Mua bán cần biết: EU thống nhất đề xuất giới hạn giao dịch tiền mặt - Hỏi đáp

Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến nhất của người Đức. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quy định liên quan đến giao dịch tiền mặt ở Đức. Ngân hàng giám sát thực hiện điều này đặc biệt để có thể chống rửa tiền hiệu quả. Dưới đây là những quy phạm chủ yếu trình bày dưới dạng hỏi đáp

Giới hạn tiền mặt là gì?

Điều này đề cập đến các khoản thanh toán tiền mặt tối đa một lần được cho phép. Tại Đức, hiện tại không có giới hạn thanh toán tiền mặt tối đa. Tuy nhiên, nếu giao dịch trên 10.000 euro bằng tiền mặt, phải xuất trình chứng minh thư. Thông tin giao dịch phải được ghi lại và lưu giữ theo thời hạn luật định.

Bối cảnh của điều này là cuộc đấu tranh của EU tăng cường chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Vì lý do này, các quốc gia thành viên EU được yêu cầu luật hóa nghị định EU 2018/843 về rửa tiền thành luật quốc gia.

Quy định nộp tiền mặt tại ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm như thế nào?

Kể từ ngày 08.08.2021, các quy tắc mới của cơ quan giám sát tài chính BaFin có hiệu lực. Theo đó, đối với các khoản tiền mặt trên 10.000 euro, các ngân hàng và quỹ tiết kiệm phải yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng xuất xứ.

Vẫn không có giới hạn trên về số tiền mặt giao dịch. Nhưng là người giao dịch, phải có sẵn hồ sơ chứng minh, nếu muốn nộp hơn 10.000 euro vào tài khoản của mình.

Bằng chứng gì cần lưu giữ?

-Sao kê tài khoản cập nhật liên quan đến tài khoản giao dịch tiền mặt của mình.

-Biên lai rút tiền mặt từ ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm.

-Sổ tiết kiệm hiển thị thanh toán bằng tiền mặt.

-Biên lai bán hàng và hóa đơn (ví dụ: biên lai bán xe hơi hoặc kim loại quý).

-Biên lai cho các giao dịch khác.

-Di chúc, giấy chứng nhận thừa kế hoặc bằng chứng thừa kế tương tự.

-Hợp đồng quà tặng hoặc thông báo quà tặng.

Nếu gửi tiền mặt tại một ngân hàng khác ngoài ngân hàng của mình, các quy tắc chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng. Tại đây, người gửi phải cung cấp bằng chứng xuất xứ từ số tiền mặt giao dịch hơn 2.500 euro.

Trong trường hợp khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm cũng sẽ yêu cầu trình bằng chứng xuất xứ trong các trường hợp cụ thể.

Giới hạn mới về việc mua kim loại quý?

Khi nói đến mua kim loại quý ẩn danh, ranh giới thậm chí còn chặt chẽ hơn. Từ ngày 01.01.2020, giới hạn trên là 1.999 euro sẽ áp dụng cho các kim loại quý như vàng và bạc.

Nếu muốn mua một lượng vàng hoặc bạc cao hơn, người bán có trách nhiệm lập hồ sơ lưu trữ danh tính của người mua.

Còn các nước EU khác thì sao?

Hiện vẫn chưa có quy định về giới hạn tiền mặt thống nhất ở các quốc gia thành viên EU. Ở nhiều quốc gia, đã có giới hạn tiền mặt nghiêm ngặt hơn nhiều so với ở Đức. Ví dụ, ở Pháp, giới hạn rút tiền mặt tối đa đối với người Pháp là 1.000 euro, với số tiền cao hơn phải được thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Mặt khác, đối với người nước ngoài, giới hạn trên là 10.000 euro. Ở Ý, có thể rút tiền mặt lên tới 2.999 euro mà không cần bằng chứng. Ở Tây Ban Nha, giới hạn trên hiện là 2.500 euro.

Ủy ban EU hiện đang làm việc về một quy định thống nhất. Tuy nhiên, một thỏa thuận vẫn chưa đạt được.

Còn tiếp

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang