- Thời sự
- Việt Nam
Tòa án triệu tập Hoa hậu Lê Hoàng Phương (Miss Grand Việt Nam 2023) và ông Chiêm Quốc Thái với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng trong vụ kiện giữa Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An với Công ty Sen Vàng
TAND quận Bình Thạnh (TP HCM) dự kiến ngày 25-4 xét xử vụ tranh chấp hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa nguyên đơn là Công ty CP Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An) với bị đơn là Công ty CP Quảng cáo thương mại Sen Vàng (Công ty Sen Vàng) - đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam (Miss Grand Vietnam) 2023.
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Thanh. Hoa hậu Lê Hoàng Phương (Miss Grand Việt Nam 2023) được triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; còn ông Chiêm Quốc Thái là người làm chứng.
Theo đơn khởi kiện, ngày 17-3-2023, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An và đơn vị tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 ký hợp đồng quảng bá thương hiệu trị giá 10 tỉ đồng. Nội dung thể hiện Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An với tư cách đơn vị đăng cai cuộc thi Miss Grand 2023 nên có quyền lợi "Hoa hậu đăng quang sẽ là đại sứ thương hiệu của bệnh viện này trong 2 năm".
Sau đó, bà Lê Hoàng Phương trở thành hoa hậu của cuộc thi Miss Grand Việt Nam 2023.
Tuy nhiên, ngày 7-11-2023, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An phát hiện trên trang Facebook có tích xanh (dấu xác nhận chính chủ của Facebook cung cấp) "Chiêm Quốc Thái" có bài viết gắn thẻ Facebook tên "Lê Hoàng Phương" liên quan vấn đề thẩm mỹ. Dưới bài này, tài khoản Facebook "Lê Hoàng Phương" bình luận: "Dạ em cảm ơn bác sĩ đã giúp em có vẻ đẹp hoàn mỹ thêm phần tự tin hơn ạ".
Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An cho rằng hành vi của hoa hậu Lê Hoàng Phương là đang quảng bá thương hiệu cho một công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực với bệnh viện này. Do đó, hành vi này vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An được ghi nhận tại hợp đồng và phụ lục ký kết với đơn vị tổ chức.
Cũng theo Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An, hành vi của cô Lê Hoàng Phương trực tiếp làm hạ thấp thương hiệu của bệnh viện này, nâng cao thương hiệu của công ty đối thủ, khiến dư luận quay lưng, thậm chí chửi bới, xúc phạm, làm thiệt hại cho Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An.
Từ đó, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An nộp đơn khởi kiện Công ty CP Quảng cáo thương mại Sen Vàng, đề nghị TAND quận Bình Thạnh tuyên bố hủy bỏ hợp đồng ký kết ngày 17-3-2023 giữa các bên.
Sau đó, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An đã tháo gỡ hình ảnh quảng cáo ngoài trời, xóa vĩnh viễn các bài viết, hình ảnh, video liên quan đến hoa hậu Lê Hoàng Phương.
Ngày 18-12-2023, Bệnh viện Thẩm mỹ Nam An bổ sung yêu cầu khởi kiện, buộc đơn vị tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 bồi thường hơn 8,6 tỉ đồng, bao gồm: hoàn trả 80% giá trị hợp đồng mà nguyên đơn đã thanh toán; phạt vi phạm hợp đồng số tiền bằng 8% giá trị hợp đồng mà nguyên đơn đã thanh toán; bồi thường thiệt hại tinh thần vì danh dự, uy tín bị xâm phạm với số tiền 14,9 triệu đồng.
Tình trạng tour du lịch 0 đồng chất lượng kém được nhận định ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Việt Nam, đồng thời gây lãng phí nguồn tài nguyên khách hàng nên cần phải loại bỏ.
Tour "0 đồng" kém chất lượng trở lại
Dữ liệu của cơ quan hải quan Móng Cái cho thấy, số lượng du khách Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ đầu năm đến nay có xu hướng tăng cao, với khoảng 2,5-3 vạn khách/ngày. Hầu hết người nhập cảnh vào TP. Móng Cái đều là du khách đi theo đoàn do các công ty tổ chức, với thời gian lưu trú ngắn và không khám phá sâu hơn vào nội địa của Việt Nam. Sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc dẫn tới tình trạng nhiều cửa hàng hoạt động theo mô hình "tour 0 đồng" tái xuất trên địa bàn.
Cụ thể, sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, một số đoàn khách Trung Quốc (đa số là người cao tuổi) sẽ lên các xe khách 45 chỗ để tham quan các cửa hàng đã được sắp xếp trước, nơi bày bán đồ lưu niệm, thực phẩm chức năng, đồ ăn và bánh kẹo không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đáng chú ý, người Việt Nam không được phép tới mua sắm tại các cửa hàng này.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Phạm Duy Nghĩa - Tổng Thư ký Hội lữ hành Hà Nội - nhận định, tour du lịch "0 đồng" vận hành bằng cách đưa khách Trung Quốc qua cửa khẩu ở Móng Cái - Quảng Ninh, cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lào Cai. Một số doanh nghiệp inbound (đón khách quốc tế) tại Việt Nam đã phối hợp với doanh nghiệp Trung Quốc tạo nên "vòi bạch tuộc" khai thác sản phẩm này.
"Vì là tour 0 đồng nên phía doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên sẽ hướng tới việc ép du khách mua sắm mới được hưởng dịch vụ, dẫn tới tình trạng có chất lượng rất kém. Trong khi đó, các sản phẩm tại cửa hàng chỉ dừng ở mức chấp nhận được nhưng lại có giá trên trời nhằm bù vào chi phí dịch vụ", ông Phạm Duy Nghĩa cho biết.
Một đại diện doanh nghiệp lữ hành ở TP. Móng Cái cho biết, cơ sở lưu trú, các suất ăn trong tour du lịch "0 đồng" thường xuyên bị hạ cấp. Các khách sạn cho du khách tham gia chuyến đi này ở cách xa trung tâm, nên nếu đã trở về khách sạn thì không thể đi đâu được nữa. Thậm chí, một số điểm lưu trú phục vụ tour này còn tìm cách trốn thuế, không ghi hóa đơn đầy đủ, dẫn đến thất thu thuế Nhà nước.
Nhiều đại diện doanh nghiệp lữ hành thường xuyên theo dõi thị trường cho biết, các cửa hiệu mua sắm cho khách Trung Quốc hầu như là người Việt đứng tên, nhưng thực chất chủ rót vốn ở nước ngoài. Về mặt bản chất, tour du lịch 0 đồng trở thành phương thức các doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp cho khách nội địa.
Điều này dẫn tới ngành du lịch nước ta lãng phí tài nguyên khách hàng, không mang về được doanh thu. Cổ súy cho tour 0 đồng có thể khiến người tham quan nhận định tiêu cực về điểm đến ở Việt Nam, hình ảnh du lịch nước ta bị đánh giá một cách phiến diện bởi chất lượng kém, kéo theo hiện tượng chèo kéo du khách, lừa đảo.
Ông Vũ Văn Tuyên - đại diện doanh nghiệp du lịch Travelogy - cho biết: "Khi đã hứa hẹn cung cấp dịch vụ giá rẻ hoặc miễn phí cho du khách, các đơn vị lữ hành cần phải làm đúng như cam kết. Hiện nay mạng xã hội phát triển rất mạnh, chỉ cần xuất hiện những hình ảnh du khách nước ngoài bị đối xử không tốt khi tới Việt Nam thì các chính sách ưu đãi của những tour du lịch chất lượng tốt cũng bị ảnh hưởng, khó hút khách".
Siết chặt quản lý tour du lịch chất lượng kém
Trong quý I, số lượng khách Trung Quốc tới Việt Nam đạt 890.000 lượt khách, đứng thứ hai về quy mô toàn thị trường. Điều này cho thấy việc đảm bảo ổn định nguồn khách du lịch Trung Quốc, tránh tạo những hình ảnh xấu về du lịch Việt Nam sẽ giúp nước ta hoàn thành mục tiêu du lịch năm nay.
Hiện các cơ quan chức năng tại thành phố Móng Cái đã có nhiều biện pháp để đảm bảo việc quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phục vụ du khách trên địa bàn, nhằm duy trì một môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh và văn minh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mùa du lịch năm nay.
Chính quyền TP. Móng Cái sẽ tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt các doanh nghiệp đã bị tạm ngừng hoạt động và chỉ cho phép hoạt động trở lại sau khi đã khắc phục toàn bộ các vi phạm và hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định. Thành phố này quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt tập trung vào nguồn gốc hàng hóa, giá cả, phí, lệ phí, hóa đơn, ngoại hối, biển hiệu, quảng cáo, và sử dụng lao động.
Địa phương sẽ có phương án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) để triển khai các thỏa thuận được thống nhất một cách thiết thực và hiệu quả.
Ông Phạm Duy Nghĩa đề xuất Cục Du lịch Việt Nam ban hành quy định tước giấy phép hoạt động của những doanh nghiệp lữ hành trong nước phục vụ dòng sản phẩm tour du lịch 0 đồng. "Hình thức du lịch 0 đồng rất khó kiểm soát và rất dễ lách luật nếu còn tồn tại nên tốt nhất cần loại bỏ ở Việt Nam", ông Phạm Duy Nghĩa nhận định.
Bước vào tháng 4, người dân bắt đầu lên kế hoạch cho kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và đặc biệt là mùa hè sắp tới và câu chuyện về vé máy bay lại nóng lên trên khắp các kênh truyền thông.
Hiện nay, các đường bay du lịch khởi hành từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM… đang bắt đầu vào mùa đông khách, đặc biệt vào đúng dịp cuối tuần hay nghỉ lễ thì các chuyến bay giờ đẹp cũng “cháy vé”. “Đường bay vàng” nội địa Hà Nội - TP. HCM có mức giá dao động từ 2,5-3,5 triệu cho vé phổ thông khứ hồi.
Sau giai đoạn bùng nổ nhu cầu du lịch sau đại dịch, thị trường hàng không trong nước đã khôi phục các đường bay trong nước và đưa hoạt động hàng không Việt Nam trở lại như trước dịch, mặc dù vậy hoạt động hàng không phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.
Câu chuyện vé máy bay trong các dịp nghỉ lễ, Tết, cao điểm hè sẽ mang tính thường lệ khi nhu cầu sẽ cao hơn rất nhiều và những giới hạn đặc thù của vận tải hàng không so với các phương tiện vận chuyển khác.
Vậy những yếu tố nào làm ảnh hưởng tới giá vé máy bay trong thời gian gần đây?
Sau thời gian ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và tình trạng bất ổn địa chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành hàng không thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đối mặt với chi phí nhiên liệu biến động thất thường, đứt gãy chuỗi cung ứng trang thiết bị, nguồn nhân lực… Chính sách quy định giá trần, giá sàn cũng làm ảnh hưởng tới giá vé máy bay trong nước thời gian này.
Tại Việt Nam, từ cuối năm 2023, một số hãng đã cắt hoặc giảm tần suất một số đường bay do thua lỗ kéo dài. Điền hình như, từ 1/4/2024, Bamboo Airways chính thức dừng các chặng bay đi, đến Côn Đảo sau 5 năm khai thác. Nguyên nhân do hãng phải trả 3 máy bay dòng Embraer E190, loại máy bay này có mức tiêu thụ nhiên liệu cao (gần bằng Airbus A320/321, trong khi số khách chở được chỉ bằng một nửa), không hiệu quả trong bối cảnh giá xăng dầu cao, xu thế giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, hướng tới các công nghệ tiết kiệm nhiên liệu hoặc thân thiện với môi trường hiện nay. Trước đó, hãng này cũng cắt giảm rất nhiều đường bay khác vì lỗ.
Điều thứ hai tác động mạnh đến giá vé máy bay là mất cân đối cung - cầu, tức nhu cầu đi lại lớn nhưng nguồn cung bị hạn chế do thiếu máy bay.
Số lượng máy bay hoạt động giảm mạnh do nhiều nhà sản xuất đã phải triệu hồi máy bay để kiểm tra, bảo dưỡng chuyên sâu. Tại Việt Nam, nhà sản xuất động cơ Pratt & Whitney đã triệu hồi động cơ PW 1100 được sử dụng trên 42 máy bay Airbus A321 NEO khai thác bởi Vietnam Airlines và VietJet Air để sửa chữa chuyên sâu nhằm khắc phục lỗi sản xuất. Việc triệu hồi động cơ để kiểm tra, sửa chữa đã làm 50% số máy bay Airbus A321 NEO phải dừng khai thác từ tháng 1/2024.
Cùng với đó, các hãng hàng không Pacific Airlines và Bamboo Airways thực hiện việc tái cơ cấu đội máy bay nhằm tối ưu công tác quản trị, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, ổn định hoạt động khai thác trong giai đoạn này và chờ thị trường khôi phục, phát triển trở lại trong giai đoạn tới đây. Điều này cũng khiến sụt giảm số lượng máy bay sẵn sàng hoạt động ở hiện tại và thời gian tới.
Trước nhu cầu lớn mà số lượng máy bay sẵn sàng hoạt động đáp ứng không đủ khiến nhiều hàng phải đi thuê ướt tàu bay (gồm cả tàu bay và phi hành đoàn), cho nên giá vé máy bay bị công thêm chi phí. Ngay từ đầu năm 2024, Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã thuê ướt 12 tàu bay, nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ nhu cầu của hành khách vào dịp cao điểm.
Giữa lúc khan hiếm máy bay trên diện rộng, các hãng đang phải vật lộn tận dụng tối đa mọi nguồn lực, thì đang có 4 chiếc Airbus 321neo lại bị bỏ không, lãng phí tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hơn một năm nay. Đây là 4 chiếc A 321 đang nằm trong một vụ tranh chấp thương mại, chờ phán quyết từ tòa kinh tế tại Anh.
Song song với đó, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng khiến giá thuê máy bay tăng mạnh và làm giá vé tăng cao. Năm 2024, giá thuê một tàu bay thân hẹp có thể tăng đến 100.000 USD mỗi tháng. Không chỉ vậy, các chi phí đầu vào tăng điển hình như giá nhiên vật liệu, nhân công, phí sân bay kéo theo giá máy bay thay đổi là điều không thể tránh khỏi.
Cụ thể, như các hãng hàng hàng không truyền thống, trước dịch, chi phí nhiên liệu bay trên giá vé chỉ chiếm khoảng 25%, còn hiện tại đã lên đến gần 40%. Hơn nữa, chi phí đầu vào của các hàng hàng không phải trả bằng đồng USD trong khi tỷ giá VND/USD đang tăng, do đó chi phí bị ảnh hưởng bởi tỷ giá nên cũng cao hơn trước.
Theo dữ liệu của các hãng bay, giá nhiên liệu trung bình năm 2023 so với năm 2015 (thời điểm khung giá vé máy bay được áp dụng trước khi áp trần giá vé vào 1/3/2024) đã tăng tới 58,6%, từ mức giá 67,37 USD/thùng trung bình năm 2015 tăng lên mức 106,86 USD/thùng năm 2023.
Bên cạnh đó, tình trạng quá tải ở các sân bay cửa ngõ tại các thành phố lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất cũng tác động đến chi phí đầu vào. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống đường cất hạ cánh xuống cấp, nhà ga hành khách chưa đáp ứng công suất khai thác; hệ thống giao thông kết nối ngoại cảng chưa đáp ứng, gây ùn tắc tại cửa ngõ cảng hàng không. Việc máy bay phải bay lòng vòng trên trời chưa thể hạ cánh hoặc phải nằm trên đường băng, cất cánh chậm cũng làm tăng chi phí cho các hãng hàng không.
Mặc dù giá vé máy bay tăng nhưng thực tế các hàng hàng không vẫn lỗ. Theo công bố mới nhất, Vietnam Airlines lỗ lũy kế hơn 40.000 tỷ đồng. Bamboo Airways chỉ tính đến hết năm 2022 đã lỗ lũy kế gần 20.000 tỷ đồng, buộc phải cắt giảm rất nhiều đường bay để giảm lỗ... Có thể nói rằng, chi phí do những nhân tố thị trường thay đổi đang ăn mòn lợi nhuận của các hãng hàng không Việt.
Ngoài ra, việc buộc phải vận hành không tải một chiều trong những dịp cao điểm cũng là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của ngành hàng không sụt giảm. Đặc biệt, trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, không một hãng hàng không nào muốn bay rỗng, nhưng để mọi người dân đều được sum vầy bên gia đình, các hãng bay đã không tính toán thiệt hơn mà vẫn vận hành các chuyến bay rỗng một chiều.
Theo Forbes, nếu một tàu bay thân hẹp từ tầm ngắn đến tầm trung bay chuyến bay rỗng trên hành trình dài 1.000 dặm (khoảng 1.600km), hãng hàng không sẽ mất khoảng 30.000 USD chi phí. Đây là khoản lỗ trực tiếp từ nhiên liệu, bảo trì, phí cất, hạ cánh và tiền lương, chưa kể một số chi phí khác các hãng phải đối mặt. Từ con số này, dễ dàng thấy được khoản chi phí không nhỏ mà các hãng bay Việt Nam bị mất khi thực hiện một chuyến bay rỗng với chặng bay dài khoảng 1.200km giữa Hà Nội và TP.HCM.
Vậy làm thế nào để có giá vé máy bay ở mức hợp lý? Hãy quay trở lại với thói quen lên kế hoạch bay sớm, đặt vé xa ngày để có được giá vé tốt nhất là lời khuyên dành cho tất cả. Mỗi chuyến bay sẽ luôn có các khoảng giá từ thấp đến cao, nếu đặt vé càng sớm thì giá vé sẽ càng thấp.
Trước những kỳ nghỉ lễ cố định hay mùa hè, hãy sắp xếp để đặt vé bay trước thay vì sát ngày bay. Hơn nữa, việc khách hàng đặt vé sớm cũng giúp ngành hàng không chủ động chuẩn bị được các kế hoạch khai thác, đánh giá được nhu cầu sớm và tăng chuyến nếu cần.
Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Câu chuyện bắt đầu khi từ tháng 3/2024, Shopee cho phép người mua có thể yêu cầu trả hàng/hoàn tiền là trong vòng 15 ngày kể từ khi đơn giao thành công thay vì 7 ngày như trước. Shopee sẽ là đơn vị trung gian đánh giá lý do, sau đó kiểm tra và xử lý khiếu nại theo quy định.
Theo Shopee, việc cập nhật chính sách này cho phép người mua thay đổi quyết định mua hàng đối với nhiều sản phẩm và mặt hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn, đồng thời mang đến sự thuận tiện và linh hoạt xuyên suốt quá trình mua sắm. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh để kích cầu người mua trong bối cảnh kinh doanh online đang ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các sàn thương mại điện tử cũng tăng cao.
Khi chính sách này được tung ra thì đa số người mua hàng đều vui vẻ bởi được trải nghiệm kéo dài thời gian trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày để mua đúng sản phẩm, hài lòng về chất lượng.
Nhưng ngược với niềm vui của người mua là nỗi khổ từ phía người bán. Bà Nguyễn Thị Hương, chủ một gian hàng thời trang trên Shopee cho biết, thời điểm khi Shopee đưa ra chính sách hoàn tiền, bản thân các nhà bán hàng cũng chưa lường trước được tác động của chín sách tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng áp dụng, tình trạng trả hàng hoàn tiền đã tăng liên tục. Thậm chí nhiều khách hàng bấm trả hàng vô tội vạ. Cửa hàng chịu tình trạng hàng về lại không còn nguyên vẹn, có đền bù từ sàn cũng chỉ một phần và phải chịu phí vận chuyển đơn về dù không có doanh thu nào từ đơn đó.
Đặc biệt, các nhà bán hàng còn cho rằng, dù khách đã thanh toán và bấm xác nhận, nhưng tiền bán hàng trên Shopee vẫn chậm về tài khoản, thậm chí hơn cả 15 ngày. Điều này khiến nhà bán hàng liên tục gặp khoa về sòng tiền. "Hiện tại chi phí phải trả cho sàn ước tính trung bình từ 15-20%/đơn. Lượng đơn ra gần đây cũng có giảm do tình hình chung, cũng như không có các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng nhiều như trước", một nhà bán hàng thời trang trên Shopee cho biết.
Cộng đồng người bán hàng cho rằng họ bị "chèn ép", thậm chí nghi ngờ khi Shopee giới thiệu dịch vụ cho vay SEasy dành cho nhà bán hàng, liệu có phải... vay lại của chính mình?
Thực tế thời gian qua, khi kinh doanh bán hàng truyền thống đang rơi vào khó khăn và không hợp thời thì việc chuyển sang bán hàng online được nhiều nhà bán hàng lựa chọn.
Tuy nhiên, sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của bán hàng online kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà bán hàng cũng như các sàn thương mại điện tử. Chỉ trên một sàn nhưng có sự cạnh tranh gay gắt từ hàng ngàn thương hiệu, để tồn tại, dĩ nhiên nhà bán hàng phải thay đổi cách thức, chính sách mới trong kinh doanh.
Việc Shopee thay đổi chính sách này cũng cho thấy, sân chơi thương mại điện tử đang ngày càng khốc liệt. Khi chính sách ngày càng siết chặt, các nhà bán không uy tín sẽ bị sàng lọc. Bên cạnh đó, những nhà bán nhỏ lẻ, nghiệp dư không đủ năng lực tài chính sẽ không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng nâng cấp lên.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu trước đây việc bán hàng online có thể dành cho mọi người, mọi đối tượng thì bây giờ mọi chuyện không đơn giản. Các quy định mới buộc người bán phải chuyên nghiệp quy trình từ đóng gói, chăm sóc khách hàng. Người chủ phải có năng lực vận hành quản lý, chi thêm tiền tuyển nhân viên, đào tạo nhân sự không khác gì một doanh nghiệp thu nhỏ. Để đạt được tiêu chuẩn này các nhà bán nhỏ cần nhiều thời gian để chuẩn bị cũng như thích ứng.
Về dài hạn, Việt Nam cần xây dựng thang điểm, giúp người bán và người mua có thể chấm điểm lẫn nhau, nhằm có những giao dịch chất lượng. Có như vậy mới sàng lọc được ở cả hai phía, để công bằng hơn khi kinh doanh trên môi trường số.
Nguồn: Kenh14; Tiền Phong; Soha; CafeF
Xe ben ‘lùa’ người dừng đèn đỏ; Nhà bốc cháy, 2 vợ chồng già mắc két; Kinh hoàng tòa nhà đổ sập; Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?
Hiếp dâm bé gái 3 tuổi; Vụ ‘Hồng hài nhi’ xâm hại phụ nữ 60 tuổi; Bắt nhân viên nữ kích dục cho khách; Bé gái hơn 1 tuổi bị bỏ rơi
Treo thưởng cho người tìm thấy máy bay rơi; Vụ máy cày cán 2 người tử vong; Sập cầu đang xây dựng; Tài xế lao vào giữa chợ
Ô tô lao thẳng vào đoàn người; Sống thấp thỏm bên sườn núi chờ sạt lở; Idecaf sau 1 năm vắng Thành Lộc; Lê Dương Bảo Lâm ngáo quyền lực
Việt Trinh không thể hiến xác; Vụ Kiều Trinh tố đạo diễn, đòi cát-xê; ‘Núi’ phế thải xây dựng; Vụ 20 trẻ mầm non ngộ độc thuốc chuột
Phim Việt lỗ nặng nhất 2024; Phản hồi đơn tố cáo của Minh Dự; Thiệt hại do bão Trà Mi; Dân Đà Nẵng đổ ra biển sau bão
Người đẹp Việt miệt mài thi hoa hậu; Phan Đạt lại ‘bóc phốt’; Thẩm mỹ trái phép, gây tai biến; Kon Tum 1 tháng 60 trận động đất
Nữ tiếp viên thoát y phục vụ khách; Xoa bóp, mua dâm, kích dục; Đánh chửi chồng con giữa chợ; Cô gái bị tình trẻ đâm trọng thương
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá