Chương trình đào tạo nghề tại Karlsruhe cần biết: Khởi đầu với 4 học nghề điều dưỡng Việt; Triển vọng; Nội dung; Tổ chức thực hiện

Vào đầu tháng 10, lần đầu tiên Bệnh viện thành phố Städtisches Klinikum Karlsruhe tiếp nhận bốn 4 du học nghề từ Việt Nam sang nhập học, bắt đầu khóa đào tạo điều dưỡng theo chương trình hợp tác 2 phía Đức Việt gọi là TripleWin. Các học viên bắt đầu một khóa học chính quy, đồng thời tham gia các lớp học tiếng Đức nhằm vượt qua rào cản ngôn ngữ.

Sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao

Đặc biệt trong lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc lão khoa ở Đức ngày một trầm trọng. Các chuyên gia dự báo Đức thiếu khoảng 150.000 nhân viên điều dưỡng vào năm 2025. Trong khi đó, ở các nước khác, có rất nhiều lao động chuyên ngành nhưng lại thất nghiệp. Dự án TripleWin nhằm mục đích thu hút những lao động chuyên ngành trong lĩnh vực điều dưỡng trực tiếp đào tạo tại Đức. Vào tháng 10, lần đầu tiên bốn du học nghề Việt Nam sẽ bắt đầu khóa đào tạo điều dưỡng kéo dài 3 năm tại Bệnh viện Thành phố Karlsruhe như một phần của chương trình này.

Tổng Giám dốc Bệnh viện Karlsruhe giải thích: Chương trình TripleWin thực hiện ba mục tiêu: Thứ nhất, sự thiếu hụt thợ điều dưỡng ở Đức cần được giảm bớt. Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm ở nước xuất xứ. Thứ ba, những người lao động có tay nghề cao có thể hỗ trợ tài chính cho gia đình họ ở quê nhà. Tuy nhiên, cần tránh sự chuyển dịch tình trạng thiếu lao động lành nghề sang các nước xuất xứ.

Chương trình TripleWin

Theo đó, bệnh viện Karlsruhe làm việc với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Trung tâm Điều phối Lao động nhập cư Liên bang (ZAV). Dự án bắt đầu từ năm 2013 là tuyển dụng nhân viên điều dưỡng từ nước ngoài bổ sung cho ngành chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng Đức.

Giám đốc bệnh viện nhấn mạnh: Các học viên đến từ Việt Nam là những người trẻ có kinh nghiệm làm điều dưỡng trước đây và sẽ tiếp tục làm việc tại Bệnh viện Karlsruhe sau khóa đào tạo điều dưỡng kéo dài ba năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận TripleWin là một chương trình đào tạo điều phối lực lượng chuyên ngành bền vững.

Tại Bệnh viện Karlsruhe, các học viên khởi đầu khóa học bằng hai ngày nhập trường. Trước đó, sau khi nhập cảnh tại sân bay Frankfurt, học viên nhập học được chuyển đến ký túc xá, thực hiện thủ tục nhập học, và ăn trưa cùng nhau. Vào ngày thứ hai, một nhân viên GIZ hỗ trợ học viên làm các thủ tục đăng ký cư trú, mở tài khoản ngân hàng và mua thẻ SIM cho điện thoại Mobil. Bộ phâm làm nhiệm vụ tiếp nhận phát biểu: Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là tạo điều kiện dễ dàng nhất có thể cho những học sinh đang mới lạ tới Đức. Bằng cách này, chúng tôi đặt nền tảng cho quá trình đào tạo thành công và tiếp tục làm việc tại Bệnh viện Karlsruhe.

Tổ chức triển khai

Để có thể học chuyên môn và giao tiếp, các học viên đến từ Việt Nam trước đó đã hoàn thành khóa học tiếng Đức với chứng chỉ B1. Nhà trường nhấn mạnh: Trong quá trình đào tạo, trình độ phải được nâng lên ít nhất B2, bao gồm cả luyện thực hành ngôn ngữ nhờ đội ngũ giáo viên chuyên trách. Điều quan trọng đối với nhà trường là sự hòa nhập của học viên Việt Nam phải đạt được để không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cũng như thời gian đào tạo cả khóa học.

Để đảm bảo học viên hòa nhập tốt ở Đức, họ được giám sát chặt chẽ tại bệnh viện Karlsruhe bởi đội ngũ giáo viên dạy nghề và các đồng nghiệp phụ trách học sinh nước ngoài. Trường dạy nghề cho biết thêm: Một điều thuận lợi cho học sinh nữa là khoản thanh toán thù lao cho học viên hợp lý như một khoản tiền hỗ trợ đào tạo. Điều quan trọng là bốn học viên phải tham gia một khóa học cùng nhau để họ có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong các hoạt động sinh hoạt chung qua đó có thể giúp giảm bớt nỗi nhớ nhà.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang