Ấn phẩm chuyên đề: Luật  Bác bỏ Quan hệ Cha con (sửa đổi)

Đối với những trường hợp cha con cùng huyết thống, hoặc đang chung sống cùng gia đình, luật trên không liên quan gì.

Đối với những con ngoài giá thú, hoặc không cùng chung sống cha con nữa, cơ quan chức năng có quyền kiện ra toà án đòi bác bỏ quan hệ cha con. Họ được phép thực hiện quyền đó, khi mẹ/bố là người nước ngoài nhờ quan hệ cha con đó được quyền lưu trú ở Đức. Từng Tiểu bang sẽ quyết định, Sở Ngoại kiều (Ausländerbehörde) hay Sở Thanh thiếu niên (Jugendamt), Sở Hôn thú (Standesamt) chịu trách nhiệm thi hành luật trên.

Thời hạn bác bỏ trong vòng 5 năm tính từ khi sinh. Nghĩa là đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên, Luật trên không có hiệu lực thi hành.

Được quyền kiện bác bỏ quan hệ cha con theo Luật Gesetz zur Ergänzung des Rechts zur Anfechtung der Vaterschaft là những người nằm trong danh sách sau:

1- Chồng của mẹ đưá trẻ vào thời điểm nó được sinh ra. Theo luật định, vợ sinh con, thì chồng tự động là cha của đưá trẻ. Mặc dù vậy, nếu người chồng phát hiện mình không phải cha ruột của đưá trẻ, sẽ được quyền kiện ra toà đòi bác bỏ.

2- Người đã thừa nhận quan hệ cha con với đưá trẻ. Thường xảy ra đối với con ngoài hôn thú. Tuy nhiên nếu sau khi thừa nhận, phát hiện mình không phải cha ruột của đưá trẻ, sẽ được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con.

3- Người đã sống chung với mẹ của đưá trẻ trong thời gian thụ thai.

4- Mẹ của đưá trẻ.

5- Đưá trẻ (nếu đưá trẻ chưa thành niên thì người giám hộ được quyền kiện đòi bác bỏ).

6- Cơ quan chức năng, như: Sở Ngoại kiều (Auslảnderbehörde) hay Sở Thanh thiếu niên (Jugendamt), Sở Hôn thú (Standesamt), tùy quy định của từng Tiểu bang.

Luật bổ sung quyền bác bỏ quan hệ cha con (Gesetz zur Ergänzung des Rechts zur Anfechtung der Vaterschaft) giao cho cơ quan chức năng nhà nước được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con nhằm tách bạch hẳn giữa cha giả (Scheinvaterschaft) vốn nhằm mục đích ở lại Đức và cha thật (echtvaterschaft) liên quan đến huyết thống hoặc để xây dựng một gia đình đúng nghĩa.

Sáu đối tượng trên được quyền kiện đòi bác bỏ quan hệ cha con, nhưng toà án sẽ chỉ phán quyết bác bỏ, nếu:

1- Hoặc hiện tại hoặc tại thời điểm nhận cha con không tồn tại mối quan hệ chung sống gia đình cùng 1 nhà. Nói cách khác, muốn được thưà nhận quan hệ cha con thì tại thời điểm nhận cha con phải chung sống cùng 1 nhà, nếu không thì hiện tại phải đang sống chung cùng 1 nhà.

2- Hoặc người cha không phải là cha ruột của đưá trẻ.

3- Việc nhận quan hệ cha con nhằm để được quyền lưu trú ở Đức. Nói cách khác, chỉ khi cha hoặc mẹ đệ đơn xin cấp giấy phép lưu trú ăn theo con, quan hệ cha con mới bị xem xét thật hay giả bằng cách dựa vào mục 1 hoặc mục 2.

Từ mục 1 và 2 suy ra rằng, quan hệ cha con sẽ không bị toà án bác bỏ trong trường hợp đẻ ra nó, hoặc nếu không đẻ ra nó thì phải nuôi nấng nó.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Mục lục

I- Phần 1: Sửa Bộ Luật công dân (BGB)

1.1- Người có quyền đòi bác bỏ quan hệ cha con (Điều §1600 sửa đổi)

1.2- Thời hạn đòi bác bỏ (Điều §1600b sửa đổi)

II-Phần 2 Thay đổi một số Luật Liên bang khác

2.1- Luật Tình trạng gia đình sửa đổi (Personenstandgesetz)

2.2- Luật Lưu trú sửa đổi (Aufenthaltsgesetz)

2.2.1- Điều 79 mục (2) sửa đổi:

2.2.3- Điều § 90, mục (4) bổ sung:

2.3- Sửa luật xét xử dân sự

2.3.1- Sửa tên gọi của Điều §640 d: Giới hạn phạm vi những căn cứ điều tra xét xử; tham gia của Sở Thanh thiếu niên.

2.3.2- Sửa nội dung Điều §640 d:

2.4- Bổ sung Điều § (15) phần 229 Luật áp dụng Bộ luật công dân:

III- Phần 3 Hiệu lực

(Bấm vào đây để xem tiếp: Luật Bác bỏ Quan hệ Cha con (sửa đổi)

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang