Chùa Phổ Đà Berlin trước nguy cơ buộc đóng cửa - Kêu gọi cộng đồng ký đơn thỉnh cầu xin tạm ngừng

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Theo truyền thông Đức, lần đầu tiên kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, Chuà Phổ Đà ở Berlin có thể phải đóng cửa theo quyết định của một cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định đóng cửa

Lịch sử đóng cửa nhà thờ, chuà chiền ở Đức đã từng xảy ra không hiếm. Năm 1961, Nhà thờ Tin lành nằm ở Mitte và nhà thờ Staaken đã phải đóng cửa vì chúng sát bức tường Berlin. Đến năm 1985 và 1987 thì bị tháo dỡ.

Nay chuà Phổ Đà rơi vào tình huống nan giải tương tự bởi Chuà sát với các doanh nghiệp trong khu vực kinhdoanh.

Theo yêu cầu của cơ quan chức năng, chậm nhất đến ngày 07.01.2023, chùa Phổ Đà ở Marzahner Straße, Hohenschönhausen, nơi quy tụ khoảng 200 phật tử phải ngừng hoạt động. Nếu không, sư trụ trì sẽ phải chịu một khoản tiền phạt 5.000 Euro hoặc hình phạt giam giữ thay thế cho phạt tiền.

Chưa hết, nếu tới thời hạn trên, phần ngôi chuà mở rộng không có giấy phép năm 2016 không được dỡ bỏ thì quận sẽ ủy thác một công ty thực hiện và tính chi phí khoảng 15.000 Euro cho thành phố. Yêu cầu đó đã được nêu trong một công văn quận gửi tới. Theo công văn, mục đích của Sở xây dựng là "bảo đảm" an toàn cho việc sử dụng khu vực kinh doanh này.

Lịch sử tranh chấp

Cuộc tranh cãi giữa phật tử và quận bùng phát chính thức kể từ năm 2018. Vào thời điểm đó, trong một cuộc kiểm tra, Sở xây dựng Lichtenberg đã phát hiện ngôi chùa hoạt động tại Trung tâm Thương mại Á châu ở Hohenschönhausen từ năm 2006 và đồng thời mở rộng ngôi chuà vào năm 2016.

Ít nhất một số chính trị gia quận cũng đã nắm được tình hình từ trước đó: Năm 2006, thị trưởng lúc bấy giờ là Christina Emmrich đã tham dự một lễ hội ở chuà đó.

Vào năm 2018, quận đã "phát hiện" ra ngôi chùa trong một ngôi nhà nhỏ ở Trung tâm Thương mại này, và ra chỉ thị đóng cửa.

Năm 2018, cơ quan quản lý xây dựng đã ra lệnh đóng cửa ngôi chùa. Tuy nhiên, do áp lực của công luận, cho đến nay chuà chỉ được gia hạn hoạt động tạm thời cứ 6 tháng một và đổi lại chính quyền yêu cầu phải chuyển chỗ. Ủy viên hội đồng xây dựng quận Kevin Hönicke cũng đã đề nghị được giúp đỡ nhà chùa tìm điạ điểm mới.

Toàn bộ tranh chấp lẽ ra đã không xảy ra. Khi sư trụ trì chuyển đến ngôi chuà hiện nay hoạt động đã không nộp đơn xin phép xây dựng, vì chỉ nghĩ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào về mặt xây dựng. Chính quyền thành phố cũng có lỗi, không biết rằng, nhà chuà phải nộp đơn cho cơ quan xây dựng để quy hoạch lại theo luật quy hoạch. Nếu hồi đó thực hiện thì nhà chùa dễ dàng nhận được giấy phép vào năm 2006, lúc đó vẫn còn rất nhiều chỗ trống trong khu vực.

Vị trí thay thế? Tìm kiếm vô vọng

Kể từ năm 2019, nhà chuà đã cố gắng tìm kiếm một địa điểm thay thế, nhưng cho đến nay vẫn thất bại do thị trường bất động sản ở Berlin nói chung rất khó khăn. Theo một phật tử, nhà chùa hiện đang đàm phán với một chủ sở hữu bất động sản. Tuy nhiên giá quá cao. Ngoài ra, không rõ liệu cơ quan xây dựng có chấp thuận một ngôi chùa tại vị trí này hay không.

Cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở điạ điểm này lớn thứ hai Berlin, chủ yếu gồm các cựu lao động xuất khẩu hồi Đông Đức đã tới tuổi về hưu. Có được một ngôi chùa làm thủ tục lễ mai táng là rất cần thiết đối với thế hệ cao tuổi.

Ở đây tôi có thể đến nghỉ ngơi

Một chủ nhà hàng thường xuyên đi lễ chùa cho biết: Ở đây tôi có thể thư giãn đầu óc khi tôi bị căng thẳng trong công việc. Tôi không muốn chuyển đến một nhà chùa khác vì tôi sống ở đây. Ngoài ra, sư trụ trì rất thành tâm, nghĩ về lợi ích chung và không màng đến vật chất.

Bất bình đẳng

Nếu như không phải chùa Phật giáo mà là nhà thờ Thiên chúa giáo hoặc một giáo đường Do Thái ở nơi này, quận sẽ không thể đòi dỡ bỏ. Bởi các tổ chức này được hưởng một đặc quyền tôn giáo trong luật xây dựng. Do đó, một ủy viên hội đồng xây dựng quận đã đổ lỗi cho văn bản lập pháp là nguyên nhân gây ra tranh chấp. Không giống như những nơi thờ cúng của Kitô giáo và Do Thái, chùa chiền không được coi là tôn giáo mà là các tổ chức văn hóa trong các văn bản xây dựng luật pháp. Điều này cuối cùng cần được thay đổi bởi các nhà lập pháp. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, cơ quan xây dựng chỉ có thể xử lý theo luật hiện hành.

Lời kêu gọi

Một nhân vật từng nghiên cứu tại trường Đại học Freie Universität về đời sống tôn giáo của người Việt Nam ở Berlin và đã đồng hành cùng giáo đoàn trong cuộc đấu tranh cho ngôi chùa này lâu nay, ông Max Müller mới đây đã viết đơn thỉnh cầu Petition lên Quốc hội Berlin, đòi đảm bảo chùa được phép mở cửa cho các tín đồ qua thời hạn buộc đóng cửa ngày 07.10.2023. Đơn thỉnh cầu, xem đường Link tiếng Đức => eine Petition im Internet đã được đăng lên mạng ngày 05.10.2022. Cho đến hôm nay đã nhận được 447 người ký ủng hộ.

Báo điện tử Viet Duc Online thiết tha kêu gọi cộng đồng người Việt toàn nước Đức hãy chuyển đường Link đơn thỉnh cầu trên cho nhiều người. Điền các dữ liệu cá nhân và bấm vào ô chữ ký Unterschrift, đơn đó sẽ được tự động chuyển đi.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ảnh màn hình khi mở Petition).

(Xem thêm:

=> Nỗi niềm nhà hàng Việt tại Mainz hết tháng này phải đóng cửa).

Viet Duc Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang