Sau vụ cuồng sát Solingen, Liên Đảng CDU/CSU đề xuất 5 điểm nhập cư; Cơ quan tị nạn Niedersachsen: Khi bị trục xuất từ chối lên máy bay có thể thả

Sau vụ cuồng sát Solingen, Liên Đảng CDU/CSU đề xuất 5 điểm nhập cư

Các chính trị gia từ một số đảng đang kêu gọi hành động cứng rắn hơn đối với những người Hồi giáo sau vụ cuồng sát ở Solingen. Liên Đảng CDU/CSU đang soạn thảo một kế hoạch năm điểm, được gọi là chính sách nhập cư cứng Knallhart-Kurs, với 5 điểm chính đối với người nhập cư:

1. Thực hiện ngay chính sách trục xuất trở về Syria và Afghanistan.

2. Thu hồi hộ chiếu đối với người ủng hộ khủng bố có hộ chiếu kép.

3. Thu hồi giấy phép cư trú đối với người nghỉ phép tại nước xuất xứ.

4. Tạm giam đối với người phạm tội có lệnh trục xuất.

5. Dừng chính sách “nhập quốc tịch nhanh” quy định chỉ cần sau ba năm cư trú.

 

Cơ quan tị nạn Niedersachsen: Bất cứ ai bị trục xuất từ chối lên máy bay đều có thể thả

Ở tiểu bang Niedersachsen, có cơ quan tị nạn Đức Deutsche Flüchtlingsbehörde, chịu trách nhiệm tiếp nhận sau đó phân phối người tị nạn đến các vùng trong tiểu bang. Đồng thời cơ quan này cũng chịu trách nhiệm trục xuất. Hôm thứ 4 tuần trước, cơ quan này ban hành một quy định trên mạng, gây tranh cãi.

Trong thư, Cơ quan Tiếp nhận của tiểu bang gửi cho Cảnh sát Liên bang tại sân bay Düsseldorf: Nếu người bị trục xuất từ chối lên máy bay hoặc cố gắng chống lại việc trục xuất bằng bất kỳ cách nào, họ có thể được thả và quay trở lại chỗ ở được chỉ định. Trên nền tảng X, nhiều người đọc nghi ngờ tính xác thực của bức thư. Nhưng chính quyền đã xác nhận bức thư đó vào ngày hôm sau.

Phản ứng

Công đoànCảnh sát Đức đã viết trên nền tảng X: Nhà nước không chỉ bất lực hoàn toàn, mà còn chính thức rút lui. Rủi ro là do nhân dân phải gánh chịu chi phí máy bay cho sự vô lý này.

Trục xuất khỏi Đức con số bất thành gấp đôi so với thành công. Năm 2023, có 16.000 người bị trục xuất khỏi Đức; Trong cùng thời gian, gần 32.000 vụ trục xuất bất thành. Vào cuối năm 2023, chỉ dưới 243.000 người tị nạn có trách nhiệm pháp lý phải rời khỏi Đức. Cần một thời gian rất dài trước khi thực hiện một cuộc trục xuất.

Nhiều trở ngại cho đến khi người bị trục xuất lên được máy bay

Quy trình trục xuất bắt đầu với việc từ chối đơn xin tị nạn hoặc hết hạn giấy phép cư trú. Họ có thể tự bảo vệ mình trước tòa án chống lại trách nhiệm rời khỏi Đức. Điều đó giúp đương sự ở lại Đức nhiều năm với đầy đủ quyền lợi xã hội. Trong quá trình này, thường xuất hiện những cản trở, như thiếu giấy tờ hoặc từ chối của nước xuất xứ để đưa người đó trở lại. Nếu một bản án sau đó được ban hành và trở nên ràng buộc về mặt pháp lý, để người đó thực sự có thể bị trục xuất, thì vẫn còn khả năng chống lại, chẳng hạn như bệnh đột ngột hoặc kết hôn trong thời gian chờ đợi.

Nói cách khác, đại đa số những người bị buộc phải rời khỏi Đức thậm chí không đến được sân bay để trục xuất. Để đưa được một người có lệnh trục xuất lên máy bay, Đức phải huy động rất nhiều tiền bạc và nguồn lực, ban hành các văn bản hành chính, tranh luận trước tòa, gửi cảnh sát và thuê máy bay.

Nhưng với quy định mới của Niedersachsen, nghĩa là sau rất nhiều nỗ lực ngay trước đạt mục tiêu, lên máy bay, chỉ đơn giản từ chối là sẽ hủy bỏ.

Cải chính

Vào cuối buổi chiều, Bộ Nội vụ Niedersachsen trả lời báo chí: Bức thư trình bày khó hiểu gây hiểu nhầm. Vì vậy, bức thứ này đã bị ngừng áp dụng ngay lập tức. Về bản chất, đó là vấn đề liệu ai đó có thể bị giam giữ nếu việc trục xuất thất bại hay không.  Nói tóm lại, những người có  trách nhiệm rời khỏi Đức, trước đó đang sống tự do ở Đức chỉ có thể bị giam giữ nếu việc trục xuất của họ bất thành và nếu có lệnh của tòa án bắt buộc. Cảnh sát Liên bang phải quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể liệu có tới mức phải đệ đơn xin lệnh bắt giữ từ Tòa án hay không.

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang