.gif)
Lịch sử chuyển đổi giờ Đức và châu Âu
Để tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng tối đa ánh sáng ban ngày bằng cách chuyển đổi giờ mùa Đông với giờ mùa Hè lần đầu tiên được áp dụng ở Đức trong Thế chiến thứ nhất. Trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, việc chuyển đổi lại bị bãi bỏ. Phải đến năm 1980, giống như nhiều nước châu Âu khác, việc chuyển đổi giờ Đông với Hè mới được áp dụng trở lại do cuộc khủng hoảng dầu mỏ và vì lý do chính sách an ninh năng lượng. Năm 1996 đánh dấu sự kết thúc của lịch sử áp dụng giờ tiết kiệm bằng cách sử dung tối đa ánh sáng ban ngày theo từng quốc gia, châu Âu cùng thống nhất điều chỉnh đồng hồ nhanh hơn vào tháng 3 và chậm hơn vào tháng 10.
Thao tác chuyển đổi giờ trên đồng hồ
Vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 3, giờ mùa Đông kết thúc ở Đức và hầu hết các nước châu Âu. Vào 2 giờ Chủ Nhật, ngày 30.03, đồng hồ phải được chỉnh tăng lên từ 2 giờ 00 sáng lên 3 giờ 00 sáng.
Lợi ích chuyển đổi giờ
Việc thay đổi đồng hồ hai lần có thể gây khó chịu, nhịp sinh học trong cơ thể con người. Nhưng nó cũng có những ưu điểm riêng. Vì giờ được chuyển đổi sớm hơn vào tháng 3 nên trời sáng lâu hơn vào buổi tối mùa Hè và ban ngày có nhiều giờ nắng hơn. Nhờ đó, chẳng hạn có thể sử dụng khoảng thời gian này để tổ chức tiệc nướng sau giờ làm việc lâu hơn. Và “thời gian mùa Đông” cũng có tác động tích cực. Nó làm cho mặt trời mọc sớm giờ hơn vào buổi sáng.
Những bất lợi của việc chuyển đổi giờ
Sự thay đổi giời theo mùa dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, trầm cảm và nhiều vụ tai nạn giao thông hơn. Theo kết quả khảo sát của Forsa, vào mùa Thu năm 2018, 80% số người được hỏi hoan nghênh việc bãi bỏ giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày. Tời 1/4 người được hỏi phàn nàn về các vấn đề về thể chất và tâm lý do sự thay đổi thời tiết giữa mùa Đông và mùa Hè. Theo khảo sát, con số này cao hơn một phần tư. Hầu hết những người bị ảnh hưởng, 79% chủ yếu bị mệt mỏi và kiệt sức. Nhưng tình trạng mất tập trung, cáu kỉnh và thậm chí là tâm trạng chán nản cũng được đề cập. Nguyên nhân là do cơ thể con người cần từ 4 đến 14 ngày để thích nghi với nhịp độ ngủ thông thường (sinh học) với điều kiện mới.
Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về hậu quả của việc chuyển đổi giờ mỗi năm 2 lần, chẳng hạn như nhiều vụ tai nạn giao thông hơn vào những ngày sau đó và các vấn đề sức khỏe như rối loạn giấc ngủ tạm thời và tỷ lệ đau tim tăng trong thời gian ngắn. Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho biết nhược điểm lớn nhất của việc chuyển đổi giờ là những vấn đề trong giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, không thể xác định được mối nguy hiểm thực sự có liên quan nào. Ví dụ, sự gia tăng nhẹ trong ngắn hạn về nguy cơ tai nạn hoặc đau tim là nhỏ so với ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.
Trong nhiều trường hợp, phương pháp luận của những nghiên cứu như vậy còn nhiều nghi vấn, chẳng hạn các tuyên bố và phân tích của các nhà nghiên cứu về thời gian sinh học hoặc chuyên gia y học về giấc ngủ thường chỉ tập trung vào những bất lợi và bỏ qua những khía cạnh tích cực của việc bắt đầu làm việc sát thời điểm mặt trời mọc, những khía cạnh thường bị lãng quên ngày nay. Sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích được trình bày một cách không cân đối.
Chuyển đổi giờ chỉ tiết kiệm được 0,21% năng lượng tiêu thụ hàng năm
Giờ tiết kiệm năng lượng nhờ ánh sáng ban ngày được áp dụng vào những năm 1980 để tiết kiệm năng lượng. Trong khi việc thay đổi múi giờ vào mùa Hè thực sự có nghĩa là đèn được bật ít hơn vào buổi tối, thì vào mùa xuân và mùa thu, hệ thống sưởi được sử dụng nhiều hơn vào buổi sáng. Dữ liệu do Nghị viện EU thu thập cũng cho thấy mức năng lượng được tiết kiệm tương đối ít. Và Cơ quan Môi trường Liên bang cũng tuyên bố rằng, xét cho cùng, việc chuyển đổi thời gian hầu như không tiết kiệm được năng lượng. Một nghiên cứu năm 2016 của Văn phòng Đánh giá Công nghệ (TAB) ước tính tiềm năng tiết kiệm, không tính đến chi phí bù đắp chi phí sưởi ấm, ở mức 0,21 phần trăm tổng lượng điện tiêu thụ hàng năm ở Đức.
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá