- Thời sự
- Việt Nam
(Ảnh minh họa).
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khẳng định, Mỹ luôn là đối tác nhập khẩu hàng đầu của thuỷ sản Việt Nam.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 5,8 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% YoY và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Cá tra xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 34% YoY; cá ngừ đạt 545 triệu USD, giảm 25%; mực và bạch tuộc đạt 417 triệu USD, giảm 15%...
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 1,01 tỷ USD, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm 37%. Đứng sau là Trung Quốc & Hong Kong với 984 triệu USD, giảm 17%; kế đến là Nhật Bản với 973 triệu USD, giảm 13%...
Nhìn lại bức tranh xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 10 năm qua, Mỹ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với 2 mặt hàng chủ đạo của ngành thủy sản Việt, bao gồm tôm và cá ngừ.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khẳng định, Mỹ luôn là đối tác nhập khẩu hàng đầu của thuỷ sản Việt Nam.
Đối với mặt hàng tôm, ông Phạm Quang Huy - Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn trên thế giới nhưng sản xuất tôm ở Mỹ chỉ đáp ứng 10% nhu cầu nội địa và phải nhập khẩu tới 90%; trong đó, 50-60% là tôm nuôi, nước ấm/nước lợ và đông lạnh, theo Lao Động.
Tiếp đà phát triển, để đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, ông Phạm Quang Huy khuyến nghị doanh nghiệp cần tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; phát triển mô hình nuôi tôm giúp hạ giá thành sản phẩm, tiệm cận với giá của đối thủ cạnh tranh. Cùng với đó, tuân thủ quy định về tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm, ghi nhãn, đăng ký tiêu chuẩn về môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ; tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nắm rõ quy định và yêu cầu của liên bang cũng như tiểu bang; sử dụng kênh thương mại điện tử…
Không chỉ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản số 1 của Việt Nam, Mỹ đồng thời là đối tác cung cấp một số mặt hàng hải sản quan trọng cho thị trường Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Mỹ sang Việt Nam khoảng trên 60 triệu USD mỗi năm, với những mặt hàng chính gồm cá hồi, cá trích, cá bơn, cá minh thái, cá tuyết…
Theo số liệu trên Mekongasean, nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại thị trường Mỹ được dự báo sẽ hồi phục nhờ dấu hiệu hạ nhiệt lạm phát. Các khảo sát của Mỹ cho thấy, tồn kho cá da trơn size nhỏ (size cá tra) tại Mỹ trong tháng 7/2023 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, giảm 22% so với giai đoạn đầu năm nay. Lạm phát hạ nhiệt tại Mỹ sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng ăn uống, đặc biệt là hệ thống nhà hàng của Mỹ mức tiêu thụ cá tra chiếm tới 70%.
Xuất khẩu thuỷ sản có thể mang về 9 tỷ USD trong năm nay
Trao đổi với báo Lao Động, bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tín hiệu phục hồi rõ rệt nhất ở thị trường Trung Quốc, trong đó, riêng tháng 7.2023, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này đã tăng tới 45% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 180 triệu USD.
“Có 3 yếu tố sẽ quyết định kịch bản xuất khẩu lạc quan trong nửa cuối năm nay, đó là diễn biến kinh tế các thị trường lớn được dự báo khả quan hơn trong nửa cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường như Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng tăng trở lại, khi lượng tồn kho đang vơi dần và chuẩn bị đơn hàng cho dịp lễ hội cuối năm và năm mới.
Hiện nay các DN chế biến, xuất khẩu thuỷ sản đã được hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn, các điều kiện sản xuất kinh doanh để giữ được nguồn cung nguyên liệu ổn định, đảm bảo có sẵn nguồn hàng khi thị trường có nhu cầu.
Các sản phẩm xuất khẩu có nguồn cung ổn định và có giá thành giảm, giá bán cạnh tranh trước các nước khác.
Với kịch bản thuận lợi đó, xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 4 tháng còn lại năm 2023 có thể sẽ đạt trên 4 tỷ USD”, bà Lê Hằng nhận định.
Theo VASEP, từ nay đến cuối năm, một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... được coi là điểm đến lạc quan cho sản phẩm thủy sản chế biến sâu của Việt Nam. Bên cạnh đó, một số thị trường Đông Nam Á được đánh giá là tiềm năng vì có nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn cộng với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NNPTNT): Thị trường tôm đang có xu hướng ấm dần lên trong những tháng qua. Dự báo trong các tháng cuối năm 2023, yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho ở các thị trường có xu hướng giảm và nhu cầu tăng cho các lễ hội cuối năm tăng, sẽ giúp cho xuất khẩu mặt hàng tôm tăng trở lại.
Để ngành tôm phát triển bền vững, đạt được các mục tiêu đã đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi tôm và các khâu trong chuỗi sản xuất tôm theo hướng công nghệ cao; tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC) để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm tôm trên thị trường thế giới.
Ngoài Mỹ, Trung Quốc vẫn được đánh giá là một trong những thị trường chủ lực xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 7 tháng đầu năm đạt 30,84 ty USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; có 8 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt từ 1 ty USD trở lên và thủy sản tiếp tục là một trong những mặt hàng được Trung Quốc nhập khẩu nhiều.
Theo VASEP, với những yếu tố hỗ trợ trên, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ đạt trên 9 tỷ USD. Trong đó, dự báo tôm sẽ thu về lượng ngoại tệ khoảng 3,5-3,6 tỷ USD; cá tra: 1,7-1,8 tỷ USD; cá ngừ và mực, bạch tuộc sẽ đạt lần lượt 870 triệu USD và 650 triệu USD; xuất khẩu cá biển ước đạt 1,9-2 tỷ USD...
Sau vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại một chung cư mini ở phố Khương Hạ, nhiều người dân Hà Nội đang đổ đến những cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy để mua đồ cứu hộ cho các thành viên gia đình.
Những ngày qua, các cơ sở kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội trở nên đắt hàng sau vụ cháy chung cư mini ở ngõ phố Khương Hạ khiến 56 người thiệt mạng. Hình ảnh tại một cửa hàng ở quận Thanh Xuân, khách bắt đầu đổ dồn về đặt hàng từ ngày 13/9. Số lượng đơn bỗng dưng tăng vọt, trong đó thang dây thoát hiểm, bình cứu hỏa, mặt nạ phòng hộ, mũ và găng tay phòng hộ là những thiết bị được nhiều người mua nhất.
Anh Túc - chủ một căn hộ cho thuê ở huyện Gia Lâm lặn lội đường xa 20km đến cửa hàng này từ sáng sớm để tìm mua các thiết bị phòng, báo cháy. Các tầng đều đã được anh trang bị 2 bình cứu hoả MFZ8, tuy nhiên để nâng cấp thiết bị báo cháy tại hầm và các tầng anh Túc phải tìm mua thêm 5 bóng chữa cháy với giá 535.000 đồng/quả.
Thiết bị báo cháy cũng là mặt hàng được tìm kiếm nhiều những ngày gần đây. Có hai loại phổ biến là không dây và có dây, mức giá từ 300.000 - 700.000 đồng/chiếc.
Anh Linh, trưởng bộ phận kỹ thuật tại một công ty dây cáp cứu hộ cho biết, 3 ngày hôm nay lượng khách đến cửa hàng bị quá tải. Mỗi ngày có 30-40 đơn nhận lắp đặt tại các tòa nhà, chung cư ở nội thành Hà Nội.
Trước đây, thiết bị cáp dây thoát hiểm hầu hết là đơn hàng bán buôn từ các khu doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lượng khách tăng vọt thời gian qua, bộ phận kỹ thuật tại cửa hàng đã phải tăng cường thêm 6 người từ kho để kịp thời hỗ trợ giao vận và xử lý lắp đặt.
"Tôi tìm đặt mua thiết bị dây cáp và xem nó như một đồ dùng bảo hiểm của gia đình. Tôi mua vì tâm lý lo lắng, bất an và mong không bao giờ phải dùng đến nó trong tương lai", anh Tuấn, chủ một căn hộ chung cư tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân chia sẻ.
Tuỳ thuộc vào độ cao nhà ở, mỗi gia đình nên chọn một loại thiết bị phù hợp để đề phòng các trường hợp khẩn cấp. Thang cuốn phù hợp với những hộ nhà ống từ tầng 2 hoặc tầng 3. Đối với các chung cư cao tầng thì sợi dây cáp thoát hiểm sẽ được sử dụng tối đa hiệu năng hơn khi tự động hoạt động nhờ bộ giảm tốc. Bộ phận này sẽ giữ để người sử dụng không bị "rơi tự do” khi sử dụng.
Theo chân anh Vinh, một cư dân sống ở tầng 11 tòa chung cư trên phố Minh Khai từ nơi bán thiết bị cứu hỏa về nhà, phóng viên chứng kiến người đàn ông này ngay lập tức trực tiếp thử nghiệm trọng tải sợi dây cáp thoát hiểm có giá 4,6 triệu đồng. Anh khẳng định, điều này để hạn chế tối đa những rủi ro nếu không may nơi đây xảy ra hỏa hoạn.
Trước đó anh Vinh được tư vấn dùng bộ dây dài 33m nhưng do sốt ruột không thể chờ hàng đặt từ nước ngoài quá lâu, anh Vinh chấp nhận mua sợi 45m về cắt mà không cần quan tâm số tiền chênh giữa 2 bộ dây.
3 thế hệ gia đình anh Thức sinh sống tại một căn hộ chung cư và rất quan tâm đến sự an toàn của mọi người. "Tôi chọn mua dây cáp này tuy đắt nhưng vì sợi dây gồm lõi thép đặc biệt chuyên dùng trong ngành hàng không. Bên ngoài bọc sợi tổng hợp và chống cháy với nhiệt độ cao 1.500 độ C. Tôi không thể đặt tính mạng các thành viên trong gia đình vào những sợi dây cáp vài trăm ngoài chợ được", anh Thức tâm sự.
(Ảnh minh họa).
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng nếu ngân hàng nào duy trì lãi suất cao thì doanh nghiệp sẽ "nghỉ chơi" sau khi cơ quan này đã có những cơ chế buộc các nhà băng phải cạnh tranh với nhau hơn. Thế nhưng thực tế điều này sẽ khó xảy ra.
Khó vay ngân hàng này trả nợ cho ngân hàng khác
Tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) lĩnh vực lúa gạo, thủy sản vùng ĐBSCL cuối tuần qua, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho rằng nếu ngân hàng (NH) nào không giảm lãi suất (LS) thì không có DN nào chơi với đơn vị đó nữa.
Theo ông Tú, hiện các NH đã hạ LS rất tích cực rồi, thế nhưng vẫn sẽ có những cơ chế buộc các nhà băng cạnh tranh với nhau hơn. Đặc biệt là chính sách cho phép DN vay của NH có lãi suất thấp để trả cho NH đang có LS cao.
Tuy nhiên, ở góc độ người đi vay, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings, cho biết ông chưa thấy DN quen nào đi vay được ở NH khác để trả nợ cho NH đang vay. Hiện nay, các NH đều có thể nhìn thấy được thông tin của khách hàng với đầy đủ lịch sử tín dụng, các khoản vay đang có, tình trạng trả nợ, xếp hạng tín dụng… Nếu DN đang vay ở một NH thì làm sao giải tỏa được tài sản thế chấp để chuyển sang vay ở đơn vị khác? Còn nếu DN sử dụng tài sản thế chấp mới thì chính các NH đang có quan hệ sẽ dễ dàng và nhanh chóng cho DN vay với LS chắc chắn cũng khá thấp hơn hợp đồng vay cũ. Còn với những công ty mà không có tài sản đảm bảo thì lại không đủ điều kiện vay vốn từ NH…
Đồng tình, ông Trần Thanh Phong, Giám đốc Công ty Thiên Bút, cho rằng nếu nói DN "quay lưng" với NH thì rất khó có thể xảy ra vì từ trước đến nay, DN sử dụng vốn tín dụng cho việc phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi hệ thống NH rơi vào tình trạng thừa tiền thì DN cũng có thêm sự lựa chọn vay vốn ở những nhà băng đồng hành, hỗ trợ thay vì "chơi không đẹp" trong thời gian qua. Đối với những DN đủ lực, đáp ứng được các điều kiện thì đây là thời điểm để có thể tiếp cận được vốn vay NH tốt. Riêng đối với việc chuyển nợ từ NH này qua NH kia thì ông Trần Thanh Phong cho rằng DN rất ít khi làm việc này. Lý do là khi làm hồ sơ vay mới đã mất thời gian hơn trước đây rất nhiều, ít nhất 1 - 2 tháng, trong đó khâu chứng minh tài chính là phức tạp hơn trước đây. Do đó, nói việc chuyển nợ từ NH này sang NH khác để hưởng LS thấp hơn 1 - 2%/năm thì DN phải tính toán.
Bên cạnh đó, mỗi NH sẽ có phân cấp xét duyệt hồ sơ vay với những hạn mức tín dụng khác nhau. NH cấp chi nhánh được duyệt khoản vay từ 5 - 10 tỉ đồng, còn vay 50 tỉ thì cấp thành phố, còn trên nữa thì hội sở. Với những khoản vay lớn mà chuyển lên càng cao thì càng chờ lâu hơn. Đó là chưa kể vấn đề DN "ngán" nhất gần đây là NH cắt hạn mức tín dụng. Trong trường hợp khách hàng chuyển sang NH khác vay, liệu hạn mức tín dụng có bị giảm đi hay không? Trong quan hệ giữa DN và NH, ngoài LS vay phù hợp thì chỉ mong NH đừng cắt hạn mức tín dụng đẩy DN vào tình huống khó khăn đã là tốt rồi.
Đồng quan điểm, TS Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), nhận định chính sách cho phép DN vay tiền từ NH này để trả nợ NH khác không dễ thực hiện. Tài sản thế chấp chỉ có thể chuyển từ NH này sang nhà băng khác trong nghiệp vụ mua bán nợ. Vì vậy, NH muốn cho DN vay trong trường hợp này cũng không thể làm được hồ sơ, trừ khi DN có nhiều tài sản đảm bảo để làm hồ sơ vay mới.
Doanh nghiệp phải phụ thuộc vào ngân hàng
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết DN đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ NH, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các kênh huy động vốn như trái phiếu hay cổ phiếu đều rất khó khăn. Đó là chưa kể những DN nhỏ, chưa niêm yết thì 2 kênh huy động vốn đó là chuyện không tưởng nên chỉ có thể tìm đến các nhà băng. Chính vì vậy, dù cho NH chậm chạp giảm LS thì các công ty cũng phải cắn răng gồng mình trả lãi. Làm sao có chuyện dám "nghỉ chơi" với NH?
"DN nào hiện nay muốn vay mà đủ điều kiện thì đều được NH săn đón, chào mời với LS khá thấp. Đối với một số khoản vay cũ, các nhà băng cũng đã từng bước giảm dần xuống còn 7,9 - 8,2%/năm, thấp hơn khoảng 1% so với vài tháng trước. Mặt bằng LS đang có xu hướng giảm về như giai đoạn trước đây nhưng nhiều DN không đủ điều kiện vay thì vẫn không thể tiếp cận được vốn dù NH thừa tiền", ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.
Thực tế, tỷ lệ tín dụng trên GDP của VN qua các năm tăng cao cho thấy nền kinh tế dựa vào tín dụng từ NH khá lớn. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của VN là 89,7%; năm 2016 là 97,6% và cứ tăng dần đến năm 2021 là 113,2%; năm 2022 là hơn 125%. Tăng trưởng tín dụng đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nên năm vừa qua khi tăng trưởng tín dụng cao thì GDP của VN cũng tăng cao trên 8%. Thế nhưng 8 tháng năm 2023, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 5,33% so với cuối năm 2022, đạt hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%) và NH đang thừa tiền. Điều này sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, từ nhiều năm nay, kinh tế phụ thuộc nhiều vào tín dụng nên nói DN "quay lưng" lại với NH là rất khó. Trong khi thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu) chưa phát triển mạnh thì DN vẫn dựa vào tín dụng NH là chính. Việc giảm hay không giảm LS cho vay chỉ là một yếu tố, vấn đề là NH có cho vay hay không.
Riêng đối với việc cạnh tranh giữa các NH khi cơ chế cho phép chuyển nợ từ NH này sang NH khác, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng thực tế có thể có vài trường hợp nhưng để làm được không phải dễ. Cụ thể, NH mới phải thẩm định khách hàng, nhất là chứng minh nguồn tiền trả nợ. Hay việc chuyển dịch tài sản thế chấp từ NH này sang NH kia như thế nào. Ngoài ra, việc chuyển nợ từ NH này sang NH kia phải có lợi ích kinh tế đó là LS thấp với mức đủ lớn để bù đắp cho khoản phí phạt trả nợ trước hạn mà khách hàng phải chịu. Mức phạt này phổ biến từ 1 - 2% trên số dư nợ trả trước hạn, thậm chí có nhà băng còn đưa ra cao hơn mức này. Vì vậy, chính sách này nghe thì dễ nhưng lại rất khó áp dụng trên thực tế.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản chứng kiến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động với nhiều thương vụ tỷ USD, cùng sự nổi lên của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều thương vụ đình đám
Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn vừa hoàn tất nhận chuyển nhượng 90% vốn của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Xuất nhập khẩu Đức Nhi để trở thành chủ sở hữu khu đất có tổng diện tích khoảng 7.700 m2 ở vị trí mặt tiền đường Lê Sát, phường Tân Quý (quận Tân Phú, TPHCM). Khu đất này được quy hoạch thuộc nhóm nhà ở xây dựng mới.
Công ty CP Địa ốc First Real vừa hoàn tất nhận chuyển nhượng thỏa thuận gần 10 triệu cổ phiếu của Công ty CP Thương mại Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Bạch Đằng Complex) với giá trị giao dịch 200 tỷ đồng, qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn của Bạch Đằng Complex với tỷ lệ sở hữu 22%.
Bạch Đằng Complex đang sở hữu dự án Khu phức hợp khách sạn Bạch Đằng, có vị trí đắc địa tại số 50 Bạch Đằng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Khu phức hợp này nằm trên mảnh đất có diện tích 6.879 m2 được xây dựng một tòa khách sạn 29 tầng tên Hilton Da Nang và một tòa tháp cao 25 tầng gồm căn hộ, văn phòng cho thuê và khu thương mại.
Tương tự, Tập đoàn Surbana Jurong đến từ Singapore ký kết hợp tác với Kim Oanh Group nhằm phát triển các dự án do Kim Oanh làm chủ đầu tư. Theo thỏa thuận, Kim Oanh Group và Surbana Jurong sẽ hợp tác phát triển một loạt dự án bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng tại khu vực phía Nam. Ngoài ra, Surbana Jurong sẽ chịu trách nhiệm tư vấn quy hoạch khu đô thị và tư vấn kiến trúc cho các dự án mà Kim Oanh Group triển khai.
Tập đoàn Hưng Thịnh cũng bắt tay với Marubeni để đầu tư phát triển một dự án tọa lạc tại trung tâm hành chính mới TP Thủ Đức với tổng mức đầu tư dự kiến trên 10.000 tỷ đồng. Theo đại diện Marubeni, hai bên sẽ đánh giá kỹ tình hình thực tế để đưa ra các bước triển khai hiệu quả, nhanh chóng.
Báo cáo mới đây về cơ hội trên thị trường M&A lĩnh vực bất động sản, Công ty Tư vấn Bất động sản Toàn cầu Jones Lang Lasalle (JLL) cho biết, thị trường bất động sản đang chứng kiến hoạt động M&A sôi động với nhiều thương vụ lớn.
Hồi cuối tháng 7, Tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia thông qua công ty con Gamuda Land ký thoả thuận mua lại toàn bộ cổ phần của 3 cá nhân trong Công ty CP Bất động sản Tâm Lực với giá trị đạt 305 triệu USD để trực tiếp sở hữu khu đất dự án rộng 3,68 ha tại TP Thủ Đức (TPHCM). Gamuda dự định phát triển khu đất này thành một dự án cao tầng , gồm 1.968 căn hộ, 12 căn penthouse, 51 cửa hàng khối đế kinh doanh và 21 căn shophouse.
Keppel Land cũng cho biết, đã thông qua công ty con VN Prime Vietnam (VNPV) mua lại 65% cổ phần tại một doanh nghiệp sở hữu bất động sản bán lẻ tại Hà Nội. 35% vốn còn lại sẽ do chủ đầu tư dự án là Công ty CP Thương mại và Đầu tư phát triển Bình Minh nắm giữ. Dự án này nằm trong một tổ hợp bất động sản đang xây dựng, dự kiến hoàn thành năm 2025. VNPV sẽ chi khoảng 1.230 tỷ đồng vào thương vụ này.
Nhu cầu bán lớn
Theo báo cáo của Công ty Tư vấn EY Việt Nam, tổng giá trị thương vụ M&A trong 7 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD, trong đó 92% bên mua là nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc. Ngoài ra, EY Việt Nam cũng ghi nhận trên 10 thương vụ đang trong quá trình đàm phán với giá trị lên đến hàng tỷ USD.
Tương tự, JLL Việt Nam cũng đánh giá, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018, hầu hết tài sản chất lượng cao nằm trong tay các chủ đầu tư Việt Nam nhờ năng lực phát triển đất đai, thực hiện dự án và bán hàng tốt. Tuy nhiên, với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường hiện tại, các chủ đầu tư trong nước buộc phải cơ cấu lại sản phẩm và danh mục đầu tư của mình, do đó cởi mở hơn với các cơ hội hợp tác cùng nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Hoàng Kim Hoài - Giám đốc Phúc Điền Land - cho biết, nguyên nhân khiến hoạt động M&A sôi động thời gian qua đến từ sụt giảm thanh khoản và hạn chế khả năng tiếp cận các khoản vay của các doanh nghiệp bất động sản trong nước. Bên bán đang có sự quan tâm rất lớn đến hoạt động M&A do họ đang cần thêm dòng vốn mới. Tuy nhiên, các chủ đầu tư trong nước vẫn còn đối mặt với nhiều rào cản như pháp lý, quá trình phê duyệt các dự án mới.
“Hoạt động mua bán, sáp nhập bất động sản sẽ sôi động đến hết năm 2024. Tuy nhiên, hoạt động này còn phụ thuộc vào các yếu tố như phê duyệt quy hoạch, hay xác định tiền sử dụng đất, các doanh nghiệp trong nước. Sự am hiểu văn hóa địa phương và khả năng tiếp cận được quỹ đất vẫn có lợi thế trong cuộc đua này”, ông Hoài nói.
Trong khi đó, ông Neil MacGregor - Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam - nhận định, giai đoạn hiện nay sẽ có nhiều người bán hơn với mong muốn huy động vốn thông qua bán tài sản . Các hình thức M&A có thể kể đến như bán cổ phần dự án hoặc bán toàn bộ, bán quỹ đất hiện có hay bán bất động sản đang hoạt động. Số lượng các chủ tài sản có nhu cầu bán rất lớn so với các năm trước.
Nguồn: Người Đưa Tin; Vietnamnet; Thanh Niên; CafeF
Nở rộ dịch vụ bắt sâu mắt; Nhà máy nước sạch khát nước; Bé gái bị xe lùi tử vong; Người phụ nữ ăn liên tục 32 bát tiết canh
Con dâu bị 'cắm sừng', bố chồng đi xử lý; Chết lặng khi thấy con tử vong; Đoạt mạng bố mẹ vợ; Thuê sát thủ giết em rể
Chồng vô tri biết ngoại tình; Chồng ít học hơn vợ; Người phụ nữ & tình trẻ buôn ma túy; Chị tố em dâu 'chiếm' 2 viên đá
Chặn sớm 'xách tay' iPhone 15; Giá café lập đỉnh mới; Khó thế chấp bằng BĐS; Mua chung cư mini không khác gì ở thuê
Đường dây hoa hậu bán dâm; Nữ bệnh nhân bị bác sĩ sàm sỡ; Nghi án mẹ giết con nhỏ; Giết nhân tình vì 35 triệu
Trọng tâm chuyến thăm của Biden; Tái định cư 'dồn' vào Long Thành; Quy hoạch tuần qua; Kỷ luật cựu chủ tịch Thanh Hóa
Rùng mình ô tô tông chết người rồi bỏ chạy; Vụ ngộ độc bánh mì; Cháy chung cư mini, trách nhiệm của ai; Cá chết nổi trắng hồ
Thi thể cháu bé bị bắt cóc; Nam sinh giết người; Giết hàng xóm vì mùi hôi; Giả sinh viên vào trường trộm cắp; Ổ bào chế cỏ Mỹ
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá