Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Việt Nam
Với hàng loạt sai phạm trong việc chuyển quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội, bị can Trương Thanh Phong và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 113 tỷ đồng.
Tài sản Nhà nước "rơi" vào tay tư nhân từ sự "thống nhất cao" của dàn lãnh đạo Vinafood II
Ngày 10/3, VKSND Tối cao cho biết vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Trương Thanh Phong (SN 1953, cựu ủy viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Vinafood II); Trần Văn Vẹn (SN 1949, cựu Chủ tịch Vinafood II); Trần Bảy (SN 1960, cựu Trưởng phòng Kế hoạch Vinafood II, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vĩnh Hội); Vũ Bá Vinh (SN 1959, cựu ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm trưởng ban kiểm soát Vinafood II); Trương Văn Húa (SN 1955) và Trương Văn Ảnh (SN 1956, cùng là cựu ủy viên Hội đồng Quản trị Vinafood II) về cùng tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo nội dung vụ án, Vinafood II là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và được giao quản lý, sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, Tp.HCM (diện tích hơn 7.890 m2).
Thực hiện Quyết định số 80 ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu của UBND Tp.HCM, Vinafood II báo cáo UBND Tp.HCM và Bộ Tài chính chấp thuận cho Vinafood II chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn. Đồng thời, Vinafood sẽ làm chủ đầu tư Dự án xây dựng chung cư cao tầng kết hợp Trung tâm thương mại - dịch vụ và cao ốc văn phòng cho thuê.
Quá trình thực hiện, khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thành viên HĐQT Vinafood II (thời điểm 2007), gồm: Trần Văn Vẹn, Trương Thanh Phong, Vũ Bá Vinh và Trương Văn Húa đã thống nhất góp vốn bằng quyền sử dụng đất, để cùng các công ty Sài Gòn kho vận, Công ty Hoàn Mỹ, Công ty BĐS Nguyễn Kim và Công ty Thái Sơn thống nhất thành lập Công ty Vĩnh Hội để khai thác mặt bằng 132 Bến Vân Đồn.
Năm 2010, khi Vinafood II được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 132 Bến Vân Đồn đã không hạch toán tài sản, không lập hồ sơ tài sản cố định.
Ngày 16/7/2010, bị can Trần Bảy (người đại diện vốn Vinafood II tại Công ty Vĩnh Hội) đã ký tờ trình đề xuất Trương Thanh Phong ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất giữa Vinafood II và Công ty Vĩnh Hội nhằm hợp thức hóa pháp nhân chủ đầu tư là Công ty Vĩnh Hội.
Sau đó, Trương Thanh Phong ký tờ trình đề xuất HĐQT Vinafood II chấp nhận việc chuyển quyền sử dụng khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội và được tất cả thành viên trong HĐQT Vinafood II đồng ý.
Ngày 11/3/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác nhận biến động, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội.
Khu đất này được hợp thức dưới hình thức ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất ngày 27/1/2011 với Công ty Vĩnh Hội theo giá tự thoả thuận bằng với giá Vinafood II nộp vào ngân sách nhà nước năm 2007 và 2009.
Hành vi của các bị can đã không thẩm định, đánh giá lại tài sản là trái quy định về ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Tại thời điểm ký và thực hiện hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, Vinafood II nắm giữ 1,5 triệu cổ phần tại Công ty Vĩnh Hội, sau đó đã thực hiện thoái vốn bán đi 1,5 triệu cổ phần thu lại 45 tỷ đồng, hoàn tất quá trình chuyển tài sản Nhà nước là khu đất 132 Bến Vân Đồn cho tư nhân.
Gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Cáo trạng xác định, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, Công ty Nguyễn Kim đã mua 99,32% vốn điều lệ của Công ty Vĩnh Hội và sau đó bán cho Công ty đầu tư Phú Mỹ Hưng. Tiếp đến, Công ty Phú Mỹ Hưng xây dựng dự án thương mại trên khu đất 132 Bến Vân Đồn và đã bán hết cho khách.
Trong vụ án này, bị can Trương Thanh Phong được xác định vai trò chủ mưu, cầm đầu. Hành vi của bị can Phong là xuyên suốt từ việc góp vốn thành lập Công ty Vĩnh Hội cho đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất 132 Bến Vân Đồn cho Công ty Vĩnh Hội trái quy định pháp luật. Bị can Trần Văn Vẹn và các bị can khác bị cáo buộc vai trò đồng phạm, giúp sức tích cực cho bị can Phong.
Hành vi của bị can Trương Thanh Phong và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 113 tỷ đồng. Số tiền thiệt hại được xác định là tiền chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường (định giá tại thời điểm 27/1/2011 là 241 tỷ đồng, trừ đi giá trị Vinafood II tự ấn định góp vốn 127 tỷ đồng).
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra Bộ Công an đã kê biên 5 bất động sản của bị can Trần Văn Vẹn, 4 bất động sản của bị can Trần Bảy và 2 bất động sản của bị can Trương Thanh Phong. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn phong tỏa 7,1 tỷ đồng trong các tài khản ngân hàng của bị can Trương Thanh Phong.
Tính đến nay, gia đình các bị can cũng đã nộp tổng cộng 2,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án.
Đối với khu đất 132 Bến Vân Đồn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có công văn đề nghị UBND Tp.HCM tạm dừng giải quyết các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, tặng, cho…và tạm dừng thay đổi đăng ký kinh doanh đối với Công ty Phú Mỹ Hưng để phục vụ công tác điều tra.
Hàng trăm tấn quặng đất hiếm được pha trộn, khai báo sai phạm nhằm 'tuồn' ra nước ngoài. Bộ Công an làm thủ tục truy nã người đàn ông tên Lưu Đức Hoa, quốc tịch Trung Quốc.
Như Thanh Niên đã đưa tin, Viện KSND tối cao mới đây ban hành cáo trạng truy tố 27 bị can trong vụ án Công ty Thái Dương và các đơn vị liên quan khai thác trái phép đất hiếm ở mỏ Yên Phú (Yên Bái).
Ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương, bị cáo buộc 3 tội danh: vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; gây ô nhiễm môi trường.
Theo cơ quan công tố, với vai trò lãnh đạo Công ty Thái Dương, ông Huấn đã tổ chức, chỉ đạo khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ Yên Phú, với tổng giá trị hơn 864 tỉ đồng, trong đó các bị can đã tiêu thụ số quặng trị giá hơn 763 tỉ đồng.
Xuất khẩu "chui" sang Trung Quốc, Nhật Bản, Áo
Cáo trạng cho thấy, từ năm 2019 - 2023, Công ty Đất hiếm Việt Nam đã mua hơn 3.511 tấn quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20% của Công ty Thái Dương.
Ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Đất hiếm Việt Nam, chỉ đạo nhân viên chế biến số quặng đã mua, bằng việc đưa thêm một phần nguyên liệu muối carbonate nhập từ Trung Quốc để nâng cao hàm lượng TREO.
Kết quả, Công ty Đất hiếm Việt Nam đã chế biến tổng số 482 tấn tổng ô xit đất hiếm hàm lượng TREO trên 95%. Ông Tuấn chỉ đạo cấp dưới thực hiện thủ tục xuất khẩu cho các công ty tại Nhật Bản, Áo, Trung Quốc, với tổng trị giá hơn 379 tỉ đồng.
Cơ quan công tố xác định, từ năm 2019 - 2021, theo quy định của Bộ Công thương, quặng đất hiếm được khai thác trong nước phải tinh luyện thành "bột ô xit đất hiếm riêng rẽ" đạt hàm lượng từ 99% trở lên mới được phép xuất khẩu. Thế nhưng, ông Tuấn chỉ đạo mở 47 tờ khai hải quan để xuất khẩu hơn 311 tấn "tổng ô xit đất hiếm" khi chưa tinh luyện thành "bột ô xit đất hiếm riêng rẽ".
Từ năm 2022, quy định mới của Bộ Công thương cho phép xuất khẩu "tổng các (ô xit, hydroxit, muối) đất hiếm" khi hàm lượng TREO đạt từ 95% trở lên, thuế suất 10%. Lần này, ông Tuấn chỉ đạo nhân viên mở 16 tờ khai hải quan để xuất khẩu hơn 162 tấn "tổng ô xit đất hiếm" hàm lượng TREO trên 95%, nhưng khai báo sai mã hàng hóa và được hưởng thuế suất 0%.
Quá trình thực hiện thủ tục hải quan để xuất khẩu, ông Tuấn còn chỉ đạo hợp thức nguồn nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu nhập khẩu, lập báo cáo quyết toán hải quan không đúng nhằm che giấu số quặng đất hiếm đã mua của Công ty Thái Dương. Cùng với đó là chỉnh sửa số liệu các hợp đồng, hóa đơn nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc…
Hành vi của ông Tuấn và đồng phạm bị truy tố về tội buôn lậu.
Truy nã Lưu Đức Hoa
Một nguồn thu mua quặng đất hiếm khác của Công ty Thái Dương là Lưu Đức Hoa (quốc tịch Trung Quốc). Từ tháng 10 - tháng 11.2021, người này đã mua hơn 2.160 tấn quặng hàm lượng 14 - 17% của Đoàn Văn Huấn tại mỏ Yên Phú.
Để có nhà xưởng chế biến quặng đất hiếm nhằm vận chuyển về Trung Quốc, Lưu Đức Hoa thuê đất của một doanh nghiệp tại Việt Nam, rồi thỏa thuận với Đoàn Văn Huấn về việc giao hàng tại các kho ở Hải Phòng.
Ngoài ra, để làm thủ tục nhập cảnh và đăng ký cấp phép lao động cho các công nhân, chuyên gia Trung Quốc thuê sang Việt Nam để chế biến, pha trộn đất hiếm, Lưu Đức Hoa thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê đất sẽ đứng ra đăng ký lao động để hợp thức hóa thủ tục.
Đáng chú ý, do nguồn gốc quặng đất hiếm mua của Đoàn Văn Huấn không có hóa đơn, giấy tờ hợp pháp và chưa đủ hàm lượng TREO ≥ 95% để xuất khẩu, Lưu Đức Hoa chỉ đạo công nhân trộn hóa chất, nhiệt luyện, thủy luyện tạo hành hỗn hợp Oxalate chứa tinh quặng đất hiếm để che giấu các cơ quan chức năng.
Người này còn thuê một công ty tại Trung Quốc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "hỗn hợp chất oxalate (thực chất là đất hiếm) từ Việt Nam sang Trung Quốc…
Với thủ đoạn nêu trên, từ tháng 5 - tháng 9.2023, hơn 200 tấn "hỗn hợp chất oxalate" đã được khai báo hải quan để xuất khẩu. Thực tế số hàng hóa này đều là đất hiếm đã được Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép.
Tính theo đơn giá thực tế quặng đất hiếm hàm lượng TREO 14 - 20% Huấn khai thỏa thuận bán cho Hoa, cơ quan tố tụng xác định số lượng quặng đất hiếm đã bị xuất khẩu trái phép có trị giá hơn 7,8 tỉ đồng.
Hành vi của Lưu Đức Hoa và những người liên quan bị cáo buộc phạm tội buôn lậu. Tuy nhiên, trước khi khởi tố vụ án, người này xuất cảnh về Trung Quốc. Bộ Công an đã làm thủ tục truy nã quốc tế nhưng chưa có kết quả, nên quyết định tách vụ án, tạm đình chỉ điều tra.
Thỏa thuận đền bù giữa chủ chung cư Khương Hạ với cư dân không tìm được tiếng nói chung, chỉ khi nhóm cựu cán bộ tự nguyện góp tiền thì câu chuyện mới đến hồi kết.
Tranh cãi giá đền bù các phương tiện
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án cháy chung chung cư mini Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người tử vong diễn ra kéo dài đến chiều muộn ngày 11/3.
Sau phần bào chữa của các luật sư, HĐXX dành rất nhiều thời gian cho các bị hại và đại diện nói lên tâm tư nguyện vọng, yêu cầu về trách nhiệm dân sự của các bị cáo.
Một trong những điểm nổi bật gây tranh cãi là yêu cầu về giá bồi thường cho khoảng 40 phương tiện (xe máy, xe đạp điện) bị thiêu rụi trong vụ cháy.
Bị cáo Nghiêm Quang Minh cho rằng, nhiều xe bị hư hỏng nặng, không thể xác định số khung số máy, khấu hao,… nên xin đền bù mức giá khoảng 5 triệu đồng/xe.
Phía cư dân cho rằng, khi đăng ký gửi xe với bảo vệ tòa nhà họ đều có đăng ký loại xe, ngoài ra nhiều người vẫn còn giữ giấy tờ xe nên có thể lấy đó làm căn cứ. Như vậy, với xe mới mua, hay xe đắt tiền sẽ đỡ thiệt thòi.
Đơn cử, ông Q. (đại diện cư dân phòng 803) cho hay, ông đã dành nửa năm lương hưu (40 triệu đồng) để mua chiếc xe máy. Sau một thời gian khấu hao do đi được 18.000 km, cũng phải tính giá 20 triệu đồng.
Do vậy, mức giá bị cáo Minh "cò kè" 5-6 triệu đồng khiến ông bị thiệt thòi lớn và không thể đồng ý.
Chủ toạ phiên tòa hỏi lại lần nữa với bị cáo Minh về mức đền bù với những trường hợp cụ thể như trên thì bị cáo Minh dứt khoát trả lời không đồng ý mức giá đó.
Thấy vậy, bị cáo Chu Xuân Sơn - cựu Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình xin được hỗ trợ cho các gia đình có xe bị hư hỏng số tiền 100 triệu đồng.
Ngay sau đó, bị cáo Nguyễn Thị Kim Trang - cựu cán bộ công chức địa chính, môi trường cùng Trần Trọng Khang - cựu Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân và Phạm Thanh Tùng - cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị phường Khương Đình cùng ủng hộ tổng số tiền 100 triệu đồng.
Toà tiếp tục hỏi ý kiến, thì bị cáo Phạm Tần Anh - cựu Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình và Nguyễn Tuấn Anh - cựu Phó trưởng Công an phường cũng lập tức đồng ý đóng góp tổng 60 triệu đồng.
Cuối cùng, bị cáo Nguyễn Đình Quân - cựu Tổ trưởng Tổ thanh tra xây dựng phường Khương Đình tự nguyện ủng hộ 100 triệu đồng.
Sau khi thấy nhóm cựu cán bộ nhiệt tình ủng hộ, bị cáo Minh đồng ý trả thêm 450 triệu đồng để cơ quan tố tụng tính toán đền bù cho gia đình có phương tiện bị hư hại.
Những lời ân hận muộn màng
Sau khi giải quyết vấn đề trên, trước khi bước vào thời gian nghị án, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng. Tới đây, các bị cáo đều tỏ thái độ ăn năn hối hận, trước khi nói lời sau cùng, họ đều cúi đầu gửi lời xin lỗi tới gia đình các nạn nhân.
Nói lời sau cùng, bị cáo Nghiêm Quang Minh, cho biết bản thân là trụ cột gia đình, với mức án bị đề nghị tối đa của khung hình phạt là rất nặng với bản thân.
Trong quá trình thụ án, bị cáo còn phải khắc phục hậu quả cho các bị hại, do đó bị cáo này mong được "chia sẻ và bỏ qua cho những sai lầm, thiếu sót" để sớm trở về với gia đình.
Tiếp theo, bị cáo Chu Xuân Sơn - cựu Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình cũng bày tỏ thái độ ăn năn.
"Với những lỗi lầm gây ra, hiện các bị cáo phải đứng ở đây, sắp tới sẽ phải chịu án phạt tù. Chuyện không mong muốn cũng đã xảy ra, bị cáo mong muốn cư dân chia sẻ, khoan dung cho các bị cáo", cựu Phó chủ tịch mong được xem xét giảm nhẹ mức án cho tất cả các bị cáo.
Bị cáo Phạm Tần Anh - cựu Phó Chủ tịch UBND phường Khương Đình bày tỏ, bị cáo đã phải trả giá đắt cho sự nghiệp khi cơ quan sa thải và chịu quyết định khai trừ Đảng. Về gia cảnh, vợ đã mất, hiện bị cáo là trụ cột chính trong gia đình và đang nuôi dạy con nhỏ.
"Rất mong các gia đình tha thứ cho bị cáo chúng tôi", bị cáo nói giọng thành khẩn và mong được xem xét mức án khoan hồng với mức án treo để có thể lo cho gia đình.
Vào 9h ngày 14/3, HĐXX sẽ chính thức tuyên án với các bị cáo.
Việc đưa dự án này trở thành nhà ở xã hội sẽ góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở cho hàng nghìn người dân.
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra chủ trương chuyển đổi công năng các tòa nhà thuộc Dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) thành nhà ở xã hội cho thuê. Động thái này nhằm tận dụng tối đa quỹ nhà bỏ hoang, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp.
Dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được phê duyệt vào tháng 9/2009, với tổng mức đầu tư lên tới 1.900 tỷ đồng. Công trình gồm 6 tòa chung cư cao 19 tầng (A1 đến A6), dự kiến phục vụ hàng nghìn sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, sau gần 15 năm, dự án vẫn chưa hoàn thiện đồng bộ.
Hiện tại, chỉ có 3 tòa nhà (A1, A5 và A6) được đưa vào sử dụng, trong khi tòa A4 vẫn chưa được xây dựng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Hai tòa A2 và A3 mới chỉ hoàn thành phần thô, chưa thể đưa vào khai thác. Việc chậm trễ này dẫn đến tình trạng bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư.
Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã đề xuất chuyển đổi công năng các tòa nhà chưa sử dụng thành nhà ở xã hội cho thuê. Theo kế hoạch, thành phố sẽ đầu tư khoảng 220 tỷ đồng để hoàn thiện, cải tạo các tòa A2, A3 và A4. Sau khi chuyển đổi, các tòa nhà này sẽ phục vụ nhu cầu nhà ở cho những đối tượng khó khăn, góp phần giải quyết bài toán nhà ở tại Hà Nội.
Việc chuyển đổi này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực công, mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng đất đô thị, tránh tình trạng lãng phí. Đồng thời, đây cũng là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội của thành phố, tạo điều kiện cho người dân có chỗ ở ổn định với giá cả hợp lý.
Chủ trương này của UBND TP Hà Nội nhận được sự đồng tình từ nhiều chuyên gia và người dân. Theo các chuyên gia quy hoạch, việc cải tạo và chuyển đổi công năng các công trình bỏ hoang là giải pháp hợp lý trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm.
Bên cạnh đó, dự án sau khi hoàn thành không chỉ giúp người lao động có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở, mà còn góp phần chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Hà Nội, vừa đảm bảo an sinh xã hội, vừa tối ưu hóa quỹ đất đô thị.
Dự kiến, trong thời gian tới, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai các thủ tục cần thiết để sớm đưa các tòa nhà vào sử dụng, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân và giảm thiểu tình trạng lãng phí công trình công cộng.
UBND TP Hà Nội đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Với nhiều chính sách hỗ trợ, thành phố đặt mục tiêu phát triển hàng chục nghìn căn hộ trong giai đoạn tới.
Theo kế hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành khoảng 16.200 căn hộ nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025, đạt 81,8% so với chỉ tiêu đề ra. Đây là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp và đảm bảo an sinh xã hội.
Đáng chú ý, hai dự án lớn tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong quý I/2025. Các dự án này kỳ vọng sẽ cung cấp thêm hàng nghìn căn hộ cho thị trường.
Ngoài các dự án đang triển khai, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt tám dự án nhà ở xã hội mới, bao gồm dự án tại ô đất OM.20 (xã Hà Hồi, huyện Thường Tín) với tổng mức đầu tư khoảng 250 tỷ đồng. Dự án này dự kiến khởi công vào quý I/2025 và hoàn thành vào cuối năm 2026.
Nguồn: Người Đưa Tin; Thanh Niên; ANTV; Soha
Nghịch lý Hòa Minzy; Ai cứu lấy Nam Em; Sao Việt vật lộn với trầm cảm; Cần xử nghiêm nghệ sĩ cố tình quảng cáo sai
Sốc clip khiêng ‘quan tài’ trước chợ Bến Thành; Chìm tàu cá chở 6 thuyền viên; Hòa Minzy gây bão mạng; Sống bất an trước biển
‘Gặp nhau cuối tuần’ bị chê; Hoa hậu thử sức ở vai trò mới; Vụ ngoại tình hot nhất MXH; Nhìn lại loạt tai nạn thảm khốc trên QL6
Vấn đề tên gọi trong sáp nhập tỉnh; Bước ngoặt lớn thị trường BĐS; Đồng Nai cầu cứu Chính phủ; Sai phạm quản lý đất đai ở Quảng Trị
Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Sắp phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát; Bài toán cân bằng lạm phát & tăng trưởng; ‘Đại phẫu’ chung cư cũ
25 ca sĩ hủy show phút chót ở Đà Lạt; Cần ‘phong sát’ nghệ sĩ quảng cáo sai; Mỹ nhân 18+ hot nhất Vbiz; ‘Gặp nhau cuối tuần’ bị lạnh nhạt
Kinh hoàng 2 người chết cháy; Vụ cháy chung cư làm 56 người chết; Kinh hãi ô tô chạy ngược chiều; Những cụ bà U.90 mưu sinh ở TP.HCM
Xoay sở trong ‘bão giá’ thịt heo; Dâu tây giá rẻ có phải món hời; Người TQ đến VN ‘săn vàng’; Nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá