Đại học Dự bị Thiếu nhi thuộc đại học tổng hợp Würzburg Kinder Uni WU - Tài năng nhí Phạm Anh Minh

Ở Việt nam khi nói đến trường đại học và sinh viên đại học, thì hiểu ngay đó là bậc đào tạo cao nhất dành cho học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Nhưng hệ thống giáo dục của Đức hoàn toàn khác. Trường đại học ở Đức không chỉ dành riêng cho các bạn sinh viên trẻ mà còn dành cho em thiếu nhi, học sinh phổ thông, học sinh tốt nghiệp trung học. Hay những người già đến tuổi về hưu đều có thể trở thành sinh viên đại học.

Phân loại các trường Đại học Dự bị ở Đức

Kinder Uni (Đại học Dự bị thiếu nhi)

Là đại học dự bị dành cho trẻ em từ 8 đến 12 tuổi. Ở một số trường dành cho các em từ 6 đến 13 tuổi.

Schüler Uni (Đại học Dự bị phổ thông) với chương trình học thử cấp đại học

Dành cho các em thiếu niên từ lớp 9, 10 của các trường chuyên, hoặc trường không chuyên từ 13 tuổi trở đi.

Frühstudium für Begabte (Đại học sớm dành cho học sinh tài năng)

Dành cho các em học sinh phổ thông giỏi từ lớp 10 trở đi và độ tuổi từ 14 trở lên.

SeniorenUni -Seniorenstudium (Đại học dành cho người cao tuổi)

Dành cho người cao tuổi, từ 55 trở lên.

Kinder Uni (Đại học Dự bị Thiếu nhi)

Một buổi học tại Kinder Uni Würzburg.

Cho dù các em đang hồi hộp tìm cảm giá thú vị trong đầu hay đi tìm dấu chân của các siêu anh hùng trong chuyện tranh, hoặc nhận biết và giải thích tại sao cảm giác khi bị đau là quan trọng.... cho dù là chủ để gì thì luôn có điều gì đó hấp dẫn dành cho mọi trẻ em tại trường Đại học Dự bị nhi dành cho các em thiếu nhi ở Đức.

Lịch sử hình thành trường Đại học Dự bị dành cho thiếu nhi (Kinder Uni) ở Đức

Đại học Dự bị Thiếu nhi là một mô hình đào tạo được tổ chức và phát triển tại hơn 50 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật từ năm 2002, nhằm mục đích truyền tải khoa học đến trẻ em một cách đơn giản và dễ hiểu. Mục đích là giúp trẻ hào hứng với khoa học, đồng thời tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn ở các trường đại học về việc chuyển giao kiến ​​thức giữa các giáo sư đến các em nhỏ. Các mô hình này cũng nhằm mục đích thúc đẩy các tổ chức kinh tế, xã hội khuyến khích trẻ em suy nghĩ một cách khoa học, sáng tạo và từ đó thu hút chúng trở thành những sinh viên tương lai.

Từ rất lâu ở Đức đã có các kiểu học đại học mang tính chất dự bị dành cho trẻ em như vậy. Trường đại học dự bị trẻ em đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Eberhard Karls ở thành phố Tübingen, miền nam nước Đức vào năm 2002. Ngày nay trường đại học dành cho trẻ em ở Vienna là trường đại học lớn nhất. Vào kỳ hè có khoảng 3.500 trẻ em đến thăm và học nơi đây. Để phục vụ các em học tập và nghiên cứu đã có 380 bài giảng khác nhau được tổ chức cho chúng. Đôi khi cũng có giáo trình được soạn riêng dành cho các trường đại học dự bị thiếu nhi. Trong giáo trình này là các bài giảng mà các em nhỏ được học trên giảng đường.

Mục tiêu đào tạo của trường Đại học Dự bị Thiếu nhi

Trường Đại học Dự bị Thiếu nhi là nơi gặp gỡ của các em thiếu nhi. Uni là viết tắt của trường đại học tổng hợp. Trường Đại học Dự bị Thiếu nhi thuộc các trường đại học và cao đẳng khoa học ứng dụng, tức là tại những trường dành cho sinh viên từ 18 tuổi trở lên. Ở trường Đại học Dự bị Thiếu nhi, các em vừa học phổ thông, vừa bổ sung thêm các kiến thức khoa học, thông qua các giải thích rất đơn giản, dễ hiểu với các thí nghiệm, thực hành tại chỗ. Qua đó các em thiếu nhi có thể suy nghĩ về việc liệu chúng có muốn học đại học trong tương lai hay không.

Trường Đại học Dự bị Thiếu nhi hoạt động như thế nào

Hầu hết các trường Đại học Dự bị Thiếu nhi đều dành cho trẻ em từ 8 đến 12 tuổi. Nhưng một số trường Đại học Dự bị Thiếu nhi dành cho các em nhỏ tuổi từ 6 đến 13 tuổi như tại Trường Đại học Tổng hợp WU. Hầu như tất cả các trường đại học dự bị thiếu nhi đều diễn ra dưới hình thức giảng bài, hội thảo và thực hành. Các bài giảng được diễn thuyết theo chủ để vào các ngày và thời gian khác nhau để phụ huynh có thể thu xếp được thời gian thích hợp đưa con cái họ đến nghe giảng.

Mỗi trường Đại học Dự bị Thiếu nhi có cách giảng dạy riêng, như trong khi Đại học Young Innsbruck chủ yếu tổ chức các buổi hội thảo. Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ với các nhà khoa học theo các đề tài, câu hỏi mà các em thiếu nhi đặt ra , như “Tại sao có người giàu và người nghèo?”, “Tại sao các phi hành gia cần bộ đồ du hành vũ trụ?” hoặc “Tại sao việc vui chơi lại quan trọng?” thì những trường Đại học Dự bị Thiếu nhi thuộc Uni Würzburg lại được diễn ra dưới dạng bài giảng theo chủ đề, như chủ đề Kiến quân đội (Kämpfende Ameisen), những siêu anh hùng cực nhanh (rasend schnelle Superhelden), trí tuệ nhân tạo (Künstliche Intelligenz), những tình huống trớ trêu khó hiểu (verwirrende Ironie) hay đề tài: Đau đau đau, tại sao lại đau thế“ ( Schmerz lass nach! Warum tut das weh?)…

Nội dung các đề tài

Chẳng hạn trong chủ đề về trí tuệ nhân tạo, GS.TS. Jens Meiler trong bài giảng của mình, ông giải thích cách trí tuệ nhân tạo hoạt động và cách nó có thể giúp phát triển các loại thuốc chữa bệnh nhanh hơn.

Hoặc buổi học về chủ đề các siêu nhân, các nhà khoa học thể thao Frederike Veit, Damian Jeraj, Marisa Kempe và Thomas Heinen tiết lộ sức mạnh của các siêu anh hùng bằng cách họ phân tích cách các siêu nhân và đồng đội di chuyển rồi mời các em tự làm bài tập thực hành.

Các bài giảng rất sống động, bởi các em không chỉ nghe lý thuyết, mà trên bục giảng được xây dựng như sân khấu để giảng viên và các trợ lý biểu diễn thật cho các em nhỏ nhìn thấy và hiểu được nguyên lý, bằng cách đó khuyến khích các em tò mò tự thực hành.

Vì các bài giảng dành cho trẻ em nhỏ tuổi, nên thường được các trường đại học chuẩn bị rất kỹ lưỡng có minh họa, nên bài giảng trở lên rất sống động với những cảnh sân khấu, thí nghiệm, câu đố hoặc phiếu bầu…

Sự kiện trường Đại học Dự bị thiếu niên Kinder Uni WU khai giảng

Ngày 21.10.2023 vừa qua, trường Đại học Tổng hợp WU khai giảng khóa học mùa Đông dành cho các em thiếu nhi tuổi từ 6 đến 13 tuổi với khoảng 500 em học sinh đến từ 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh Unterfranken.

Tại Kinder Uni Würzburg được tổ chức như sau. Tất cả các em đến Kinder Uni phải được đăng ký trước đó. Sau khi các em nhận được chứng nhận nhập học sẽ được cấp thẻ sinh viên (Studienausweis). Buổi sáng theo lịch trình, phụ huynh dẫn các em tới Kinder Uni WU tại Hörsaal số 216, Audimax der neuen Universität WÜ. Tại đó có cả một hội trường rộng lớn dành cho phụ huynh, được Hội sinh viên (Studenwerk) cung cấp bữa ăn sáng cho các em và phụ huynh như bánh ngọt, sữa, cà phê. Sau khi phụ huynh và các em ăn sáng xong, các em xếp hàng lên hội trường nghe giảng.

Bé Phạm Anh Minh trong khuôn viên trước giảng đường Hörsaal.

Trong hội trường này chỉ dành cho các sinh viên thiếu nhi, phụ huynh không được phép tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh có một hội trường, có màn hình rộng lớn dành cho phụ huynh. Buối giảng dạy được truyền trực tiếp sang màn hình lớn trong hội trường dành cho phụ huynh, nhờ vậy phụ huynh cũng nắm bắt được con em mình học cái gì, không khí học thế nào.

Hội trường dành cho phụ huynh ngồi theo dỗi bài giảng cho con em mình.

Buổi giảng đầu tiên của kỳ học mùa đông tại Trường Đại học Dự bị Thiếu nhi thuộc Đại học tổng hợp Würzburg

Đó là đề tài đấu bóng với tiêu đề „Tooor – Wie trainiere ich den perfekten Schuss (Tooor – Làm thế nào để tôi luyện cú sút bóng hoàn hảo)?". Cụ thể là tất cả các kỹ năng vận động trong đấu bóng. Rất nhiều em nhỏ chắc chắn đã cố gắng bắt chước và học một cú sút từ Alexandra Popp, Lionel Messi hay Christiano Ronaldo. Chủ đề này rất thú vị với các em nhỏ yêu bóng đá vì nhiều em có thể muốn được chụp ảnh như những hình mẫu của chúng từ sân vận động hay bất kỳ em nào quan tâm đến các câu hỏi về chuyền bóng và cú sút hoàn hảo. Rồi việc lặp lại liên tục có phải là cách tốt nhất để học một cú đánh như thế này không? Có những cách học vận động nào khác? Những yếu tố áp lực nào ảnh hưởng đến người chơi khi thực hiện cú sút và làm thế nào những yếu tố này có thể giúp thực hành cú sút của mình hiệu quả hơn nữa? Thì chủ đề này sẽ giải đáp các em một cách thỏa đáng.

Trong bài giảng " Tooor – Làm thế nào để tôi luyện cú sút bóng hoàn hảo?" Christian Keßler, giảng viên dạy các bài học đặc biệt tại trung tâm thể thao của Đại học Würzburg, đã sử dụng các ví dụ từ bóng đá để mô tả quá trình học tập vận động, các kỹ thuật trong thể thao và giải thích nó một cách thân thiện với trẻ em. Các yếu tố từ mô hình phối hợp được trình bày và thử nghiệm bằng cách sút thử ngay trên bục giảng. Băng hình ảnh được mô phỏng trên màn hình, như trên sân cỏ, tiếng các em nhỏ cổ vũ „sút“cảm giá như trên sân cỏ thực sự. Như vậy các em vừa nghe lý thuyết xong, đã được nhìn cú sút trên thực tế ngay trên sân khấu bục giảng.

Cứ mỗi kỳ học có 4 chủ đề được nghiên cứu và giải quyết. Các em nếu tham gia được ít nhất 3 trong 4 chủ đề trong 1 kỳ thì hết 1 năm sẽ được cấp chứng chỉ ”Kỹ sư - Diplom“. Và nếu các em tham gia 3 năm liên tục thì cuối năm thứ 3 sẽ được cấp chứng chỉ ”Kỹ sư vàng – Goldenes Diplom”

Sinh viên thiếu nhi Việt, Phạm Anh Minh, 6 tuổi

Trong số khoảng 500 em học sinh tham gia Kinder Uni lần này có bé Phạm Anh Minh đến từ thành phố Würzburg. Bé hiện 6 tuổi, là học sinh lớp 2, trường tiểu học Estenfeld.

Pham Anh Minh, 6 tuổi, trong buổi học ngày 21.10.23 cùng với sách và thẻ sinh viên.

Thông thường khi các phụ huynh biết tố chất con em mình, họ sẽ mong muốn và tìm kiếm mọi cơ hội thích hợp để con cái họ tiếp xúc với cách giáo dục tốt nhất. Để có thể đánh giá chính xác được trình độ và trí tuệ của các em, thường khi vào học phổ thông từ lớp 1 các giáo viên thường thông báo cho phụ huynh về kết quả học tập của con em họ thông qua các buổi họp phụ huynh hay các buổi nói chuyện riêng lẻ giữa giáo viên và phụ huynh, trên cơ sở đó thầy cô giáo sẽ có lời khuyên phù hợp cho từng em một.

Phạm Anh Minh 6 tuổi đang ngồi giải toán Mathe Olympiade ở nhà cuối tuần.

Phát hiện tố chất tài năng

Phạm Anh Minh 5 tuổi vào học lớp 1 trường tiểu học Estenfeld. Nhưng lên 4 tuổi, Minh đã có thể làm toán cộng trừ hết 10. Lên 5 tuổi đã đọc được con số đến hàng tỷ. Trong khi lên 6 tuổi học hết chương trrinh lớp 1 ở Đức, học sinh mới chỉ học cộng, trừ đến hết số 10, thì Minh đã làm toán cộng trừ đến số hàng trăm, hàng nghìn. Dù mới 5 tuổi nhưng Minh tìm cho mình được nguyên tắc nhân chia và hiểu dược về số nguyên tố mà tiếng Đức gọi là Primzahl. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ chia hết được cho 1 và chính nó. Số nguyên tố là nội dung trọng tâm trong lý thuyết số theo định lý cơ bản của số học: Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 hoặc là số nguyên tố hoặc có thể được phân tích ra thừa số nguyên tố.

Minh tính nhẩm ở lớp rất nhanh được các cô giáo gọi là „Taschenrechner hay Rechnermeister“ (Có nghĩa là máy tính hay chuyên gia tính toán). 6 Tuổi, hết lớp 1, Minh đã biết phép tính giai thừa của toán lớp 6 mà tiếng Đức gọi là Fakultät rechnen.

Trong toán học, giai thừa ký hiệu là n! được định nghĩa là tích số của n số tự nhiên đầu tiên, theo công thức: n! = 1 x 2 x 3 x 4 x …. N. Ví dụ: 7! = 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 = 5.040.

Với cách tính giai thừa trên, Minh có thể tính nhẩm đến con số 10 giai thừa. Minh tự tìm ra quy tắc tính toán cho riêng mình, khi mới lên 6 tuổi.

Hoặc chương trình tiếng Đức Programmierung mit der Maus (lập trình bằng nhấp chuột) dành cho trẻ từ 8 tuổi trở lên, trong khi ở Đức học sinh trường chuyên Gymnasium học lập trình bắt đầu vào lớp 8 thì Minh đã mày mò và lập trình được lúc lên 5 tuổi khi mà Minh còn chưa biết đọc. Đến 6 tuổi sau khi học xong lớp 1, thì Minh đã lập trình chương trình này một cách thuần thục.

Kiểm tra chỉ số thông minh IQ

Cũng vì lý do xuất sắc về toán học, nên cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã gọi mẹ của Minh đến nói chuyện. Trong cuộc nói chuyện cô giáo khuyên nên đưa Minh đi kiểm tra trí thông minh để có phương hướng phát triển tài năng của Minh.

Ngày 07.09.23 diễn ra cuộc kiểm tra trí tuệ của Minh tại cơ quan giám định Bagabungspsychologische Beratungsstelle thuộc trường đại học tổng hợp Julius Mailians Universität Würzburg, do giám đốc, giáo sư, tiến sỹ Tobias Richter soạn bài kiểm tra đảm trách. Bài kiểm tra này có tên là Wechsler Intelligance Scale für Children- Fifth Edition (WISC, Petermann, 2017). Phương pháp kiểm tra trí tuế này dựa trên năm lĩnh vực là:

1- Sprachverständis: Khả năng ngôn ngữ

2- Visuell-räumliche Verarbeitung: Xử lý thông tin lo gic trong không gian trừu tượng bằng cách phân tích, tổng hợp thông tin qua hoạt động của thị giác, qua đó nó sẽ nắm bắt được lý luận trực quan, hiểu được quan hệ không gian cũng như sự tích hợp và tổng hợp các mối quan hệ trong một chuỗi thông tin thông qua Mosaik Test và Víuelle Puzzles.

3- Fluides Schlussfolgern: Khả năng, kỹ thuật suy luận và xử lý thông tin thông qua Matrizen Test und Formwaage cũng như Rechnerisches Denken.

4- Arbeitsgedächtnis: Khả năng ghi nhớ khi xử lí công việc.

5- Verarbeitungsgeschwindigkeit: Tốc độ xử lý công việc.

Kết quả kiểm tra xuất sắc

Trong phần 2, Minh đạt kết quả 99,7% /100% tương ứng với chỉ số IQ là 147.

Trong phần 3 Minh đạt kết quả là 99,9%/100% tương ứng với chỉ số IQ là 151.

Tính bình quân, Minh đạt điểm chỉ số IQ là 133 và được xếp vào số lượng 2,2% dân cư thông minh trên thế giới.

Và cũng vì lý đo đó mà Minh được giới thiệu vào Đại học Dự bị Thiếu nhi của trường Đại học Tổng hợp Würzburg. Qua cách nghiên cứu tại chỗ và vừa học vừa chơi em có thể phát triển được khả năng tự nhiên của mình.

Tiếp bước cha anh

Phạm Anh Minh là con trai thứ 3 của TS Phạm Thế Quân và mẹ là Cử nhân Kinh tế Trần Thị Lan Anh, đều lập nghiệp ở Đức.

Mười ba năm về trước, chị gái thứ 2 của Minh là Thanh Mai cũng đã từng đi học sớm lúc 5 tuổi, nhảy cóc lên lớp 3 và là học sinh nước ngoài đầu tiền đạt giải toán toàn tỉnh Unterfranken. Thanh Mai cũng là học sinh Việt Nam đầu tiên tại Đức tham gia học Fruhstudium và tốt ngiệp đại học xuất sắc khi 19 tuổi. Tới 17 tuổi Thanh Mai đã làm trợ giảng cho giáo sư tại trường đại học tổng hợp WU. Hiện Thanh Mai đang học chương trình Master và đồng thời giảng dạy tóan và tin học thêm tại trường chuyên Deutschhaus Gymnasium. Khóa mùa đông này Thanh Mai chính thức sang học chương trình thạc sỹ tại Kanada.

Anh cả của Minh là nhân vật Phạm Nam, là một sinh viên tài năng Việt. Từ tiểu học đến hết lớp 8, Phạm Nam luôn tham gia các cuộc thi học sinh giỏi toán cấp thành phố, tỉnh và tiểu bang. Năm lớp 8, Phạm Nam tham gia cuộc thi người máy Robotik Liên bang Đức về lập trình đoạt giải nhất. Lớp 9, Phạm Nam tham gia thi học sinh giỏi lý toàn Liên bang Bundesweiter Wettbewerb Physik và đoạt giải 3 tiểu bang Bayern, được chọn vào top 30 em giỏi lý nước Đức tham cuộc thi vô địch Liên bang Bundeswettbewerb. Lớp 10, Phạm Nam tham gia cuộc thi học sinh giỏi môn vật lý, đoạt giải 2 tiểu bang Bayern và lần thứ 2 được chọn vào top 30 em học sinh lớp 10 đi thi toàn Liên bang môn vật lý. Lớp 11, Phạm Nam tham gia cuộc thi tin học dành cho thế hệ trẻ Jugenwettbewerb Informatik-BWINF, lọt vào vòng chung kết Liên bang. Lớp 12 Phạm Nam tham gia cuộc thi tài năng nghiên cứu trẻ Jugend forscht Wettbewerb, đoạt giải đặc biệt với đề tài tương tác giữa người và máy tính thông qua gương thông minh tự chế. Cuối lớp 12 , Phạm Nam được trao giải Sinh học Biologie Zukunftspreis cho học sinh trung học thuộc các trường chuyên Gymnasium và được thưởng biểu tượng 500 m2 rừng nhiệt đới. Đồng thời cũng năm cuối cấp này, Phạm Nam được trao giải học sinh xuất sắc cấp Liên bang mang tên MINT/ EC Zertifikat Bundesweit về toán, tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Tiếp đó, Phạm Nam ký hợp đồng thực tập ngành nghề Praktikum 1 năm tại khoa phẫu thuật tim, Đại học Tổng hợp Uniklinik Würzburg trước khi vào đại học y khoa mùa Đông năm 2020.

Câu tục ngữ Việt “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” quả là đúng với gia đình trí thức của nhân tài nhí người Việt ở Đức Phạm Anh Minh !

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang