Mỹ: Thâm hụt ngân sách kỷ lục; Phát súng đầu tiên về gian lận; Đảng Cộng hòa rạn nứt; Biden nắn gân TQ; Biden sửa vũ khí tái đấu Nga

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhận được hồi tháng 10/2009, ở mức 176 tỷ USD, khi chính phủ phải mạnh tay chi tiêu để đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chỉ tính riêng tháng 10, tổng chi tiêu ngân sách chính phủ ở mức 521,8 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao kỷ lục trong tháng này. Sự tăng vọt chi tiêu được ghi nhận trong các cơ quan chính phủ khác nhau trong nỗ lực giảm nhẹ hậu quả của tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19. Ngược lại, nguồn thu giảm khoảng 3,2% xuống 237,7 tỷ USD, phần nào phản ánh việc giảm thuế thu nhập cá nhân, khi hàng triệu người Mỹ mất việc do đại dịch.

Xét toàn bộ tài khóa 2020 (kết thúc ngày 30/9 vừa qua), thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới 3.100 tỷ USD, vượt mốc thâm hụt kỷ lục 1.400 tỷ USD được xác lập hồi năm 2009. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo mức thâm hụt trong tài khóa 2021 hiện nay sẽ vẫn trên 1.000 tỷ USD, cụ thể ở mức khoảng 1.800 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt lớn thứ hai song có sự cải thiện hơn mức thâm hụt 3.100 tỷ USD trong tài khóa 2020.

Quốc hội Mỹ vẫn đang bế tắc trong việc thông qua gói kích thích kinh tế mới khi đảng Dân chủ mong muốn số tiền cứu trợ lớn hơn mức đảng Cộng hòa sẵn sàng chi. Trong khi đó, việc truyền thông Mỹ đưa tin ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, song đương kim Tổng thống Donald Trump từ chối công nhận kết quả càng khiến triển vọng thông qua gói kích thích kinh tế mới thêm mờ mịt.

Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đầu tàu thế giới, khiến hàng chục triệu người lao động Mỹ bị thất nghiệp và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lao dốc 31,7% trong quý II vừa qua khi một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa để ngăn chặn dịch lây lan. Hiện các điều khoản chính trong gói chi tiêu 3.000 tỷ USD theo Đạo luật Cứu trợ, hỗ trợ và an ninh kinh tế (CARES), được ban hành tháng 3 vừa qua nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ vượt qua đại dịch COVID-19, đã hết hạn và cần một gói cứu trợ mới trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể.

"Nổ phát súng đầu tiên" về gian lận bầu cử: Ông Trump tuyên bố 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump bị xóa

Mới đây, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc phần mềm hệ thống bỏ phiếu có tên gọi Dominion - được sử dụng ở 28 bang Mỹ - đã xóa phiếu hoặc chuyển phiếu bầu cho ông Trump sang ông Biden. Nội dung được ông Trump đăng tải trên Twitter cá nhân và trang Facebook của mình và nhanh chóng thu hút một lượng lớn tương tác từ người ủng hộ.

Ông Trump viết: "Báo cáo: Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên cả nước. Phân tích dữ liệu phát hiện 221.000 phiếu bầu ở Pennsylvania chuyển từ bầu cho Trump sang bầu cho Biden. 941.000 phiếu cho Trump đã bị xóa. Các bang sử dụng Dominion đã hoán đổi 435.000 phiếu bầu cho Trump sang bầu cho Biden". Chanel Rion, OANN

Chanel Rion, người được ông Trump nhắc tới là người thuộc kênh truyền thông One America News Network chuyên ủng hộ ông Trump. Trước đó, cô Rion cũng cho rằng hệ thống Dominion đã có một lỗi hệ thống khiến ông Biden ban đầu dẫn trước ở các hạt thiên về đảng Cộng hòa. Trong khi đó, thư kí văn phòng bang Michigan cho biết đó là lỗi do người nhập và đã được nhanh chóng sửa lại.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Phản ứng lại tuyên bố của ông Trump, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng liên bang (CISA) tuyên bố: "Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào đã xóa hoặc làm mất phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hoặc bị xâm phạm theo bất kỳ hình thức nào".

Tuyên bố chung từ Hội đồng Điều phối Chính phủ về Cơ sở Hạ tầng Bầu cử và Ủy ban Điều hành Cơ sở Hạ tầng Bầu cử đã gọi cuộc bầu cử năm 2020 là "cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử Mỹ".

Luật sư cá nhân của ông Trump là Rudy Giuliani tiếp tục công kích Dominion và tiết lộ rằng: "Chúng tôi đã hoàn thành phân tích hệ thống phần mềm có tên Dominion và phát hiện rằng phần mềm này không hoạt động, thậm chí còn đảo ngược phiếu. Công nghệ Dominion đã được sử dụng ở gần 80% các bang. Vậy nên chúng tôi buộc phải phân tích hoạt động của nó ở các bang khác nữa".

Trả lời CBS News, phát ngôn viên của Dominion khẳng định công ty "đã phủ nhận mọi cáo buộc về việc phần mềm làm thay đổi phiếu hoặc phần mềm có vấn đề."

"Hệ thống phần mềm của Dominion vẫn đáng tin và đếm phiếu chính xác. Chính quyền địa phương và chính quyền bang đã công khai xác nhận tính chính xác của quy trình bỏ phiếu."

Theo Washington Examiner, đảng Cộng hòa tại Michigan ngày 6/11 cho biết một "lỗi phần mềm" đã được phát hiện khiến 6.000 phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump ở hạt Antrim, bang Michigan được tính cho ông Biden .

Bà Laura Cox, chủ tịch Đảng Cộng hòa bang Michigan, cho biết phần mềm này cũng được sử dụng tại 47 hạt khác ở Michigan, và họ đang kêu gọi kiểm tra lại toàn bộ phiếu tại Michigan, đặc biệt tại các hạt sử dụng phần mềm gây ra sai số.

"Tại hạt Antrim đã xảy ra lỗi 'đếm nhầm' 6.000 phiếu lẽ ra của đảng Cộng hòa, nhưng lại được tính cho đảng Dân chủ. Phần mềm lập bảng bị trục trặc và gây ra tính toán sai số phiếu. Chúng tôi phát hiện ra rằng 47 quận đã sử dụng cùng một phần mềm này", bà Cox nói.

Nội bộ đảng Cộng hòa bắt đầu rạn nứt: Một số quan chức đã hết hy vọng về khả năng ông Trump "lật kèo"?

Những "rạn nứt" đầu tiên trong nội bộ đảng Cộng hòa

Theo New York Times, đến thời điểm hiện tại, số quan chức đắc cử và lãnh đạo đảng của phe Cộng hòa gián tiếp và trực tiếp kêu gọi ông Trump chấp nhận kết quả bầu cử dù ít ỏi nhưng vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Ví dụ, Thống đốc bang Ohio Mike DeWine, một chính khách của đảng Cộng hòa, đã nói rằng "đã đến lúc gọi ông Joseph R. Biden Jr. là 'tổng thống đắc cử'". Tổng chưởng lý bang Arizona, một nhân vật cũng theo phe Cộng hòa, nói rằng ông Trump sẽ không thể giành lại chiến thắng ở bang này dù không chấp nhận kết quả bầu cử.

Và ở Đồi Capitol, một số Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã bắt đầu ủng hộ ông Biden tiếp cận các tài liệu mật để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra thuận lợi. Thượng nghị sĩ Charles E. Grassley của bang Iowa, chủ tịch Ủy ban Tài chính của Thượng viện Mỹ, thậm chí còn đặt ra một hạn chót để ông Trump chấp nhận thực tế: đó là ngày 13/12, trước khi các đại cử tri họp mặt để bỏ phiếu bầu tổng thống.

Một số chiến lược gia, chuyên gia tài chính có ảnh hưởng đối với đảng Cộng hòa cũng đã bắt đầu lên tiếng về điều này.

Ông Sheldon Adelson - chủ tờ báo The Las Vegas Review-Journal - và gia đình đã ủng hộ hơn 75 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, sau khi truyền thông xướng tên ông Biden là người chiến thắng và ông Trump kiên quyết không thừa nhận thất bại, ông Adelson đã bình luận rằng đương kim tổng thống đang nhóm lên những hy vọng sai trái trong suy nghĩ của những người ủng hộ bằng các cáo buộc gian lận bầu cử.

Karl Rove, một chiến lược gia theo đảng Cộng hòa, đã đăng tải một bài bình luận trên tờ Wall Street Journal với tiêu đề: "Kết quả của cuộc bầu cử này sẽ không thể lật lại được nữa".

Ông Trump vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn đối với đảng Cộng hòa

Mặc dù vậy, đa phần những quan chức hoặc nhân vật có tiếng của đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục ủng hộ ông Trump hoặc lựa chọn cách giữ im lặng trong khi đương kim tổng thống và đội ngũ của ông đang đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của ông Trump đối với đảng Cộng hòa vẫn rất lớn cả trong thời điểm hiện tại và tương lai - và ngay cả khi ông không giành được thắng lợi.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley của bang Missouri cho biết: "Hãy nhìn vào số phiếu bầu mà ông [Trump] đã nhận được, nhìn vào sự hào hứng mà ông ấy đã khơi dậy. Những điều đó đã chứng minh rằng dù ông ấy có ở trong Nhà Trắng hay không, thì ông ấy vẫn là một nhân vật rất, rất quan trọng".

Trong khi đó, những ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa cho cuộc đua năm 2024 - bao gồm ông Hawley - đều giữ im lặng về việc Tổng thống Trump từ chối nhận thua và ngăn trở quá trình chuyển giao quyền lực. Họ cũng tránh nhắc lại những cáo buộc về gian lận bầu cử của ông Trump. Đương kim phó Tổng thống Mike Pence cũng khéo léo bày tỏ sự ủng hộ mà không cần đề cập tới những cáo buộc này.

Tuy nhiên, khi ông Biden tiếp tục giành được thêm phiếu bầu của đại cử tri và chưa có bằng chứng gian lận quy mô lớn nào được ông bố, đã có thêm một số thành viên của đảng Cộng hòa bắt đầu thận trọng thừa nhận chiến thắng của ông Biden.

Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, đã chúc mừng ứng viên Dân chủ Biden: "Đây là logic không thể chối cãi. Việc kiểm đếm lại và kiện tụng sẽ không thể đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử này".

Tuần này, khi Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định với một nụ cười rằng "sẽ có sự chuyển giao thuận lợi sang nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Trump", vị tổng thống đương nhiệm đã chia sẻ ngay video phát biểu của ông Pompeo trên tài khoản Twitter của mình.

Thế nhưng hầu hết các quan chức đảng Cộng hòa đều lựa chọn cách an toàn là tránh đề cập trực tiếp đến cáo buộc gian lận bầu cử, mà thay vào đó là kêu gọi "kiểm đếm mọi phiếu bầu hợp lệ".

Chưa nhậm chức, ông Biden đã có động thái "nắn gân" TQ đầu tiên?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, ông Biden chưa nhậm chức mà đã bàn bạc với Nhật Bản về vấn đề “nhạy cảm” như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là động thái muốn thăm dò phản ứng của Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) từ lâu đã là vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Theo tờ báo Trung Quốc, chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của ông Biden khá tương đồng với cựu Tổng thống Obama. Theo đó, Mỹ sẽ tập hợp sức mạnh của các đồng minh trong khu vực nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ông Suga vừa nhậm chức cũng đang muốn chứng tỏ năng lực và sự cứng rắn của mình trước Bắc Kinh.

Trong cuộc điện đàm với ông Biden, Thủ tướng Suga nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh quân sự Mỹ - Nhật.

Ông Biden nhấn mạnh, Mỹ sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư theo cam kết an ninh.

“Nhật Bản cần nhận được cam kết từ Tổng thống tương lai của Mỹ để duy trì vị thế ở Đông Á. Tuy nhiên, ông Biden chưa nhậm chức mà đã đưa ra cam kết về vấn đề nhạy cảm như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điều không thường thấy”, Li Haidong - giáo sư tại Viện Quan hệ quốc tế, Trung Quốc – nhận xét.

Năm 2014, cựu Tổng thống Obama tuyên bố Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được áp dụng với cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tháng 2.2017, Tổng thống Trump cũng đưa ra cam kết tương tự.

Tuy nhiên, ông Biden thể hiện quan điểm của mình về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước cả khi nhậm chức.

“Tôi nghĩ ông Biden nên ưu tiên các vấn đề cấp bách hơn trong nước như kiểm soát dịch Covid-19, khôi phục kinh tế. Mỹ không nên gây thêm rắc rối cho Trung Quốc. Đừng ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ chỉ ngồi im và nhìn”, ông Li nói.

“Động thái mới của ông Biden cho thấy chính quyền mới của Mỹ coi trọng hợp tác với các đồng minh nhằm kiềm chế Trung Quốc hơn là hành động độc lập. Tuy nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đều đang gặp nhiều rắc rối trong nước”, Liu Junhong – chuyên gia từ Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc – nhận xét.

“Thời thế giờ đã thay đổi. Sức mạnh quân sự, kinh tế của Trung Quốc giờ đã khác. Bắc Kinh không việc gì phải phản ứng dữ dội trước cam kết với Nhật Bản của ông Biden”, ông Liu nói thêm.

Không dễ buông Syria, ông Biden "sửa soạn vũ khí" tái đấu Nga?

Chính sách Syria

Chiến thắng được giới truyền thông gọi tên của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 dự kiến sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận đối với Trung Đông. Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá ông Biden không có khả năng mang lại bất kỳ thay đổi căn bản nào trong chính sách của Mỹ trong khu vực.

Trong khi Trung Đông vẫn quan trọng đối với lợi ích của Mỹ về năng lượng và an ninh, khu vực này không còn được coi là ưu tiên hàng đầu như trước đây. Kể từ năm 2011, khi chính quyền Barack Obama “xoay trục” chính sách đối ngoại sang châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã trở thành mục tiêu số một trong chương trình nghị sự quốc tế của Mỹ. Điều này sẽ không thay đổi.

Khi khả năng tự cung tự cấp năng lượng của Mỹ tăng lên, tài nguyên dầu ở Trung Đông đã giảm tầm quan trọng đối với Mỹ. Nhưng bất chấp sự tụt hạng, Trung Đông vẫn có một tầm quan trọng nào đó không thể dứt bỏ đối với lợi ích của Mỹ và ông Biden sẽ là người tiếp tục giải quyết một loạt các vấn đề thách thức trong khu vực.

Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump vào năm 2019 về việc khủng bố đã bị đánh bại và rút phần lớn quân đội Mỹ khỏi Syria cho thấy, ông duy trì cam kết loại bỏ, hoặc ít nhất là giảm đáng kể việc lực lượng Mỹ rơi vào các vướng mắc ở Trung Đông.

Những người chỉ trích ông Trump coi đây là sự phản bội đối với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là người Kurd ở Syria và Iraq, đồng thời cũng mở ra con đường gia tăng ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông.

Giới phân tích nhận định, ông Biden khó có khả năng thay đổi hướng đi của Washington ở Syria và Iraq, nơi Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở mức nhỏ.

Theo đó, nhân vật đảng Dân chủ sẽ không theo đuổi một cách tiếp cận tích cực hơn ở Syria, cũng như không cản trở bước tiến của Nga.

Vấn đề Syria vắng mặt đáng kể trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, bất chấp sự hiện diện của quân đội Mỹ vẫn còn ở đó. Nhóm của ông Biden ít nói về vấn đề này ngoài việc ám chỉ sẽ không rút lực lượng khỏi Syria.

Về bản chất, ông Biden dường như sẽ duy trì một cách tiếp cận tương tự như ông Trump: giữ sự hiện diện quân sự nhỏ ở đông bắc Syria; ủng hộ tiến trình chính trị của Liên Hợp Quốc; và duy trì các lệnh trừng phạt đối với Syria.

Trong khi ông Trump coi nhiệm vụ chống khủng bố IS phần lớn đã hoàn thành, ông Biden có thể cung cấp hỗ trợ quân sự mới của Mỹ để ngăn chặn sự trỗi dậy của nhóm. Điều này sẽ củng cố sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Syria và Iraq nhưng phía Mỹ vẫn muốn đây cũng là một khu vực mà người châu Âu nên gánh vác trách nhiệm lớn hơn.

Giảng hòa với Thổ Nhĩ Kỳ

Julien Barnes-Dacey, giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR), nêu quan điểm rằng ông Biden dường như sẵn sàng duy trì một sự hiện diện quân sự nhỏ ở đông bắc Syria với sự hỗ trợ nhiều hơn cho lực lượng người Kurd.

“Không rõ chính sách Syria của chính quyền Biden sẽ như thế nào vì họ không lên tiếng nhiều về vấn đề này”, chuyên gia này cho biết.

Tuy nhiên, theo cây bút Obaida Hitto của tờ TRT World, sẽ không có chuyện ông Biden không chuẩn bị trước chính sách đối ngoại sắp tới của mình. Theo Hitto, Mỹ nhận thức rõ rằng đảng Công nhân người Kurd (PKK) – đối thủ của Thổ Nhĩ Kỳ - là một tổ chức khủng bố.

Nhưng giờ đây, khi ông Trump đang trên đường rời đi, "ông Erdogan có lý do để lo lắng", nhà phân tích Gönül Tol của viện Trung Đông nhận định. Sam Heller, một nhà phân tích độc lập về Syria, nói: “Tôi không nghĩ rằng chính quyền Biden sẽ yêu thích Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria cũng như những nơi khác”.

“Chiến thắng của ông Biden có thể là một bước ngoặt đối với Trung Đông. Ông có thể không tiếp tục sự ủng hộ vô điều kiện và không giới hạn mà chính quyền Trump dành cho Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, đồng thời lên tiếng phản đối ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trong khu vực”, Hüseyin Alptekin, nhà nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chính trị, Kinh tế và Xã hội (SETA) đánh giá. “Biden có thể muốn thành lập một khối liên minh khu vực đối đầu với Nga. Do đó, ông ấy sẽ cần Thổ Nhĩ Kỳ”.

“Cuộc khủng hoảng Syria, Libya và Nagorno-Karabakh đã cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ là một cường quốc trong khu vực có thể cân bằng sự bành trướng của Nga. Nếu Biden hành động phù hợp, ông có thể có cơ hội làm việc với một nhân tố mạnh trong khu vực thay vì các tổ chức khủng bố”, Alptekin nói thêm.

(Nguồn: Soha, Người Đưa Tin, Báo Tin Tức)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Cuộc sống thường nhật

Cảnh báo: Kiểm tra ô tô nước ngoài trên cao tốc, phát hiện hàng trộm cắp; Câu lạc bộ ở Berlin bị cảnh sát khám xét trong lúc đang hoạt động

24/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

Cảnh báo những tai nạn giao thông nghiêm trọng: Đâm trực diện; Cháy toa xe di động; Máy kéo lộn vòng; Xe đang chạy bùng cháy

24/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

Điểm nóng hình sự Berlin: Bị đâm bất tỉnh trước siêu thị ở Wedding; Kiểm tra túi thể thao hành khách tại ga tầu, phát hiện đồ ngờ vực

22/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

An sinh - Thuế

Người hưởng trợ cấp, thu nhập thấp cần biết: Đệ đơn xin trợ cấp phụ phí chữa, trồng răng 

17/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

Tổng hợp tiền con Kindergeld 2024 - Cha mẹ cần biết (PHẦN I)

16/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

Người cao tuổi cần biết:  Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer

05/04/2024

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục do chi tiêu tăng mạnh   Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 12/11 cho thấy con số trên cũng vượt mức thâm hụt ghi nhậ

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang