- Thời sự
- Việt Nam
Trong số 25 bị cáo làm đơn kháng cáo có cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ cả trách nhiệm hình sự và dân sự.
Trong số 50 bị cáo liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC), có 25 người gửi đơn kháng cáo. Phần lớn các bị cáo mong giảm nhẹ hình phạt, xin được hưởng án treo, được giảm trách nhiệm dân sự trong vụ án.
Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Giống như anh trai, hai em gái của cựu Chủ tịch FLC là bị cáo Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cũng đều kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ trách nhiệm dân sự.
Bị cáo Lê Văn Tuấn (SN 1978, Kiểm toán viên Công ty CPA) kháng cáo toàn bộ bản án, không đồng ý với nội dung và mức án mà bản án sơ thẩm đưa ra. Hoàng Thị Thu Hà (SN 1980, nhân viên kế toán Công ty FLC Land) kháng cáo về trách nhiệm hình sự và mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.
Ông Trần Thế Anh (SN 1978, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Faros) kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xin giảm nhẹ hình phạt và xin được cải tạo tại địa phương. Bị cáo Đỗ Như Tuấn (SN 1969, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và kháng cáo toàn bộ bản án.
Có 9 bị cáo mong được giảm nhẹ hình phạt và 9 bị cáo xin hưởng án treo gồm: Trần Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thanh Phương, Đỗ Quang Lâm, Trịnh Văn Đại, Nguyễn Văn Thanh, Nguyền Ngọc Tỉnh, Hương Trần Kiều Dung, Nguyễn Thị Hồng Dung, Trầm Tuấn Vũ.
Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Thu Thơm, Nguyễn Quỳnh Anh, Bùi Ngọc Tú, Chu Tiến Vượng, Nguyễn Văn Mạnh, Đàm Mai Hương, Lê Công Điền, Quách Thị Xuân Thu.
Ngoài ra, một số người bị hại cũng làm đơn kháng cáo yêu cầu xác định lại số tiền bồi thường và xem xét lại một số nội dung trong bản án sơ thẩm.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 18 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 3 năm tù về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", tổng hợp hình phạt là 21 năm tù.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Trịnh Minh Huế (Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC) và Trịnh Thúy Nga (Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán BOS) lần lượt mức án 14 và 8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng khoán".
Vừa qua, vụ cô giáo "xin phụ huynh mua laptop bất thành" (chuyện xảy ra ở lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TP HCM) gây xôn xao dư luận.
Là một giáo viên, khi theo dõi vụ việc trên, tôi không thể đồng cảm với đồng nghiệp này. Cái sai đầu tiên của cô giáo này là mặc định xem quỹ lớp là của riêng, sẵn sàng trích quỹ để phục vụ cho việc mua sắm cá nhân. Điều này là vô lý.
Đỉnh điểm hơn là đến lúc có 3 phụ huynh không đồng tình với ý kiến "laptop là của cô" thì cô giận dỗi. Sau đó, cô không soạn đề cương, để các học sinh tự ôn. Hành động này khiến phụ huynh dễ suy đoán, liên kết 2 sự việc, khiến cô cũng khó lòng giải thích. Đó là điểm sai thứ hai.
Điểm sai thứ ba của cô giáo này là khả năng giao tiếp, đặc biệt là qua mạng xã hội với phụ huynh quá xuề xòa. Trong đoạn tin nhắn với phụ huynh, cô thường xuyên dùng từ "xin" gây cảm giác hạ thấp vai trò của chính cô, sử dụng các từ viết tắt như "kg", "nhg", "PH", "nha PH", gây cảm giác thiếu chuyên nghiệp…
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây không chỉ đơn thuần là việc một cô giáo có nên xin phụ huynh hỗ trợ mua laptop hay không mà còn là cả một hệ thống vấn đề lớn hơn. Tại sao giáo viên lại phải tự mình tìm kiếm nguồn lực để phục vụ công việc? Liệu có sự bất cập nào trong cơ chế phân bổ trang thiết bị cho các trường học? Và quan trọng hơn, vai trò của phụ huynh trong câu chuyện này là gì?
Phụ huynh luôn mong muốn con em mình được học tập trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để đáp ứng mọi yêu cầu của nhà trường. Việc xin phụ huynh hỗ trợ tài chính có thể gây ra áp lực không nhỏ, thậm chí dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.
Để tránh những trường hợp đáng tiếc, cần có những chính sách đầu tư đúng mức vào trang thiết bị công nghệ cho các trường học. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực sử dụng công nghệ. Nhà trường cần có những quy định rõ ràng về việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tiếp cận và sử dụng các công cụ hiện đại. Phụ huynh cần có sự chia sẻ và thông cảm với những khó khăn của giáo viên. Cuối cùng, để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta cần thêm sự chung tay của cả xã hội.
Bị cáo Trương Mỹ Lan hứa dùng hàng loạt tài sản "khủng" đang bị kê biên, phong tỏa để khắc phục hậu quả vụ án.
Ngày 30-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát. Hiện phiên tòa đã bước vào ngày xét xử thứ 8. Trong suốt những ngày qua, nhiều vấn đề quan trọng đã được đưa ra thẩm tra và làm rõ, bao gồm các hành vi sai phạm liên quan đến phát hành trái phiếu, rửa tiền, vận chuyển tiền trái phép qua biên giới và hướng khắc phục hậu quả vụ án của các bị cáo.
Liệt kê những món nợ lớn
Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã phủ nhận các cáo buộc liên quan đến việc chỉ đạo phát hành trái phiếu khống mà các đồng phạm đã khai. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận toàn bộ trách nhiệm về việc chuyển tiền trái phép 4,5 tỉ USD ra nước ngoài.
Khi được chủ tọa phiên tòa hỏi về suy nghĩ của bị cáo đối với thiệt hại đã xảy ra, trong đó có thiệt hại của hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu, bị cáo Lan hứa sẽ dùng tài sản của mình để ưu tiên trả cho trái chủ trước khi giải quyết hậu quả giai đoạn 1 của vụ án.
Đáng chú ý, tại phiên xử này, bị cáo Lan còn bất ngờ liệt kê nhiều khoản nợ "khủng" trong quá khứ mà bị cáo chưa lấy lại. Cụ thể, liên quan đến 2 dự án ở khu đô thị phát triển An Phú (TP Thủ Đức) do Công ty CP Địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư, bị cáo Lan khai đã cho ông N.V.L (Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Thủ Thiêm) vay 1.000 tỉ đồng. Bị cáo Lan khẳng định đây là tiền riêng của bà, không liên quan đến SCB và khoản vay này không phải là khoản đầu tư trực tiếp cho dự án. Hiện ông L. vẫn chưa hoàn trả khoản tiền này.
Bị cáo Lan liệt kê tiếp Công ty CP Lavifood còn nợ bà 500 tỉ đồng. Vào 29 Tết năm đó, ông L.T (Chủ tịch Lavifood) đã cầu cứu bà giúp ông P.N.Q.T (Tổng Giám đốc Lavifood) vì nợ 500 tỉ đồng ở Campuchia. Bị cáo Lan nói đã huy động tiền để cứu giúp. Đến nay, bị cáo mong muốn tòa giải tỏa tài sản của Lavifood để thu hồi nợ.
Đề nghị thu hồi khoảng 17.000 tỉ đồng từ các ngân hàng
Bị cáo Lan cũng "hứa" sẽ dùng hàng loạt tài sản "khủng" đang bị kê biên, phong tỏa là số cổ phần, phần vốn góp tại 9 công ty để khắc phục hậu quả vụ án. Theo hồ sơ vụ án, cơ quan chức năng đang kê biên 100% cổ phần tại Công ty CP Twin Peaks; kê biên 18% phần vốn góp tại Công ty Liên doanh Vietcombank - Bonday - Bến Thành; kê biên 73,04% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Hợp Thành 1; kê biên 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam; kê biên 77,89% cổ phần Công ty CP Dược phẩm Đông Dược 5; kê biên 84,82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông; kê biên 13,23% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Sao Thủy; kê biên 100% cổ phần tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát; kê biên 1,4 triệu cổ phần Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) của Trương Mỹ Lan.
Liên quan 18% cổ phần tại Công ty Setra, đại diện Vietcombank bày tỏ mong muốn mua 18% cổ phần của Công ty Setra tại Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành. Theo đó, Vietcombank và Công ty Setra đã ký thỏa thuận chuyển nhượng, nhưng do tài sản này đang bị kê biên trong quá trình điều tra nên Vietcombank đề nghị HĐXX hủy bỏ lệnh kê biên để hoàn tất việc chuyển nhượng. Tuy nhiên, bị cáo Lan không muốn bán cổ phần cho Vietcombank và đề xuất tổ chức đấu giá công khai và dùng số tiền này khắc phục hậu quả vụ án.
Bị cáo Lan cũng bày tỏ mong muốn được HĐXX giải tỏa kê biên đối với 82% (giá trị khoảng 492 tỉ đồng) vốn góp của bị cáo tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam để bị cáo rao bán và sử dụng số tiền này khắc phục cho các trái chủ.
Tại các phiên xử trước đó, bị cáo Lan cũng bày tỏ tha thiết được khắc phục hoàn toàn hậu quả vụ án. Theo đó, bị cáo đề nghị HĐXX thu hồi khoảng 17.000 tỉ đồng từ các ngân hàng đã nhận tiền từ việc phát hành trái phiếu. Bị cáo khẳng định sẽ đứng ra giải quyết các vấn đề về quan hệ dân sự giữa các ngân hàng này và SCB. Bị cáo Lan đề xuất sử dụng tài sản liên quan đến giai đoạn 1 (khoảng 21.000 tỉ đồng) mà tòa án đã buộc các cá nhân, tổ chức nộp lại để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Lan nói trong trường hợp số tài sản hiện có không đủ thì sẽ xin HĐXX yêu cầu SCB trả lại cho bị cáo dự án 6A - Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hiện SCB đang giữ giấy tờ cùng 65 tài sản khác nhưng không bảo đảm cho khoản vay nào cả. Bị cáo cũng đề xuất sử dụng các tài sản không bị kê biên để bồi thường cho các bị hại như tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội), dự án Amigo (nằm tại khu tứ giác Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế, quận 1, TP HCM).
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị sử dụng các tài khoản đang bị phong tỏa và ngăn chặn do bà và chồng - bị cáo Chu Lập Cơ - đứng tên để khắc phục hậu quả. Đồng thời, bà cũng yêu cầu giải tỏa các tài khoản của người thân trong gia đình như con gái, anh chị em và các bị cáo khác, để họ không phải chịu liên đới trách nhiệm về tài sản.
Trong khi đó, hầu hết các bị cáo còn lại đều xin nhận lại tài sản bị thu giữ cũng như giải tỏa ngăn chặn các tài khoản, bất động sản gồm nhà, đất vì đây là tài sản cá nhân, không liên quan vụ án.
Từ tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Cao tốc có ít nhất 4 làn xe, chạy tốc độ tối đa 120 km/h; Quy định mới về đánh số nhà; Quy định mới về khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở...
Cao tốc có ít nhất 4 làn xe, chạy tốc độ tối đa 120 km/h
Từ 1/10, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc chính thức có hiệu lực . Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong đầu tư xây dựng , quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc (trừ đường cao tốc đô thị). Đồng thời áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.
Trong đó, quy định tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 3 cấp như sau:
Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h; Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h; Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.
Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.
Ngoài ra, quy chuẩn cũng quy định Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 4 làn xe chạy (2 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc).
Quy định mới về đánh số nhà
Có hiệu lực từ ngày 15/10, Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng quy định việc đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn, dự án đầu tư xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp trên toàn quốc.
Đối với đánh số nhà mặt đường, phố được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).
Trường hợp một nhà có cửa mở ra hai đường, phố khác nhau thì nhà đó được đánh số theo đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn; nếu các đường, phố có mặt cắt ngang tương đương thì đánh số nhà theo đường, phố có cửa chính vào nhà hoặc đánh số theo đường, phố đã được đánh số liên tục.
Đối với trường hợp ngõ chưa có tên riêng thì tên ngõ được đặt tên theo số nhà mặt đường, phố nằm kề ngay trước đầu ngõ (có số nhà nhỏ hơn);
Trường hợp ngõ nối thông giữa hai đường, phố và đã đặt tên thì lấy chiều đánh số từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ. Trường hợp ngõ nối thông giữa hai đường, phố và chưa được đặt tên thì chiều đánh số nhà từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn đến cuối ngõ.
Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ.
Quy định mới về khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng
Nghị định số 108/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10.
Nghị định trên quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở (sau đây gọi là nhà, đất) giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác với mục đích: Cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất); Tạm quản lý trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải đảm bảo hiệu quả, giải quyết nhu cầu về nhà, đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Phải được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định việc cho thuê nhà (gắn với quyền sử dụng đất) của tổ chức quản lý, kinh doanh nhà được thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ các trường hợp thực hiện theo phương thức niêm yết giá.
Sáu hành vi bị nghiêm cấm trong hành nghề công tác xã hội
Nghị định số 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội có hiệu lực từ 15/10.
Nghị định quy định rõ 6 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội: Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.
Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thỏa thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nghị định quy định cụ thể về dịch vụ công tác xã hội. Đây là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.
Trạm dừng nghỉ phải có nơi sạc điện ô tô
Từ 5/10, Thông tư 09/2024 của Bộ Giao thông Vận tải về quy chuẩn kỹ thuật trạm dừng nghỉ trên cao tốc chính thức có hiệu lực.
Thông tư quy định trạm dừng nghỉ đường bộ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng trên tuyến đường cao tốc, tuyến quốc lộ hoặc đường tỉnh để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải bảo đảm đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định để có thể cung cấp an toàn, liên tục, ổn định các dịch vụ cho người, phương tiện giao thông. Hệ thống điện phục vụ cho các trụ, thiết bị sạc điện cho xe ô tô điện phải bảo đảm đồng bộ, hoàn chỉnh theo nhu cầu sử dụng và từng giai đoạn đầu tư.
Diện tích tối thiểu cho một vị trí đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25 m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25 m2.
Khu vệ sinh tại trạm dừng nghỉ phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình.
Nguồn: Vietnamnet; Kenh14; CafeF; Soha
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Thách nhau ra tiền tỷ kiểu Tuấn Hưng – Duy Mạnh; Lệ Quyên dằn mặt fan Kỳ Duyên; Gọi Hà Anh Tuấn là 'dân chơi' ở showbiz
Liveshow Duy Mạnh – Tuấn Hưng thật kỳ lạ; Ai còn tin Louis Phạm; Sạt lở đèo Bảo Lộc; Vụ chìm ca nô 17 người chết
Thị trường iPhone xách tay gặp khó; 'Hạt ngọc' ôm về 4 tỷ USD; 73.000 khách vay ngân hàng lao đao vì bão; Tin xấu với mặt bằng bán lẻ
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Tội ác xâm hại tình dục; Giả hotgirl ‘câu trai’ để lừa đảo; Bắt kẻ ‘xuống tay’ với vợ chồng em trai; Chê gái bán dâm già, quay sang cướp
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá