm phòng.

c) Sau một liều tiêm phòng, nếu:

- Xét nghiệm kháng thể dương tính trước khi tiêm phòng lần đầu.

- Hoặc xét nghiệm PCR dương tính do Covid-19 trước liều tiêm phòng thứ nhất.

- Hoặc xét nghiệm PCR dương tính do Covid-19 sau liều tiêm phòng thứ nhất ít nhất 28 ngày.

2) Từ ngày 01.10.2022 được coi là tiêm phòng đầy đủ, khi:

a) Sau ba liều tiêm phòng (lần tiêm phòng cuối cùng phải được tiêm ít nhất ba tháng sau lần tiêm phòng thứ hai).

b) Sau hai lần tiêm phòng:

- Nếu xét nghiệm kháng thể dương tính trước khi tiêm phòng lần đầu.

- Hoặc xét nghiệm dương tính nhiễm Covid-19 được phát hiện trước khi tiêm vắc xin liều hai.

- Hoặc xét nghiệm dương tính nhiễm Covid-19 sau lần tiêm phòng thứ hai 28 ngày.

Chương III: Tiêm phòng tăng cường

Ai được khuyến nghị tiêm phòng tăng cường lần thứ 1?

STIKO khuyến nghị tiêm phòng tăng cường ("tiêm nhắc lại" lần đầu tiên - erste Auffrischimpfung) cho tất cả những người từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm đủ 2 liều (tiêm phòng cơ bản, hay tiêm phòng đầy đủ).

STIKO đã điều chỉnh các khuyến nghị của mình về khoảng thời gian tiêm phòng và trong tương lai khuyến nghị khoảng thời gian tối thiểu là 6 tháng giữa lần tiêm phòng cơ bản tiếp theo và lần tiêm phòng tăng cường đầu tiên cho những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong những trường hợp có lý do đặc biệt, khoảng thời gian trên có thể rút ngắn xuống còn 4 tháng sau khi được tư vấn y tế.

Ngoài ra, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi mắc các bệnh nền nên được tiêm vắc xin nhắc lại lần đầu tiên cách ít nhất 6 tháng sau khi kết thúc tiêm phòng cơ bản.

Nên sử dụng những loại vắc xin nào cho liều tiêm nhắc lại đầu tiên?

Vắc xin nhóm Comirnaty là lựa chọn ưu tiên cho liều tiêm tăng cường đầu tiên đối với độ tuổi từ 5 đến 11. Việc sử dụng Spikevax là hoàn toàn có thể. Đối với trẻ từ 12 đến 30 tuổi, STIKO khuyến cáo chỉ sử dụng Comirnaty cho lần tiêm phòng nhắc lại đầu tiên. Đối với những người từ 30 tuổi trở lên, cả hai loại vắc xin mRNA hiện có (Comirnaty và Spikevax) đều thích hợp để tiêm phòng nhắc lại.

Tiêm liều "Tăng cường" thứ hai được khuyến nghị cho ai?

Với việc cập nhật khuyến cáo tiêm phòng COVID -19 vào ngày 18.08.2022, STIKO khuyến nghị tiêm vắc xin nhắc lại lần 2 cho các nhóm đối tượng sau:

- Người từ 60-69 tuổi.

- Những người từ 5 tuổi trở lên có nguy cơ bị COVID -19 tiến triển nặng do bệnh nền.

Tương tự như tiêm phòng cúm, được coi là bệnh nền bao gồm:

- Các bệnh hô hấp mãn tính (bao gồm hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)

- Bệnh tim mạch, gan và thận mãn tính.

- Đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa khác.

- Bệnh thần kinh mãn tính.

- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (bao gồm cả bệnh nhân mắc bệnh ung thư).

- Nhiễm HIV.

Mục tiêu chính của khuyến cáo mở rộng tiêm phòng tăng cường là để ngăn chặn sự tiến triển bệnh nặng và tử vong ở những người đặc biệt có nguy cơ cao và hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

Đối với lần tiêm phòng nhắc lại thứ 2, cũng như đối với lần tiêm phòng nhắc lại lần 1, nói chung nên sử dụng vắc xin mRNA.

Khi nào thì nên tiêm phòng nhắc lại lần 2 (liều thứ 4)?

Việc tiêm phòng nhắc lại lần 2 nên được thực hiện sau mũi tiêm nhắc lại lần 1 ít nhất 6 tháng. Trong các trường hợp có lý do y tế, khoảng thời gian này có thể giảm xuống còn 4 tháng.

Ngay cả sau khi bị nhiễm SARS - CoV -2, nên theo dõi định kỳ 6 tháng để tiêm phòng nhắc lại. Nếu bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin nhắc lại lần 1, thì nên tiêm vắc xin nhắc lại lần 2 cách thời điểm bị nhiễm bệnh 6 tháng.

Đâu là thời điểm tốt tiêm nhắc lại lần 2?

Vắc xin mRNA loại dành cho BA.1 thích ứng với tiêm phòng tăng cường cho những người trên 12 tuổi đã được cơ quan châu Âu EMA phê duyệt vào ngày 01.09.2022. Các loại vắc-xin này nhắm vào hai biến thể vi-rút khác nhau: vi-rút gốc và biến thể BA.1. Về nguyên tắc, việc sử dụng các loại vắc xin này có thể được thực hiện theo khuyến cáoSTIKO ngày 18.08.2022.

Đồng thời, những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương nên làm việc với bác sĩ của mình để kiểm tra xem có nên tiêm phòng cúm mùa hay không. Cả hai loại vắc-xin có thể được thực hiện cùng một lúc, nếu có thể thì nên trên các cánh tay khác nhau. Ngoài ra, cần kiểm tra xem có chỉ định tiêm phòng phế cầu hay không.

Có thể cần thiết tiêm hơn hai lần trong tương lai không?

Đối với người cao tuổi, miễn dịch là yếu tố rất cần thiết, vì vậy nên tiêm liều vắc xin tiếp theo ( tức là thứ 5) nếu tiêm liều nhắc lại thứ 2 cách đây hơn 6 tháng. Chỉ định nên được thực hiện riêng lẻ, có tính đến tình trạng sức khỏe và nguy cơ, và chỉ với bác sĩ được tin tưởng.

Chương IV: Tiêm phòng cho trẻ em

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Nên tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi nào?

Tiêm phòng Covid -19 được khuyến cáo cho trẻ em và thanh thiếuniên từ 5 tuổi - nhưng có những đặc thù riêng về độ tuổi.

Ủy ban Thường trực về Tiêm phòng ( STIKO ) khuyến cáo, tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi khỏe mạnh đều có thể tiêm một liều vắc xin đầu tiên. Đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, nên sử dụng vắc xin dành cho trẻ em BioNTech / Pfizer.

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bị bệnh nền có nguy cơ tiến triển bệnh nặng khi nhiễm Covid 19 được khuyến cáo nên tiêm phòng đầy đủ bằng 2 liều tiêm phòng đầu tiên (tiêm phòng cơ bản) và 1 liều tiêm phòng nhắc lại. Ngoài ra, tiêm phòng nhắc lại lần 2 nên được thực hiện ít nhất 6 tháng sau liều vắc xin thứ 3, nếu không bị nhiễm Covid-19.

Trẻ khỏe mạnh trong độ tuổi này cũng nên tiêm phòng cơ bản (đủ 2 liều) nếu chúng tiếp xúc gần trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng, chẳng hạn những người không tiêm phòng hoặc những người có lý do để nghi ngờ rằng họ không được bảo vệ đầy đủ sau khi tiêm phòng. Ngoài ra, có thể tiêm phòng cơ bản với hai lần tiêm phòng nếu trẻ và cha mẹ tự yêu cầu sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi nên được tiêm phòng Covid -19 cơ bản với hai liều vắc-xin mRNA Comirnaty (BioNTech / Pfizer). Cũng nên tiêm phòng nhắc lại.

Cũng có thể chỉ định tiêm phòng cho những nhóm nghề nghiệp, trong đó những người trẻ tuổi có nguy cơ phơi nhiễm cao do công việc của họ hoặc luôn tiếp xúc gần với các nhóm người dễ bị tổn thương.

Tiêm phòng Covid-19 là một chủ đề nhạy cảm đối với nhiều bậc cha mẹ. Do đó, các bậc cha mẹ cần tận dụng các cơ hội đến các bác sĩ ở các trung tâm tiêm phòng thành phố tư vấn.

Trẻ em có thể tiêm vắc xin Covid-19 ở đâu?

Ở Đức có đủ vắc xin cho tất cả trẻ em. Phụ huynh nào muốn cho con em đi tiêm phòng có thể liên hệ với các bác sĩ nhi khoa nội trú. Ngoài ra, các trung tâm tiêm phòng và các chiến dịch tiêm phòng tại địa phương luôn sẵn sàng phục vụ các bậc phụ huynh và con em của họ. Các thông tin trên có thể được tìm thấy tại các trang thông tin liên quan của các thành phố.

Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ em?

Trong những nghiên cứu quan trọng cho thấy nhiều trẻ em có phản ứng vắc-xin thoáng qua kéo dài từ một đến hai ngày, đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai. Chúng thường bị đau tại chỗ tiêm, nhức đầu và mệt mỏi. Một số trẻ còn bị mẩn đỏ hoặc sưng tấy quanh vết tiêm. Ngoài ra, một số trẻ bị sốt, tiêu chảy, ớn lạnh và đau cơ, khớp.

Kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm phòng, các phản ứng phản vệ (phản ứng dị ứng tức thì) đã được báo cáo trong một số trường hợp rất hiếm. Những điều này xảy ra ngay sau khi tiêm phòng và cần điều trị y tế. Các trường hợp viêm cơ tim và màng ngoài tim cũng rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng như ở người lớn sau khi tiêm vắc-xin mRNA.

Thông tin về các tác dụng phụ có thể xảy ra được chỉ dẫn trong văn bản thông tin về kỹ thuật và cách sử dụng vắc-xin, mời xem đường Link (bằng tiếng Đức) => Viện Paul Ehrlich (PEI) .

Ai là người chịu trách nhiệm pháp lý nếu tiêm vắc-xin Covid-19 gây thiệt hại về sức khỏe cho trẻ em?

Quy định về trách nhiệm pháp lý cũng được áp dụng đối với tiêm phòng cho trẻ em. Với Đạo luật thứ hai về sửa đổi Đạo luật bảo vệ chống lây nhiễm (IfSG ), Điều § 60 IfSG quy định tất cả các thiệt hại về sức khỏe xảy ra liên quan đến tiêm phòng thực hiện trên cơ sở Pháp lệnh Tiêm phòng Coronavirus kể từ ngày 27.12.2020 đều được quyền bồi thường. Quyền này độc lập với các khuyến nghị của các cơ quan nhà nước.

Chương V: Tiêm phòng bắt buộc liên quan đến những cơ sở nhất định trong ngành y tế

Cần biết những quy định gì về tiêm phòng bắt buộc tại những cơ sở y tế và chăm sóc nhất định?

Trước ngày 15.03.2022, nhân viên các phòng khám, viện dưỡng lão, cơ sở y tế và dịch vụ cứu hộ, cấp cứu phải cung cấp cho chủ lao động bằng chứng đã tiêm phòng, hoặc bằng chứng phục hồi hoặc giấy chứng nhận y tế rằng họ không thể tiêm phòng.

Người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan y tế chịu trách nhiệm, nếu những bằng chứng trên không được nộp trước thời hạn hoặc nếu có nghi ngờ về tính xác thực của bằng chứng đã nộp. Cơ quan quản lý y tế có thể bị cấm tuyển dụng những nhân viên tới làm việc hoặc tiếp xúc với các cơ sở y tế được quy định những người đó phải có trách nhiệm cung cấp bằng chứng quy định trên, nhưng không thực hiện. Từ ngày 01.10.2022, họ phải tiêm đủ ba liều vắc xin thì mới được coi là “tiêm phòng đầy đủ”.

Chương VI: Vắc-xin

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Những loại vắc xin nào được tiêm phòng ở Đức?

Các loại vắc xin COVID -19 sau đây hiện có sẵn ở Đức:

- Comirnaty® von BioNTech/Pfizer

- Spikevax® von Moderna

- COVID-19 Vaccine Janssen® (neuer Name: Jcovden) von Johnson & Johnson

- Nuvaxovid® von Novavax

- COVID-19-Impfstoff Valneva® von Valneva

Các loại vắc-xin được khuyên nghị dùng cho những nhóm tuổi nào?

Ủy ban Tiêm phòng Thường trực ( STIKO ) khuyến nghị:

- Comirnaty® dành cho những người có thể tiêm phòng từ 5 tuổi (đối với trẻ từ 5 đến 11 tuổi ở dạng bào chế riêng với liều lượng đã được điều chỉnh thích ứng).

- Spikevax® cho những người có thể tiêm phòng từ 30 tuổi trở lên.

- Thuốc tiêm phòng COVID -19 Janssen® (tên mới: Jcovden) dành cho những người có thể tiêm phòng từ 60 tuổi trở lên.

- Nuvaxovid® dành cho những người có thể tiêm phòng từ 18 tuổi trở lên.

STIKO hiện đang kiểm tra dữ liệu về vắc-xin COVID -19 Valneva® của Valneva và sẽ công bố kết quả kịp thời.

Chương VII: Vắc xin Johnson & Johnson

Còn những người từng được tiêm phòng Johnson & Johnson thì sao?

Để được tiêm phòng cơ bản (đây đủ), chỉ cần tiêm một mũi vắc-xin của Johnson & Johnson là đủ. Mỗi lần tiêm phòng tiếp theo được coi là một lần tiêm phòng nhắc lại và có giá trị sau thời gian 14 ngày.

Tại Đức, mỗi người đã được tiêm phòng Johnson & Johnson một lần hiện cần tiêm phòng lần thứ hai để được coi là đã được tiêm phòng đầy đủ theo Điều §22 a Luật IfSG. Chỉ mỗi lần tiêm phòng tiếp theo mới được tính là một lần tiêm phòng nhắc lại ở Đức. Để có thể chứng minh đã tiêm phòng tăng cường với Johnson & Johnson (J&J) cũng cần phải tiêm phòng ba liều. Việc tiêm phòng nhắc lại có giá trị ngay lập tức mà không cần thời gian chờ đợi thuốc có tác dụng.

Ở đây cũng cần lưu ý rằng từ ngày 01.10.2022 phải tiêm nhắc lại (tức là tiêm mũi 3) mới được coi là “tiêm đầy đủ”.

Bao giờ có thể tiêm phòng nhắc lại (liều 3) với vắc xin J&J

Cần phân biệt giữa tiêm phòng cơ bản (hiện nay ở Đức bắt buộc phải tiêm hai loại vắc xin) với tiêm phòng tăng cường. Có thể tiêm nhắc lại sau hai lần tiêm phòng với J&J hoặc một lần tiêm phòng với J&J và một lần tiêm phòng tiếp theo với vắc-xin mRNA nếu lần tiêm phòng trước, cách ít nhất ba tháng.

Giấy chứng nhận tiêm phòng J&J kỹ thuật số có thể được sử dụng ở các nước EU khác không?

Về nguyên tắc, chứng chỉ kỹ thuật số (das digitale J&J-Impfzertifikat) có thể được sử dụng. Vui lòng tìm hiểu các quy định áp dụng tại các quốc gia mình đến. Tuy nhiên, các thông số kỹ thuật về vắc xin J&J trong giấy chứng nhận tiêm phòng kết hợp với các loại vắc xin khác đã được EU điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 01.02.2022. Tùy thuộc vào các quốc gia EU khác đã thực hiện những điều chỉnh này trong ứng dụng thử nghiệm của họ hay chưa, giấy chứng nhận tiêm phòng có thể phải xuất trình riêng lẻ trong một thời gian quá độ.

Để an toàn, vui lòng tìm hiểu về các yêu cầu hiện hành ở các quốc gia thành viên EU trước khi đến nước họ theo đường Link (tiếng Đức) => https://reopen.europa.eu/de.

Chương VIII: Chứng chỉ Covid-19

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Chứng chỉ hồi phục (khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19) ở Đức có giá trị trong bao lâu?

Hiệu lực trong nước Đức 90 ngày (theo Điều §22a, Đoạn 2 mục 2 luật IfSG ). Khoảng thời gian này phù hợp với quy định của EU 2021/953 về chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số. Theo đó, chứng chỉ phục hồi có hiệu lực từ tối thiểu 11 ngày đến tối đa 180 ngày, sau ngày có kết quả xét nghiệm dương tính đầu tiên.

Quy định đối với người hồi phục nhập cảnh vào Đức?

Giấy chứng nhận hồi phục cũng có giá trị trong 90 ngày khi nhập cảnh vào Đức, bởi EU đã đưa ra khuôn khổ công nhận với thời hạn hiệu lực tối đa lâu hơn, tới 180 ngày. Vì lý do này, quy định thời hạn hồi phục cũng có thể được rút ngắn tùy theo từng nước. Do đó, những khách du lịch có kết quả xét nghiệm PCR dương tính cách trên 90 ngày được coi là chưa được tiêm phòng. Chính phủ Liên bang đã thông báo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác quy định nêu trên.

Hiệu lực chứng chỉ tiêm phòng tại Đức có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng chỉ tiêm phòng ở Đức được cấp sau hai lần tiêm phòng có giá trị đến ngày 30.09.2022 là bằng chứng được gọi là tiêm phòng đầy đủ. Từ ngày 01.10.2022, nói chung phải tiêm phòng nhắc lại (tức là mũi thứ 3) mới được coi là "tiêm phòng đầy đủ".

EU có quy định thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận tiêm phòng không?

Có. Thông qua Quy định của Liên minh Châu Âu số 2021/2288 ngày 21.12.2021, Ủy ban Liên minh Châu Âu đã chỉ định thời hạn 270 ngày cho chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu sau khi hoàn thành tiêm phòng cơ bản (2 liều). Chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu sẽ có hiệu lực trở lại ngay, sau khi thực hiện một liều tiêm phòng tăng cường, bất kể khoảng cách bao xa so với thời điểm tiêm đủ 2 liều.

Khi nào thời hạn chứng chỉ tiêm phòng 270 ngày của EU được áp dụng khi đi du lịch?

Đạo luật trên được áp dụng từ ngày 01.02.2022. Chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu quy định, ngày tiêm phòng cuối cùng để được coi là tiêm phòng đầy đủ quá 270 ngày theo quy định trước đây không còn giá trị. Ví dụ: Giấy chứng nhận tiêm phòng kỹ thuật số của EU, có ghi ngày 06.05.2021 hoặc muộn hơn là lần cuối cùng tiêm 2 liều, sẽ hết hạn trong những tuần và tháng tới kể từ ngày 01.02.2022 nếu như không tiêm vắc xin tăng cường. Ngày 21.12.2021, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra yêu cầu đối với các Quốc gia Thành viên tiến hành tiêm tiếp liều 3. Chính phủ Liên bang đã tuân thủ điều và cố gắng hết sức để tăng hơn nữa số lượng người tiêm phòng liều 3.

Có bất kỳ ngoại lệ nào đối với khoảng thời gian giới hạn 270 ngày không?

Theo Quy định EU số 2021/953, được sửa đổi lần cuối bởi Quy định 2022/503, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không cần tiêm phòng sau 270 ngày, nếu đã hoàn thành tiêm phòng đầy đủ (hai liều). Do đó, giấy chứng nhận tiêm phòng của những người này có giá trị vô thời hạn.

Ngoài ra, các Quốc gia thành viên cần đặc biệt quan tâm đến những người sống ở các vùng biên giới, thường xuyên qua lại. Chính phủ Liên bang do đó sẽ không áp dụng thời hạn 270 ngày đối với nhóm người này khi qua lại biên giới cho đến khi có thông báo mới. Những người này cần mang theo chứng chỉ liên quan.

Thời hạn quy định của EU có ý nghĩa gì đối với những người đi nghỉ ở nước ngoài?

Những người có chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số của Liên minh châu Âu, chứng chỉ này có thời hạn 270 ngày trong khu vực châu Âu. Vì vậy cần sử dụng ngày tiêm phòng liều 2 để kiểm tra xem chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số của EU có còn hiệu lực khi qua biên giới hay không hoặc có thuộc các trường hợp ngoại lệ không. Chính phủ Liên bang khuyến nghị tiêm vắc xin thứ ba để bảo vệ tốt hơn chống lại Covid-19 càng sớm càng tốt.

Hậu quả khi chứng chỉ tiêm phòng kỹ thuật số EU hết hạn là gì?

Quy định giới hạn hiệu lực chứng chỉ tiêm phòng Covid-19 của EU không loại bỏ quyền tự do đi lại như một quyền cơ bản của Liên minh châu Âu. Do đó, khách du lịch không bị ngăn cản nhập cảnh vào Đức. Tuy nhiên, họ cần xét nghiệm tại chỗ hoặc trình bằng chứng về sự hồi phục (khỏi bệnh Covid-19) theo quy định nhập cảnh của Đức. Các quy định về kiểm dịch liên quan đến các khu vực có nguy cơ cao hoặc các biến thể hiện không cần tuân thủ, vì không có quốc gia nào hiện được xếp vào khu vực có nguy cơ.

Tiêm phòng tại các hiệu thuốc như thế nào ?

Ngoài các bác sỹ gia đình, các bác sĩ của công ty, trung tâm tiêm phòng và các nhà cung cấp dịch vụ khác, các hiệu thuốc cũng hỗ trợ tích cực cho chiến dịch tiêm phòng ở Đức. Những điều cần lưu ý khi tổ chức và thực hiện tiêm phòng Covid -19 có thể tham khảo theo đường Link (tiếng Đức) => zusammengegencorona.de.

Chương IX: Phản ứng phản vệ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Các phản ứng phản vệ có thể có xảy ra khi nào?

Các triệu chứng điển hình của phản ứng phản vệ (phản ứng xảy ra sau khi tiêm phòng), như da đỏ, sưng và đau tại chỗ tiêm, cũng có thể xảy ra các phản ứng chung như sốt, nhức đầu, đau người và khó chịu. Những biểu hiện này là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với vắc xin và thường giảm bớt hoàn toàn sau một vài ngày.

Thông tin về loại phản vệ và tần suất của những tác động này có thể tham khảo trong văn bản thông tin sản phẩm (thông tin kỹ thuật và cách sử dụng) cho từng loại vắc xin tương ứng. Có thể truy cập theo đường Link (bằng tiếng Đức) => Internetseite des PEI .

Bất kỳ ai nghi ngờ phản ứng phản vệ có thể xảy ra nên tìm đến cơ quan trợ giúp y tế. Những phản ứng phản vệ đáng ngờ cũng có thể chuyển thông tin tới Viện Paul Ehrlich ( PEI ) tại trang Web www.nebeneffekten.bund.de . Các phản ứng phụ nghiêm trọng từ sử dụng thuốc sau khi tiêm phòng là rất hiếm. Theo §6 khoản 1 của Đạo luật Bảo vệ Chống Lây nhiễm ( IfSG ), khi ngờ vực về tổn hại sức khỏe vượt quá mức thông thường của phản ứng phản vệ sau khi tiêm phòng phải được thông báo đích danh.

Chương X: Trách nhiệm pháp lý

Ai là người chịu trách nhiệm nếu tiêm phòng gây tổn hại đến sức khỏe?

Đạo luật Bảo vệ Chống Lây nhiễm quy định người được tiêm phòng có quyền được bồi thường cho tất cả mọi thiệt hại về sức khỏe xảy ra liên quan đến việc tiêm phòng đã được thực hiện trên cơ sở Pháp lệnh Tiêm phòng Covid-19 kể từ ngày 27.12.2020. Quyền này tồn tại độc lập với các khuyến nghị công khai của các cơ quan nhà nước.

Xem thêm:

=> Thượng Viện Đức thông qua cơ chế khẩn cấp cho Luật BaföG: Mức học bổng; Ngưỡng thu nhập cha mẹ; Tài sản; Độ tuổi; Cơ chế khẩn cấp...

=> Tổng hợp các quy định Covid-19 Thu Đông 2022 từ 01.10 - Những câu hỏi và trả lời (Bản tổng hợp cả 2 Phần I & II).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang