Khuyến cáo của luật sư: Làm gì khi bị thuế vụ gõ cửa

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Thanh tra thuế vụ

Thanh tra thuế vụ - Steuerfahndung là một bộ phận trong bộ máy tổ chức của các cơ quan tài chính ở Đức. Nhiệm vụ thanh tra thuế vụ là điều tra tội phạm về thuế và phát hiện các vi phạm trốn lậu các loại thuế, do cấp tiểu bang quản lý. Các loại thuế chịu sự quản lý của liên bang sẽ do thuế quan Zollamt và Zollfahndung chịu trách nhiệm.

Theo thống kê, tỷ lệ nhân viên thanh tra thuế vụ tính trên dân số ở các tiểu bang Đức rất khác nhau. Berlin cứ một triệu người dân có khoảng 50 thanh tra thuế vụ, trong khi đó tại Bayern chưa tới 30 người. Tính ra, trên toàn Liên bang Đức có tới hàng nghìn thanh tra thuế vụ đang hàng ngày hoạt động.

Thanh tra thuế vụ cũng như cảnh sát là những „trợ lý“ của công tố nhà nước theo quy chế tố tụng hình sự, bởi thế họ cũng có những quyền hạn tương tự như cảnh sát, lục soát nhà ở, văn phòng, nơi làm việc, thu giữ đồ đạc, hồ sơ tài liệu để làm bằng chứng... Tuy nhiên, thông thường bao giờ cũng phải có kèm quyết định của tòa, ngoại trừ trường hợp đặc biệt do nguy cơ nghi phạm có thể bỏ trốn hay bằng chứng sẽ bị tiêu hủy.

Kiểm tra thuế vụ

Cần phân biệt giữa thanh tra thuế vụ (Steuerfahndung) và kiểm toán thuế vụ (Betriebsprüfung). Kiểm toán thuế vụ là hình thức kiểm tra rà soát lại hồ sơ khai báo thuế của người phải chịu thuế để xác minh độ chính xác về mức thuế khai nộp trong thời gian đã qua. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm cố ý lừa đảo, trốn lậu thuế, tùy theo mức độ, thanh tra thuế vụ sẽ được thông báo để vào cuộc.

Lúc đó có thể chỉ từ việc kiểm toán thuế vụ đơn thuần mà sẽ chuyển thành một vụ thanh tra thuế. Thông thường hầu hết các công ty lớn đều phải trải qua các kỳ kiểm toán. 90% các tập đoàn ở Đức phải chịu kiểm toán thuế vụ thường xuyên và bị soi xét rất kỹ càng đến từng hoá đơn. Tùy từng năm, nhưng tần suất thắt chặt dần, cách đây 5 năm, với thu nhập sau thuế dưới mức 500.000 Euro hàng năm thì cứ khoảng từ 5 đến 6 năm sẽ phải chịu một kỳ kiểm toán, nếu không có dấu hiệu ngờ vực gì xuất hiện. Chu kỳ kiểm toán các công tuy vừa và nhỏ phụ thuộc vào doanh thu, lãi, cũng như ngạch kinh doanh của đối tượng phải chịu thuế. Các công ty nhỏ với doanh thu hàng năm dưới 130.000 Euro sau khi đã khấu trừ các khoản chi sẽ chỉ bị kiểm toán cùng lắm một lần trong suốt cả đời, nếu không có ngờ vực gì. Thu nhập dưới 36.000 Euro không nằm trong kế hoạch kiểm toán của sở tài chính. Nhưng tới năm ngoái, chu kỳ trên đã rút xuống hơn nửa, và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể bị kiểm tra, lâu nhất là 30 năm.

Riêng người Việt, hầu hết các doanh nghiệp đều ở quy mô nhỏ và vừa, nhưng tần suất kiểm tra ngang ngửa tập đoàn, công ty lớn của Đức, bởi báo cáo thuế có nhiều lỗi ngờ vực, do phó mặc cho tư vấn thuế. Họ cũng kinh doanh kiếm lợi, đưa gì khai nấy, miễn đúng luật định, bất biết khách hàng cung cấp hồ sơ chứng từ như vậy xác thực, mâu thuẫn hay không. Chưa nói tới 1/3 người Việt bị kiểm toán bởi „vạ lây“, do mua bán hàng hoá với người bị kiểm toán, thuế vụ buộc phải xác minh chứng từ. Thậm chí vạ từ công ty xuất nhập khẩu của người Việt ở nước khác.

Các khoản truy thu do kiểm toán thuế vụ và thanh tra thuế

Chủ yếu có được từ thuế doanh thu Umsatzsteuer và thuế thu nhập Einkommensteuer. Một trong những hình thức lừa đảo trốn lậu thuế phổ biến nhất là kết hợp ba công ty trở lên lập ra các hợp đồng mua bán „ma“ vòng vo để lấy lại thuế MwSt đầu vào bất hợp pháp.

Bên cạnh đó là hình thức chuyển khoản tài sản ra nước ngoài để trốn thuế thu nhập. Rất nhiều người trốn thuế đã tự nguyện khai báo trước khi bị thanh tra thuế vụ gõ cửa với hy vọng sẽ được miễn điều tra hình sự. Trong trường hợp này, người chịu thuế sẽ chỉ phải truy nộp khoản thuế đã trốn trước đây cộng thêm tiền lãi cho thời gian trốn thuế. Biện pháp này tốn kém cho nhà nước Đức tới vài chục triệu Euro, song đã mang lại một khoản lợi từ truy thu thuế lên đến hàng tỷ Euro.

Khi bị thanh tra, kiểm toán

Để đảm bảo quyền lợi công dân trong tình trạng có thể bị thanh tra, kiểm toán thuế vụ gõ cửa hỏi thăm, nhiều văn phòng luật sư chuyên ngành thuế ở Đức khuyến cáo cần chuẩn bị cho trường hợp đó và nên thực hiện các nguyên tắc sau:

- Bình tĩnh và chủ động trong mọi tình huống để không mắc phải những lỗi lầm khó hoặc không thể nào sửa lại được.

- Cần thiết, nên gọi điện thông báo ngay lập tức cho luật sư và tư vấn thuế biết khi bị thanh tra, kiểm toán thuế vụ đến nhà hoặc công ty để điều tra lục soát.

- Không tự nguyện cung cấp hồ sơ tài liệu cho nhân viên thanh tra, kiểm toán mà để mặc họ tự ý thu giữ, như thế sẽ còn có cơ hội kháng nghị sau đó.

- Copy lại tất cả những giấy tờ cần thiết nếu bị thu giữ, để tiện cho việc tiếp tục sử dụng khi cần.

- Không cung cấp lời khai hay bất cứ thông tin gì cho nhân viên thanh tra, kiểm toán trong quá trình lục soát, bởi họ không có thẩm quyền yêu cầu. Trường hợp nhà chức trách có thẩm quyền đi theo thì chỉ khai báo khi có mặt luật sư của mình. Không tự động khai báo những gì mà không được hỏi đến, kể cả nhân viên của mình cũng nên biết điều đó.

- Nhất thiết phải kiểm tra xem kỹ quyết định khám xét của tòa và yêu cầu nhân viên thanh tra để lại một bản copy để trình cho luật sư của mình. Quyết định đó không được phép cũ hơn 6 tháng. Ngoài ra phải ghi lại tên và chức vụ của nhân viên thanh tra thuế vụ trực tiếp khám xét.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang