Đêm Đại Nhạc hội Giuta quốc tế Berlin, Đức: Tác phẩm của nhạc sỹ Đặng Ngọc Long vang lên giữa trời Âu

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Khi những tấm vé cuối cùng cho đêm Đại Nhạc hội Guitar đã kín rạp, ông Trưởng ban Tổ chức với giọng kiêu hãnh vang lên tuyên bố: Đêm Đại Nhạc hội bắt đầu.

Nghệ sĩ trẻ tuổi người Berlarus, Yaroslav Makarich biểu diễn đầu tiên với những tác phẩm kinh điển và bản Rain (Mưa) sáng tác của nhạc sĩ Đặng Ngọc Long. Khán giả như ngất ngây đón những cơn mưa dồn dập đang trào tới, rồi chạy vút ngang trên bàn tay điêu luyện của nghệ sĩ. Tôi rạo rực nao lòng khi nghe những âm sắc lung linh mà tưởng tượng ra một khung cảnh mưa rơi thật đẹp, mưa mang đến tốt tươi cho cây cối mùa màng, mưa mát dịu những tâm hồn tưởng như đang cạn kiệt, làm nẩy mầm những tình yêu thương và niềm hy vọng…

Đang ngỡ ngàng với mát tươi của cơn mưa rạo rực, tôi được bay về nơi quê hương xứ sở đất Việt thân yêu với tiếng cồng chiêng của “Núi rừng Tây nguyên” vọng tới từ những ngón tay kỳ tài của nghệ sĩ Niklas Johansen (người Đan mạch). Ôi, dồn dập quá, thống thiết quá, những âm hưởng của quê hương đang vang lên rộn rã giữa trời Âu… Tôi như ngỡ mình lạc vào miền Tây nguyên - Nơi mà một thời chúng tôi cùng sống với bao kỷ niệm êm đềm. Tiếng gió rì rào, nước chảy suối reo, tiếng chim kêu rộng vang cả một dãy đại ngàn hùng vĩ. Tôi đang sống với thời gian trở lại…

Cám ơn người nghệ sĩ biểu diễn, cám ơn nhạc sĩ đã sáng tác ra tác phẩm tuyệt diệu này.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

GS. Đăng Ngoc Long trao giai thưởng đêm Đại Nhạc hội Guitar quốc tế Berlin

Giờ giải lao đã hết, đến chương trình của GS. Nghệ sĩ Đặng Ngọc Long.

Anh biểu diễn hai tác phẩm được sáng tác theo truyện thơ của thi hào Nguyễn Du là “Tổ khúc Kiều” và Thi hào người Đức Johann Wolfgang Goethe là Faust-Sonata.

Là một người đã đọc và thuộc lòng nhiều đoạn thơ Kiều của Nguyễn Du, nội dung câu chuyện và dấu ấn nghệ thuật tôi chỉ hiểu và phân tích trên sự hiểu biết nền tảng văn học của bản thân, nhưng giờ đây khi nghe qua âm nhạc tôi tưởng tượng được một bức tranh thật rung động. Tôi thương Kiều qua những tiếng “âm bồi” ai oán, căm giận đứa gây ra bão tố cho gia đình Kiều bằng những cú “rags” mạnh mẽ và càng “chết đứng” khi gặp chương Từ Hải…

Mỗi khúc đoạn và nhịp điệu hoà âm dẫn dắt tôi qua cả cuộc đời Kiều - một mỹ nhân tuyệt đẹp bị dập vùi đắng cay, niềm yêu thương vô bờ khi âm thanh chạm vào trái tim cảm xúc.

Khán giả hôm đó thật yên lặng, họ ngồi nghe chăm chú và say mê, thỉnh thoảng có tiếng ho của một ai đó do ảnh hưởng Covid-19 để lại, nhưng họ cố nén để thưởng thức trọn vẹn một tuyệt tác mà trong giới chuyên môn thường gọi là “kinh điển”, “hàn lâm”.

Tôi không phải chuyên gia về nhạc, nhưng cảm nhận được sự liên giao giữa ngôn ngữ âm nhạc với văn học thật tuyệt vời. Khi nghe âm nhạc mà những âm từ, câu thơ của Nguyễn Du lại hiện về trong trí nhớ của tôi, giọng bà tôi ấm áp, nồng nàn bên võng ngân nga những câu thơ Kiều “trăm năm trăm cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”… lại văng vẳng bên tai, làm tôi thổn thức.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

GS. Đăng Ngọc Long và tác giả

Cám ơn người Nghệ sĩ, một lần nữa đưa tôi về quê hương, cội nguồn qua tiếng đàn guitar tuyệt mỹ, mà giờ đây tôi vẫn đang thẩn thơ trên đất khách quê người!

Đỗ Minh Đức (CHLB Đức)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang