- Thời sự
- Thế giới
Trung Quốc được cho đã chi khoảng 25 tỷ USD trong nửa đầu 2024 để phát triển chuỗi cung ứng chip trong nước.
Trung Quốc chi tiền cho công cụ sản xuất chip nhiều hơn Hàn Quốc và Mỹ cộng lại trong nửa đầu năm 2024. Đây được xem là nỗ lực lớn của Trung Quốc nhằm nội địa hoá nguồn cung cấp chip, giảm thiểu rủi ro về các hạn chế xuất khẩu tiếp theo của phương Tây, theo hiệp hội chip toàn cầu SEMI.
Trung Quốc, thị trường thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đã chi kỷ lục 25 tỷ USD cho các công cụ sản xuất chup trong 6 tháng đầu năm, theo SEMI. Trung Quốc vẫn duy trì mức chi mạnh mẽ cho đến tháng 7 và có thể trên đà đạt kỷ lục cả năm.
Đầu tư vào thiết bị bán dẫn là một chỉ bán quan trọng về nhu cầu thị trường trong tương lai và là thước đo triển vọng của ngành.
Trung Quốc cũng được kỳ vọng là nhà đầu tư lớn nhất vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất chip mới, gồm cả việc mua sắm thiết bị với tổng chi tiêu dự kiến đạt 50 tỷ USD cả năm.
SEMI dự kiến mức tăng trưởng chi tiêu hàng năm đáng ở ở các khu vực như Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trước năm 2027 do xu hướng chuyển sản xuất chất bán dẫn về trong nước.
“Chúng tôi thấy Trung Quốc tiếp tục mua tất cả thiết bị mà họ có thể cho các cơ sở sản xuất chip mới trưởng thành của họ”, Clark Tseng, giám đốc cao cấp về tình báo thị trường của SEMI cho biết. “Những lo ngại về khả năng hạn chế xuất khẩu hơn nữa cũng thúc đẩy họ thu mua để đảm bảo thiết bị nhiều hơn”.
Nhà phân tích này cho hay khoản đầu tư kỷ lục của Trung Quốc vào thiết bị sản xuất chip không chỉ được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất hàng đầu như SMIC mà còn nhờ vào động lực từ các nhà sản xuất nhỏ và vừa
“Có ít nhất hơn 10 nhà sản xuất chip hạng 2 cũng đang tích cực mua công cụ mới, từ đó thúc đẩy chi tiêu chung của Trung Quốc”, ông này nói.
Trung Quốc là thị trường duy nhất tiếp tục tăng chi tiêu hàng năm cho thiết bị sản xuất chip trong nẳm đầu năm nay. Hàn Quốc và Mỹ đều chi ít hơn so với cùng kỳ.
Ngành công nghiệp bán dẫn tăng trưởng khoảng 20% trong năm nay, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu chip nhớ tăng trở lại và nhu cầu về chip liên quan đến AI tăng đột biến. Các lĩnh vực khác chỉ tăng trưởng khiêm tốn 3-5% vì thị trường chip công nghệ và ô tô đều đang điều chỉnh.
Trung Quốc cũng là nguồn doanh thu lớn nhất cho các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu. Trung Quốc lần lượt chiếm 32, 39 và 44% doanh thu của Applied Materials, Lam Research và KLA của Mỹ trong quý gần nhất.
Thị trường Trung Quốc thậm chí còn quan trọng hơn với nhà sản xuất công cụ chip số một Nhật Bản là Tokyo Electron – chiếm 49,9% doanh thu trong quý II. ASML của Hà Lan cũng phụ thuộc đến 49% doanh thu vào Trung Quốc.
Làn sóng mua không ngừng nghỉ của Trung Quốc đã đẩy cường độ vốn đổ vào ngành này trên toàn cầu vượt qua mức 15% trong khi trước đây thường dưới 15%, Tseng cho biết, nói thêm rằng tuỷ lệ quá cao sẽ gây ra lo ngại về tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, SEMI kỳ vọng tổng chi tiêu cho việc xây dựng nhà máy mới tại Trung Quốc sẽ “bình thường hoá” trở lại trong 2 năm tới.
Thủ tướng Justin Trudeau, cố gắng giảm số lượng thường trú nhân tạm thời - và có thể là cả di dân. Di dân bị xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá nhà lên cao.
Canada tăng cường từ chối nhập cảnh du khách và thường trú nhân tạm thời bằng cách bớt cấp visa và bớt cho nhập cảnh cho dù là đã được cấp visa, theo dữ liệu của chính phủ mà Reuters thu thập được.
Sự gia tăng đột biến trong số lượng đơn từ chối du khách nước ngoài diễn ra khi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau, đang tụt hậu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm tới, cố gắng giảm số lượng thường trú nhân tạm thời - và có thể là cả di dân. Di dân bị xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá nhà lên cao.
Dân Canada tự hào về việc chào đón những người mới đến nhưng các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người cho rằng Canada đang tiếp nhận quá nhiều di dân. Quan điểm đó đang được lan tỏa đến các nhân viên biên giới và di trú, các nhà quan sát cho biết.
Vào tháng 7, Canada đã từ chối nhập cảnh đối với 5.853 du khách nước ngoài, những người “được phép rời đi”, theo cách nói của Canada, bao gồm sinh viên, công nhân và du khách. Đây là con số nhiều nhất kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, theo dữ liệu của cơ quan biên giới.
Các nhân viên biên giới mỗi tháng khước từ trung bình 3.727 du khách ngoại quốc trong bảy tháng đầu năm 2024, tăng 20% so với một năm trước đó.
Có 285 người có visa bị xem là không đủ điều kiện để được nhập cảnh vào tháng 7, cũng là nhiều nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, dữ liệu cho thấy.
Một phát ngôn viên của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada CBSA cho biết những thay đổi trong việc xác định không được phép nhập cảnh có thể là do mô hình di cư hoặc thay đổi chính sách và được quyết định theo từng trường hợp. CBSA không xác định được bất kỳ thay đổi chính sách cụ thể nào.
“Vai trò, chính sách và hoạt động của CBSA luôn là đánh giá khả năng được chấp nhận của những người đến Canada. Điều này không thay đổi”, phát ngôn viên nói.
Đồng thời, bộ phận di trú của Canada cũng cấp ít visa hơn.
Tỷ lệ đơn xin visa du lịch bị từ chối so với đơn được chấp thuận cao hơn vào tháng 6 so với bất kỳ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của đại dịch. Theo dữ liệu của bộ phận di trú. Trong tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 năm nay có nhiều đơn bị từ chối hơn là được chấp thuận.
Số lượng giấy phép du học và lao động được chấp thuận cũng giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm của 2022 và 2023.
“Người dân Canada muốn một hệ thống không mất kiểm soát”, Bộ trưởng Di trú Marc Miller cho biết vào tháng 8.
Phát ngôn viên của ông Miller nói bộ phận di trú “cam kết áp dụng chính sách và thủ tục nhập cư một cách công bằng và không phân biệt đối xử” và cho rằng sự sụt giảm trong việc chấp thuận giấy phép du học là do giới hạn được công bố vào tháng 1. Tuy nhiên, sự sụt giảm này dường như đã bắt đầu vào năm ngoái.
Tám luật sư nói với Reuters rằng họ đã nghe từ khách hàng về việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với người có visa tại các sân bay và cửa khẩu biên giới đất liền.
Luật sư Will Tao của British Columbia cho biết ông đã đại diện cho nửa tá người có visa mà các viên chức biên giới không tin vào kế hoạch của họ tại Canada và đề nghị họ tự nguyện quay về hoặc có nguy cơ bị trục xuất. Một số người đã tự nguyện quay về nước mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng đến visa hoặc giấy phép đi lại của họ, bao gồm cả khả năng bị hủy.
Ông Tao nhận thấy sự hoài nghi ngày càng tăng của các viên chức biên giới bắt nguồn từ sự thay đổi “180 độ” về vấn đề di trú của chính phủ.
Ông nói thêm rằng ý tưởng rằng người nước ngoài đang nhập cảnh vào Canada mà không đáp ứng các yêu cầu hoặc gây hại cho đất nước đang lan truyền từ các chính trị gia đến các viên chức tuyến đầu.
‘Visa thường trú tạm thời của bạn không còn có giá trị’
Ông Mohammed Kamil Shaibu đã được gọi khi đang chờ lên chuyến bay nối chuyến từ Paris đến Toronto vào tháng 9 năm ngoái trên đường đến một hội nghị ở Edmonton.
Người Ghana này được thông báo rằng một viên chức di trú Canada muốn nói chuyện với ông. Sau đó, ông được hỏi qua điện thoại về công việc, mục đích chuyến đi và bất kỳ sự hỗ trợ nào ông nhận được khi nộp đơn xin visa du lịch.
“Tôi đã gặp khó khăn khi trả lời”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi rất sợ. Tôi thậm chí không biết mình đã nói gì”.
Ông Shaibu được thông báo rằng ông sẽ không đến Canada. Thay vào đó, ông được yêu cầu quay trở lại Accra.
“Visa tạm trú của ông không còn hiệu lực để đi du lịch đến Canada nữa”, theo một email mà Reuters đã xem qua mà Shaibu nhận được vào ngày hôm đó từ bộ phận di trú.
Phụ tá giáo sư luật của Đại học Calgary, Gideon Christian cho rằng Canada không nên cấp visa cho những người mà Canada không định cho nhập cảnh.
“Tại sao lại cấp visa chỉ để khước từ họ khi họ tới nơi?”
Ông Shaibu cho biết trải nghiệm của ông không làm ông chán ghét Canada.
“Tôi biết Canada là một nơi rất tuyệt vời với những con người rất tốt bụng, dễ gần và hiếu khách”.
Ông nói ông thậm chí có thể thử đến thăm lại một ngày nào đó.
Ukraine cho biết, khoảng thời gian giữa lúc còi báo động vang lên và lúc cuộc tấn công diễn ra "rất ngắn". Tên lửa Nga đã bay với vận tốc 100km/phút, nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Truyền thông Nga và Ukraine vừa hé lộ loạt thông tin chi tiết về cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Nga vào Poltava, khiến hơn 320 người thương vong. Tờ Cipher Brief (Mỹ) gọi đây là "thảm họa kép" với Ukraine, trong khi giới chuyên gia Nga gọi đây là "thành tích lớn hiếm khi đạt được".
Theo tờ Lenta (Nga), quân đội Nga đã tấn công trung tâm huấn luyện liên lạc của lực lượng vũ trang Ukraine ở Poltava bằng hệ thống tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến thuật Iskander-M trong ngày 3/9. Cuộc tập kích diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nga phóng hơn 200 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công các mục tiêu ở 15 vùng lãnh thổ Ukraine trong hôm 26/8.
Theo tờ Strana.ua (Ukraine), đây là nơi các chuyên gia tác chiến điện tử và trinh sát radar được huấn luyện. Trong số các tên lửa bắn vào Poltava, một tên lửa đã trúng vào sân diễu hành, nơi đang tập kết một lượng lớn binh sĩ Ukraine - được cho là đến từ Lữ đoàn tấn công sơn cước số 128.
Mục tiêu của Iskander-M
Lenta cho biết, cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở ở Poltava được tiến hành lúc 9h ngày 3/9 (theo giờ Moscow). Theo Strana.ua, mục tiêu của Nga là khu phức hợp gồm nhiều tòa nhà của viện thông tin liên lạc – nơi đặt trung tâm huấn luyện số 179 của lực lượng vũ trang Ukraine.
Trung tâm này là một chi nhánh của Học viện sĩ quan quân sự trực thuộc Viện Viễn thông và Tin học Quân sự Kruty. Ông Vladimir Rogov – đồng chủ tịch hội đồng điều phối về hội nhập các khu vực của Nga cho biết, các chuyên gia trinh sát radar và tác chiến điện tử được đào tạo tại đây để đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang Ukraine.
Cũng theo ông Rogov, cuộc tấn công tên lửa của quân đội Nga diễn ra đúng lúc tại trung tâm đang tập kết đội hình với sự tham gia của hơn 500 binh sĩ Ukraine. Ngoài ra còn có các quan chức và lãnh đạo cơ sở giáo dục.
15 giây ác mộng - Thương vong khủng khiếp
Các hình ảnh được chia sẻ trên internet cho thấy nhiều đống đổ nát tại địa điểm xảy ra vụ tấn công ở Poltava, một tòa nhà đổ sập gần như hoàn toàn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong ngày 3/9 cho biết, Nga đã bắn tổng cộng 2 tên lửa đạn đạo, khiến hơn 40 người thiệt mạng và 180 người bị thương. Tuy nhiên, tới sáng nay (4/9), hãng tin Reuters (Anh) cập nhật rằng, con số thương vong đã lên tới ít nhất 321 người, trong đó 50 người thiệt mạng và 271 người bị thương.
Quốc hội Ukraine đã dành 1 phút mặc niệm cho những người thiệt mạng, trong khi chính quyền địa phương ở Poltava tuyên bố 3 ngày để tang.
Không quân Ukraine cho biết, khoảng thời gian giữa lúc tiếng còi báo động vang lên và lúc cuộc tấn công diễn ra "rất ngắn" (khoảng 15 giây, theo lời các nhân chứng). Đó là bởi tốc độ quá nhanh của tên lửa. Chúng tiếp cận mục tiêu "chỉ vài phút" sau khi được phóng đi.
Đây là lý do khiến Không quân Ukraine tin rằng Nga đã tấn công Poltava bằng tên lửa đạn đạo với tốc độ di chuyển gần 100km/phút, nhanh hơn tốc độ âm thanh (Poltava chỉ cách biên giới Nga hơn 100km một chút).
Theo NYT, trong quá khứ, các cuộc tấn công gây thiệt hại lớn khi quân đội Ukraine tập kết để tiến hành nghi thức quân sự hoặc nhận giải thưởng lớn đã từng xảy ra. Mùa thu năm ngoái, Nga đã tấn công tên lửa vào lễ trao huy chương cho lực lượng pháo binh Ukraine ở vùng Zaporizhzhia, khiến 19 lính pháo binh chuyên nghiệp thiệt mạng.
MK: Nga chỉ mất 10-20 phút chuẩn bị cho cuộc tấn công
Tờ Moskovsky Komsomolets (Nga) cho biết, cuộc tấn công tên lửa vào Polvata được tổ chức nhanh chóng, thời gian chuẩn bị có thể chỉ mất từ 10-20 phút, tính cả thời gian phát hiện đám đông, truyền dữ liệu tình báo đến sở chỉ huy, đưa ra quyết định tấn công, truyền lệnh tấn công với tọa độ mục tiêu, nhập tọa độ mục tiêu vào trạm điều khiển tên lửa Iskander, cũng như thời gian bay của tên lửa.
Theo MK, thông tin do các cư dân Ukraine chia sẻ cho biết, trước khi vụ tấn công diễn ra, UAV trinh sát của Nga được cho là đã bay vòng quanh Poltava trong vòng 2 giờ đồng hồ nhưng Bộ chỉ huy Ukraine không cho thấy dấu hiệu cảnh giác nào. Buổi lễ diễu hành của các thành viên Lữ đoàn tấn công sơn cước số 128 Ukraine để khởi động năm học mới vẫn được tiến hành.
Ngoài binh lính, buổi lễ còn có sự tham gia của các quan chức, ban lãnh đạo cơ sở giáo dục quân sự và đội ngũ giảng viên tại trung tâm. Tổng cộng, có khoảng 600 người đã có mặt trên sân diễu hành khi vụ tấn công xảy ra.
Bình luận với MK, chuyên gia quân sự Nga Yuriy Podolyaka cho rằng, con số thương vong thực tế có thể lớn hơn số liệu mà Ukraine công bố. Theo ông Podolyaka, cuộc tấn công đã đạt được hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của lực lượng tình báo, cũng như du kích địa phương.
Các chuyên gia quân sự Nga trao đổi với MK đồng tình gọi đây là "thành tích lớn", hiếm khi đạt được kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine.
Ngày Beslan bắt đầu chôn cất người chết, có rất nhiều xe chở quan tài đến nỗi đường đến nghĩa trang bị tắc nghẽn.
Tại thị trấn nhỏ vùng Kavkaz, mọi người đều mất người thân hoặc biết ai đó đã chết trong cuộc bao vây Trường số 1.
Cuộc tấn công khủng bố kéo dài do các tay súng vũ trang hạng nặng, chủ yếu đến từ Chechnya, kéo dài ba ngày.
Có 334 người chết; 186 người trong số đó là trẻ em.
Hôm nay là 20 năm kể từ khi cuộc bao vây kết thúc đột ngột với những vụ nổ kinh hoàng, nhưng tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng than khóc của những người mẹ Beslan; nỗi đau buồn tràn ngập khắp thị trấn như những đợt sóng.
Tôi có thể hình dung ra chiếc quan tài màu trắng của Alina, 11 tuổi, được đặt ở sân trước nhà với những con búp bê được đặt cẩn thận bên cạnh em.
Và tôi sẽ luôn nhớ Rima, người đã trải qua ba ngày chen chúc trong phòng thể thao ngột ngạt của trường cùng với các cháu của bà và hàng trăm con tin khác, với những quả bom được treo lủng lẳng trên các rổ bóng rổ phía trên.
Khi đó, bà thú nhận rằng bà xấu hổ vì đã sống sót.
Khi bà và các cháu chạy được đến cửa, dưới làn đạn, họ phải trèo qua xác chết của một cậu bé.
"Thượng đế tha thứ cho chúng con vì điều đó," bà Rima cầu nguyện trong dòng nước mắt.
Những bài học đầu tiên về chủ nghĩa Putin
Năm 2004, nỗi đau của Beslan đã lan rộng khắp nước Nga và lan tỏa khắp thế giới.
Trước hết, thảm kịch này là do hàng chục người, bao gồm cả đàn ông và phụ nữ, xông vào trường học, bắn chỉ thiên và bắt hàng trăm người đang chết đứng vì kinh hoàng làm con tin.
Các tay súng đã bao vây những bà mẹ với con nhỏ cùng những chùm bóng bay trên tay, và những bé gái cài nơ trắng trên tóc. Các gia đình đang mừng ngày đầu tiên trở lại trường. Những kẻ khủng bố đã chất đầy thuốc nổ ở phòng tập thể dục và bắt đầu hành quyết những con tin là nam giới.
Mùa hè năm đó, cuộc chiến tàn khốc của Vladimir Putin chống lại những người ly khai ở Chechnya - phát động bốn năm trước đó - đã lan rộng ra ngoài biên giới nước cộng hòa ở miền nam nước Nga này.
Một ngày trước cuộc bao vây Beslan, 10 người đã thiệt mạng khi một phụ nữ Chechnya tự sát bằng bom bên ngoài một ga tàu điện ngầm ở Moscow. Trước đó, những kẻ đánh bom liều chết đã đánh bom hai chiếc máy bay đang bay. Ngoài ra còn có một cuộc tấn công chết người vào một lễ hội âm nhạc.
Nhưng trong hai thập kỷ qua, đã có những câu hỏi dai dẳng, day dứt về cách ông Putin và các quan chức của ông ta xử lý vụ tấn công ở Beslan trong quyết tâm không "nhượng bộ" những kẻ khủng bố.
Họ có tìm cách đàm phán hay không?
Tại sao lại tuyên bố những kẻ tấn công không đưa ra yêu cầu chính trị nào khi chúng kêu gọi quân đội Nga rút khỏi Chechnya?
Có thể giải cứu nhiều trẻ em hơn không?
Quan trọng nhất là, tại sao lực lượng giải cứu lại bắn ra từ xe tăng và sử dụng súng phun lửa khi vẫn còn hàng trăm con tin bên trong trường học?
Đối với nhiều người, cuộc bao vây Beslan đã mang đến những bài học đầu tiên quan trọng về chủ nghĩa Putin, bao gồm cả việc ông ta sẽ không từ bất cứ điều gì để nghiền nát những kẻ thách thức.
Bảo vệ hình ảnh
Phải mất 20 năm ông Putin mới đến thăm tàn tích của Trường số 1.
Ngay cả khi đó, ông ta cũng không tham gia các sự kiện kỷ niệm cùng với các gia đình. Ông ta chỉ đến đó một mình cách đây hai tuần.
Một vài bức tường đổ nát của trường vẫn còn đó như một đài tưởng niệm, cuối cùng đã được được phủ bằng một tấm màn ánh vàng và treo những bức ảnh đóng khung của những người đã chết.
Ở đó, giữa phòng tập thể dục nơi các con tin từng bị giam giữ, ông Putin đã đặt hoa bên dưới một cây thánh giá bằng gỗ.
Đối với hầu hết các nhà lãnh đạo quốc gia, sẽ thật khó hiểu nếu không đến thăm địa điểm này trước đây. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất từ trước đến nay tại Nga. Nhưng ông Putin luôn thích được quay phim trên máy bay chiến đấu hoặc được lính gác hộ tống hơn.
Những ngôi mộ của những đứa trẻ mà ông không thể cứu được chẳng giúp ích gì cho hình ảnh người đàn ông hành động của ông ta.
Trên thực tế, ông ta đã từng đến Beslan trước đây, nhưng hầu như không được chú ý.
Ngay sau khi cuộc bao vây chấm dứt, ông ta đã bay đến vào đêm muộn để thăm một bệnh viện. Ông ta nói với người dân Beslan rằng toàn bộ nước Nga đang để tang cùng họ nhưng đến khi mặt trời mọc, ông ta biến mất.
“Ông ấy đến quá muộn,” tôi nhớ đã nghe thấy điều này từ những gia đình đang chìm trong đau buồn khi đó. “Ông ấy nên ở lại với chúng tôi.”
Nhưng Tổng thống Putin không dám.
Bốn năm trước, một cuộc gặp gỡ trước đó với những phụ nữ đang đau buồn đã ám ảnh và khiến ông ta sợ hãi. Khi tàu ngầm Kursk bị chìm vào năm 2000, phải sau năm ngày thì ông Putin mới kết thúc kỳ nghỉ của mình và đến khi ông ta gặp những người thân của các nạn nhân, họ đã chỉ trích ông ta kịch liệt.
Vì vậy, ông Putin bắt đầu biến chuyến thăm được dàn dựng cẩn thận thành một dấu ấn của nhiệm kỳ tổng thống của mình. Chỉ có các đám đông nhỏ, được kiểm tra trước. Mọi thứ đều trong tầm kiểm soát.
Con số và lời nói dối
Tháng trước ở Beslan, chỉ có ba bà mẹ được đưa đến gặp ông Putin.
"Đó là một hành động khủng bố kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của 334 người," ông Putin mô tả thảm kịch của các bà mẹ với chính họ, để quay lên truyền hình nhà nước.
"Trong số đó, 136 là trẻ em".
Những người mẹ không xuất hiện trong các cảnh quay của truyền hình vào lúc đó, nhưng chắc chắn họ đã nhăn mặt vì sai sót của ông Putin.
Bởi vì 186 trẻ em đã thiệt mạng ở Beslan.
Đó là một con số khắc sâu trong tâm trí của mọi người trong thị trấn đó. Đó là điều duy nhất bạn không thể quên.
Nhưng ông Putin không đến Beslan để bày tỏ sự cảm thông. Những người mẹ mặc đồ đen chỉ là đạo cụ.
Ông ta đã sử dụng họ để truyền đạt một thông điệp.
Hai thập kỷ trước, ông ta nhắc nhở người Nga rằng ông ta đã chiến đấu và giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố. Bây giờ ông ta đang chiến đấu với "những kẻ tân phát xít" và một phương Tây thù địch ở Ukraine, và ông ta thề rằng ông ta cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến đó.
Sự bóp méo và dối trá đã nằm trong sách lược của Putin năm 2004. Sau đó, giới chức đã báo cáo số lượng con tin ở Beslan thấp hơn rất nhiều.
Tôi đến thị trấn vào ngày đầu tiên của cuộc bao vây và sớm nhận ra rằng số con tin bị bắt giữ trong trường học đó gấp ba lần so với số liệu mà giới chức thừa nhận.
Mọi người dân địa phương đều nói với chúng tôi như vậy. Nhưng các phóng viên truyền hình nhà nước, theo chỉ thị, vẫn tiếp tục nói dối.
Mọi người lo sợ rằng quân đội đang chuẩn bị tấn công trường học, vì vậy chính quyền đã hạ thấp số thương vong.
Bài học cho Putin
Tôi thường tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với một chính phủ ở nền dân chủ phương Tây sau một cuộc tấn công kết thúc với nhiều con tin thiệt mạng hơn là những kẻ khủng bố.
Tôi cho rằng chính phủ đó sẽ phải vật lộn để tồn tại sau cuộc điều tra chính thức, hoặc cuộc bầu cử tiếp theo.
Vladimir Putin không phải lo lắng về cả hai điều đó.
Năm 2017, Tòa án Nhân quyền châu Âu đã phán quyết rằng Nga đã không hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ các con tin và đã sử dụng "vũ lực bừa bãi" khi cuộc bao vây chấm dứt. Vụ án được đưa ra bởi những người mẹ tuyệt vọng, đau buồn, đang tìm kiếm công lý.
Nhưng không có cuộc điều tra mới nào ở chính nước Nga. Không có quan chức cấp cao nào bị buộc phải chịu trách nhiệm.
Khi ba bà mẹ Beslan phàn nàn với Putin về điều đó vào tháng Tám, tại cuộc họp với Putin, ông ta đã tỏ ra ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề.
Ông ta đã có tới 20 năm để làm việc đó.
Ông ta, dù vậy, cũng đã giải quyết một vấn đề ngay sau cuộc bao vây.
Năm 2004, ông Putin tuyên bố sẽ hủy bỏ các cuộc bầu cử trực tiếp để chọn thống đốc cho các khu vực của Nga, khi tuyên bố rằng điều đó sẽ giúp cải thiện an ninh. Không có mối liên quan nào giữa quyết định này với cuộc tấn công ở Beslan.
Khi quốc hội họp để bỏ phiếu cho động thái này, các chính trị gia đối lập đã biểu tình quanh tòa nhà, cảnh báo về một chế độ độc tài đang lan rộng.
Hai thập kỷ sau, không còn phe đối lập nào nữa.
Truyền thông nhà nước đã bị chế ngự hoàn toàn. Nền dân chủ đã bị nghiền nát.
Bài học vàng mà ông Putin rút ra từ cuộc bao vây Beslan là về tăng cường kiểm soát.
Một số nhà phân tích cho rằng, chiến dịch xâm nhập tỉnh Kursk có thể mang lại rất ít giá trị cho Ukraine. Canh bạc này, kết hợp với tuyên bố của Tổng thống Zelensky về một kế hoạch hòa bình mới cho thấy Ukraine dường như hiểu được tình thế khó khăn của họ.
Ukraine sa lầy tại Kursk
Ukraine đang cạn kiệt nhân lực, thiết bị và cuối cùng là thời gian. Cuộc tấn công Kursk là bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo Ukraine hiểu rõ điều này.
Thời gian qua, giới lãnh đạo chính trị phương Tây và một số phương tiện truyền thông cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine tại khu vực Kursk là một con bài chiến lược có thể giúp thay đổi cuộc chơi và có thể góp phần mang lại chiến thắng cho nước này, hoặc ít nhất là gây sức ép cho Nga để giúp Kiev có được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình tương lai. Trong khi truyền thông phương Tây đánh giá cao chiến dịch này của Ukraine thì các lực lượng Nga vẫn đang không ngừng tiến công trên mặt trận miền Đông.
Nga đã đạt được những thành quả đáng kể ở khu vực Donbass. Lực lượng nước này chỉ cách thành phố Pokrovsk của Ukraine một vài km. Pokrovsk là trung tâm hậu cần quan trọng, được Ukraine sử dụng để tiếp tế cho các đơn vị ở tuyến đầu miền Đông. Những người phản đối chiến dịch của Tổng thống Zelensky nói rằng, họ đã cảnh báo khi ông rút các đơn vị quan trọng để tấn công Kursk, khiến Pokrovsk và các thị trấn quan trọng khác của Ukraine bị hổng tuyến phòng thủ. Ukraine hiện đang bị Nga áp đảo về quân số. Với các tuyến phòng thủ không được trang bị đầy đủ, thành trì Pokrovsk có nguy cơ sụp đổ, làm phức tạp thêm các hoạt động của nước này ở phía Đông.
Tuần trước, sau khi Nga chiếm được thị trấn Novohrodivka của Ukraine, bà Mariana Bezuhla, Phó chủ tịch ủy ban quốc phòng của Quốc hội Ukraine cho biết: “Các chiến hào tại Novohrodivka đã trống rỗng. Thực tế là không có lực lượng phòng thủ nào của Ukraine nào ở thị trấn này - nơi mà trước đó, Kiev đã triển khai 20.000 binh sỹ”.
Những người ủng hộ cuộc tấn công Kursk nói rằng, mục đích của Ukraine khi thực hiện chiến dịch là đánh lạc hướng và buộc Nga rút lực lượng khỏi mặt trận phía Đông. Nếu đúng như vậy thì kế hoạch này đã thất bại, nhà phân tích John Mearsheimer lưu ý. Tổng thống Putin tuyên bố, Nga sẽ không để Ukraine đạt được lợi ích bằng cách di dời lực lượng trên tiền tuyến. Chưa kể, các bước tiến của Kiev tại Kursk vẫn còn kém xa so với Nga ở Donbass.
Nhà phân tích John Mearsheimer chỉ ra rằng, xung đột Nga-Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao, ít nhất là từ đầu năm 2023. Có 3 yếu tố quan trọng quyết định thành bại của các bên trong cuộc chiến này, đó là sự cân bằng về quân số, cân bằng về pháo binh và cân bằng về quyết tâm chiến đấu. Về quyết tâm chiến đấu, cả Nga và Ukraine dường như có ý chí ngang nhau. Nhưng xét về 2 khía cạnh còn lại, Nga vẫn có thế mạnh áp đảo.
Cây bút Zachary Yost của National Interest cho rằng, số lượng tân binh mà Nga đưa ra chiến trường vào năm 2023 và 2024 không được tiết lộ, nhưng trên thực tế, Nga chưa phải triệu tập quân dự bị lần thứ hai, dù có một số báo cáo cho biết các lực lượng nước này chịu thương vong cao trong các cuộc tấn công dọc theo mặt trận.
Đánh giá theo 3 tiêu chí trên, Ukraine có khả năng thua trong một cuộc chiến tiêu hao kéo dài. Chính vì vậy họ phải hành động thật quyết liệt nếu muốn tránh thất bại. Việc Kiev thực hiện chiến dịch tấn công Kursk là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện tại.
Ngoài việc đóng vai trò là cuộc tấn công đánh lạc hướng, còn có suy đoán cho rằng, chiến dịch xâm nhập Kursk sẽ giúp Ukraine kiểm soát một số vùng lãnh thổ của Nga, từ đó đưa ra trao đổi trong các cuộc đàm phán. Tổng thống Zelensky từng nhắc đến điều này khi ông nói về kế hoạch hòa bình sắp gửi cho Mỹ.
Ván bài mặc cả có nguy cơ bị xóa sổ
Cuộc tấn công Kursk đã khiến Ukraine phải rút đi những đơn vị tốt nhất của Ukraine ở mặt trận phía Đông. Chiến dịch này khiến họ phải mở rộng và kéo dài tuyến tiếp tế vốn đã mong manh. Có hai nguy cơ lớn đối với Kiev: thứ nhất, lực lượng nước này có thể bị cô lập trên mặt trận Kursk, thứ hai, họ sẽ bị sa lầy vào các cuộc giao tranh tại biên giới và mất đi những đơn vị không thể thay thế được.
Các nhà phân tích tại Trung tâm Wilson ở Washington cho rằng, không rõ Ukraine có thể giữ vững những vùng lãnh thổ họ chiếm được ở biên giới Nga hay không. Một khi Ukraine củng cố quyền kiểm soát bằng việc đào các chiến hào, Nga có thể đưa pháo binh, tổ hợp tác chiến điện tử, phòng không, bom lượn và tổ hợp tên lửa chiến thuật để tấn công Ukraine. Chiến dịch xâm nhập Kursk có thể không tạo ra đòn bẩy trong các cuộc đàm phán nếu Tổng thống Vladimir Putin tin rằng ông có thể đẩy lùi Ukraine ra khỏi lãnh thổ.
Tổng thống Zelensky dường như hiểu rằng, đàm phán hòa bình là điều cần phải diễn ra để chấm dứt cuộc chiến mà Ukraine khó có khả năng chiến thắng. Nhưng cuộc đàm phán đó có lẽ phải chờ đến khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2024 và chiến dịch tấn công Kursk được coi là con bài mặc cả quan trọng.
Trong bài bình luận đăng tải trên tờ Foreign Affairs, cây bút Stephen M. Walt chỉ ra rằng: “Theo một số báo cáo, Ukraine hiện chiếm giữ hơn 1.200km2 lãnh thổ Nga và buộc 200.000 người Nga phải di tản khỏi một số khu vực ở biên giới. Con số trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng số diện tích lãnh thổ Nga. Trái lại Nga đang kiểm soát khoảng 20% diện tích lãnh thổ Ukraine. Ngay cả khi Ukraine có thể giữ vững những khu vực mà họ chiếm được, thì điều này cũng không mang lại nhiều lợi thế để mặc cả trên bàn đàm phán”.
Cùng chung quan điểm này, ông Ivan Eland, Giám đốc Trung tâm hòa bình và tự do thuộc Viện Độc lập có trụ sở tại Mỹ đã đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải chiến lược đúng đắn của Ukraine chuyển lực lượng từ các tuyến phòng thủ vốn đã mỏng manh để tiến hành một cuộc tấn công mạo hiểm nhằm đạt được những lợi ích mơ hồ hay không?”. Cuộc tấn công của Nga ở phía Đông đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Nga đông hơn và mạnh hơn Ukraine, nên họ có thể không cần phải rút hết lực lượng tấn công ở Ukraine để bảo vệ vùng biên giới. Trái lại, Ukraine có nguy cơ bị bao vây tại Kursk do thiếu lực lượng.
Theo giới quan sát, quyết định của Ukraine xâm nhập biên giới Nga là một canh bạc nhằm cố gắng xoay chuyển cục diện cuộc chiến mà nước này có nguy cơ thua. Nó cho thấy một bước leo thang nguy hiểm, đặc biệt khi Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp tấn công lãnh thổ Nga, cũng như việc Mỹ và châu Âu cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine.
Vấn đề đối với Ukraine là họ có thể phải chịu tổn thất lớn hơn so với Nga. Điều này rất khó chấp nhận khi Kiev phải gồng mình thay thế các lực lượng vốn đã suy yếu tại mặt trận phía đông. Ngay cả khi Mỹ và châu Âu liên tục viện trợ vũ khí, Ukraine cũng khó lòng giành lại bán đảo Crimea hoặc các khu vực đã mất ở Donbass.
Nguồn: CafeF; VOA; Soha; BBC; VOV
Mỹ: Chấn động vụ án Diddy; Biden lộ ‘phát ngôn kín’; Thất bại của Mật vụ; Trump & trò lừa tiền mã hóa; ‘Lá bài’ kinh tế của Trump
Áp lực lên chuỗi cung ứng; Chương mới lịch sử Nhật; Tai nạn kinh hoàng ở Thái Lan; TQ tăng áp lực lên biển Đông; Cuộc chiến Israel-Iran
Kinh tế Israel oằn mình; Địa ngục đã chuẩn bị; Thủ lĩnh Hezbollah bị ám sát; Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS; 2.000 lính Ukraine bị vây
Mỹ: Xả súng kinh hoàng; Công nhân cảng sắp đình công; Điều bất ngờ với FED; Trump bị nghi dàn xếp vụ ám sát; Cạnh tranh xe điện với TQ
Dấu ấn năng lượng của BRICS; Khó chồng khó cho Nga; Cuộc chiến ở Sudan; Tình hình kiểm soát Ukrainsk; Ngăn cuộc chiến ở Liban
Mỹ: Cuộc biểu tình kỳ quặc; Đổ xô tích trữ giấy vệ sinh; Thiếu nước sạch; Cục diện bầu cử chưa thay đổi; Obama-Musk ‘xuất chiến’
Kinh tế ‘đầu bạc’ ở TQ; Tập lo về kinh tế; Chính sách của tân Thủ tướng Nhật; Trục liên minh Iran hoảng loạn; Ukraine mất thị trấn chiến lược
Mỹ: Bão Helene càn quét; Giáng đòn lên ô tô TQ; Tình hình các bang chiến địa; Trừng phạt Venezuela; Điều chỉnh lực lượng ở Trung Đông
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá