Việt Nam: Xuất khẩu dệt may 40 tỷ đô, Đích du lịch nghỉ dưỡng 919 tỷ đô la

Xuất khẩu dệt may 2019 chạm ngưỡng 40 tỷ USD

Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD, kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Kết quả này kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%. Giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD, tăng 10,19%; xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.

Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%...

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chia sẻ, năm 2019 đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Vitas trong công tác vận động chính sách, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thuế, hoàn thuế, góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động… gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

“Vitas cũng đã đóng góp nhiều ý kiến cho bản Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Bộ Công Thương; những hoạt động xúc tiến thương mại có chiều sâu nhằm đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào chuỗi hệ thống bán lẻ trong nước, ngoài nước được triển khai tốt”, ông Giang nói.

Năm 2019 là dấu mốc quan trọng đánh dấu 20 năm thành lập Vitas. Nhìn nhận cả về chặng đường dài phát triển, vị Chủ tịch Vitas khẳng định, trong 20 năm qua, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận những dấu mốc ấn tượng. Từ chỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, đến nay dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Sản phẩm dệt may phục vụ thị trường trong nước trong 20 năm qua đã tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD, tăng 106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999.

“Với lực lượng lao động khoảng 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, tăng thu ngân sách cho nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, ông Giang đánh giá./.

Việt Nam bước vào cuộc đua mới 919 tỷ USD

Theo báo cáo của Global Wellnes Institute (Viện Sức khỏe toàn cầu) cho thấy, sự phổ biến của du lịch chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Từ một thị trường khoảng 563 tỷ đô la vào năm 2015 đến 639 tỷ đô la trong năm 2017. Mức tăng khoảng 6,5% hàng năm trong khi ngành du lịch nói chung tăng khoảng 3% mỗi năm.

Nếu năm 2013, du lịch wellness có mặt ở 63 quốc gia thì 5 năm sau, con số này là hơn 100 quốc gia. Các quốc gia đi đầu về mô hình này phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của xứ sở Phù Tang, tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga tại Ấn Độ…

Ông Andrew Gibson, đồng sáng lập Wellness Tourism Association chia sẻ, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ, du lịch wellness không còn là một xu hướng đầu tư ngắn hạn mà đã trở thành định hướng tư duy phát triển dài hạn trong kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng gia tăng).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo, khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…

UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Cuộc đua mới

Cảnh quan thiên nhiên vượt trội, hệ thống khách sạn và resort cao cấp nở rộ ở các điểm đến nổi tiếng là cơ hội để Việt Nam khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đây là một hướng đi thông minh và không quá khó khăn để đầu tư xây dựng môi trường kinh doanh theo xu hướng này, khi các khu nghỉ dưỡng, hay khách sạn biết tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và ưu tiên các yếu tố về sức khỏe sẽ tạo được sức hấp dẫn đối với những du khách muốn tránh xa những áp lực trong đời sống để tận hưởng cảm giác bình yên.

Tiềm năng từ thị trường wellness khiến hầu hết những tên tuổi lớn về du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam như Vingroup, Sungroup, BIM Group, MIK Group… đều đã tham gia phân khúc này và đang triển khai khá nhiều dự án.

Tập đoàn TH đã động thổ đại dự án Tổ hợp Y tế và chăm sóc sức khoẻ công nghệ cao TH Medical tại Đông Anh. FLC Group xúc tiến đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng hơn 1.000 ha tại TP. Vũng Tàu; Dự án du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam với quy mô 1.169 ha sẽ triển khai tại Bình Thuận.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Cuộc đua mới trên thị trường 919 tỷ USD).

Tập đoàn W.C.G Holdings xúc tiến triển khai tổ hợp dự án khách sạn, villa hạng sang quy mô 400 ha tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu); DIC Corp, Grand Hồ Tràm phát triển hàng ngàn căn condotel ở TP. Vũng Tàu. Tại Phú Quốc, một dự án đang được sắp ra với diện tích trên 200ha, xây dựng một thiên đường nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch chăm sóc sức khoẻ quy mô lớn nhất lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.

Tại Diễn đàn Giám đốc điều hành khách sạn Việt Nam diễn ra tại TP.HCM, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, du lịch wellness hiện đang là xu hướng, nhưng trong tương lai không xa thì đây là nhu cầu của du khách chứ không còn là xu hướng.

Để phát triển thị trường du lịch sức khoẻ, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần tập trung vào phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quy hoạch bài bản, hoàn thiện chính sách phát triển sản phẩm du lịch mà cả du khách trong nước và quốc tế đang hướng đến.

VTV4, Vietnamnet)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang