- Cư trú - Luật pháp
- Nhập cư
Những người sống ở Đức gặp khó khăn về đời sống có thể nhận được hỗ trợ sinh kế Lebensunterhalt theo những điều kiện nhất định, bao gồm cả người tị nạn. Người xin tị nạn và người nước ngoài lưu dung Duldung có thể nhận được trợ cấp theo Đạo luật về Quyền lợi của Người xin tị nạn Asylbewerberleistungsgesetz.
Những lợi ích này khác ở một số khía cạnh so với những quyền lợi mà những người gặp khó khăn được hưởng tiền Công dân Bürgergeld hoặc tiền Trợ cấp Xã hội Sozialhilfe, như dưới đây:
- Sinh kế phần lớn có thể được đảm bảo thông qua trợ cấp bằng hiện vật. Ví dụ, cung cấp thực phẩm tại các trung tâm tiếp nhận ban đầu và cung cấp chỗ ở chung cũng như phân phát quần áo và/hoặc cấp phiếu mua hàng Wertgutscheine, trợ cấp tiền mặt hoặc thẻ thanh toán Bezahlkarte thay tiền mặt.
- Tỷ lệ trợ cấp đối với tiền mặt thấp hơn so với tiêu chuẩn tiền công dân hoặc trợ cấp xã hội.
- Người xin tị nạn ban đầu không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước, như cơ quan phúc lợi xã hội hoặc sở y tế sẽ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Điều đó có nghĩa được điều trị bệnh cấp tính, đau đớn và trong thời kỳ mang thai.
Các khoản trợ cấp bị giảm so với trước nói trên có hiệu lực trong thời gian 36 tháng, tức 3 năm, kể từ ngày 27.02.2024 (trước đây là 18 tháng). Theo đó, người xin tị nạn nhìn chung cũng được hưởng các quyền lợi tương đương với tiêu chuẩn tiền công dân hoặc trợ cấp xã hội.
Người tị nạn từ Ukraine ngay lập tức được nhận tiền công dân và kèm theo giấy phép lao động. Lý do, Liên minh Châu Âu EU đã đưa cái chỉ thị mang tên Massenzustrom-Richtlinie về dòng người Ukraine nhập cư hàng loạt có hiệu lực lần đầu tiên vào tháng 03.2022 ngay sau khi Nga tấn công Ukraine. Chỉ thị này áp dụng trong trường hợp nhiều người tìm kiếm sự bảo vệ ở EU cùng một lúc và cùng một lý do, chẳng hạn như do chiến tranh hoặc sự đàn áp một nhóm dân cư. Chỉ thị này hầu như “bỏ qua” thủ tục tị nạn dành cho người tị nạn từ Ukraine.
Kể từ tháng 01.2024, những người tị nạn nhận tiền công dân hoặc trợ cấp xã hội và sống trong chỗ ở chung với các bữa ăn đầy đủ sẽ không còn nhận được tiền mặt cho thực phẩm và năng lượng như trước đây.
Ngay từ cuối năm 2022, Chính phủ Liên bang đã thông qua các quy định pháp lý nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn để từ chối đối với tội phạm, hoặc nguy hại cũng như ra lệnh tạm giam chờ trục xuất. Vào tháng 01.2023, Luật đẩy nhanh thủ tục tòa án đối với tị nạn và thủ tục xét tị nạn có hiệu lực. Các quy định mới đảm bảo rằng thủ tục tị nạn có thể được xử lý nhanh hơn.
Những con số này cho thấy điều đó: Thời gian làm thủ tục xin tị nạn ở Đức đang giảm đáng kể. Quá trình xử kí mất trung bình từ 6,8 tháng vào năm 2023. Trước đó vào năm 2022 mất 7,6 tháng. Thời gian tố tụng tại tòa án vào năm 2023 cũng đã giảm đáng kể khoảng 5 tháng so với năm trước.
Để đẩy nhanh hơn nữa quá trình xin tị nạn, Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn (BAMF) sẽ tuyển dụng thêm hơn 1.100 nhân viên.
Nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý đơn xin tị nạn và mở rộng trung tâm đăng ký người nước ngoài, Chính phủ liên bang sẽ cung cấp thêm 300 triệu euro cho Văn phòng Nhập cư và Tị nạn Liên bang và Văn phòng Hành chính Liên bang vào năm 2024.
Vào tháng 02.2023, Chính phủ Liên bang đã áp dụng quy chế một Đại diện đặc biệt đối với các hiệp định nhập cư. Nhiệm vụ của Đại diện là lập các thỏa thuận cụ thể dựa trên quan hệ đối tác với các nước xuất xứ quan trọng, có tính đến các tiêu chuẩn nhân quyền.
Chính phủ Liên bang đã ký kết thỏa thuận di cư song phương toàn diện đầu tiên với Ấn Độ vào tháng 12.2022. Vào ngày 19.12. 2023, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Faeser đã ký thỏa thuận di cư với Georgia. Sau cuộc đàm phán thành công của Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Nancy Faeser vào tháng 10 năm ngoái, một phái đoàn liên bộ do Đại diện Đặc biệt của Chính phủ Liên bang về các Thỏa thuận Di cư, Tiến sĩ Joachim Stamp, đã đồng ý về quan hệ đối tác di cư toàn diện với Maroc. Một quan hệ đối tác di cư cùng có lợi cũng đã được ký kết với Kenya vào ngày 13.09.2024 với sự chứng kiến của Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz và Tổng thống Kenya William Ruto. Một thỏa thuận di cư toàn diện khác cũng đã được đàm phán với Uzbekistan, được Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Faeser ký vào ngày 16.09.2024. Ngoài Moldova, Chính phủ Liên bang hiện cũng đang đàm phán với Colombia và Kyrgyzstan.
Vào ngày 01.05.2023, các quy định về Trung tâm Đăng ký người nước ngoài có hiệu lực, tạo điều kiện cho việc trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan được cải thiện. Với thỏa thuận về nhà nước pháp quyền được ký kết giữa Chính phủ Liên bang và các tiểu bang, Chính phủ Liên bang đã đóng góp vào chi phí cải thiện đội ngũ nhân sự của ngành tư pháp trong những năm gần đây.
Vào ngày 01.11.2023, Chính phủ Liên bang đã đưa ra dự thảo luật điều chỉnh các quy định chuyển dữ liệu trong luật nhập cư và an sinh xã hội nhằm giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhập cư và an sinh xã hội. Mục đích nhằm cải thiện việc trao đổi dữ liệu thông qua Cơ quan đăng ký người nước ngoài (AZR). Trong tương lai, thông tin sẽ được ghi lại trong AZR về việc liệu những người bị ảnh hưởng có nhận được trợ cấp xã hội hay không (theo Đạo luật Phúc lợi cho Người tị nạn, quyển 2, 8, 12 Bộ luật An sinh xã hội và Đạo luật Hỗ trợ sinh kế), cơ quan nào có thẩm quyền chịu trách nhiệm cấp chúng và trong khoảng thời gian nào các tiêu chuẩn trợ cấp xã hộ được cấp. Các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cấp phúc lợi (chẳng hạn như văn phòng phúc lợi xã hội và trung tâm việc làm) được giảm bớt áp lực nhờ loại bỏ các truy cập thủ công về phúc lợi xã hội xưa nay.
Còn tiếp
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá