- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm xuống thì bệnh về đường hô hấp tiếp tục gia tăng, tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận tác nhân bất thường.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết từ ngày 13/11 đến ngày 19/11/2023 (tuần 46), thành phố ghi nhận 1.373 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, nâng tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2023 đến tuần 46 là 39.413 ca. Huyện Nhà Bè, Bình Chánh và quận Bình Tân là 3 địa phương có số ca mắc cao.
Trong khi đó, trong tuần 46 TP.HCM cũng ghi nhận 443 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, nâng số ca mắc bệnh từ đầu năm lên 16.542 ca. Ngoài huyện Nhà Bè thì quận 1 và quận Bình Thạnh cũng là 2 địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao.
Trao đổi với chúng tôi, Th.BS Nguyễn Đình Qui - Phó khoa Truyền nhiễm, Quyền điều hành khoa, BV Nhi đồng 2 cho biết tình hình bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc bệnh không nổi trội, chưa gây ra đỉnh dịch.
"Tình hình sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng nổi trội thì không, mỗi ngày chỉ tăng một chút và mình theo kịp để điều trị, đáp ứng phòng chống dịch kịp thời.
Hiện số ca điều trị ngoại trú của bệnh viện có tăng nhưng chưa thống kê cụ thể. Còn nội trú thì ở khoa mỗi ngày điều trị từ 18-20 ca sốt xuất huyết với từ 10-12 ca bệnh nhân mới. Trong số này có khoảng 10-15% là các ca nặng, phải truyền dịch, cấp cứu. Đối với bệnh tay chân miệng thì hầu hết các bé nhập viện ở mức độ 2A, mức 2B thì không nhiều và nổi trội như các tháng trước", Th.BS Nguyễn Đình Qui nói.
Theo BS Qui, tình hình dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết có khả năng sẽ kéo dài đến Tết và sau Tết, hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu trũng xuống.
"Với tình hình thời tiết tại TP.HCM vẫn còn mưa, nguy cơ sốt xuất huyết vẫn có khả năng tiếp tục vì muỗi nhiều làm gia tăng virus sốt xuất huyết. Đối với dịch tay chân miệng thì trẻ vẫn còn đi học nhiều, nếu làm công tác phòng ngừa tốt sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh", BS Qui phân tích.
Cũng theo Th.BS Nguyễn Đình Qui, ngoài sốt xuất huyết và tay chân miệng, vào thời điểm cuối năm thì bệnh về đường hô hấp, cảm cúm sẽ gia tăng. Việc phân biệt được các tác nhân gây cảm sốt sớm sẽ là điều kiện tiên quyết giúp điều trị cho trẻ được kịp thời, tránh diễn tiến nặng, nguy hiểm.
"Để phân biệt được các loại sốt khi các bậc phụ huynh có con em sốt từ 2-3 ngày không khỏi thì tốt nhất nên đưa con em mình đi khám ở các cơ sở y tế. Từ đó dựa vào kết quả khám để biết bé có bị tay chân miệng hay không thông qua biểu hiện ở hồng ban tay chân, loét miệng.
Đối với sốt xuất huyết thì phát hiện dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán, nếu bé không bị sốt xuất huyết và tay chân miệng, chỉ sốt đơn thuần, không khó thở thì phụ huynh có thể cho bé điều trị ngoại trú cảm cúm siêu vi thông thường. Phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị và theo dõi bé từ đầu, ngăn ngừa bệnh tình diễn tiến nặng. Đồng thời phải lưu ý việc phòng ngừa, coi con em mình đã được chích vaccine cảm cúm trong năm nay chưa thì phải thực hiện. Rửa tay và đeo khẩu trang cũng là cách để giúp bé phòng ngừa tốt hơn các bệnh truyền nhiễm", Th.BS Nguyễn Đình Qui nói.
Ghi nhận tại phòng cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, BV Nhi đồng 2, hiện có 3 trường hợp sốt xuất huyết nặng, có sốc và tái sốc. Đặc biệt, 1 bệnh nhi phải hỗ trợ hô hấp sau khi suy hô hấp vì sốt xuất huyết.
Chăm sóc đứa con trai 9 tuổi mắc sốt xuất huyết nặng, chị Nguyễn Thị Thủy (ngụ quận 12) cho biết rất lo lắng khi thấy con liên tục sốt cao, phải thở máy.
"Ban đầu thì bé có triệu chứng giống cảm cúm, đưa đi phòng khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị sốt xuất huyết nên gia đình mới đưa con vào bệnh viện. Bé bị nôn ói, đau nhức mình, đi phân lỏng và sốt tận 40 độ khiến chị rất lo lắng. Giờ chị chỉ mong con sớm hết bệnh", chị Thủy nói.
Theo BS. Qui, việc điều trị sốt xuất huyết khó nhưng dự phòng bệnh thì dễ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến nơi sinh sống, sinh hoạt để muỗi không có cơ hội để sinh sản. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao 2-3 ngày cần đưa trẻ đi khám, làm xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng có mắc sốt xuất huyết hay không. Thông thường, khoảng 60% trẻ mắc sốt xuất huyết có thể điều trị ở nhà. Điều quan trọng của bố mẹ là phải theo dõi diễn tiến bệnh của con em mình, tránh tình trạng chủ quan, lơ là khiến trẻ trở nặng.
Ngày 29-11, tin từ gia đình nữ sinh Ninh Thuận bị thiệt mạng do tai nạn giao thông, cho biết Toà án quân sự Khu vực 2 (Quân khu 5) đã quyết định mở lại phiên xét xử sơ thẩm cựu thiếu tá quân đội tông chết nữ sinh.
Theo đó, phiên toà dự kiến được mở lại vào sáng 5-12-2023 tại Toà án quân sự Khu vực 2 Quân khu 5 (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà), sau khi hoàn thành điều tra bổ sung.
Bị can Hoành Văn Minh (SN 1986, cựu thiếu tá, trợ lý tài chính Trung đoàn Không quân 937) sẽ bị đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Đáng chú ý, sau khi hoàn thành điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra hình sự khu vực 3, Quân chủng Phòng không - Không quân đã miễn trách nhiệm hình sự với ông Phạm Văn Võ (50 tuổi, chú cựu thiếu tá Minh) và bà Huỳnh Thị Kim Hằng (30 tuổi, vợ cựu thiếu tá Minh)
Cụ thể, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Khu vực 2 Quân chủng Phòng không – Không quân, hành vi của ông Võ, bà Hàng đã cấu thành tội "Khai báo gian dối" theo quy định tại khoản 1 Điều 382 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tội mà các bị can phạm phải là tội ít nghiêm trọng, các bị can phạm tội lần đầu, đều có nhân thân tốt. Trong quá trình giải quyết vụ án, nhận thức được sai phạm của mình, luôn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
"Việc khai báo gian dối của các bị can diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, ngay sau đó đã tự nguyện, chủ động khai báo lại đúng sự thật… Vì vậy, việc đình chỉ điều tra vụ án đối với tội "khai báo gian dối", đình chỉ điều tra bị can đối với Phạm Văn Võ, Huỳnh Thị Kim Hằng của Cơ quan điều tra là có căn cứ, đúng pháp luật" – trích cáo trạng.
Trong cáo trạng truy tố bổ sung, cơ quan này giữ nguyên quan điểm truy tố bị can Hoàng Văn Minh về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Đối với yêu cầu của ông Hồ Hoành Hùng (cha nữ sinh) về việc xử lý một số cá nhân liên quan trong hoạt động xét nghiệm nồng độ cồn của nữ sinh, Cơ quan điều tra đã chuyển đơn đến Công an tỉnh Ninh Thuận để xem xét giải quyết.
Tháng 8-2023, phiên toà xét xử vụ án "vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ" đã được mở. Tuy nhiên, sau đó, HĐXX đã tuyên trả hồ sơ để làm rõ vì nhiều lý do, trong đó có việc lý lịch nhân thân chưa rõ; cần đánh giá lại hành vi, vai trò của 2 bị cáo Hằng và Võ.
Theo cáo trạng, khoảng 8 giờ ngày 28-6-2022, ông Minh điều khiển xe con trên đường 16 Tháng 4 theo hướng đường Ngô Gia Tự, ở giữa có dải phân cách cứng (thuộc TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Ông Minh có ý định vào Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận (Vietinbank Ninh Thuận) để giao dịch.
Cách cổng Vietinbank Ninh Thuận khoảng 40 m, ông Minh bật đèn tín hiệu xi nhan xin đường bên phải. Khi còn cách cổng ngân hàng khoảng 5 m, ông Minh đánh lái cho xe chuyển hướng sang phải để vào cổng.
Thời điểm này, đầu xe cách lề đường khoảng 0,6 m thì phần trước bên phải xe do ông Minh điều khiển va chạm phần tay cầm lái bên trái của xe máy do nữ sinh Hồ Hoàng Anh điều khiển từ phía sau chạy lên, làm xe máy đổ sang phải, trượt về phía trước.
Nạn nhân văng ra xa khoảng 4 m, đầu đập xuống lề đường, tiếp đó va vào trụ điện, nằm bất động. Tài xế gây tai nạn là Hoàng Văn Minh phản xạ đạp phanh cho xe dừng lại rồi cùng vợ xuống xe, đến chỗ em Hồ Hoàng Anh kiểm tra. Thời điểm mở cửa xuống xe, ông Minh sử dụng điện thoại di động.
Thấy em Hồ Hoàng Anh bị thương nặng nên ông Minh quay trở lại mở cửa phía sau bên trái xe 7 chỗ, nói mọi người xuống xe để ông đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Lúc này, do lo sợ sự việc ảnh hưởng xấu đến bản thân và đơn vị nên ông Minh đã nói riêng với ông Phạm Văn Võ, nhờ ông này nhận là người điều khiển xe gây tai nạn. Nữ sinh Hồ Hoàng Anh sau đó tử vong khi đưa đến bệnh viện.
Khi công an điều tra vụ việc, ông Võ đã nhận mình là người điều khiển chiếc xe gây tai nạn. Bà Huỳnh Thị Kim Hằng biết rõ ông Võ đứng ra nhận tội thay chồng nhưng đã khai báo gian dối với cơ quan công an. Bà Hằng còn cam kết chịu trách nhiệm về lời khai của mình trước pháp luật.
Trong quá trình điều tra, vào ngày 13-7-2022, Công an TP Phan Rang - Tháp Chàm gửi thông báo cho gia đình nạn nhân. Theo đó "kết quả kiểm tra nồng độ cồn của nữ sinh Hồ Hoàng Anh là 0,79 mg/100 ml máu", khiến người thân nạn nhân bức xúc.
Liên quan vụ việc, Hội đồng Kỷ luật Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã kỷ luật 5 cá nhân liên quan sai sót trong quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của nữ sinh Hồ Hoàng Anh.
(Ảnh minh họa).
“Chích đi! Bị gì thì tiêm tan ngay, chẳng sao hết”, đưa cây kim đã bơm sẵn filler, “giáo viên” ép tôi tiêm vào mặt cô gái 17 tuổi dù mới chỉ học việc được 1 tiếng.
Tháng 8/2023, trong vai người có nhu cầu học việc, PV VTC News thâm nhập một “lò” đào tạo siêu tốc tiêm filler, botox. Quá trình thâm nhập đã lý giải được việc tại sao những “tai nạn” lại liên tiếp xảy ra trong lĩnh vực làm đẹp này.
Học nhanh mấy cũng được
Sau thời gian thăm dò các hội nhóm làm đẹp và chuẩn bị cho mình một bộ sơ yếu lý lịch hợp lý, chúng tôi được thêm vào group chat “Tuyển mẫu TP.HCM” trên ứng dụng Zalo. Mỗi ngày, hàng trăm tin nhắn tuyển mẫu và học viên từ các “giáo viên” tự xưng liên tục được gửi vào group này.
“Nằm vùng” đủ lâu, chúng tôi liên hệ với tài khoản có tên Phạm Lê Huyền Diệu. Trên trang cá nhân, người này mô tả bản thân là giáo viên đào tạo tiêm filler, botox chuyên nghiệp. Ảnh đại diện mặc đồ blouse trắng, ảnh bìa đứng giữa hàng trăm học viên đang cầm giấy chứng nhận “ra lò”, chúng tôi phải chậc lưỡi người này làm hình ảnh rất tốt.
Nhắn tin ngỏ ý có nhu cầu học việc, Diệu lập tức gửi bảng giá với chi phí 22 triệu đồng/khoá học cho chúng tôi.
Khi người đầu dây than thở giá quá cao, Diệu phân trần: “Giá đó là thấp nhất rồi, vì dạy filler cũng cực lắm. Thêm khoản kiếm mẫu tiêm và soạn giáo trình nữa, nên không có giá thấp hơn được chị”.
Nói xong, Diệu gửi cho chúng tôi địa chỉ cơ sở đào tạo và hẹn đến trực tiếp để được tư vấn kỹ hơn.
Một ngày sau, theo địa chỉ, chúng tôi đến căn nhà bề thế số 69/20 đường Nguyễn Gia Trí (phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Căn nhà có bảng hiệu lớn, được đề tên Charm Beauty - chuyên các dịch vụ làm đẹp.
Vừa dừng xe, bảo vệ lập tức hỏi chúng tôi: “Khách hay đi học?”. Khi biết chúng tôi đến để học việc, người này chỉ về phía sau: “Học thì đi ra sau kia”.
Luồn lách khỏi nhà xe và đi sâu vào phía sau, một cầu thang nhỏ dán những mảng giấy A4 chỉ lối đi cho học viên. Điểm đến là căn phòng nhỏ, khoảng 35m2.
Đón chúng tôi là Diệu, người đã trò chuyện qua tin nhắn Zalo.
Trong căn phòng luôn đinh tai của tiếng máy phun xăm, có khoảng 10 học viên đang học nghề phun xăm tại đây, tất cả đều rất trẻ. Ngoài đào tạo tiêm filler, botox, Diệu kiêm luôn “giáo viên” dạy phun xăm.
“Như em đã nói rồi, không có khoá nào thấp hơn 22 triệu hết chị. Vì tuyển mẫu để thực hành rất tốn filler, filler thì phải mua mà. Học tiêm filler giá còn thấp á, chứ các bạn học phun xăm kia toàn trên 30 triệu đồng/khoá đó chị”, vừa nói, Diệu vừa đưa bảng giá đã được in sẵn cho chúng tôi.
Diệu cho biết, với mức giá này, học viên sẽ được chính Diệu đào tạo đến khi cứng tay, có thể ra làm riêng. Trung bình mỗi học viên sẽ mất khoảng 1 tháng để hoàn thành khoá học.
Lấy lý do phải về quê sinh sống, chúng tôi nói muốn học chút nghề để kiếm thêm thu nhập, Diệu cổ vũ, nói đó là tư duy sáng suốt vì ở quê “dễ dụ” khách hơn.
“Chị muốn học lắm, nhưng thật sự là chị chỉ ở TP.HCM có 5 ngày nữa. 5 ngày sau bay về quê rồi, không biết vậy có học kịp không”, chúng tôi thử dò hỏi, không mong nhận được cái gật đầu.
Thế nhưng, câu trả lời của Diệu khiến chúng tôi ngã ngửa: “Hơi gấp đấy, nhưng thôi không sao, chị dạn tay là được. Em sẽ tuyển mẫu liên tục để chị thực hành”.
Chúng tôi tiếp tục tự đưa mình vào thế khó: “Nhưng 5 ngày ở lại đây, chị chỉ rảnh vài tiếng buổi chiều. Nói chung chị chỉ học được tầm 3 - 4 buổi, mỗi buổi vài tiếng. Tại phải sắp xếp đồ đạc ở đây để về, vì đợt này về quê hẳn mà. Vậy ổn không?” .
Không chần chừ, Diệu một lần nữa khẳng định: “Em xử lý được. Mai chị đi học luôn nhé. Học xong vẫn sẽ có chứng nhận đào tạo để về quê mở tiệm”.
Tuy choáng với những phản ứng của Diệu, chúng tôi vẫn phải tiếp tục “vai diễn”: “ Nhưng nếu vậy thì thiệt cho chị quá. Nếu chị chỉ học có vài buổi mà vẫn 22 triệu thì thiệt cho chị quá. Học ít thì chắc chắn sẽ không tốn nhiều mẫu, mà chị cũng không đòi thực hành quá nhiều đâu. Lấy chị nửa giá được không”.
Câu hỏi này khiến Diệu suy nghĩ vài giây. Cuối cùng, Diệu đồng ý mức giá 15 triệu đồng và yêu cầu chúng tôi chuyển khoản trước 2 triệu đồng tiền cọc để làm hợp đồng.
Bị ép tiêm lên mặt mẫu
12h40 ngày hôm sau, chúng tôi trở lại “cơ sở đào tạo”, chính thức trở thành học viên của “cô giáo” Diệu.
Cầm “giáo trình”, “cô giáo” đọc cho chúng tôi nghe các định nghĩa: Filler, botox là gì? Kim tiêm gồm những loại nào? Những vùng nào sẽ tiêm filler và những vùng nào sử dụng botox. Phần học lý thuyết được “cô giáo” kết thúc sau 20 phút.
13h10, “cô giáo” cho chúng tôi làm quen các loại kim tiêm và tập bơm chất ra dụng cụ hình phẳng, theo các hướng ngang dọc.
Quá trình học chúng tôi liên tục đề cập đến việc bản thân rất sợ kim tiêm, lo ngại sẽ không giữ được bình tĩnh khi cầm kim. Những lo ngại này đều bị Diệu bác bỏ: “Cứ tập sẽ quen”.
13h25, một cô gái còn rất trẻ xuất hiện tại cơ sở. “Mẫu tới rồi chị. Chị qua đây em chỉ ủ tê cho mẫu”, Diệu gọi chúng tôi.
Theo lời của Diệu, cô gái này được tuyển từ các hội nhóm chuyên tuyển mẫu làm đẹp. Tại các hội nhóm này, luôn có rất nhiều người sẵn sàng làm “chuột bạch” cho những người học việc. Mục đích để được làm đẹp miễn phí, hoặc chỉ phải trả một mức giá rất thấp.
Trước khi lên bàn tiêm, mẫu sẽ phải ký vào một bản cam kết không khiếu nại, đồng ý sử dụng dịch vụ.
Thông tin từ bản cam kết này, cô gái vừa đến sinh năm 2006 - mới chỉ 17 tuổi.
13h40, sau 15 phút ủ tê môi và cằm cho cô gái trẻ, Diệu đưa kim tiêm đã có sẵn filler hối thúc chúng tôi trực tiếp thực hiện tiêm.
“Trời! Chưa được đâu! Chị sợ kim lắm, với cả mới đến lớp có 1 tiếng mà tiêm cái gì, đã học được gì đâu”, chúng tôi tìm cách từ chối việc cầm kim tiêm.
Thấy chúng tôi khá cuống, Diệu trấn an: “Được rồi, vậy em tiêm môi trên, chị nhìn rồi lát tiêm môi dưới. Dễ lắm!”.
Và rồi, môi trên của cô gái 17 tuổi được tiêm nhanh gọn. Dù máu chảy nhiều, khó cầm lại nhưng người tiêm và người được tiêm đều không có phản ứng đặc biệt, cả hai như đã rất quen với tình huống này.
Tiếp tục quay qua chúng tôi, Diệu đưa cây kim, nói: “Giờ đừng nói là không chích được nha, nhìn thấy rồi còn gì. Chị cứ đâm vô, dễ òm mà”.
Nhất quyết không cầm kim, chúng tôi ngỏ ý được thực hành trên da heo hay hình nộm. Đề nghị này bị Diệu gạt phắt: “Làm gì có thời gian. Thực hành trên người thật là xịn nhất rồi, vậy mới lên tay nhanh được. Nhanh đi, chích đi!”.
Chúng tôi cầm cây kim từ tay Diệu rồi giả bộ đánh rơi vì run. Mặc kệ tâm lý này của học viên mới, Diệu vẫn cật lực hối thúc: “Chích đi! Chưa thấy ai nhát như bà luôn đó”.
Nói xong, Diệu quay qua cô gái 17 tuổi tìm “đồng minh”. Hiểu ý, mẫu trẻ bắt đầu năn nỉ chúng tôi: “Tự tin lên chị ơi, em không sợ mà sao chị phải sợ. Chị chích nhanh chứ để lâu hết tê em đau lắm”.
Chúng tôi dần hiểu, trong những “lò” đào tạo kiểu này, chính người tuyển mẫu và mẫu đã ngầm thống nhất với nhau nhiều điều. Trong đó, việc làm mẫu cho học viên tay ngang là điều hiển nhiên, không màng tới những hệ quả nặng nề bản thân có thể gặp phải.
Thấy chúng tôi vẫn nằng nặc không chịu cầm kim, Diệu bắt đầu cáu: “Người ta còn không sợ mà chị sợ cái gì. Chích đi! Bị gì thì tiêm tan ngay, chẳng sao hết!”.
Để không mất thời gian và không trực tiếp thực hiện sai phạm, chúng tôi nói rõ việc không thể thực hành lên người thật ngay trong buổi học đầu tiên, vì bản thân rất sợ. Chúng tôi đề nghị, với buổi học này chỉ xin phép được nhìn “cô giáo thị phạm” cho quen mắt.
Bất lực trước một học viên “cứng đầu”, Diệu đành chấp nhận.
Phần môi dưới và cằm của cô gái 17 tuổi được Diệu chích chi chít mũi, bơm đủ thứ chất. Cảnh tượng này khiến chúng tôi phải rùng mình khiếp sợ.
Quá trình tiêm, Diệu không quên càu nhàu: “Mẫu có phải kiếm là có liền đâu, tuyển mẫu cũng tốn filler chứ bộ. Học viên khác thì giành nhau chích, bà thì chê. Đúng không hiểu nổi”.
Sau khi tiêm, môi và cằm của cô gái 17 tuổi thay đổi rõ rệt, dày hơn. Tuy sưng và có dấu hiệu bắt đầu bầm tím, cô gái này không hề nề hà mà chỉ tỏ cảm giác thích thú.
Thanh toán xong số tiền 500 nghìn đồng cho Diệu, cô gái ra về.
Theo quan sát của chúng tôi, quá trình đến đây và hoàn tất việc tiêm, cô gái trẻ không hề thắc mắc tới loại chất đã được bơm vào mặt mình. Về phía Diệu, “cô giáo” này cũng không hề dặn dò việc vệ sinh hay kiêng cữ sau khi tiêm cho mẫu.
Cầm số tiền mẫu vừa đưa, Diệu nói với chúng tôi: “Tuyển mẫu nhưng mình vẫn phải lời nha, vẫn phải bắt trả tiền filler nha”. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì Diệu từng nói trước đó với chúng tôi rằng, số tiền học phí 22 triệu đồng bao gồm chi phí tuyển mẫu cho học viên thực hành. Thực tế, mẫu tới sử dụng dịch vụ vẫn phải trả tiền cho Diệu.
Chúng tôi thắc mắc loại filler vừa tiêm cho mẫu, Diệu không giấu diếm mà chia sẻ: “Chị là học viên nên em cũng nói luôn, nhưng mà đừng để ai biết. Filler, botox thì nhiều loại, nhiều giá. Loại vừa nãy mình lấy vào là 150 nghìn/1cc (1ml), mình tiêm 2cc, lấy 500 nghìn thì vẫn lời. Khách thì lấy giá khác, dễ ăn lắm”.
Buổi học đầu tiên của chúng tôi kết thúc sớm, vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ. Phần vì chưa kịp tuyển thêm mẫu, phần vì chúng tôi lấy lý do có việc phải rời đi. Diệu hẹn chúng tôi buổi tiếp theo sẽ chỉ thêm các “chiêu” để “rút ruột” khách…
Thời gian gần đây, khoảng 6 tấn cá của một hộ dân ở xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bất ngờ chết hàng loạt, thiệt hại lên đến trăm triệu đồng.
Được biết, hộ gia đình ông Nguyễn Bá Mạnh ở bản Mứn Đoàn Kết, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cá chết hàng loạt trên ao cá của gia đình xảy ra khoảng 6 ngày trở lại đây.
Trao đổi với PV, ông Mạnh cho biết: "Sự việc cá chết hàng loạt trên ao cá của gia đình xảy ra khoảng 6 ngày trở lại đây. Tôi nghi ngờ do ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết. Bởi ở trên đầu nguồn thuộc xã Chiềng Mung và xã Chiềng Ban của huyện Mai Sơn có nhiều hộ dân sản xuất, sơ chế cà phê".
Với giá bán khoảng 40.000 đồng/kg, ước tính thiệt hại khoảng 240 triệu đồng.
"Chiều nay có cán bộ môi trường xuống kiểm tra thì hàm lượng oxy trong ao của gia đình xuống dưới 1 mg/l, trong khi hàm lượng oxy phải từ 5,8 mg/l trở lên cá mới sống được", ông Mạnh nói.
Cũng theo ông Mạnh, đây không phải là lần đầu tiên cá gia đình ông và một số hộ dân ở đây bị chết. Ông Mạnh đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết dứt điểm việc ô nhiễm nguồn nước do sơ chế cà phê để người dân yên tâm đầu tư nuôi cá phát triển kinh tế. Gia đình ông Mạnh cũng mong muốn chính quyền sớm xem xét, đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho gia đình.
Theo ghi nhận của PV, vào lúc 16 giờ 30 phút, những cá rô phi, chép còn sót lại trên diện tích ao rộng khoảng 2.000 m2 của ông Mạnh đồng loạt ngoi lên mặt nước để thở. Trên bờ ao là hàng tạ cá rô phi có trọng lượng mỗi con khoảng từ 1 – 1,3 kg đã chết, bốc mùi nồng nặc được gia đình ông Mạnh vớt lên để chôn trước khi PV có mặt.
Do số lượng cá chết quá nhiều nên ông Mạnh phải huy động thêm anh em gần nhà đến vớt cá, đào hố chôn lấp, tránh ô nhiễm môi trường.
Theo nhận định ban đầu, đây là nước thải từ hoạt động chế biến cà phê. Nguồn nước này được người dân bản Mứn Đoàn Kết sử dụng để nuôi cá, tưới vườn cây và dùng một phần để sinh hoạt.
Trao đổi với PV, ông Lò Văn Bưu, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho biết: "Sáng ngày 28/11, UBND xã Mường Bon đã nhận được phản ánh của người dân bản Mứn Đoàn Kết về tình trạng cá chết. Sau đó, UBND xã đã thành lập tổ công tác xuống kiểm tra, xác minh sự việc".
Theo biên bản làm việc ngày 28/11/2023 tại ao cá của hộ gia đình ông Nguyễn Bá Mạnh do Phó Chủ tịch UBND xã Mường Bon cung cấp cho PV cho thấy: Nước trên đoạn suối chảy từ xã Chiềng Mung đi qua bản Lẳm Cút, xã Mường Bon chảy qua bản Mứn Đoàn Kết có dấu hiệu ô nhiễm. Nước có màu nâu đen, có mùi hôi thối nồng nặc.
Cùng ngày 28/11, UBND xã đã có văn bản báo cáo gửi UBND huyện Mai Sơn về tình hình ô nhiễm môi trường nước, cá chết tại bản Mứn Đoàn Kết.
Báo cáo nêu rõ: "Để đảm bảo nguồn nước cũng như môi trường sống cho người dân trên địa bàn xã Mường Bon nói chung, nhân dân bản Mứn Đoàn Kết nói riêng, UBND xã Mường Bon kính đề nghị UBND huyện Mai Sơn chỉ đạo phòng ban chuyên môn của huyện hướng dẫn và có biện pháp, xử lý vi phạm đối với các cơ sở đã gây ô nhiễm môi trường".
Nguồn: Kenh14; Người Lao Động; VTC; Môi trường & Đô thị
Chiếc xe 'tự bỏ chạy', để chủ nhân bơ vơ; Khẩn cấp cảnh báo siêu bão; Lũ cát ở Mũi Né lại tràn xuống đường; Nhành cây rơi đè 1 người tử vong
Loạt bị cáo lộ tài sản 'khủng' sau khi bị bắt; Đại án Xuyên Việt Oil; Bài toán phủ sóng metro; Đà Nẵng tan nát dự án công viên rồng
345 người chết & mất tích vì bão lũ; Phía sau 12.000 trang sao kê 'lòng tốt'; Hơn 500 hộ dân khốn khổ vì… nước sạch
Tiền tỷ 'bay' theo siêu bão; Dư địa mới cho gạo Việt; Làn sóng 'găm hàng' BĐS rồi để 'hoang' chờ tăng giá; 'Choáng' giá nhà chung cư
Mang phim đi chiếu xứ người; Trà Ngọc Hằng bị tuyên phạt; Khánh Vy giữa những tranh cãi; Loạt sinh viên nhập viện bất thường
Phẫn nộ clip 'Quả báo Làng Nủ'; Vụ học sinh bị ô tô cán chết; Chuyện muôn thuở mỗi mùa từ thiện; Sập hầm cầu chui đang thi công
Kỳ Duyên trợn mắt, mua may quay cuồng; Trấn Thành thắng lớn; Lũ miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục; Giao thông tê liệt vì lũ dữ
Ngọc Trinh đã biết sợ; Kỳ Duyên nổi giận; Nghịch lý Cánh Diều Vàng 2024; Loạt chương trình bị hủy vì siêu bão
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá