Tranh cãi khi bị sa thải vì tự ý nghỉ phép

Tuy nhiên chủ lao động khẳng định không chính thức đồng ý đơn nghỉ phép, lịch nghỉ phép chỉ để ghi mong muốn nghỉ phép của nhân viên rõ ràng hơn, nên coi hành vi nghỉ phép của nhân viên là tự ý, tức vô kỷ luật và ra quyết định thải hồi lập tức.

Người lao động này chống lại, kiện ra Toà án Lao động Köln, sau đó kiện phúc thẩm tiếp lên Toà án Lao động Tiểu bang cũng tại Köln.

Với án quyết số: Az 4 Sa 8/13, Toà tiểu bang đứng về phiá người lao động, yêu cầu chủ lao động tiếp tục nhận nguyên đơn vào làm việc với lập luận, mặc dù tự ý nghỉ phép sẽ bị sa thải, nhưng trước tiên phải cân nhắc lợi ích từ các phía. Hơn nữa, chưa có đủ bằng chứng chứng tỏ nguyên đơn tự ý nghỉ phép, bởi quyết định đồng ý hay phản đối đơn xin nghỉ phép được nói miệng nên không có hồ sơ lưu trữ.

Mặt khác, mặc dù chủ lao động khẳng định, kì nghỉ phép không được thông qua vì lý do công việc, nhưng lại không thể trình bày rõ ràng lý do đó. Ngoài ra, mong muốn nghỉ phép của nhân viên được ưu tiên hơn so với mong muốn của chủ lao động, vì vậy chỉ có thể từ chối khi chủ lao động có lý do chính đáng.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang