- Thời sự
- Việt Nam
Ngày 29/10, Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết, vừa phát hiện vụ vận chuyển trái phép gần 720 viên kim cương qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, bắt giữ 1 người đàn ông Ấn Độ.
Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hồ Chí Minh) vừa phát hiện và bắt giữ người đàn ông mang quốc tịch Ấn Độ vận chuyển trái phép gần 720 viên kim cương tự nhiên, lẫn nhân tạo qua Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất, với tổng trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng, theo Tin tức.
Theo Phòng Cảnh sát kinh tế TP.Hồ Chí Minh, số kim cương này nếu vận chuyển trót lọt sẽ được bán lại cho các chủ hàng người Việt Nam trên địa bàn Thành phố, nhằm thu lợi bất chính.
Trước đó, vào sáng 23/10, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu CHKQT Tân Sơn Nhất và Công an quận Tân Bình kiểm tra, phát hiện ông P.S.H. (quốc tịch Ấn Độ) nhập cảnh từ Ấn Độ vào Việt Nam có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa là kim cương.
Tại cơ quan điều tra, P.S.H. đã thừa nhận những hạt nhỏ trong các gói nilon chính là kim cương, được vận chuyển trái phép vào Việt Nam mà không thực hiện khai báo hải quan. Số kim cương này gồm 716 viên, trị giá ước tính hàng chục tỷ đồng, theo Plo.
Căn cứ kết quả xác minh và làm việc ban đầu, cơ quan điều tra nhận thấy hành vi của ông H. có dấu hiệu phạm tội Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự.
Hiện, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời mở rộng điều tra, truy xét tất cả các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Giá cà phê Robusta và Arabica đồng loạt giảm sâu khi không thể giữ được mức tăng đầu phiên giao dịch
Rạng sáng 30-10 (giờ Việt Nam), giá cà phê Robusta trên sàn London (Anh) ngập trong sắc đỏ với mức giảm từ 2-2,31% dù khởi động phiên giao dịch với đà tăng, thời điểm tăng mạnh nhất lên đến 56 USD/tấn vào kỳ hạn giao tháng 1-2025.
Theo đó, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 1-2025 chốt phiên ở mức 4.398 USD/tấn, giảm 104 USD/tấn; giá cà phê kỳ hạn giao tháng 3- 2025 chốt phiên ở mức 4.312 USD/tấn, giảm 98 USD/tấn; giá cà phê kỳ hạn giao tháng 5-2025 chốt phiên 4.244 USD/tấn, giảm 93 USD/tấn; giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7-2025 chốt phiên 4.170 USD/tấn, giảm 85 USD/tấn.
Giá cà phê hôm nay trên sàn NewYork (Mỹ) cùng ngập trong sắc đỏ khi giảm từ 1,6-1,68%, tùy kỳ hạn. Ở kỳ hạn giao tháng 12, giá cà phê Arabica là 5.470 USD/tấn, giảm 90 USD/tấn.
Như vậy, giá cà phê Robusta đã mất hơn 1.000 USD/tấn so với mức kỷ lục được thiết lập hồi cuối tháng 9 và đang trở lại vùng giá hồi tháng 8 vừa qua nhưng vẫn cao hơn mức bình quân xuất khẩu của cả niên vụ 2023-2024.
Hiện nông dân tại các vùng trồng cà phê như Tây Nguyên, Tây Bắc, Quảng Trị đang bắt đầu hái tỉa cà phê và đang bán ra đợt đầu.
Giá bán cà phê đầu ngày hôm nay, 30-10, vẫn xoay quanh mức 110.000 đồng/kg nhưng có thể sẽ điều chỉnh giảm theo giá quốc tế.
Việt Nam là nhà cung cấp cà phê Robusta số 1 của thế giới và sản lượng cà phê năm nay Việt Nam bao nhiêu là mối quan tâm rất lớn của các nhà mua trên thế giới. Hiện tại, nhiều cuộc khảo sát vùng trồng và dự báo sản lượng cũng đã đưa ra các thông tin ban đầu nhưng rất trái chiều nhau.
Một số bên cho biết năm nay cà phê Việt Nam mất mùa do ảnh hưởng khô hạn đầu năm khiến nhiều vườn trồng cà phê bị chết cháy, một số nơi cứu được nhưng quả nhỏ, năng suất thấp. Ngoài ra, nông dân chuyển đổi cây trồng nên số cây cà phê trên vườn giảm.
Một số khảo sát lại cho hay do cà phê có giá, nông dân tập trung chăm sóc nên năng suất tăng. Ngoài ra, một số diện tích hồ tiêu, cao su kém hiệu quả chuyển sang trồng cà phê nên bù đắp được diện tích cà phê mất đi cho cây ăn trái.
Do đó, sản lượng cà phê năm nay Robusta năm nay của Việt Nam vẫn là một ẩn số, biên độ co – giãn cao khiến thị trường càng thêm khó đoán.
Được hoàn thuế nhưng đột ngột lại bị báo nợ thuế; ra ngân hàng nộp thuế rồi vẫn nhận thông báo “cưỡng chế thuế”... là một số tình huống “bỗng dưng nợ thuế” rất oái oăm.
Chị Nguyễn Thu Thảo (ở Duy Xuyên, Quảng Nam) có hai nguồn thu nhập. Cơ quan chi trả nguồn thu nhập thứ hai thông báo đã khấu trừ thuế, chị chỉ cần quyết toán nguồn thu nhập ở cơ quan chi trả thứ nhất. Quyết toán thuế xong xuôi, chị được nhận 114.000 đồng tiền hoàn thuế.
Mới đây, cài app (ứng dụng) eTax Mobile, chị bỗng nhiên thấy thông báo đang nợ 114.000 đồng. Chị Thảo tự phán đoán, có thể cơ quan thuế cộng thu nhập cả hai nơi và đưa khoản tiền hoàn thuế đã trả vào diện nợ thuế.
Chị Thảo vô cùng bối rối vì tìm hết các chương/mục trong app eTax Mobile mà không có hướng dẫn hoặc thông báo cụ thể về cách thức trả lại khoản tiền hoàn thuế này. Chỉ thấy mỗi thông báo đang nợ thuế.
“Nếu không cài app, tôi cũng đâu biết là đang nợ thuế vì năm ngoái quyết toán thuế xong xuôi cả rồi. Thà rằng mình đóng thiếu, đây lại là cơ quan thuế trả lại, giờ không biết phải làm sao. Tôi đã liên hệ Chi cục Thuế Quảng Nam, các cán bộ thuế ở đây nói họ cũng không biết làm thế nào.
Tôi nghĩ hay là cứ tự ra ngân hàng nộp hú họa trong tài khoản để sau này thuế kiểm tra thì thấy đã đóng rồi. Nhưng cũng không biết làm vậy có được không”, chị Thảo kể với PV VietNamNet.
Bà Hồng Nhung, giảng viên một trường đại học về luật ở Hà Nội, chia sẻ một tình huống "bỗng dưng nợ thuế" khác: Do chưa quen dùng app eTax Mobile, có người nộp thuế tại ngân hàng, hai tháng sau vẫn nhận thông báo chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Người nộp thuế gửi email báo cáo là đã nộp thuế, đính kèm hóa đơn chứng từ của ngân hàng cùng văn bản chứng minh là đã đến cơ quan thuế để báo rằng đã nộp tiền, nhưng sau đấy vẫn tiếp tục nhận được thông báo cưỡng chế thuế.
Những trường hợp nêu trên đều có tâm lý muốn giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt bởi theo quy định hiện hành, nợ thuế quá 90 ngày sẽ bị "cưỡng chế thuế", nguy cơ không thể xuất cảnh, chưa kể các loại tiền phạt.
"Do không biết cách tra cứu thông tin nợ thuế trên hệ thống eTax, năm ngoái, tôi bỗng dưng trở thành “con nợ thuế lâu năm”, bị truy thu hơn chục triệu đồng.
Trước đó tôi không hề nhận được thông báo, cảnh báo rằng mình nợ thuế. Nếu biết thì tôi đã nộp rồi. Không chỉ phải nộp số nợ mà tôi còn bị tính lãi theo ngày đối với tiền phạt chậm nộp nên đành phải xoay sở trả hết cho xong”, chị Hồng Khanh (ở Hà Nội) bức xúc.
Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.
Ngoài chuyện mất nhiều thời gian, công sức hoàn tất các thủ tục để tránh bị cưỡng chế thuế, những trường hợp “bỗng dưng nợ thuế” như kể trên đều có chung tâm trạng ấm ức, cảm thấy bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng gần đây thì thấy, "bỗng dưng nợ thuế" sau khi đã hoàn thành quyết toán không phải câu chuyện cá biệt mà đang là mối lo của khá nhiều người nộp thuế sau khi tra cứu thông tin từ eTax Mobile.
Đầu tuần trước, PV VietNamNet đã liên hệ với lãnh đạo Tổng cục Thuế, cung cấp thông tin cụ thể về trường hợp của chị Thảo để giúp chị sớm thoát khỏi tâm lý hoang mang vì "nợ thuế", đồng thời hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp tương tự có thể xảy ra trên thực tế, tránh thông tin tiêu cực về eTax Mobile, giúp cán bộ thuế giảm thời gian và công sức phải đi xử lý từng trường hợp vướng mắc.
Theo sự hướng dẫn của vị lãnh đạo Tổng cục Thuế, PV VietNamNet cung cấp ngay mã số thuế và số điện thoại của chị Thảo để cán bộ thuế tra cứu thông tin, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết.
Đầu tuần này, cán bộ phụ trách bộ phận Truyền thông cho biết đã có thông tin rà soát và sẽ gửi sớm cho Báo VietNamNet.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sau khi có phản hồi cụ thể từ Tổng cục Thuế.
Càng về các tháng cuối năm, số lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền Hà Nội càng tăng mạnh. Từ đầu tháng 10, hầu hết các ngày cuối tuần, môi giới đều kín lịch dẫn khách đi xem đất nền.
Kể từ đầu tháng 8/2024, các dự án luật mới như Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực khiến thị trường bất động sản có những chuyển biến rõ rệt.
Cụ thể, thị trường ghi nhận động thái ra hàng, triển khai dự án mới của chủ đầu tư tới việc nhà đầu tư đã có niềm tin trở lại với thị trường, họ tham gia tìm kiếm sản phẩm tiềm năng.
Báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy, mức độ quan tâm tới nhà đất trong quý III/2024 đã tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước, với mức độ gia tăng rộng khắp trên tất cả các phân khúc chính của thị trường như căn hộ chung cư, biệt thự - liền kề và đặc biệt là đất nền.
Có thể thấy, làn sóng nhà đầu tư quay trở lại với thị trường đất nền Hà Nội. Càng về các tháng cuối năm, số lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền Hà Nội càng tăng mạnh. Điều này cho thấy kể từ khi các Luật có hiệu lực, niềm tin của giới đầu tư bắt đầu trở lại với thị trường.
Không chỉ giới đầu tư mà số lượng môi giới quay lại bán đất nền cũng tăng mạnh thời điểm cuối năm. Anh Xuân Minh, môi giới bất động một sàn ở Hà Nội cho biết: "Giai đoạn 2022, tôi chuyên bán đất nền vùng ven Hà Nội. Sau đó, thị trường đất nền gần như đóng băng giao dịch, giá giảm sâu. Tôi có chuyển sang bán chung cư. Đợt này thấy đất nền có tín hiệu tích cực, tôi quay lại bán thêm cả đất nền".
Còn môi giới Nguyễn Đặng, chuyên bán đất nền phía các huyện ven Hà Nội cũng cho biết, nhiều môi giới bán chung cư – phân khúc “nóng” nhất thị trường thời gian qua cũng đang chuyển sang bán đất nền hoặc “kiêm” thêm đất nền. Sự chuyển hướng này đến từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là sự tăng nhiệt trở lại của thị trường đất nền Hà Nội. Thứ hai là nguồn cung mới chung cư rất khan hiếm. Các dự án mới mở bán thì gần như đều đã bán hết hàng nên môi giới cũng không còn nhiều cơ hội tại các thị trường này.
Bên cạnh việc số lượng môi giới quay trở lại với loại hình này thì giao dịch chốt thành công cũng tăng lên. Trước đây, nhiều môi giới chia sẻ cả mấy tháng không có một giao dịch thì nay môi giới xác nhận, số lượng chốt được của riêng cá nhân và cả nhóm đã tăng lên khoảng 2-3 giao dịch/tháng.
"Mấy tuần gần đây, tôi luôn trong tình trạng kín lịch dẫn khách đi xem đất. Khách trang thủ đi cả buổi tối và những ngày cuối tuần", anh Đặng chia sẻ.
Theo dữ liệu thị trường bất động sản quý 3/2023 của Batdongsan.com.vn ghi nhận những tín hiệu khởi sắc đáng chú ý của thị trường đất nền Hà Nội.
Cụ thể, đất nền khu vực miền Bắc đang dẫn đầu mối quan tâm của thị trường. Giá đất nền trung bình của thị trường phía Bắc đã tăng từ mức giá trung bình là 27 triệu đồng/m2 của quý 1/2021 lên mức 46 triệu đồng/m2 vào quý 3/2024.
Đất nền Hà Nội khu vực vùng ven ghi nhận mức biến động giá cao nhất trên thị trường. Cụ thể, so với đầu năm 2023, đất nền Hoài Đức tăng 81%, từ mức giá trung bình 55 triệu đồng/m2 của tháng 1/2023 lên mức 100 triệu đồng/m2 vào tháng 9/2024. Cùng biên độ thời gian, đất nền Đông Anh tăng 53%, từ mức giá trung bình 41 triệu đồng/m2 lên mức 63 triệu đồng/m2. Đất nền Thanh Oai tăng 90%, từ mức trung bình 21 triệu đồng/m2 lên mức 40 triệu đồng/m2.
Tại thị trường đất nền Hoài Đức, mức tăng mạnh nhất thuộc về các lô đất có vị trí mặt tiền kinh doanh, đường hai ô tô tránh nhau thuộc Vân Canh, An Thượng, Di Trạch, La Phù… Mức giá đã tăng từ mức trung bình 60-78 triệu đồng/m2 thời điểm đầu năm 2024 lên mức 69-85 triệu đồng/m2 đến hiện tại. Đất kinh doanh, đường hai ô tô tránh nhau thuộc Kim Chung, giá tăng từ mức 83-95 triệu đồng/m2 lên 90-98 triệu đồng/m2. Các vị trí đất trong làng, ngõ rộng, đường ô tô tránh nhau thuộc Đức Thượng, Đông La, An Khánh, giá rao bán cũng tăng từ mức 25-45 triệu đồng/m2 lên mức 34-55 triệu đồng/m2.
Đất nền Gia Lâm cũng ghi nhận sự đi lên của giá bán trong những tháng cuối năm. Cụ thể, so với thời điểm đầu năm, đất nền Đa Tốn, Kiêu Kỵ, giá chào bán với những lô đất ô tô đỗ cửa đã tăng từ mức 45-52 triệu đồng/m2 lên 48-55 triệu đồng/m2. Đất mặt đường kinh doanh Cổ Bi, giá chào bán tăng từ mức 85-95 triệu đồng/m2 lên mức 90-100 triệu đồng/m2. Với đất nền Đan Phượng, đất nền vị trí mặt đường Tân Lập, giá chào bán đang ở mức 54-65 triệu đồng/m2, tăng từ 3-4 giá so với trước đó. Đất dịch vụ khu Tân Tây Đô cũng tăng giá từ mức 85-95 triệu đồng/m2 lên 90-102 triệu đồng/m2 với những vị trí đắc địa.
Nguồn: Người Đưa Tin; Người Lao Động; Vietnamnet; CafeF
Xe ben ‘lùa’ người dừng đèn đỏ; Nhà bốc cháy, 2 vợ chồng già mắc két; Kinh hoàng tòa nhà đổ sập; Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?
Người đẹp Việt miệt mài thi hoa hậu; Phan Đạt lại ‘bóc phốt’; Thẩm mỹ trái phép, gây tai biến; Kon Tum 1 tháng 60 trận động đất
Hiếp dâm bé gái 3 tuổi; Vụ ‘Hồng hài nhi’ xâm hại phụ nữ 60 tuổi; Bắt nhân viên nữ kích dục cho khách; Bé gái hơn 1 tuổi bị bỏ rơi
Treo thưởng cho người tìm thấy máy bay rơi; Vụ máy cày cán 2 người tử vong; Sập cầu đang xây dựng; Tài xế lao vào giữa chợ
Ô tô lao thẳng vào đoàn người; Sống thấp thỏm bên sườn núi chờ sạt lở; Idecaf sau 1 năm vắng Thành Lộc; Lê Dương Bảo Lâm ngáo quyền lực
Việt Trinh không thể hiến xác; Vụ Kiều Trinh tố đạo diễn, đòi cát-xê; ‘Núi’ phế thải xây dựng; Vụ 20 trẻ mầm non ngộ độc thuốc chuột
Nữ tiếp viên thoát y phục vụ khách; Xoa bóp, mua dâm, kích dục; Đánh chửi chồng con giữa chợ; Cô gái bị tình trẻ đâm trọng thương
Cô gái trèo lên nóc Bảo tàng quay phim; Nữ sinh mất liên lạc nửa tháng; 3 xe máy va chạm, 4 người thương vong
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá