Bỉ được coi là trung tâm buôn người Việt ở châu Âu: Chi phí, bóc lột sức lao động và tính khép kín của người Việt

Bỉ thực tế là một trung tâm đầu não cho những kẻ buôn người Việt vào châu Âu đặc biệt Đức và Vương quốc Anh. Vấn đề đó được nêu trong một báo cáo của Trung tâm Nhập cư Bỉ, Myria. Báo cáo thường niên của Myria tập trung vào hoạt động buôn người từ Việt Nam

sang châu Âu. Những kẻ buôn người này đang ngày càng hoạt động tích cực ở Bỉ. Năm 2021, 28 nạn nhân của các băng đảng buôn người đã được thống kê tại Trung tâm theo dõi nạn nhân buôn người ở Bỉ. Trong đó có 23 người Việt.

Với 39 người Việt trong một chiếc xe tải đông lạnh vận chuyển bí mật vào Anh qua cảng Zeebrugge vào năm 2019, càng cho thấy vấn nạn buôn người đã tới mức độ bất chấp chết chóc. Trong các vụ án xử những kẻ buôn người, Myria đóng vai trò đồng nguyên đơn để chống lại những kẻ tội phạm.

Tuy nhiên, vụ án này không ngăn chặn hết được các băng đảng buôn người, thậm chí nó còn nâng giá đưa người lên cao. Kể từ vụ án này, giá từ Việt Nam qua Bỉ sang Anh đã được nâng lên. Chỉ riêng quãng đường "vận chuyển" từ Bỉ qua Eo biển đến Quần đảo Anh đã lên tới 7.000 bảng Anh, như Myria phát hiện.

Vào năm 2019, một cô gái Việt Nam 16 tuổi khai báo sau khi những kẻ buôn người bị phát hiện trong một cuộc khám xét chống lại những kẻ buôn lậu trong một ngôi nhà ở Brussels. Cô gái cho biết phải trả 15.000 €, nhưng việc vận chuyển sau đó không thể thực hiện. Vì thế, cô gái nhận được một tin nhắn từ kẻ buôn người: Xin chúc mừng bạn, vì đã hoãn vận chuyển. Nếu không, bây giờ bạn sẽ ở bên 39 thi thể người Việt Nam đã chết.

Thống kê tội phạm

Trung tâm nhập cư Myria rất coi trọng lời khai của nhân chứng. Theo báo cáo của Myria, lời khai của cô gái Việt Nam 16 tuổi khi đó rất quan trọng trong việc cung cấp bằng chứng chống lại những kẻ buôn người trong vụ chết người nhập cư lậu ở Anh năm 2019.

Băng đảng buôn người chịu trách nhiệm trong vụ 36 nạn nhân chết ở Anh 2019 đã tổ chức tới 156 vụ vận chuyển buôn lậu từ năm 2018 đến năm 2020, thu về khoảng 7 triệu euro. 335 người Việt Nam đã được đưa đến châu Âu, họ phải trả khoảng 12.000 euro mỗi người. 195 người trong số những người Việt Nam này đã được vận chuyển qua Bỉ và Pháp đến Vương quốc Anh, và họ phải trả 11.800 euro mỗi người.

Chi phí, bóc lột sức lao động và tính khép kín của người Việt

Do chi phí cao, nên các nạn nhân và gia đình họ ở Việt Nam phải gánh chịu những khoản nợ lớn mà họ phải giải quyết. Phụ nữ Việt Nam làm việc trong điều kiện bất lợi trong tiệm nail, đàn ông làm việc trên các công trường xây dựng và những người khác được sử dụng trong ẩm thực - tất cả đều bất hợp pháp.

Người nhập cư lậu sống trong điều kiện vô nhân đạo và thường bị bóc lột trong nhiều năm. Theo báo cáo của Myria, họ cũng được sử dụng cả trong sản xuất thuốc lá giả và cần sa hoặc buôn lậu ma túy.

Myria đề nghị nạn nhân khai báo, đặc biệt trong trường hợp bị bóc lột sẽ đòi kẻ bóc lột phải đền bù. Nhưng điều đó bất khả thi. Những kẻ buôn người và bị buôn người hợp tác với nhau và chính bản thân người Việt không coi mình là nạn nhân. Ngoài ra, cộng đồng người Việt rất khép kín và giữ bí mất. Luật rừng buộc nạn nhân phải im lặng rất lớn không dễ vượt qua.

(Xem thêm:

=> Nóng ngành Nail Việt: Vụ án tiệm Nail Việt sử dụng lao động lậu, trả lương bèo bị cảnh sát coi là phổ biến).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang