
Kiểm soát biên giới vĩnh viễn
Đức là một phần của khu vực Schengen, vì vậy không kiểm soát biên giới với các nước láng giềng, Bỉ, Luxemburg, Hà Lan, Ý, Áo và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, Bộ luật biên giới Schengen cho phép các quốc gia thành viên tái áp dụng kiểm soát biên giới trong một khoảng thời gian giới hạn. Vào tháng chín năm ngoái, Chính phủ Liên bang Đức đã áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời tại biên giới với Pháp, Luxemburg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch. Các biện pháp kiểm soát tại biên giới với Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ đã được áp dụng kể từ tháng 10.2023 .
Trả lại tại biên giới
Theo luật hiện hành của các quốc gia, EU và quốc tế, người xin tị nạn không thể bị từ chối tại biên giới. Vì vậy, Những người xin tị nạn ở Đức đều có quyền được xét đơn xin tị nạn của mình. Nếu không xem xét, cơ quan chức năng không được phép từ chối.
Ngay cả những người nhập cảnh qua một trong những nước láng giềng EU vào Đức cũng không bị từ chối tại biên giới. Muốn từ chối trước hết phải xem xét quốc gia thành viên EU nào phù hợp với người tỵ nạn đó theo văn bản Luật Dublin III.
Thực tế việc từ chối tại biên giới nội bộ EU là bất hợp pháp, bởi đều bị các phán quyết gần đây của cả Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) và Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR) bác bỏ.
Việc từ chối có hệ thống tại biên giới chỉ có thể thực hiện được, nếu
- Đức tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” theo Điều 72 của “Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu” (TFEU), nhưng khó xảy ra bởi phải có căn cứ để tuyên bố trình trang khẩn cấp.
- Đức tuyên bố từ bỏ Công ước tị nạn Geneva và Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách Đức rút khỏi EU. Bởi trong trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và luật EU, luật EU luôn được ưu tiên áp dụng.
Thực tế
Các vụ từ chối không mang tính hệ thống tại biên giới đã diễn ra: Cảnh sát Liên bang Đức đã từ chối khoảng 41.600 người muốn nhập cảnh vào Đức bất hợp pháp tại biên giới từ tháng 01 đến tháng 11.2024.
Trách nhiệm rời khỏi Đức và giam giữ để trục xuất
Trách nhiệm rời khỏi nước Đức áp dụng cho tất cả những người đã nhận được yêu cầu rời khỏi Đức mà chưa rời khỏi Đức trong thời hạn quy định, ngay cả khi họ có giấy phép tạm dung. Tính đến hết tháng 12.2024, nước Đức có khoảng 221.000 người thuộc diện trên. Quan trọng: Giấy phép tạm dung không xóa bỏ trách nhiệm phải rời khỏi Đức hoặc khả năng thực hiện nó, nó chỉ tạm thời đình chỉ việc thực hiện. Điều này có nghĩa là nếu sở ngoại kiều quyết định rằng “những trở ngại đối với việc trục xuất” không còn áp dụng nữa, thì những người được yêu cầu rời khỏi Đức có thể bị trục xuất hoặc bị đưa vào trại giam để trục xuất, bất kể họ có giấy phép tạm dung hay không. Những người bị yêu cầu phải rời khỏi Đức ngay lập tức là những người giấy tạm dung của họ hết hạn, chưa được gia hạn và có thể đã tự động rời khỏi Đức.
Nếu một công dân nước ngoài bị yêu cầu rời khỏi Đức và không tự nguyện rời khỏi Đức, người đó có thể bị đưa vào diện tạm giam để trục xuất. Tuy nhiên, tòa án chỉ có thể ra lệnh này nếu không thấy cách nào khác để thực thi lệnh trục xuất hoặc nếu có “nguy cơ bỏ trốn đáng kể”. Nguyên tắc này được quy định trong luật EU.
Thực tế
Sau khi giảm mạnh trong đại dịch Covid-19, số lượng người bị giam giữ để trục xuất tăng trở lại trong giai đoạn 2021-2023. Hầu hết các tiểu bang đã mở rộng công suất các cơ sở giam giữ, chờ trục xuất: Có khoảng 800 địa điểm giam giữ trên toàn Liên bang trong thời gian tạm giam và tạm giữ khi trục xuất (tính đến tháng 10.2024).
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá