Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Trước việc giá thịt heo tăng quá nóng, nhiều gia đình đổi thực đơn, nhà bán lẻ tăng cường bán lẻ thịt heo đông lạnh.
Trước Tết, giá heo hơi 67.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 78.000 đồng/kg, cá biệt có nơi heo hơi được bán với giá 80.000 - 82.000 đồng/kg. Do đó, giá bán lẻ thịt heo cũng tăng nóng, ngay cả thịt heo bình ổn cũng không "gồng" được mà tăng giá mạnh.
Giá cao nhưng ế
Theo thông báo của Sở Tài chính TP HCM, từ ngày 3-3, giá các mặt hàng thịt heo tham gia chương trình bình ổn tăng từ 5.000 - 13.000 đồng/kg, giá các mặt hàng từ 85.000 đồng/kg (xương bộ heo) đến 177.000 đồng/kg (thịt nạc vai, đùi).
Ghi nhận trong ngày 3-3, giá bán lẻ thịt heo rất khác nhau, tùy điểm bán. Ví dụ, sườn non tại hệ thống San Hà là 185.000 đồng/kg, Hiền Hà 191.000 đồng/kg, Kingfoodmart 259.000 đồng/kg, Vissan 300.000 đồng/kg, G kitchen 310.000 đồng/kg.
Ngay cả mặt hàng phổ thông như cốt lết cũng lệch giá rất nhiều - như hệ thống San Hà 107.000 đồng/kg, Hiền Hà 112.000 đồng/kg, cốt lết bình ổn là 160.000 đồng/kg, G kitchen 132.000 đồng/kg.
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội tình hình cũng diễn ra tương tự, giá thịt heo đang dao động 120.000 - 150.000 đồng/kg, tùy loại; cao hơn 10% so với trước Tết Ất Tỵ 2025. Ở các siêu thị, giá thịt heo cũng neo ở mức khá cao - sườn non, ba rọi lên tới gần 300.000 đồng/kg.
Giá thịt heo tăng mạnh nhưng sức mua yếu. Những ngày cuối tuần, người dân đi chợ nhiều nhưng đến trưa nhiều sạp thịt heo vẫn còn nhiều, tiểu thương phải năn nỉ khách quen mua với giá giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Tiểu thương nhận thấy sức mua giảm mạnh nên cũng không dám lấy hàng nhiều. Nếu trước đây, bán 2 con/ngày thì nay giảm còn 1 con/ngày. Chị Nguyễn Hằng - tiểu thương bán thịt heo tại chợ Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội - cho hay giá thịt heo cao nên không dám nhập nhiều vì nếu trong ngày bán không hết thì sẽ bị hư và lỗ vốn.
"Thực tế, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lượng tiêu thụ thịt heo cũng không cao do người dân về quê ăn Tết, sau Tết nguồn cung thực phẩm dồi dào nên sức tiêu thụ càng chậm khi giá lên cao" - chị Hằng nói.
Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam, tính toán sức mua thịt heo giảm so với bình thường khoảng 30%. "Trước đây, một người ăn khoảng 100 g thịt/ngày, nay giảm còn 70 g/ngày hoặc chuyển sang mua thủy sản, thịt gà…" - ông Bá nói. Giá cao thì người tiêu dùng phải chuyển sang lựa chọn thực phẩm giá rẻ hơn.
Theo ông Bá, giá heo vẫn tăng dù sức mua giảm là do nguồn cung giảm, tổng đàn của 2 quý III và IV/2024 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy vậy, ông dự báo giá heo hơi có thể chỉ cao nhất là 80.000 đồng/kg, rồi sẽ giảm khi nguồn cung được bảo đảm.
Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cũng cho biết sức tiêu thụ thịt heo hiện nay giảm do giá tăng, nguyên nhân là do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Giá heo tăng trong khi sức mua giảm là do dịch bệnh khiến chăn nuôi chịu ảnh hưởng.
Ngoài ra, các hệ thống bán lẻ, đặc biệt là Bách Hóa Xanh, đang đẩy mạnh kinh doanh thịt heo nhập khẩu khi giá thịt heo trong nước quá cao. Tại đây, thịt ba rọi heo Nga giá chỉ 139.000 đồng/kg, sườn que Đức 79.000 đồng/kg.
Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), cũng cho biết Vissan đang có kế hoạch nhập heo đông lạnh về bán lẻ để ứng phó việc giá heo trong nước tăng quá nóng.
Khó giảm ngay
Đại diện Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết ngày 3-3, sản lượng heo về chợ 350 tấn, giảm gần 19% so với cùng kỳ năm 2024; trong khi giá heo mảnh loại 1 lại tăng gần 26%, lên 98.000 đồng/kg; heo mảnh loại 2 tăng gần 36% do heo hơi tăng giá.
"Lượng heo về chợ giảm do nguồn heo ít - giá lên cao nhưng sức mua thấp nên hiện chợ không thiếu nguồn hàng cung cấp cho người tiêu dùng" - đại diện chợ đầu mối Hóc Môn nói.
Theo ông Quách Phong, Giám đốc Bộ phận Tư vấn Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Việt Nam, giữa bối cảnh sức mua yếu mà giá heo hơi lên đến 80.000 đồng/kg chứng tỏ nguồn cung bị hụt khoảng 20%. Nguyên nhân đến từ việc dịch bệnh và vấn đề kiểm soát môi trường khiến nhiều trại chăn nuôi heo phải di dời, thậm chí là ngưng nuôi. Quá trình tái đàn cần thời gian từ 6 - 12 tháng nên giá heo ở mức cao dự kiến kéo dài.
"Trước mắt, có thể bổ sung từ nguồn thịt nhập khẩu nhưng chủ yếu vẫn ở kênh quán ăn, nhà hàng. Khi nguồn cung trong nước hồi phục, heo nhập khẩu sẽ giảm lại" - ông Phong nhìn nhận.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, dự báo nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá heo hơi sẽ hạ nhưng nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì có thể giá heo hơi sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thiếu hụt.
Theo ông Trọng, mức giá lên tới trên 100.000 đồng/kg như thời điểm tháng 5-2020 khó có thể xảy ra. Bởi lẽ, một số thực phẩm khác như cá, thịt vịt, thịt gà… đang có giá khá thấp. Do đó, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, chứ không nhất thiết phải sử dụng thịt heo.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 3-3, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thừa nhận giá heo hơi ở các địa phương sau Tết tăng tương đối cao. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm tháng 4-2020, khi giá heo hơi tăng lên mốc 105.000 đồng/kg, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh lên 6,73%, thì thời điểm hiện nay giá heo hơi dao động ở nhiều địa phương vẫn dưới mốc 80.000 đồng/kg, CPI hết tháng 1 là 3,68% chưa ảnh hưởng lớn.
Theo ông Tiến, giá heo hơi tăng cũng là động lực tái cơ cấu ngành chăn nuôi, thay đổi công nghệ, thiết bị, tái cơ cấu con giống, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để năng suất và chất lượng tốt hơn.
Xoay xở ứng phó
Giá heo tăng liên tục từ sau Tết đến nay ít nhiều đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Chị Nguyễn Thị Huân (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cho biết từ khi ra Tết đến nay, các quán quen đa số tăng giá từ 3.000 - 5.000 đồng/món. Ngay cả cơm tấm bình dân cũng tăng từ 25.000 đồng lên 30.000 đồng/suất; hủ tiếu tô trẻ em từ 20.000 đồng lên 25.000 đồng/suất. "Cơm nhà tôi cũng phải đổi món vì thịt heo tăng giá quá nhiều. Cũng may thịt gà và trứng gà đang rẻ nên có thể thay thế. Vừa rồi tôi thử làm món khổ qua nhồi bằng thịt gà kèm đậu hũ khá ngon, không cần đến thịt heo" - chị Huân khoe.
Trong khi đó, ông Lê Nguyên Hùng, chủ cơ sở Bà Chín - nem Thủ Đức (TP Thủ Đức, TP HCM), chọn giải pháp thu hẹp sản xuất để cầm cự, chỉ sản xuất 1 - 2 ngày/tuần để bán lẻ, giữ nghề truyền thống. Bởi lẽ, nếu pha trộn nguyên liệu sẽ mất hương vị, chuyển đổi mặt hàng thì phải đổ vốn đầu tư trong khi nhu cầu thị trường đang ở mức thấp.
Ông Hùng cho biết so với trước Tết, hiện giá nguyên liệu tăng mạnh từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt heo phần nạc đùi sau có giá 110.000 đồng/kg, mỡ heo 80.000 đồng/kg, da heo 60.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán ra của sản phẩm chỉ tăng 10.000 đồng/kg, lên 250.000 đồng/kg với nem chua và 220.000 đồng/kg với nem nướng. "Nhà cung cấp báo giá thịt heo sẽ tăng tiếp nên chúng tôi rất lo vì nếu không tăng giá sản phẩm thì sẽ lỗ mà tăng thì sẽ ế thêm" - ông Hùng băn khoăn.
Theo Giám đốc Hợp tác xã Dâu tây Xuân Quế, dâu tây Trung Quốc thường có chất bảo quản để không bị hư, người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là dâu Trung Quốc và đâu là dâu Việt Nam.
Người mua lo ngại dâu tây giá rẻ
Gần đây, trên địa bàn Thành phố Hà Nội, dâu tây được quảng cáo có xuất xứ từ Mộc Châu, Sơn La đang được bày bán tràn lan tại các chợ truyền thống, sạp hàng rong và trên các nền tảng mạng xã hội với mức giá siêu rẻ. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng băn khoăn về chất lượng thực sự của loại trái cây này.
Theo ghi nhận tại các chợ dân sinh và nhiều tuyến phố ở Hà Nội, không khó để bắt gặp những sạp hàng bày bán dâu tây với mức giá dao động từ 20.000 – 80.000 đồng/hộp 500g, tùy theo kích thước. Các hộp dâu được bọc màng chống sốc và kèm gói chống ẩm, nhưng không có nhãn mác hay thông tin nguồn gốc cụ thể.
Tại chợ Mỹ Đình, khi được hỏi về nguồn gốc sản phẩm, một tiểu thương khẳng định: "Dâu tây này được nhập trực tiếp từ Mộc Châu. Đang vào vụ thu hoạch nên giá rẻ hơn, chứ bình thường đắt lắm. Giờ diện tích trồng dâu ở Mộc Châu cũng nhiều hơn trước, hàng về liên tục nên giá mới mềm thế này".
Không chỉ có mặt tại các chợ dân sinh, dâu tây còn được rao bán ồ ạt trên mạng xã hội. Chỉ cần tìm kiếm từ khóa "dâu tây giá rẻ", người tiêu dùng sẽ thấy hàng loạt bài đăng của các tiểu thương online, với mức giá thậm chí còn thấp hơn tại các cửa hàng truyền thống.
Chị Mai Thị Nga - chủ shop kinh doanh online tiết lộ: "Dâu tây giá rẻ, lại là hàng đang hot nên lượng khách đặt rất đông. Có ngày tôi bán được cả trăm kg, chủ yếu là khách sỉ mua về phân phối lại".
Tuy nhiên, không ít khách hàng tỏ ra lo ngại trước sự tràn lan của dâu tây không rõ nguồn gốc. Anh Quang Huy (quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Tôi từng mua dâu tây giá rẻ trên mạng, nhưng về ăn thì thấy nhạt, không thơm như dâu tây Mộc Châu chính gốc mà tôi từng mua trực tiếp tại vườn".
Trước thực trạng dâu tây giá rẻ tràn lan không rõ nguồn gốc, nhiều người tiêu dùng tỏ ra e ngại. Chị Thu Hiền (quận Đống Đa) nói: "Các con tôi rất thích ăn dâu tây, nhưng năm nay thấy dâu tây bán tràn lan với giá rẻ bất thường mà không có tem mác, tôi lo lắm. Tốt nhất là mua ở cửa hàng hoa quả sạch cho yên tâm".
Tỉnh táo phân biệt dâu tây Trung Quốc
Chia sẻ với Người Đưa Tin, chủ Trang trại Hanaa tại Mộc Châu cho biết giá dâu trên thị trường hiện nay có mức giá rẻ chủ yếu do thời tiết.
“Hiện tại ở Hà Nội nồm lạnh, nhưng Mộc Châu đang nóng bức cùng với nắng gió Lào khiến dâu tây chín nhanh hơn. Khi dâu chín nhanh, sản lượng cung cấp sẽ rất lớn, dẫn đến cung lớn hơn cầu, gây ra tình trạng giá dâu giảm mạnh”, đại diện trang trại nói.
Đồng thời, phía Trang trại Hanaa cho rằng một phần lý do dâu tây Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá rẻ hơn cũng đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ dâu tây trong nước, khiến giá dâu tây Việt Nam phải giảm giá để cạnh tranh.
“Dâu Trung Quốc là lựa chọn cho những khách hàng muốn mua với mức giá rẻ. Cùng với đó, dâu Việt Nam cũng sẽ mất một phần thị trường, làm cho giá dâu giảm đi, kéo theo tình trạng ế hàng”, chủ trang trại chia sẻ.
Tuy nhiên, Trang trại Hanaa cũng có đánh giá Trung Quốc có hình dáng khác và ăn cũng không ngon bằng. Đặc biệt, nguồn gốc của những loại dâu này cũng khó được đảm bảo trong khi dâu Việt Nam sẽ ngon, tươi và đảm bảo hơn.
Anh Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Hợp tác xã Dâu tây Xuân Quế cho biết sản lượng dâu tây của hợp tác xã trong vụ mùa này dự kiến 1.000 tấn, đến nay đạt khoảng 600-700 tấn. Anh giải thích mấy hôm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài một tuần liền đã làm cây dâu yếu và quả dâu không đi xa được, cũng ảnh hưởng phần nào năng suất.
“Bên cạnh đó, đơn vị sản xuất không còn là các hợp tác xã mà bà con nông dân tự trồng tự bán, khi họ không bán được thì phải xuống giá để có thể cạnh tranh. Vì vậy, việc giảm giá là việc đương nhiên”, đại diện Hợp tác xã Dâu tây nói.
Anh Nam cũng cho biết hợp tác xã đã hòa vốn được số tiền đầu tư. Thời điểm thu hoạch hiện tại đã bắt đầu tính vào phần lợi nhuận, vì mới đi được 60% thời gian thu hoạch nên Hợp tác xã Dâu tây Xuân Quế không lo ngại vấn đề giá cả thị trường. Đồng thời, vì chuỗi khách hàng là các cửa hàng và siêu thị, đầu ra được đảm bảo nên vị Giám đốc hợp tác xã càng bày tỏ sự tự tin.
Anh Nam cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi không đánh giá cao dâu Trung Quốc, họ không phải đối thủ cạnh tranh với dâu tây Sơn La nữa. Hiện tại, giá dâu Trung Quốc đã tương đồng với dâu tây Việt Nam, thậm chí là cao hơn nên không phải cạnh tranh về giá. Thực tế, người dân Sơn La đang đánh vào chất lượng”.
Nói về cách phân biệt, anh Nguyễn Văn Nam giải thích dâu Trung Quốc có mẫu mã tương đối to, bắt mắt. Đặc biệt, tai cuống dâu tây Trung Quốc rất dài và ôm sát vào quả dâu.
Với dâu tây Việt Nam, tai cuống sẽ xòe ra và mỏng. Quả dâu thường có kích thước không đồng đều, mềm, không quá to. Trong khi đó, dâu tây Trung Quốc có độ đồng đều cao, quả to và cứng hơn. Về màu sắc, dâu tây Việt Nam có màu đỏ không đồng nhất, phần cuống hơi trắng, trong khi dâu tây Trung Quốc có màu đỏ sậm đều từ đầu đến cuống.
Khi cắt ra, dâu tây Việt Nam có ruột đỏ nhạt xen kẽ màu trắng, còn dâu tây Trung Quốc có ruột đỏ đậm hoàn toàn. Về hương vị, dâu tây Việt Nam có vị ngọt, chua thanh và mùi thơm tự nhiên. Trong khi đó, dâu tây Trung Quốc thường bị bở và không có mùi thơm đặc trưng.
Nếu hồ tiêu được ví như "vàng đen" thì cà phê chính là "vàng nâu". Các mặt hàng này đang trong cơn sốt giá và dự báo còn tiếp tục kéo dài khi các thương nhân Trung Quốc ào ạt sang VN "săn vàng".
Muốn cùng VN đưa "vàng đen" đi khắp thế giới
Sáng 3.3, tại TP.HCM, Hội nghị quốc tế về hồ tiêu và gia vị VN - VIPO 2025, do Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị VN (VPSA) tổ chức từ ngày 3 - 5.3 thu hút đoàn đại biểu 20 người đến từ Trung Quốc. Ông Mike Liu, Chủ tịch Hội Gia vị Trung Quốc, mở đầu bài phát biểu bằng câu hỏi và câu trả lời đi kèm: "Quý vị có biết vì sao chúng tôi có mặt tại đây hôm nay với số lượng đông đảo thế này? Vì VN là thủ phủ của cây hồ tiêu và gia vị thế giới. Chúng tôi đến đây để chuẩn bị ký MOU (biên bản ghi nhớ) với các bạn nhằm phát triển bền vững cây hồ tiêu VN. Chúng tôi muốn hợp tác với các doanh nghiệp (DN) VN để cùng nhau đưa hồ tiêu và cây gia vị VN ra toàn thế giới".
Ông Mike Liu, cũng đồng thời là lãnh đạo một DN đang hoạt động tại Mỹ, thông tin: Người Mỹ có tiêu chuẩn Mỹ, Trung Quốc và VN cũng có tiêu chuẩn riêng của mình. Còn về thuế quan, Mỹ là nước nhập khẩu gia vị lớn nhất thế giới và hồ tiêu là một trong những sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng. Thế nên dù thế nào thì người Mỹ cũng phải nhập khẩu gia vị phục vụ thị trường. "Vấn đề của chúng ta là cùng nhau hợp tác để đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn từ thị trường để hàng hóa không bị hủy, trả. Vì thế, phải hợp tác cùng nhau từ cấp cơ sở - trang trại sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất", vị này đề xuất.
Đồng quan điểm, ông Prakash Jhanwer, Giám đốc Tập đoàn Olam, phân tích: Thị trường bán lẻ sản phẩm gia vị ở Mỹ tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Nếu trước dịch Covid-19, giá trị thị trường gia vị của Mỹ là 5 tỉ USD, hiện nay đã tăng lên 7 tỉ USD. Sự tăng trưởng của ngành gia vị do sự phát triển mạnh của thói quen nấu ăn tại nhà của người Mỹ. Bên cạnh đó là sự nở rộ của những xu hướng ẩm thực mới từ châu Á như VN, Trung Quốc, Thái Lan; đặc biệt là ẩm thực Mexico.
"So với gu ẩm thực truyền thống của người Mỹ thì xu hướng mới đến từ các nước kể trên sử dụng nhiều gia vị hơn, đó là lý do của sự bùng nổ ngành hàng này. Xu hướng này dự báo sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Thời gian qua, VN đã tận dụng tốt các cơ hội thị trường từ những hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, VN cũng cần tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra thị trường cho nhiều năm tới chứ không phải chỉ 1 - 2 năm trước mắt", lãnh đạo Olam lưu ý.
Trung Quốc, thị trường tiềm năng của cà phê
Trước đoàn DN hồ tiêu đến TP.HCM, vào tháng 10.2024, lãnh đạo quận Triều Dương (TP.Bắc Kinh) có buổi làm việc với Hiệp hội Cà phê ca cao VN (VICOFA) và mời các DN cà phê VN tham gia các lễ hội văn hóa cà phê quốc tế tại địa phương; đồng thời mở quán cà phê đầu tiên trên địa bàn quận. Lãnh đạo quận Triều Dương cho biết sẽ có chính sách hỗ trợ ban đầu cho cửa hàng.
Theo các chuyên gia và DN, Trung Quốc là một thị trường giàu tiềm năng với cà phê. Những người trẻ ở xứ trà đang có xu hướng chuyển sang tiêu thụ cà phê, đặc biệt là sản phẩm cà phê chất lượng cao, cà phê hòa tan. Thị trường này đứng trước cơ hội bùng nổ khi các hoạt động thương mại cà phê đang được Trung Quốc đẩy mạnh. Nhận định này đã được chứng minh qua số liệu hải quan VN năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu 24.000 tấn cà phê từ VN, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch đạt 101 triệu USD, tăng 170%. Thị phần cà phê Việt tại Trung Quốc từ 9,44% năm 2023 tăng lên 12,62% trong năm 2024 và trở thành nguồn cung cà phê lớn thứ 3 sau Brazil và Colombia.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA, cũng thông tin: Thị trường Trung Quốc, đặc biệt là ở Vân Nam trước giờ vẫn tiêu thụ mạnh sản phẩm cà phê arabica và các sản phẩm cà phê hòa tan. Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của VN vẫn còn hạn chế do xuất khẩu tiểu ngạch vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, các hoạt động chính ngạch đang ngày càng trở nên tích cực hơn. Các DN VN vẫn đều đặn tham gia hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ thực phẩm và đồ uống hằng năm ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Nhờ vậy hoạt động xuất khẩu chính ngạch của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2024 khi sản lượng xuất khẩu hầu hết các nước đều giảm nhưng Trung Quốc lại tăng mạnh.
Tính đến hết tháng 2, xuất khẩu cà phê VN đạt 284.000 tấn, giảm 28,4%; giá trị đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.574 USD/tấn, tăng 76% so với cùng kỳ năm trước.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng mạnh tay tinh giản nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người, trong bối cảnh tăng cường số hóa và tối ưu chi phí hoạt động.
Mới đây, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cho biết cắt giảm một số nhân sự. Năm ngoái, nhà băng này cũng giảm dần quy mô lao động qua từng quý, từ hơn 17.400 người vào đầu năm xuống còn 17.058 người vào cuối 2024.
Thực tế, 4 trong 5 năm trở lại đây, Sacombank cũng trong xu hướng giảm nhẹ hoặc tinh giản nhân sự thay vì tuyển dụng mới dồn dập. Con số nhân viên của nhà băng tư nhân này hiện thấp hơn 1.000 người so với mức 18.100 người thời điểm cuối 2019.
Năm ngoái, ông lớn BIDV cũng giảm 1.000 người, tương đương 4% tổng số nhân sự. Đây cũng là năm đầu tiên trong 5 năm gần đây nhà băng quốc doanh này tinh gọn bộ máy.
Ngoài ra, một số nhà băng khác như VIB, MSB, ACB ... cũng giảm khoảng vài trăm lao động trong năm 2024.
Tại ông lớn quốc doanh khác như VietinBank, quy mô đầu người năm ngoái không giảm, song xu hướng chung của nhà băng quốc doanh này trong 5 năm gần đây cũng là duy trì, chứ không gia tăng về số lượng.
Việc tinh gọn bộ máy lao động của một số ngân hàng đặt ra trong bối cảnh các đơn vị này tìm cách tiết giảm chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc ứng dụng công nghệ.
Thực tế, chủ trương giảm lao động, thậm chí mô hình "nhà băng không nhân viên" đã được nhắc tới trong giới ngân hàng nhiều năm nay. Có những ngân hàng nước ngoài khi bước chân sang Việt Nam, cũng có chiến lược phát triển theo hướng tối ưu bộ máy nhân sự, hướng tới phòng giao dịch tự động.
Lãnh đạo một ngân hàng quốc doanh cho biết những năm gần đây, họ chủ trương giảm hoặc duy trì số lượng nhân sự, bằng cách đẩy mạnh áp dụng số hóa vào quy trình và tăng năng suất cho người lao động. Đồng thời, lãnh đạo này cũng cho hay, chính sách lương thưởng được thiết kế theo hướng có sự phân hoá lớn và tạo sự cạnh tranh giữa các nhân viên, thay vì cào bằng.
Chia sẻ với VnExpress, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank, nhìn nhận chuyển đổi số đã tác động đến hầu hết hoạt động của nhà băng. Ngân hàng số hóa nhiều quy trình nội bộ, ứng dụng các công nghệ lưu trữ tự động và robot để xử lý các tác vụ có tính chất lặp lại. Đồng thời, nhiều điểm giao dịch được sáp nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động, vận hành nhiều điểm giao dịch số 24/7.
"Trong bối cảnh đó, chúng tôi tái cấu trúc và tinh gọn hệ thống nhân sự. Các vị trí làm việc được sắp xếp theo mô hình mới, đồng thời tinh gọn các vị trí không đáp ứng được tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, tính chất công việc có tính thủ công cao, thay thế được bằng tự động", bà Diễm lý giải về biến động nhân sự của nhà băng trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sacombank nói luôn tạo điều kiện và khuyến khích nhân viên học tập, đặc biệt là học tập để nâng cao kiến thức và kỹ năng số, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất lao động.
"Nhà băng cũng có chính sách tuyển dụng hấp dẫn với những vị trí liên quan đến công nghệ và ưu tiên các ứng viên vận dụng tốt công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng", bà cho hay.
Ngược với "làn sóng" cắt giảm, nhiều nhà băng thời gian qua cũng mở rộng quy mô hoạt động khi số nhân sự tăng so với đầu năm. Tăng mạnh nhất là MBBank khi nhà băng này tuyển dụng thêm 1.674 người trong năm ngoái, nâng tổng số nhân viên lên 12.155 người.
VPBank cũng tuyển thêm 1.404 người trong cả năm 2024. Hay như HDBank tăng 965 người, Vietcombank tăng 796 người, LPBank thêm 562 người...
Nguồn: CafeF; Người Đưa Tin; Thanh Niên; Vnexpress
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Nữ y sĩ bị 3 người vây đánh; Vụ cảnh sát cơ động bị đâm tử vong; ‘Siêu trộm’ liên tỉnh lĩnh án; Khởi tố tài xế phóng hỏa một ngôi nhà
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá