
Để phát hiện gian lận mất nhiều công sức và tốn kém thời gian
Về nguyên tắc, việc khuyến khích người xin tị nạn tự nguyện hồi hương được chính phủ đầu tư hỗ trợ tài chính, bởi chi phí bảo đảm đời sống cho người tị nạn ở lại Đức đắt hơn nhiều. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc trục xuất, chi phí trục xuất cũng cao hơn bởi hiếm khi thành công ở lần đầu tiên. Trợ cấp khởi nghiệp cho người tự nguyện hồi hương nhằm giúp đỡ họ về mặt tài chính khi họ bắt đầu xây dựng cuộc sống của mình trong nước, ví dụ bằng cách khởi nghiệp kinh doanh.
Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ tài chính sẽ không đạt mục đích, nếu chúng bị lạm dụng. Trong những trường hợp lạm dụng như vậy, trợ cấp khởi nghiệp và các quỹ khác sẽ bị cắt. Tiền tiêu vặt 50 euro vẫn có thể tiếp tục bảo đảm. BAMF cho biết, số trường hợp từ chối trợ cấp hồi hương hoặc chỉ được cấp ở mức độ, đã giảm vào năm 2023 và 2024, nhưng hiện không được thống kê.
Từng trường hợp lạm dụng được kiểm tra riêng, và là một quá trình tốn nhiều công sức và thời gian. Theo đó, trên một biểu mẫu, các nhân viên chuyên trách tư vấn hồi hương Rückkehrberater có thể ghi chú thích, nếu họ nghi ngờ gian lận. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về BAMF. Nếu nhận thấy chưa đủ để xác định khả năng lạm dụng, chính quyền liên bang sẽ yêu cầu kiểm tra kĩ hơn tốn thời gian và công sức hơn.
Tranh cãi
Biên bản cuộc họp được tổ chức vào tháng Tư đã đề cập đến chủ đề trên, với sự tham dự của đại diện các tiểu bang, BAMF và Bộ Nội vụ Liên bang. Theo đó, một số cố vấn đề lạm dụng cần xử lí thích hợp, để tránh xảy ra tranh cãi, hoặc xung đột ảnh hưởng tới những người tự nguyện hồi hương thực sự.
Một số tiểu bang kêu gọi cần quy định thống nhất trên toàn liên bang về giảm cơ bản trợ cấp cho những người hồi hương Thổ Nhĩ Kỳ. Câu hỏi liệu việc hồi hương sớm nên được khuyến khích hay bị trừng phạt vẫn chưa được giải quyết. Một mặt, cơ quan ban hành chính sách không muốn tạo động lực cho người hồi hương tiếp tục ở lại Đức lâu hơn. Mặt khác, với thời gian lưu trú ngắn được coi là một dấu hiệu của sự lạm dụng, bởi liên quan tới câu hỏi liệu những người chỉ mới rời khỏi đất nước họ có cần trợ cấp tái hòa nhập như những người đã ở Đức nhiều tháng nhiều năm hay không.
Phát ngôn viên chính sách đối nội của nhóm nghị sĩ CDU/CSU trong Hạ viện, Alexander Throm, đề cập đến tội lấy tiền thuế của dân, khi lạm dụng trợ cấp hồi hương tự nguyện, yêu cầu BAMF chấm dứt điều này và nếu cần thiết phải áp dụng luật hình sự. Mặc dù bất kỳ ai tự nguyện hồi hương cũng tốt hơn trục xuất họ, đặc biệt tránh trục xuất thất bại, việc lạm dụng khuyến khích trợ cấp hồi hương tự nguyện vẫn phải được giữ ở mức thấp nhất có thể. Ở đây cũng cần phân chia mức độ nhiều ít đối với các khoản trợ cấp, tính theo vị trí địa lí của các quốc gia có người hồi hương, xa Đức hay gần Đức.
Người phát ngôn đối nội của nhóm nghị sĩ Đảng SPD trong Hạ viện, Sebastian Hartmann, nói: Chúng tôi coi mọi dấu hiệu người nhập cư hồi hương tự nguyện lạm dụng tiền trợ cấp là rất nghiêm trọng. Các dịch vụ tư vấn hồi hương phải điều tra mọi ngờ vực. Nếu ngờ vực được xác nhận, BAMF có quyền từ chối trợ cấp. Một khi lạm dụng xảy ra, nó phải được ngăn chặn.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá