Du lịch trên toa tầu hảo hạng, như khách sạn 5 sao suốt chặng đường gập ghềnh xuyên Việt: Hà Nội – Hồ Chí Minh

Chuyến hành trình bằng tầu tốc hành Thống Nhất kết nối Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh được một hãng du lịch Đức quảng bá là cơ hội tốt để tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Mặc dù hầu hết các toa tàu đều cũ kỹ và mộc mạc, nhưng du khách có thể di chuyển trong một không giam mêng mang lộng lẫy suốt chiều dài đất trời Việt Nam.

Tầu Tốc hành Thống nhất

Đây là tên gọi của tuyến đường đơn dài nhất Việt Nam 1.726 km nối thủ đô Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hoạt động giao thông đường sắt liên tục giữa hai thành phố được nối lại vào năm 1976. Thời gian tầu chạy hết toàn tuyến mất ít nhất 32 giờ.

Bốn hạng vé

Từ “Giường mềm” (loại ghế dài kiểu cũ trong khoang bốn giường) đến “Ghế cứng” (trên ghế băng không có đệm trong khoang có không gian mở). Ngoài ra còn có một toa ăn uống.

Tàu hỏa là một cách tốt để tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, sự thoải mái không được cung cấp ngay cả ở hạng vé cao nhất: Chỉ một số toa hạng sang có máy lạnh, có thể đặt riêng. Nhìn từ bên ngoài, toa màu trắng có sọc đỏ và xanh trông giống như các toa tàu đường sắt quốc gia khác, với nội thất sang trọng theo phong cách Đông Dương hoài cổ cùng nhiều gỗ và mây. Nếu để ý kỹ, sẽ thấy toa tầu đã được sơn lại có dòng chữ vàng “Toa xe thượng hạng”.

Đội ngũ nhân viên tinh tế, phục vụ như khách sạn 5 sao

Khi du khách bước vào, nhân viên đã sẵn sàng đón ở cửa. Đồng phục hoàn hảo, với áo sơ mi trắng gọn gàng, gilê màu be, cà vạt phù hợp cho nam, xám nhạt sang trọng cho nữ. Cộng thêm nụ cười duyên dáng tỏ ra tự tin. Hành lý được lấy từ khách và xếp gọn, sau đó hành khách được đưa đến chỗ ngồi đã đặt trước.

Tổng cộng, toa xe có 12 chỗ ngồi trong tổng số sáu cabin, mỗi cabin có hai ghế bọc nệm đối diện thoải mái, có thể gập thành giường. Một chiếc khăn tắm và đôi dép nhung nằm trong chiếc giỏ bên dưới. Nếu muốn tách biệt, hành khách có thể kéo tấm rèm trắng giữa những bức tường mây đan tinh xảo.

Phía sau toa: Một quầy bar hấp dẫn, một nhà vệ sinh hiện đại với bồn rửa lớn và một căn bếp nhỏ. Thực đơn bữa trưa gồm ba món được chuẩn bị mới và phục vụ tại chỗ trên bộ đồ ăn đầy phong cách. Gỏi hải sản với đu đủ, thịt bò luộc mềm và kem chanh thật tuyệt vời. Ngoài ra còn có rượu vang sủi, bia, trà, cà phê và cocktail miễn phí. Khách cũng có thể đặt rượu sâm panh, trứng cá muối và đĩa pho mát nhưng phải trả thêm phí. Thực đơn trên tàu có thể dễ dàng cạnh tranh với một khách sạn năm sao.

Thật đáng ngưỡng mộ cách thức nhân viên phục vụ hành khách, cố gắng giữ thăng bằng khi sử dụng chiếc xe đẩy liên tục giật cục, lúc lắc sang phải, sang trái. Nhiều hành khách cảm kích chụp ảnh chuyến đi và đăng ngay, điều này không có vấn đề gì vì WiFi ở Vietage rất ổn định và nhanh chóng.

Chiêm ngưỡng nông thôn, cảnh quan Việt Nam khi tầu lướt qua

Ngoài ẩm thực, xem chiếu phim, cảnh quan là điểm nhấn thứ hai của hành trình du lịch tàu hỏa xuyên Việt. Trước hết, cuộc sống ở thành phố hiện đại với hàng triệu dân trôi qua qua cửa sổ đoàn tầu. Trong chiến tranh Việt Nam, Đà Nẵng trở thành căn cứ không quân của quân đội Mỹ và là căn cứ hải quân lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Hồi đó, lính Mỹ đi nghỉ ở bãi biển này dài 20km, ngày nay với bãi cát trắng mịn màng, là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Đôi khi tàu chạy ầm ầm qua bãi biển, nhưng hầu hết đều chạy xa bờ biển. Những khung cảnh bình dị của vùng nông thôn Việt Nam nối tiếp nhau với những cánh đồng lúa nơi người dân địa phương đội chiếc nón lá truyền thống đang trồng cây mới. Màu xanh mướt đến tận chân trời, nơi những dãy núi hùng vĩ mọc lên. Đây đó trâu nước đắm mình trong bùn. Diệc trắng đứng đông cứng bên bờ sông.

Đôi khi đường tầu sát các ngôi nhà và trang trại đến mức có thể nhìn thấy chiếc chảo của một người nông dân đang nấu bữa trưa trên sân thượng. Lúc đó chính là giờ ăn, nút chai cũng bật lên trong khoang tàu: Người phục vụ rót loại rượu vang sủi của Úc mời du khách.

Du khách tiếp tục tới TP. HCM

Tàu đến ga Diêu Trì đúng giờ một cách đáng ngạc nhiên, sân ga được canh gác bởi một cảnh sát trông nghiêm túc trong bộ đồng phục sạch sẽ. Hầu như tất cả người phương Tây đều xuống tầu ở đây. Chỉ một số ít tiếp tục chuyến du lịch tới Thành phố Hồ Chí Minh. Theo lịch trình, tàu vẫn mất 13 giờ để đi hết quãng đường 630 km tới Sài Gòn. Giải pháp thay thế là đi xe trên đường cao tốc Bắc Nam, nơi có đầy đủ xe tải, xe SUV kiểu dáng đẹp và rất nhiều xe buýt. Với xe buýt du khách có thể đến đích nhanh hơn nhưng hành khách thường xuyên có nguy cơ phải nghẹt thở trên đường do hành động vượt xe nguy hiểm của tài xế.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang