- Thời sự
- Việt Nam
Phiên toà xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác đã trải qua bảy ngày làm việc với nhiều lời khai, hướng giải quyết hậu quả của vụ án.
Ngày mai (30-9) phiên toà xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới tiếp tục với phần xét hỏi đối với những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Như vậy, tính đến nay đã trải qua bảy ngày làm việc, HĐXX xét xử đã xét hỏi xong đối với các bị cáo về ba tội danh mà VKSND Tối cao truy tố.
Phủ nhận đề ra chủ trương phát hành trái phiếu
Về tội lừa đảo chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng thông phát hành 25 mã trái phiếu thuộc bốn công ty. Các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu và giữ nguyên các lời khai như đã trình bày với HĐXX và đại diện VKS. Các bị cáo trình bày cho biết chỉ là người làm công ăn lương và xin giảm nhẹ hình phạt.
Riêng đối với bị cáo Trương Mỹ Lan tôn trọng cáo trạng, không có ý kiến gì về nội dung của bản Cáo trạng. Bị cáo Lan xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cấp dưới của bị cáo trong vụ án.
Bị cáo Lan thừa nhận bị cáo là người chi phối, điều hành, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) và các công ty trong hệ sinh thái VTP.
Tuy nhiên, bị cáo này cho biết mình không đưa ra chủ trương mà chỉ cho Ngân hàng SCB mượn các Công ty thuộc Tập đoàn VTP thực hiện việc phát hành trái phiếu trên cơ sở đề xuất của Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng giám đốc ngân hàng SCB - đã chết).
Số tiền thu được từ nguồn phát hành trái phiếu do SCB sử dụng và bị cáo giao cho Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) quản lý, theo dõi số tiền phát hành trái phiếu. Nhưng bị cáo chịu trách nhiệm về việc bồi thường lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt cho bị hại.
Nói về nguồn tiền để khắc phục hậu cho các bị hại trong vụ án, bị cáo Lan đề nghị HĐXX thu hồi khoảng 17.000 tỉ đồng được một số ngân hàng sử dụng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu, về quan hệ dân sự giữa các ngân hàng này với với SCB sẽ được giải quyết sau và bị cáo sẵn sàng đứng ra để giải quyết.
Ngoài ra, bị cáo cũng đề nghị sử dụng toàn bộ tiền đã nộp khắc phục tại cơ quan điều tra 356 tỷ đồng; các bị cáo khác đã khắc phục 47 tỷ đồng; tiền đang bị phong tỏa trong tài khoản; tiền từ các tài sản đang không bị kê biên như tòa nhà 29 Liễu Giai (của bạn bị cáo, Dự án 6A (khu Trung Sơn, huyện Bình Chánh), Dự án Almigo (Khu tứ giác Nguyễn Huệ quận 1).
Phủ nhận sử dụng tiền phạm tội cho mục đích cá nhân
Về tội rửa tiền, các bị cáo là lãnh đạo ngân hàng SCB, lãnh đạo các Công ty thuộc tập đoàn VTP đều thừa nhận sự chỉ đạo từ bị cáo Trương Mỹ Lan phối hợp với các bị cáo ở Ngân hàng SCB, sử dụng nguồn tiền từ phạm tội tham ô tài sản và nguồn tiền từ phát hành trái phiếu của Ngân hàng SCB cho các mục đích khác nhau của Trương Mỹ Lan.
Các bị cáo là người theo dõi và biết việc thu chi nguồn tiền từ tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và từ nguồn tiền lừa đảo trái phiếu, vay ngân hàng khác. Số tiền như Cáo trạng xác định, hiện các bị cáo không nhớ rõ chính xác số tiền cụ thể. Các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết là không oan sai, nhận thức được vi phạm, không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi ích gì, xin HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt.
Về phía bị cáo Trương Mỹ Lan ở tội danh này, bị cáo khẳng định không sử dụng số tiền từ tội tham ô và từ phát hành trái phiếu cho mục đích cá nhân.
Bị cáo này giải thích trong số các khoản tiền giải ngân từ SCB có sử dụng để trả nợ cho các khoản vay cũ. Nhưng khoản vay cũ ở đây là khoản vay của của ngân hàng SCB nhằm tái cơ cấu lại các khoản nợ của ngân hàng chứ không phải sử dụng để trả nợ cho các khoản vay của các Công ty VTP.
Chủ tịch huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị kỷ luật, xóa tư cách chức vụ Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (23.9-28.9).
Đề nghị kỷ luật 4 tổ chức đảng và 12 đảng viên ở Đồng Nai
Ngày 26.9, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết vừa tiến hành kỳ họp thứ 42.
Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã đề nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét thi hành kỷ luật đối với 4 tổ chức đảng và 12 đảng viên.
UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai đã quyết định thi hành bằng hình thức cảnh cáo đối với 1 đảng viên và ban hành thông báo kết luận về các khuyết điểm, vi phạm và nghiêm khắc phê bình đối với 10 đảng viên thuộc thẩm quyền.
Chủ tịch huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị kỷ luật
Ngày 25.9, UBKT Thành ủy Hà Nội công bố thông tin về việc xử lý vi phạm tổ chức đảng và đảng viên.
Theo đó, ngày 23.9, UBKT Thành ủy Hà Nội đã họp, kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban giao thông) TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 và các đảng viên liên quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với gói thầu "Thi công xây dựng cầu đoạn từ trụ 25 đến trụ 47 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2".
Gói thầu này do Liên danh Công ty cổ phần phát triển xây dựng thương mại Thuận An - Công ty cổ phần Cầu 7 Thăng Long thực hiện.
UBKT Thành ủy Hà Nội quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đối với Đảng ủy Ban giao thông nhiệm kỳ 2020-2025.
Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Trịnh Văn Thanh, Phó trưởng Phòng quản lý thực hiện dự án 2 và ông Lê Văn Măng, viên chức Phòng quản lý thực hiện dự án 2.
Cảnh cáo ông Nguyễn Chí Cường, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ban giao thông và ông Phạm Văn Duân, Phó Giám đốc Ban giao thông.
Khiển trách ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, nguyên Phó Giám đốc Ban giao thông; ông Nguyễn Đình Đán và Vũ Tiến Bình viên chức Phòng quản lý thực hiện dự án 2.
UBKT Thành ủy cũng đề nghị BTV Thành ủy Hà Nội thi hành kỷ luật theo thẩm quyền và cho thôi giữ chức vụ đối với 2 đảng viên.
Ngày 24.9, BTV Thành ủy Hà Nội đã họp, quyết định thi hành kỷ luật Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Phạm Hoàng Tuấn, nguyên Giám đốc Ban giao thông và ông Đỗ Đình Phan, Phó Giám đốc Ban giao thông.
BTV Thành ủy Hà Nội cũng đã quyết định cho ông Nguyễn Chí Cường thôi giữ chức vụ Giám đốc Ban giao thông; ông Phạm Văn Duân thôi giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban giao thông.
Xóa tư cách chức vụ Giám đốc Sở Y tế
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị vừa ký Quyết định số 2376/QĐ-UBND về việc thi hành kỷ luật đối với ông Doãn Hữu Long, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đối với ông Doãn Hữu Long, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
Lý do, với vai trò, trách nhiệm là người đứng đầu Sở Y tế, ông Long thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không phát hiện các sai phạm; ký văn bản đề nghị trúng thầu, phê duyệt trúng thầu và chỉ định thầu nhóm 14 mặt hàng thuốc trái quy định, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước, đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Kỷ luật nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý Đô thị TP Bạc Liêu
Ngày 24.9, UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã có quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Nhật Trung - viên chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Bạc Liêu - nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý Đô thị TP Bạc Liêu.
Ông Trung bị kỷ luật vì đã tham mưu đề xuất UBND TP Bạc Liêu cho phép một hộ dân xây dựng nhà ở sai quy định của pháp luật.
Theo hồ sơ vụ việc, tháng 3.2022, bà Đ.T.H (ngụ ở TP Bạc Liêu) gửi đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở tạm. Sau đó, Phòng Quản lý Đô thị TP Bạc Liêu kiểm tra và phát hiện hộ bà H xây dựng nhà mới, đã hoàn thành.
Căn nhà xây trên đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được cấp phép xây dựng.
Sắp khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành qua Bình Dương; khởi công cầu Kênh Vàng nối hai tỉnh Bắc Ninh - Hải Dương; tốc độ đường sắt cao tốc bắc - Nam phải là 350 km/h mới khả thi... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.
27/09/2024Hà Nội điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực trung tâm KĐT Tây Hồ Tây
Sắp khởi công cao tốc TP HCM - Chơn Thành qua Bình Dương
Ngày 26/9, trong chương trình công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ triển khai cao tốc TP HCM - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành và khởi công dự án trong tháng 11.
Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài tuyến khoảng 52 km, trong đó đoạn giữ nguyên theo quy mô mặt cắt ngang đường hiện trạng khoảng 6,5 km, đoạn xây dựng mới khoảng 45,6 km.
Tốc độ đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải là 350 km/h mới khả thi
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất đầu tư với chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM).
Về lựa chọn tốc độ thiết kế, phía Bộ GTVT cho rằng tốc độ 350 km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam của nước ta.
Đề xuất chi hơn 7.400 tỷ đồng làm 42 km QL 15D tại Quảng Trị
Lãnh đạo tỉnh QUảng Trị vừa qua đã chủ trì cuộc họp về việc xem xét các phương án đầu tư xây dựng quốc lộ 15D đoạn từ quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tỉnh Quảng Trị theo phương thức PPP.
Dự án có chiều dài tuyến 42 km, trong đó có 8 km đoạn từ QL 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đề xuất sử dụng vốn Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Đến thời điểm hiện tại, Liên danh nhà đầu tư đã nghiên cứu xây dựng 4 phương án thiết kế thi công và đề xuất với UBND tỉnh lựa chọn phương án giải phóng mặt bằng hai làn xe, đầu tư hai làn xe và thiết kế hai hầm với tổng mức đầu tư 7.409 tỷ.
Bến Tre sắp làm cầu hơn 2.200 tỷ đồng trên tuyến đường ven biển
Lãnh đạo tỉnh Bến Tre vừa qua đã ký ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động tuyến đường ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
Theo kế hoạch, lễ khởi công sẽ diễn ra vào ngày 2/10 tới tại khu vực nút giao giữa dự án cầu Ba Lai 8 và QL 57B, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại. Cầu thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, có quy mô dài 527,6 m. Tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.
Hơn 860 tỷ đồng GPMB dự án nâng cấp sân bay Cà Mau
Theo TTXVN, ngày 26/9, ông Nguyễn Đức Thánh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh dự kiến dành hơn 860 tỷ đồng cho dự án giải phóng mặt bằng để tiến đến thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp sân bay Cà Mau.
Dự án dự kiến thực hiện trong hai năm 2024 và 2025, bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Quy mô đầu tư thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 105,21 ha đất tại phường 6 và phường Tân Thành thuộc TP Cà Mau.
Sẽ điều chỉnh cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang lên 4 làn xe
Ngày 24/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, một số bộ, ngành liên quan về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ KHĐT phối hợp với các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang tham mưu Thủ tướng Chính phủ giao thẩm quyền cho hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, thiết kế kỹ thuật đối với cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) theo hướng điều chỉnh quy mô toàn tuyến lên 4 làn xe.
Bình Dương khánh thành hai dự án giao thông hơn 3.300 tỷ đồng
Ngày 23/9, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ khánh thành hai dự án bao gồm tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng tại nút giao giữa tuyến đường này với đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Cùng với đó là dự án cầu Bạch Đằng 2.
Đường tạo động lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng được tỉnh Bình Dương khởi công từ năm 2021. Tuyến có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, tổng kinh phí đầu tư trên 3.800 tỷ đồng, đi qua các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo và Bàu Bàng (Bình Dương).
Cầu Bạch Đằng 2 là cây cầu nối liền giữa xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) với xã Bạch Đằng (TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Dự án cầu có tổng chiều dài hơn 2,8 km. Tổng mức đầu tư dự án là gần 500 tỷ đồng.
Cuối 2025 xong Vành đai 4 qua Bắc Ninh
Ngày 22/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu rút ngắn tiến độ hơn nữa, đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.
Vành đai 4 đoạn qua địa phận tỉnh này có chiều dài tuyến theo lý trình cao tốc là 35,3 km, trong đó 25,6 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối đường Vành đai 4 với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tổng mức đầu tư là 5.274 tỷ đồng.
Bắc Ninh khởi công cầu Kênh Vàng
Ngày 22/9, tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024 đã diễn ra nghi thức khởi công nhiều dự án trên địa bàn.
Trong đó có dự án cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, có chiều dài tuyến khoảng 13,4 km, do Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông Bắc Ninh (Sở Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí hơn 2.182 tỷ đồng. Dự kiến năm 2025 sẽ hợp long cầu.
Bình Dương đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để kết nối Vùng và nội ô. Tuy nhiên, nhiều dự án trọng điểm như mở rộng, nâng cấp đường ĐX02, Quốc lộ 13, Huỳnh Văn Lũy, ĐT.746... lại đang chậm tiến độ. Tình trạng "dậm chân tại chỗ" của các công trình khiến người dân cảm thấy bức xúc và lo lắng.
Nhiều dự án "dậm chân tại chỗ"
Dự án đường ĐX02 nối dài từ đường Huỳnh Văn Lũy đến đường Đồng Cây Viết (liên khu phố 1-5), phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một có chiều dài khoảng 3km.
Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Thủ Dầu Một làm chủ đầu tư và được giao cho Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Ngọc Bảo thi công.
Theo Quyết định số 5474 ngày 20/12/2021 của UBND thành phố Thủ Dầu Một, dự án dự kiến hoàn thành trong vòng 360 ngày. Sau đó, thời gian hoàn thành dự án đã được điều chỉnh đến tháng 12/2024.
Mặc dù đã được gia hạn, tiến độ thực hiện dự án vẫn còn chậm và hiện nay chỉ mới đạt khoảng 60% khối lượng công việc. Hiện tại, một số đoạn đường chưa được san ủi, nhiều đoạn vỉa hè vẫn chưa được thi công hoàn thiện, cỏ dại mọc um tùm, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân địa phương.
Bà Nguyễn Thị Bảy, người dân trên đường ĐX02 cho rằng do tiến độ thi công đường chậm nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. "Trên vỉa hè, đá đổ đống, nước đọng nên không dùng cuốc để phát cỏ được nên phải lấy liềm ra cắt. Thế nhưng cắt vài bữa nó lại mọc lên nữa nên muỗi sinh sôi rất nhiều. Đường này làm sao kéo dài quá, nên mong muốn làm cho nhanh, cho sớm để sạch sẽ".
Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023, thế nhưng đến nay, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương với chiều dài 12,7km vẫn chưa đạt được tiến độ như mong đợi. Công trình mới chỉ hoàn thành một phần nhỏ và thi công theo kiểu "da beo". Bên cạnh đó, việc chưa di dời các trụ điện đã gây bất tiện cho người dân.
Việc thi công gián đoạn, gây ra tình trạng ngập úng, cỏ dại mọc um tùm, làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến sinh hoạt, mua bán của người dân.
Bà Hoa, chủ cửa hàng quạt, điện máy trên đường Quốc lộ 13 chia sẻ, từ khi dự án triển khai, doanh thu cửa hàng của giảm hơn 50%. Đường xá nhếch nhác, ngổn ngang khiến khách hàng ngại ghé. Nếu tình trạng này kéo dài, buộc phải đóng cửa cửa hàng vì không đủ tiền để duy trì.
"Buôn bán lâu năm nên có khách quen, giờ chuyển địa điểm cũng khó, do đó, buộc phải cố gắng gồng gánh chứ không biết như thế nào. Hiện tại như vậy chứ kéo dài hơn nữa thì không biết sẽ ra sao, nếu không trụ được thì phải đóng cửa hàng. Giờ tới đâu hay tới đó nên trông cho con đường sớm hoàn thiện để ổn định, chứ giờ mưa nước ngập mình còn không vô được thì huống chi là khách hàng", bà Hoa trăn trở.
Ngoài 2 dự án trên, dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành (huyện Bắc Tân Uyên) đến ngã ba Hội Nghĩa (thành phố Tân Uyên); dự án nâng cấp, mở rộng đường Huỳnh Văn Lũy ở thành phố Thủ Dầu Một cũng chậm tiến độ.
Cần phải đẩy nhanh tiến độ
Đối với các dự án giao thông trọng điểm như đường ĐT.746, nâng cấp mở rộng đường Huỳnh Văn Lũy, đường ĐX02, quốc lộ 13... một trong những nguyên nhân chính gây chậm tiến độ là vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ dân chưa đồng ý với mức bồi thường, dẫn đến việc chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Trước tình hình trên, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo các địa phương có dự án đi qua, đồng thời khuyến khích người dân sớm bàn giao mặt bằng để các công trình được triển khai đúng tiến độ.
Tại các buổi khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các địa phương: "Dễ thì làm trước, khó thì làm sau, phải mở cuộc vận động nhân dân. Trường hợp đồng ý thì trả tiền luôn, chưa đồng ý thì đàm phán, thuyết phục, tuyên truyền, thông tin cho bà con vì cái chung. Tái định cư, chúng ta cố gắng đảm bảo quyền lợi cho bà con, thuyết phục mọi người cùng đồng thuận với nhà nước vì sự phát triển chung của tỉnh"
Thực hiện chỉ đạo, các địa phương có dự án đi qua cũng cam kết sẽ sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để thuận lợi cho đơn vị thi công.
Riêng đối với dự án nâng cấp Quốc lộ 13, việc chậm trễ di dời hàng trăm trụ điện là một trong những thách thức lớn nhất. Sở Công Thương Bình Dương cho biết, do chưa có ý kiến chính thức của Trung ương về chi phí di dời lưới điện nên địa phương đã quyết định ứng trước ngân sách để đảm bảo tiến độ dự án. Hiện, các đơn vị liên quan cũng đang thực hiện di dời lưới điện.
Ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Becamex IDC cho biết, trong lúc chờ đợi, đơn vị thi công cũng đã dựng được 156 trụ điện đơn và ghép để sẵn sàng cho công tác kéo điện. “Tồn tại chính là phụ thuộc vào việc giải phóng đường điện, đến thời điểm này công việc này cũng đang được giải quyết. Khi có vị trí trống thì Becamex sẽ thực hiện ngay. Các thủ tục theo pháp lí đến thời điểm này các sở ngành, UBND cũng có hướng giải quyết rõ. Hy vọng thời gian tới, phần kết hợp giữa thi công và các đơn vị sẽ thuận lợi", ông Huy nói thêm.
Việc chậm trễ trong triển khai các dự án giao thông không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mà còn làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu để sớm giải phóng mặt bằng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng và tiến độ của các công trình. Chỉ khi các dự án được hoàn thành đúng tiến độ, Bình Dương mới có thể phát huy hết tiềm năng và trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của khu vực như quy hoạch đã đề ra.
Nguồn: Pháp Luật; Lao Động; Vietnammoi; CafeF
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Thách nhau ra tiền tỷ kiểu Tuấn Hưng – Duy Mạnh; Lệ Quyên dằn mặt fan Kỳ Duyên; Gọi Hà Anh Tuấn là 'dân chơi' ở showbiz
Liveshow Duy Mạnh – Tuấn Hưng thật kỳ lạ; Ai còn tin Louis Phạm; Sạt lở đèo Bảo Lộc; Vụ chìm ca nô 17 người chết
Thị trường iPhone xách tay gặp khó; 'Hạt ngọc' ôm về 4 tỷ USD; 73.000 khách vay ngân hàng lao đao vì bão; Tin xấu với mặt bằng bán lẻ
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Tội ác xâm hại tình dục; Giả hotgirl ‘câu trai’ để lừa đảo; Bắt kẻ ‘xuống tay’ với vợ chồng em trai; Chê gái bán dâm già, quay sang cướp
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá