Đức gian nan dự án Du học nghề Việt Nam: Bệnh viện Hufeland-Klinikum sa thải; Dự án Thüringen bấp bênh, vô số rủi ro

(Ảnh tiền sảnh bệnh viên Hufeland-Klinikum).

Bệnh viện Hufeland ở Bad Langensalza Bad sa thải du học nghề Việt Nam

Tại bệnh viện Hufeland ở Bad Langensalza, chỉ còn 1 trong 10 học viên nhập học ban đầu tiếp tục khóa học, 9 học sinh khác tự ý bỏ học, không hề thông báo. Vừa qua, những học sinh bỏ học, bệnh viện đã ra quyết định sa thải và yêu cầu trả lại phòng ở. Trớ trêu, những học sinh này đã tự ý bỏ học, mãi sau này, bệnh viện mới biết, lí do họ đã tìm được khóa học nghề nơi khác, trong khi bệnh viện đã cấp chỗ ở kèm đầy đủ trang bị cần thiết cho cuộc sống và kí hợp đồng đào tạo, thống nhất lịch phân công thực hành làm việc tại bệnh viện.

Từ sự kiện bất thường này, Hufeland-Klinikum Bad Langensalza đã quyết định hủy bỏ dự án đào tạo du học nghề từ Việt Nam được kì vọng lâu nay. Đồng thời, hủy hợp đồng đào tạo 9 người tự ý bỏ học cũng như hợp đồng sử dụng nhà ở kí cho cả thời gian đào tạo.

Chương trình học nghề

Bệnh viện Hufeland-Klinikum chỉ mới bắt đầu dự án đào tạo du học nghề từ Việt Nam vào tháng 09.2022. Mười du học nghề Việt Nam đã sang Đức từ đầu năm 2022 và ban đầu học tiếng Đức tại Bad Salzungen. Bệnh viện đã thuê căn hộ cho tất cả các học viên và trang bị nội thất cho họ. Theo kế hoạch ban đầu, bệnh viện sẽ tiếp tục nhận nhiều học sinh từ Việt Nam đến Thüringen vào năm 2023. Tuy nhiên từ thực tế trên, bệnh viện buộc phải ngừng dự án.

Dự án đào tạo du học nghề Việt Nam ở Thüringen trước những thách thức

(Nữ du học nghề Việt ở một nhà hàng ở Insel Usedom).

Từ 5 năm nay, Phòng Công nghiệp và Thương mại, cùng với Phòng Thủ công ở miền nam Südthüringen triển khai thực hiện dự án du học nghề từ Việt Nam. Một dự án nhắm khắc phục sự thiếu hụt công nhân lành nghề trong khu vực. Dự án thành công như thế nào trong thực tế? Kinh nghiệm của các công ty là gì? Và cuối cùng có bao nhiêu thực tập sinh ở lại với công ty của họ? Dự án được cơ quan trên tổng kết sau 5 năm cho thấy:

Thực tế từ một doanh nghiệp nhận du học nghề Việt

Đó là nhà máy chế tạo thiết bị máy móc Huldreich Lind nhận đào tạo thực hành 2 du học nghề Việt, hiện đang học năm thứ 3, để trở thành thợ cơ khí. Tâm tư nguyện vọng cả hai chia sẻ rằng, con đường đến Đức không chỉ là cơ hội để định hình tương lai của chính mình, mà qua đó còn có thể hỗ trợ gia đình về mặt tài chính. Ngoài việc đào tạo, còn làm vào cuối tuần, cho các nhà hàng.

Đây là doanh nghiệp gia đình nhỏ có trụ sở tại Rippershausen gần Meiningen sử dụng tổng cộng 12 lao động. Huldreich Lind cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong những năm gần đây, thiếu nhân lực trầm trọng, tìm kiếm học sinh học nghề khó khăn. Việc tham gia dự án đào tạo du học nghề Việt Nam, công ti cho biết: Chúng tôi đã chuẩn bị cho thực tế rằng đây sẽ là một quyết định thử nghiệm nhỏ.

Năm năm nhập học hơn 150 du học nghề Việt Nam

Kể từ năm 2017, hơn 150 du học nghề từ Việt Nam đã được đưa đến Südthüringen thông qua dự án đào tạo của Phòng Công Thương (IHK) và Phòng Thủ công mỹ nghệ (HWK). Vì mục đích này, Südthüringen đang hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ du học tại Việt Nam. Dịch vụ du học này tuyển sinh và đào tạo 1 năm tiếng Đức.

Nhập cảnh vào Đức, du học nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ B2. Trong khi đó Luật nhập cư lao động lành nghề chỉ đòi hỏi có chứng chỉ tiếng Đức B1 để được cấp giấp phép cư trú.

Mặc dù được tài trợ, doanh nghiệp đào tạo thực hành ở Đức phải chi phí cao hơn so với học sinh Đức học nghề

Chi phí đào tạo tiếng ở Việt Nam do tiểu bang das Land Thüringen chi trả. Du học nghề Việt tự trả tiền vé máy bay tới Đức. Tuy nhiên, việc tiếp nhận một du học nghề Việt Nam đồng nghĩa doanh nghiệp phải chi một khoản tài chính bổ sung so với nhận học sinh học nghề Đức. Theo luật, du học nghề phải có khả năng tự chi trả chi phí sinh hoạt hàng tháng, ở mức hiện nay quy định 950 euro mỗi tháng. Như vậy, công ty phải trả số tiền đó cho du học nghề dưới dạng tiền lương hàng tháng. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả các chi phí hỗ trợ về mặt hòa nhập vào xã hội Đức phát sinh, cũng như các chi phí chỗ ở, trang thiết bị nhà ở ban đầu.

Tiếng Đức là thách thức lớn nhất

Nhà máy Huldreich Lind đã thuê một căn hộ cho du học nghề Việt Nam ở Walldorf gần doanh nghiệp. Cả hai bên đều thấy rằng thách thức lớn nhất là rào cản tiếng Đức. Ban đầu, điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách ra hiệu tay chân.

Do đó, thời gian đào tạo đầu tiên chủ yếu dành cho việc dạy kèm tiếng Đức. Mặc dù được đào tạo tiếng Đức phổ cập, kỹ năng tiếng Đức của du học nghề Việt thường không đủ để khởi đầu tốt cho việc đào tạo. Trong nhiều trường hợp, dạy kèm là cần thiết.

Cuối cùng là câu hỏi, tỷ lệ du học nghề Việt ở lại doanh nghiệp là bao nhiêu?

Vấn đề cuối cùng cốt lõi nhất khi nhận du học nghề từ Việt Nam là doanh nghiệp nhận đào tạo thực hành giữ lại được bao nhiêu học sinh đó, có xứng đáng với các khoản đầu tư ban đầu không? Theo thống kê của Phòng Công nghiệp và Thương mại, khoảng 80% trong số hơn 150 du học nghề Việt Nam ở lại công ty của họ. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu tỷ lệ 80% kéo dài được bao lâu, hay chỉ ở lại vài tháng rồi hủy ngang hợp đồng lao động.

Rủi ro cho công ty: Du học nghề nghỉ việc sau khi tốt nghiệp

Theo IHK và HWK không phải tất cả các công ty đều may mắn như nhau. Như nhà máy sản xuất xúc xích đặc sản Meininger. Công ty đã tham gia dự án du học nghề Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Trong tổng số 12 học viên tốt nghiệp, tới nay chỉ còn 1 người ở lại với công ty, còn lại như nuôi tu tú. Giám đốc chỉ biết than thở, tôi nghĩ chúng tôi đã không may mắn. Lý do cho sự ra đi rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét các doanh nghiệp lỡ nuôi tu hú sẽ nhận thấy, một số du học nghề Việt chuyển đến địa phương có người thân quen sinh sống, ngay sau tốt nghiệp, những người khác thì muốn đến thành phố lớn đông đúc, nhiều người Việt hơn.

Dự án cần được được phát triển trên cơ sở kinh nghiệm tới nay

IHK và HWK muốn tiếp tục phát triển dự án trên cơ sở kinh nghiệm thu được cho đến nay. Một mặt, họ muốn đảm bảo rằng một phần học tiếng Đức cần được chuyển đến Đức đào tạo. Qua đó, các kỹ năng ngôn ngữ có thể được cải thiện và đồng thời những người trẻ tuổi có nhiều thời gian hơn để ổn định trước khi bắt đầu chính thức học nghề.

Nhiều vấn đề hoàn toàn mới đối với du học nghề, đơn giản như ký kết hợp đồng thuê nhà hay việc giản đơn như sử dụng máy giặt.

Du học nghề đến từ các vùng nông thôn của Việt Nam

Du học nghề không chỉ những học sinh trẻ tuổi ở Hà Nội, hay Tp Hồ Chí Minh mà hiện phần lớn ở các vùng nông thôn. Các công ty tiếp nhận họ, hy vọng rằng những du học nghề này sẽ dễ thích nghi hơn với khu vực nông thôn Südthüringer Region, không bị cuốn hút bởi các thành phố lớn như Berlin hay München.

Trong tương lai, IHK muốn tăng đáng kể số lượng du học nghề từ mức 40 người / năm hiện nay lên 100. Để đạt được chỉ tiêu đó, nhiều công ty ở Südthüringen giờ đây cần mở rộng cửa đón nhận.

Mặc dù khá rủi ro, công ty vẫn đánh giá mặt tích cực

Công ty Meininger cho biết, ngay cả khi không phải mọi thứ đều suôn sẻ, kết quả nhận du học nghề Việt Nam vẫn có mặt tích cực. Mặc dù công ty đã đình chỉ tuyển du học nghề từ Việt Nam trong năm nay, nhưng vẫn muốn quan sát những trải nghiệm mà các công ty khác tiếp tục tuyển dụng.

Bằng cách tham gia vào một dự án khác, công ti Meininger Wurstspezialitäten đã tuyển dụng bốn du học nghề từ Mông Cổ vào mùa thu này. Họ lớn tuổi hơn các du học nghề Việt Nam và do đó độc lập hơn.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang