Chia sẻ trên FB: Câu chuyện du học nghề ở Đức – Nan đề kỹ năng sống; Luật Hấp dẫn, cách đơn giản để may mắn - Hãy nhìn tấm hình 17 giây

Câu chuyện du học nghề Việt ở Đức – Nan đề kỹ năng sống

Thực trạng

Phần đông các gia đình có tý của ăn của để bèn thể hiện, đời bố mẹ nghèo khổ rồi nên đời con phải được học hành, phải được chăm bẵm, bao nhiêu dồn cho con cái hết. Chả bắt con làm gì, thuê ô sin làm hết, đôi khi chúng còn sướng hơn cả con nhà giầu có số có má.

Sự đầu tư đó nhằm mong con cái họ tập trung thời gian vào học tập, đến quần áo mặc trái cũng không biết, đầu tóc thế nào không hay, chào hỏi cũng lơ ngơ… vô hình trung tạo cho chúng quen thói ỷ lại, thiếu tự suy nghĩ, thiếu bản năng thích nghi với cuộc sống.

Đúng là chúng có thời gian nhiều hơn thật, nhưng không thể dùng hết vào học tập, mà sử dụng cho đàn đúm, phá tiền bố mẹ và tệ hơn thế còn nghiện ngập, cờ bạc, … chơi bời đủ thứ.

Ông bà nào cũng xoay vần kiếm tiền và hy vọng con mình “ngoan lắm“. Nhiều đứa tỏ ra ngoan thật nhưng nghịch ngầm, đến lúc cảnh sát đến nhà mới biết con mình ra sao?

Nhiều đứa ngoan khác, bố mẹ bảo gì nghe nấy, nhưng như con "gà tồ", chả biết gì ngoài xã hội, vì trong gia đình chả biết cả rửa bát chứ đừng nói là tự nấu nổi một bữa cơm.

Cái gì phải đến sẽ đến

Thế rồi học dốt, không học được đại học, thích hưởng thụ nên bố mẹ và các cậu ấm cô chiêu, mơ mộng đi “Tây“ với cái mác “Du học nghề... “. Nhưng có biết đâu, quăng con ra ngoài khi chả có kỹ năng gì để hòa nhập vào cuộc sống thì chúng chỉ biết đòi hỏi mà chưa từng được bố mẹ dạy dỗ phải cống hiến trước khi đòi hỏi.

Thế là cả bố mẹ lẫn con cái rơi vào ảo tưởng

Tôi nghe nhiều ông bà nói: Tôi mất tiền cho con cái tôi đi “du học“ thì các vị phải có nhiệm vụ chăm sóc thằng bé, con bé cẩn thận, như hoàng tử, công chúa chứ v.v...

Các ông bà và cả các cậu ấm cô chiêu đều sai:

- Thứ nhất, số tiền các vị bỏ ra làm dịch vụ không phải là số tiền thuê người khác biến con các vị từ con số 0 trở thành người có ích cho xã hội, thành người giỏi giang hay hơn thế mua sự sống êm ấm và nhung lụa ở nước ngoài cho con cái các vị.

- Thứ hai: Không đâu chăn ấm, nệm êm như ở nhà các vị cả.

- Thứ ba: Ra ngoài xã hội, nhất là ở tư bản, tiền của các vị chỉ là giấy, nhiều thứ không thể mua được, nếu con các vị không đủ khả năng tự mình nỗ lực giành giật lấy những thứ chúng muốn.

Tại sao con mình ra ngoài đời kém thua con người?

Bởi mình nuông chiều chúng quá. Trong khi giáo dục ở các nước phương Tây dạy học sinh từ tiểu học đã phải học cách tự lập, cách sống tập thể, nhừơng nhịn lẫn nhau, giúp đỡ mọi người, chia sẻ tình thương... thì thế hệ trẻ Việt Nam, nhiều học sinh ngày càng ích kỷ, chỉ biết sống cho bản thân mình, chưa cống hiến đã đòi hỏi...

Kỳ vọng gì khi đưa con theo trào lưu đi du học nghề?

Thực ra bản chất hành động là một thứ du học nô lệ kiểu mới mà thôi. Nên con các vị bị bắt làm việc nhiều giờ không chịu đựng nổi là đúng, bởi chúng và các vị hiểu sai vấn đề. Người Đức cần nhân công lao động rẻ chứ không cần nhập khẩu người vào để là “bố“ người ta.

Nhiều người hỏi: Thế sao phải học?

Ừ đúng đấy, nô lệ ngày xưa cũng phải biết học cầm cái cuốc cái cày nha. Ở tư bản, cái gì chả phải học, kể cả quét dọn vệ sinh hay đi cọ Toilete. Nói thẳng hay mất lòng, nhưng thực sự như thế đó. Các vị nên thay đổi tư duy cho chính bản thân mình và cho con cái.

Nhiều cô bé mới bước sang đây đã ước mơ lấy “chồng giầu“ để hưởng thụ. Nhưng ngược lại không biết mình có xứng đáng để được những ông chủ giầu có rước về hay không? trong khi chả biết cả nấu nướng, chăm sóc gia đình, tài sắc lại càng không. Vậy thử hỏi, tự bản thân mấy ông có tiền rước các cô bé như vậy về hầu hạ, tiêu tiền của mình không? Đừng tưởng chơi bời đẻ cho mấy ông chủ là trói được người ta, đa phần biến mình thành đồ chơi của họ.

Các vị nên suy nghĩ và cân nhắc, trước khi đổ lỗi cho các dịch vụ hay những chủ nhà hàng, không chiều chuộng và cho con các vị một chỗ êm ấm trong cuộc sống.

Tự mình quyết định tất cả.

Một hành vi được nhiều thế hệ truyền tiếp cho nhau như một truyền thống của cả một dân tộc, chỉ có mỗi đúng giờ mà không làm nổi thì dân tộc đó làm nổi việc gì lớn hơn? Càng lớp trẻ càng trễ giờ. Số ít người nào quan tâm đến giờ giấc, thì cứ bị coi như từ hành tinh khác rơi xuống. Đa phần mấy ông bà đeo đồng hồ đẹp để trang trí chứ không phải để xem giờ. Sao không ra hàng mã mà mua đồng hồ âm phủ còn đẹp hơn.

Luật Hấp dẫn, cách đơn giản để may mắn - Hãy nhìn tấm hình 17 giây

Đó là thí nghiệm của Neville, một bậc thầy của thế giới về Luật Hấp dẫn, người sáng lập nên Phương pháp Neville nổi tiếng.

Thí nghiệm

Bắt đầu một ngày mới, ông đứng nhìn vào một tấm hình ai đó với nụ cười thật tươi ít nhất 17 giây. Và kết quả, ngày đó, ông gặp được rất nhiều may mắn và mọi việc trôi chảy khác thường.

Ngày thứ 2 tiếp tục làm thí nghiệm ngược lại bằng cách đổi tấm hình khác, với gương mặt khó chịu, đầy oán hận với thời gian 17 giây. Và kết quả, ông có một ngày tệ hại, những điều không may đã xảy đến.

Kết quả

Rồi vào một buổi sáng, sau khi đứng chăm chú ngắm nhìn một tấm hình với gương mặt cau có, ông thay đồ ra ngoài. Vừa lái xe ra khỏi cổng, ông bị một chiếc ô tô mất thắng lao tới đâm vào. Tai nạn này lấy đi của ông 3 cái xương sườn. Đó cũng là lúc thí nghiệm kết thúc sau 844 ngày nghiên cứu.

Quy Luật 17 giây của Neville ra đời từ đó và ông viết nó trong cuốn sách 17 giây Law.

1- Cảm xúc là một loại năng lượng, thứ dễ dàng lây lan. Dù muốn hay không, các bạn hãy ở gần những người có năng lượng tích cực.

2- Tại sao lại 17 giây? Vì 17 giây là thời gian tối thiểu để não bộ sắp xếp lại hệ thần kinh. Và nó sẽ sao chép đúng những gì được nhìn thấy. Nếu tập trung vào một gương mặt vui tươi, bạn sẽ sao chép được sự vui tươi.

3- Hệ quả Luật Hấp dẫn: Khi bạn vui lên, gặp gỡ những người tích cực đầy nhiệt huyết & tràn trề năng lượng, hạn chế tiếp xúc với người tiêu cực, cáu gắt, oán hận, đời bạn sẽ gặp nhiều may mắn

Nguồn FB Phạm Mạnh Cường và Phạm Mỹ Lan

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang