Nóng 2 dự án đường sắt đô thị Hà Nội; 13 dự án giao thông TP HCM; Rừng chung cư trên 3 km đường Sài Gòn

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô?

Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đây lại có quyết định tiếp tục thực hiện 2 tuyến đường sắt đô thị khác với tổng vốn khoảng 106.000 tỉ đồng đã khiến không ít người tỏ ra băn khoăn, lo ngại về tương lai của các dự án đường sắt này.

Sáng 22/4, tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị, là tuyến số 3 (đoạn từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) với tổng số vốn khoảng 106.000 tỉ đồng.

Quyết định trên của TP. Hà Nội đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của dư luận, trong đó nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về tương lai của 2 dự án này, bởi những bài học của DA đường sắt Cát Linh - Hà Đông hay Nhổn - ga Hà Nội đội vốn, chậm tiến độ… vẫn còn đó.

Trao đổi với phóng viên Người Đưa Tin Pháp Luật về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng phương án xây dựng các tuyến đường sắt nội đô của TP. Hà Nội sẽ là giải pháp tốt nhất cho bài toán giao thông đô thị ở nước ta hiện nay.

https://media1.nguoiduatin.vn/media/nguyen-ngoc-lam/2020/04/28/dinh-the-hien.jpg

TS. Đinh Thế Hiển nhận định: “Metro được xem như giải pháp số 1 cho giao thông nội đô tại những đại đô thị có mật độ dân cư cao như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và Metro chỉ phát huy tác dụng khi được cấu thành 1 hệ thống hoàn chỉnh".

Thế nhưng, theo ông Hiển, từ thực tế dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý khi đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông từ một phương án hiệu quả trở thành một dự án lỗ rất nặng, thậm chí là bài toán thu không đủ chi khi đi vào hoạt động.

"Chính vì thế, Hà Nội đang ở thế tiến thoái lưỡng nan trong việc tiếp tục thực hiện dự án đường sắt đô thị. Nếu Hà Nội không tiếp thục thực hiện các dự án đường sắt nội đô thì công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ trở nên vô giá trị. Còn nếu tiếp tục thực hiện mà không giải quyết được những vấn đề tồn đọng như hiện nay thì rất dễ nối tiếp sai lầm của dự án trước gây thiệt hại nặng nề cho ngân sách nước nhà”, ông bày tỏ.

Lưu ý về 2 dự án đường sắt đô thị sắp tới của Hà Nội, TS. Đinh Thế Hiển khẳng định, chỉ cần tìm được Ban quản lý dự án đủ năng lực và có thực quyền thì chắc chắn các dự án này sẽ thành công.

Cùng trao đổi về vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thủy, người có hơn 40 năm nghiên cứu về giao thông đô thị cũng cho rằng về tổng thể, việc TP. Hà Nội muốn xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị là đúng nhưng cần phải lưu ý những bài học như dự án xe buýt nhanh (BRT), tuyến Nhổn - ga Hà Nội và đặc biệt là dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

https://media1.nguoiduatin.vn/media/nguyen-ngoc-lam/2020/04/28/catlinhhadongxssaquwl.jpg

Theo đó, vấn đề quan trọng để một dự án khả thi là việc chọn nhà thầu có đủ năng lực, rút kinh nghiệm ở dự án Cát Linh - Hà Đông. Ngoài ra, để một dự án đường sắt có thể thành công thì vấn đề quy hoạch, lựa chọn công nghệ, phù hợp nguồn tài chính, điều hành quản lý hết sức quan trọng và cần được lưu tâm, tránh tình trạng đội vốn, kéo dài thời gian, làm giảm chất lượng công trình.

Cũng theo ông Thuỷ, một vấn đề đáng lưu ý là các dự án đường sắt nội đô ở nước ta được xây dựng quá đồ sộ với chiều dài tuyến quá lớn dẫn đến thời gian hoàn thiện bị kéo dài. Do đó, chúng ta chỉ nên xây dựng những tuyến đường sắt có chiều dài tối đa là 5km, thành phố phát triển tới đâu thì mở rộng dự án tới đó để người dân sớm được thụ hưởng được những thành quả của giao thông.

Trước đó, theo các tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng trình bày, đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3, từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai, có vai trò đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm Thành phố.

Tổng chiều dài đoạn tuyến chính là 8,786 km, trong đó chiều dài đi ngầm là 8,13 km. Toàn tuyến có 7 ga ngầm và các ga nổi. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40.577 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA và vay ưu đãi khoảng 34.297 tỷ đồng; vốn đối ứng trong nước khoảng 6.280 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội để chi cho giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thuế và các chi phí khác của dự án). Dự kiến dự án được khởi công từ năm 2022 và hoàn thành vào cuối năm 2028.

Còn đối với Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Chiều dài toàn tuyến là 38,43 km (6,5km đi ngầm, 2km đi cao và 29,93 km đi trên mặt đất) bao gồm 21 ga (trong đó có 6 ga ngầm). Dự án phấn đấu được hoàn thành vào năm 2025.

13 dự án giao thông lớn được khởi công từ quý 2 nằm ở những đâu Tp.HCM?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban QLDA) cho biết đơn vị này đang tập trung triển khai 3 nhóm công tác chính nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông.

Mới đây nhất là vào ngày 24/4, dự án trông đợi nhất nhiều năm qua là Hầm chui 3 tầng 830 tỷ tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7) đã được phát lệnh khởi công xây dựng, góp phần rất lớn giải tỏa áp lực lưu thông cho toàn khu Nam TPHCM.

Theo đó, đồng loạt 13 dự án lớn với tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng, được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông khởi công từ ngày 29/4. Trong đó, công trình cầu Mỹ Thủy 3 dài 124 m, 6 làn xe (thuộc dự án Xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy giai đoạn 2, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng), được kỳ vọng giải quyết tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực ra vào cảng Cát Lái, quận 2.

Dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội: gồm cầu bộ hành và đường chui nhánh phải (thuộc dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới ở quận 9 và thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương) có tổng mức đầu tư gần 440 tỷ đồng nhằm kết nối giao thông khi bến xe này đi vào hoạt động.

Xây dựng hạ tầng 9 lô đất thuộc Khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, có tổng diện tích hơn 77.600 m2, diện tích sàn xây dựng 632.500 m2. Trong đó, 6 lô được quy hoạch làm khu dân cư đa chức năng, 3 lô làm khu thương mại đa chức năng. Thành phố đã tạm ứng 603 tỷ đồng làm hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất, nhằm nâng cao giá trị sử dụng khi đấu giá quyền sử dụng đất.

Các dự án còn lại gồm: xây dựng cầu thép thay phà An Phú Đông nối quận Gò Vấp và 12); nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 2); nâng cấp cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè); xây hệ thống thoát nước Hương Lộ 11, huyện Bình Chánh; xây hệ thống hạ tầng khu vực kênh Nước Đen; nâng cấp cải tạo đường Trần Văn Giàu quận Bình Tân; nâng cấp đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp); mở rộng đường Đồng Văn Cống, quận 2; xây cầu Kênh A và cầu Kênh B ở huyện Bình Chánh, nâng cấp đường Liên tỉnh lộ 8, huyện Củ Chi.

Ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cho biết để tiết kiệm ngân sách và phòng chống Covid-19, ban chỉ phát lệnh khởi công để các nhà thầu bắt đầu thi công mà không tổ chức lễ.

Cùng với việc khởi công các dự án mới, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đang cố gắng phối hợp các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh, cầu chữ Y, hầm chui An Sương, nâng cấp đường Tô Ký, cải tạo đường Liên Phường, cải tạo đường Đỗ Xuân Hợp, cầu Phước Long, Vàm Sát...

Ông Lương Minh Phúc cho biết thêm đơn vị này đang tập trung triển khai 3 nhóm công tác chính nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông trong mùa dịch Covid-19. Việc đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án trên sẽ góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm và đóng góp cụ thể vào mục tiêu đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng như UBND TP.HCM.

Trong quý 2, đơn vị này tập trung chuẩn bị trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công trong kỳ họp giữa năm 2020 các dự án: xây dựng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; xây dựng nút giao thông An Phú (giai đoạn 1); xây dựng các đoạn 1, 2, 4 để khép kín vành đai 2; xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái và các dự án mở rộng cửa ngõ thành phố như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 22…

Các dự án trên sau khi được HĐND dự kiến thông qua vào kỳ họp giữa năm 2020 sẽ triển khai các bước tiếp theo để chính thức thi công và hoàn thành trong giai đoạn 2020 - 2025, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông, từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Con đường dài hơn 3km gánh cả 'rừng chung cư' ở Sài Gòn

Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2km, rộng khoảng 30m cho 6 làn xe, nối từ Tôn Đức Thắng quận 1 đến Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh đang oằn lưng gánh hàng chục ngàn căn hộ khiến hạ tầng xuống cấp.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,2 km và rộng khoảng 30m cho 6 làn xe được đưa vào sử dụng năm 2003).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Với vị trí đắc địa, sát bên quận 1, TP.HCM nên gần chục khu chung cư đua nhau mộc lên san sát trên tuyến đường này).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Chỉ riêng 6 dự án và chung cư nhưng đã có gần 20.000 căn hộ mọc lên trên tuyến đường này).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Chưa kể khách sạn, trường học, trung tâm thương mại, biệt thự, bệnh viện... phục vụ cho những dự án này).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Nếu tính trung bình mỗi căn hộ có 3 cư dân ở thì chỉ riêng 6 dự án bất động sản, đã có 60.000 dân sinh sống).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Giá bán dự án này từ 80-110 triệu đồng/m2, tùy vị trí).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Saigon Pearl đi vào hoạt động năm 2005. Saigon Pearl có 8 block cao 38 tầng với 2.200 căn hộ cao cấp từ 2-4 phòng ngủ. Ngoài ra, Saigon Pearl còn có hai cao ốc văn phòng và khách sạn trên 40 tầng với tổng diện tích 75.000m2).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, đường Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng trên nền đất yếu, lưu lượng giao thông lớn và tình hình phát triển độ thị quá nhanh dọc hai bên đường nên đã dẫn đến tình trạng xuống cấp, mặt đường lún sâu làm hư hỏng hệ thống thoát nước, gây ngập lụt thường xuyên. Trong ảnh, là cầu Thủ Thiêm 1 nối đường Nguyễn Hữu Cảnh với Khu đô thị Thủ Thiêm).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Nguyễn Hữu Cảnh chỉ dài khoảng 3km nhưng vẫn được đầu tư hầm chui, cầu vượt).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Tuy nhiên, Nguyễn Hữu Cảnh lại được mệnh danh là con đường đau khổ nhất Sài Gòn).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ngày nắng thì kẹt xe, ngày mưa thì ngập. Nhiều trận mưa, người dân sinh sống ở đây phải đánh vật với tình trạng ngập nước dù có hệ thống máy bơm chống ngập do Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung cho thuê với chi phí 14,2 tỷ đồng/năm).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Đường Nguyễn Hữu Cảnh được thường xuyên sửa chửa, nâng cấp nhưng cũng không thoát cảnh xuống cấp).

(Nguồn: Người Đưa Tin, CafeF)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Cuộc sống thường nhật

Cảnh báo: Kiểm tra ô tô nước ngoài trên cao tốc, phát hiện hàng trộm cắp; Câu lạc bộ ở Berlin bị cảnh sát khám xét trong lúc đang hoạt động

24/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

Cảnh báo những tai nạn giao thông nghiêm trọng: Đâm trực diện; Cháy toa xe di động; Máy kéo lộn vòng; Xe đang chạy bùng cháy

24/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

Điểm nóng hình sự Berlin: Bị đâm bất tỉnh trước siêu thị ở Wedding; Kiểm tra túi thể thao hành khách tại ga tầu, phát hiện đồ ngờ vực

22/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

An sinh - Thuế

Người hưởng trợ cấp, thu nhập thấp cần biết: Đệ đơn xin trợ cấp phụ phí chữa, trồng răng 

17/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

Tổng hợp tiền con Kindergeld 2024 - Cha mẹ cần biết (PHẦN I)

16/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

Người cao tuổi cần biết:  Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer

05/04/2024

Hà Nội có nên làm thêm 2 dự án đường sắt nội đô? Chưa xác định được ngày về đích của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thế nhưng TP. Hà Nội mới đ&aci

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang